Trên cơ sở hướng tiếp cận của địa lý và tham khảo cách tiếp cận CQ học
của các tác giả trong và ngoài nước, NCS thấy rằng: việc sử dụng kết hợp quan
điểm cá thể và quan điểm kiểu loại để xây dựng bản đồ phân loại CQ và phân
vùng CQ ở Hà Tĩnh sẽ thể hiện được ưu thế của các kết quả nghiên cứu theo
hướng địa lý. Việc sử dụng đơn vị phân loại CQ rất phù hợp khi đánh giá cho
các mục đích cụ thể trong luận án (nông - lâm nghiệp). Tuy nhiên, để sử dụng
các kết quả ĐGCQ cho các mục đích cụ thể trên các loại CQ khó thể hiện được
mối liên hệ liên ngành (nông - lâm nghiệp) và liên vùng (giữa các tiểu vùng
CQ) với nhau. Vì vậy, hướng tiếp cận CQ được vận dụng trong luận án nhằm
sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở lãnh thổ Hà Tĩnh chính là:
- Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và sự phân hóa CQ
- ĐGCQ cho các mục đích phát triển nông - lâm nghiệp;
- Phân tích hiện trạng sử dụng TNTN, môi trường và tai biến thiên nhiên trong các TVCQ;
- Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát
triển nông - lâm nghiệp ở các TVCQ.
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xác lập cơ sở địa lý cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Q và phân
vùng CQ ở Hà Tĩnh sẽ thể hiện được ưu thế của các kết quả nghiên cứu theo
hướng địa lý. Việc sử dụng đơn vị phân loại CQ rất phù hợp khi đánh giá cho
các mục đích cụ thể trong luận án (nông - lâm nghiệp). Tuy nhiên, để sử dụng
các kết quả ĐGCQ cho các mục đích cụ thể trên các loại CQ khó thể hiện được
mối liên hệ liên ngành (nông - lâm nghiệp) và liên vùng (giữa các tiểu vùng
CQ) với nhau. Vì vậy, hướng tiếp cận CQ được vận dụng trong luận án nhằm
sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở lãnh thổ Hà Tĩnh chính là:
- Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và sự phân hóa CQ
- ĐGCQ cho các mục đích phát triển nông - lâm nghiệp;
- Phân tích hiện trạng sử dụng TNTN, môi trường và tai biến thiên nhiên
trong các TVCQ;
- Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát
triển nông - lâm nghiệp ở các TVCQ.
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
* Các quan điểm nghiên cứu: luận án đã sử dụng các quan điểm nghiên
cứu sau: quan điểm hệ thống và tổng hợp, quan điểm không gian, quan điểm
lịch sử và quan điểm phát triển bền vững. Trong đó, quan điểm hệ thống và
tổng hợp là quan điểm chủ đạo.
* Các phương pháp nghiên cứu: luận án đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, phương pháp điều tra,
7
khảo sát thực địa, các phương pháp ĐGCQ (phương pháp phân tích liên hợp
các thành phần, phương pháp xây dựng lát cắt CQ, phương pháp phân tích nhân
tố trội, phương pháp phân vùng CQ, phương pháp đánh giá TNST các CQ),
phương pháp phỏng vấn xã hội và phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý.
* Quy trình nghiên cứu
Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và thu thập, xử lý các tài liệu liên
quan, tác giả tiến hành các bước nghiên cứu theo sơ đồ sau:
8
Tiểu kết chương I
1. Từ tổng quan vấn đề, địa bàn nghiên cứu, luận án đã xác đinh cách
tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT thực
chất là nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, chức năng cũng như sự phân hóa lãnh thổ
(phân hóa hợp phần, phân hóa CQ và phân hóa tổng thể lãnh thổ) và đánh giá
tổng hợp các điều kiện địa lý cho sử dụng hợp lý lãnh thổ. Tiếp cận nghiên cứu
và ĐGCQ trong nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh chủ
yếu dựa trên quan điểm hệ thống, tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu,
ĐGCQ.
2. Hà Tĩnh là một tỉnh có diện tích (DT) không lớn nhưng lại có sự
phân hóa tự nhiên khá phức tạp. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về
Hà Tĩnh lại mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát (trong các nghiên cứu chung
về cả khu vực Bắc Trung Bộ) hoặc quá chi tiết (nghiên cứu về huyện Kỳ
Anh), hoặc chỉ dừng lại ở phân tích đơn lẻ các hợp phần tự nhiên (đất, khí
hậu) mà chưa có công trình nào phân tích một cách tổng hợp các hợp phần
CQ cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa các hợp phần đó một cách cụ thể và
thể hiện được sự phân hóa đặc trưng của lãnh thổ nghiên cứu (ở tỷ lệ
1/100.000). Do đó, công trình nghiên cứu địa lý tổng hợp (cảnh quan) của
luận án đối với lãnh thổ Hà Tĩnh có đủ cơ sở khoa học để triển khai.
Chương 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN
LÃNH THỔ HÀ TĨNH
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN
2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh có DTTN 599.717,7 ha, thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ
địa lý phần đất liền từ 17053’ đến 18045’ vĩ độ Bắc và 105005’đến 106030’ kinh
độ Đông. Phía Bắc Hà Tĩnh giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng
Bình, phía Tây giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phía Đông
giáp Biển Đông. Xét về mặt tự nhiên, vị trí địa lý đã quy định tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa trong CQ. Xét về vị thế kinh tế, Hà Tĩnh nằm ở khu vực trung tâm
vùng Bắc Trung Bộ, điểm đầu mối giao thông quan trong mối liên kết vùng
trong nước và với các nước láng giềng.
2.1.2. Địa chất
- Đặc điểm thành phần vật chất: đóng vai trò quan trọng vào quá trình
thành tạo CQ ở Hà Tĩnh. Trên lãnh thổ Hà Tĩnh lộ ra các hệ tầng và các trầm
tích có tuổi từ Paleozoi sớm đến nay, trong đó các loại đá trầm tích hạt thô (tỷ
lệ cát kết, bột kết rất cao) và đá phun trào axít chiếm tỷ lệ lớn hơn so với đá
thành phần bazơ đã tạo nên nét sắc sảo của địa hình Hà Tĩnh. Hệ tầng Đồng
9
Trầu cấu tạo bởi đá phun trào axit, chủ yếu là granit (tỷ lệ SCO2 >65%) rất rắn
chắc, cấu tạo thành núi ở khu vực Đèo Ngang. Ngoài ra, các thành phần trầm
tích hạt mịn có vai trò quan trọng để tạo nên địa hình đồi của Hà Tĩnh.
- Đặc trưng về cấu trúc kiến tạo đã quy định nên hướng địa hình,
hướng sông, hướng bờ biển chính trên toàn lãnh thổ. Bên cạnh đó, đặc điểm
nền nham kết hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, sinh vật đã quy định sự
hình thành và đặc điểm các loại thổ nhưỡng khác nhau trong vùng. Do vậy,
yếu tố địa chất, kiến tạo có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nền
móng CQ của lãnh thổ.
2.1.3. Địa mạo và tai biến thiên nhiên
- Địa hình Hà Tĩnh với khoảng 80% đồi núi, dốc nghiêng dần từ Tây
sang Đông, phân hóa thành 4 nhóm kiểu và 23 kiểu địa hình. Nhóm kiểu địa
hình núi phân bố ở khu vực phía Tây Hà Tĩnh, có DT 155684,7 ha (chiếm 26%
diện tích tự nhiên (DTTN) của tỉnh); Nhóm kiểu địa hình đồi: chính là địa hình
chuyển tiếp giữa vùng núi xuống thung lũng và đồng bằng (ĐB), có DT
217609,4 ha (chiếm 36,2% DTTN). Nhóm kiểu địa hình thung lũng: có DT
khoảng 71.890 ha (chiếm 12% DTTN), Nhóm kiểu địa hình ĐB với DT
15453,2 ha (chiếm 25,8% DTTN toàn tỉnh). Địa hình là nền rắn của CQ, là các
yếu tố làm tăng cường sự phân hóa CQ lãnh thổ.Phân cắt sâu và độ cao địa hình
là dấu hiệu cơ bản xác định các lớp CQ trong hệ thống phân loại CQ Hà Tĩnh.
- Tai biến thiên nhiên là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến
sự biến đổi CQ ở Hà Tĩnh. Các quá trình và một số dạng tai biến điển hình đã
và đang xảy ra ở Hà Tĩnh gồm: trượt lở, lũ ống, lũ quét, xói lở bờ sông và
biển, động đất, rửa trôi xói mòn bề mặt và tích tụ lầy hoá. Đây thường được
xem là yếu tố tới hạn, có thể tạo nên đột biến trong CQ, tạo nên chất lượng
mới của CQ.
2.1.4. Khí hậu
Hà Tĩnh có khí hậu nhiệt đới gió có mùa đông lạnh (tuy mùa đông đã
bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và
ĐB sông Hồng). Nhiệt độ trung bình (TB) năm tương đối cao, thay đổi trong
khoảng 23,6-24,5°C. Chế độ nhiệt phân hóa làm 2 mùa: mùa nóng (là mùa
hè), kéo dài 5 tháng (từ tháng 5 đến hết tháng 9) - mùa lạnh (là mùa đông)
thường kéo dài 3 tháng (từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 2 năm sau).
Lượng mưa năm lớn, dao động trong khoảng 2.300-3.200 mm/năm (bảng 2.2)
với 148-167 ngày mưa /năm và có chế độ mưa hè - thu. Lãnh thổ Hà Tĩnh có
sự phân hóa sinh khí hậu (SKH) khá đa dạng với 10 loại SKH khác nhau. Các
yếu tố bức xạ, nhiệt, ẩm của Hà Tĩnh đều đảm bảo lãnh thổ Hà Tĩnh thuộc
10
phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh và nằm trong kiểu
CQ rừng kín thường xanh, nhiệt đới, mưa mùa.
2.1.5. Thủy văn
Hà Tĩnh có mật độ sông ngòi dày đặc với trên 20 con sông lớn, nhỏ,
phân bố với mật độ tương đối đồng đều (0,5-1,0 km/km2). Sông ngòi nhiều
nước (khoảng 11-13 tỷ m3/năm), TB đạt 13.840 m3 nước/ha đất tự nhiên. Mạng
lưới sông suối trong tỉnh thuộc về 2 kiểu lưu vực khác nhau, gồm kiểu lưu vực
sông Ngàn Sâu ở phía Tây tỉnh và kiểu các lưu vực nhỏ (sông Nghèn, Rác,
Kinh) ở ven biển. Sông, suối ở Hà Tĩnh thủy chế theo 2 mùa rất rõ rệt: Mùa lũ:
gồm lũ chính vụ và lũ tiểu mãn. Lũ chính vụ (kéo dài ba tháng từ tháng IX đến
tháng XI): có lượng dòng chảy chiếm (60-70)% lượng dòng chảy năm, lũ tiểu
mãn (vào tháng V hoặc tháng VI). Mùa kiệt: dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ, chiếm
5-10% lượng dòng chảy năm và moduyn TB 10-20 l/s.km2. Thủy văn có vai trò
quan trọng trong vận chuyển, phân bố lại vật chất trong CQ.
2.1.6. Thổ nhưỡng
Hà Tĩnh có 9 nhóm đất với đặc điểm phát sinh và tính chất khá đa dạng;
trong đó nhóm đất đỏ vàng là nhóm phổ biến, chiếm tỷ lệ 52,1% so với DTTN
của tỉnh. Ngoài ra còn có nhóm đất cát, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn, nhóm
đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, đất thung lũng do
sản phẩm dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá. Chính sự phân hóa đa dạng và phức
tạp của thổ nhưỡng là yếu tố tạo nên tính đa dạng của các loại CQ lãnh thổ Hà
Tĩnh.
2.1.7. Thảm thực vật
Trên lãnh thổ Hà Tĩnh tồn tại các hệ sinh thái chủ yếu như: ở khu vực
núi, đồi phía Tây có rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa, rừng kín thường
xanh á nhiệt đới núi thấp, rừng thứ sinh hỗn giao cây lá rộng - tre nứa, trảng cỏ,
cây bụi và rừng trồng; ở khu vực đồi và thung lũng chủ yếu là hệ sinh thái rừng
trồng, hệ sinh thái nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp (CCN) lâu năm và
hàng năm); ở khu vực ĐB chủ yếu là các cây như lúa, hoa màu, cây ngắn ngày;
ở các ao, hồ, đầm có các quần xã thủy sinh; ở dải cồn cát ven biển chủ yếu là
rừng phi lao, cây bụi và cỏ các loại. Chính sự đa dạng của các loại thực vật đã
tạo nên sự đa dạng của các loại CQ trong hệ thống phân loại CQ Hà Tĩnh.
2.1.8. Hoạt động của con người
2.1.8.1. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên: Cùng với quá trình
khai thác lãnh thổ, con người đã tận dụng những lợi thế về đất, nước, khí hậu,
sinh vật, để phát triển kinh tế. Kết quả là thảm thực vật tự nhiên ngày càng bị
thu hẹp, trong khi thảm thực vật nhân tác ngày càng mở rộng và tài nguyên
đang có nguy cơ bị suy giảm và ô nhiễm do không được sử dụng hợp lý.
11
2.1.8.2. Hoạt động mở mang đô thị, khu kinh tế và KCN: Trong hơn 10
năm gần đây, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Hà Tĩnh phát triển khá
nhanh dẫn đến việc mở rộng các đô thị (thành phố, thị xã thị trấn, thị tứ), khu
công nghiệp, hệ thống giao thông, bệnh viện, kéo theo sự gia tăng DT đất phi
nông nghiệp. Mặt khác, quá trình mở mang đô thị, KCN gây sức ép lớn đối với
các loại tài nguyên (đất, nước, rừng) và gia tăng lượng rác thải ra môi trường.
2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN LÃNH THỔ HÀ TĨNH
2.2.1. Hệ thống phân loại và bản đồ CQ lãnh thổ Hà Tĩnh
2.2.1.1. Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ Hà Tĩnh
Luận án đã xây dựng hệ thống phân loại CQ riêng cho tỉnh Hà Tĩnh dựa
vào các chỉ tiêu phân loại và hệ thống phân loại CQ của Nguyễn Thành Long
và nnk (1993) gồm có 5 cấp: Phụ hệ CQ Kiểu CQ Lớp CQ Hạng CQ
Loại CQ.
2.2.1.2. Bản đồ CQ tỉnh Hà Tĩnh
Bản đồ CQ được xây dựng dựa trên các nguyên tắc (nguyên tắc phát
sinh - hình thái, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối) và
phương pháp (phương pháp yếu tố trội, phương pháp so sánh, phương pháp bản
đồ, viễn thám,).
2.2.2. Đặc điểm, chức năng, động lực CQ lãnh thổ Hà Tĩnh
2.2.2.1. Đặc điểm các đơn vị CQ Hà Tĩnh
a) Phụ hệ CQ: Hà Tĩnh thuộc phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, ẩm,
có một mùa đông lạnh, với lượng bức xạ dồi dào, từ khoảng 110-130
Kcal/cm2/năm, nhiệt độ TB năm 23,6- 24,50C, lượng mưa dao động trong
khoảng 2.300-3.200 mm/năm, có 1 tháng lạnh ( 18°C).
b) Kiểu CQ: Hà Tĩnh thuộc kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa
mùa.
c) Lớp CQ: được phân chia dựa vào đặc điểm phát sinh hình thái của địa
hình mà chỉ tiêu cơ bản là mức độ phân cắt sâu (độ cao tương đối của địa hình).
CQ Hà Tĩnh được chia làm 3 lớp CQ : lớp CQ núi, lớp CQ đồi và lớp CQ ĐB.
d) Hạng CQ: dựa vào các dấu hiệu về kiểu địa hình phát sinh và đặc
điểm nền nham, các quá trình địa mạo ưu thế hiện tại, ở Hà Tĩnh có 23 hạng
CQ.
e) Loại CQ: là đơn vị phân loại cuối cùng trong hệ thống phân loại cho
CQ lãnh thổ nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Hà Tĩnh có 109 loại CQ
trên cơ sở kết hợp của 17 loại đất và 7 kiểu thảm thực vật với một số loại CQ
tiêu biểu như loại CQ số 3, 15, 50, 97, 102.
12
2.2.2.2. Chức năng cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh
Từ việc phân tích đặc điểm các đơn vị CQ Hà Tĩnh cho thấy CQ Hà
Tĩnh có chức năng đa dạng, mỗi CQ có thể có nhiều chức năng và mỗi chức
năng có ở nhiều loại CQ. Chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường có ở các loại
CQ số 1-5, 8, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17,18, 19, 20, 21, 23, 27, 31, 34, 97, 98.
Chức năng phục hồi, bảo tồn có trong các loại CQ số 1, 7, 9, 10, 12, 31, 33, 34,
24, 27, 56, 60, 69, 70. Chức năng rừng sản xuất có trong các loại CQ số 6, 13,
14, 19, 21-28, 30-33, 35-37, 39, 40, 42-44, 46-49, 51-53, 56-57, 60, 61, 65, 69,
71, 77, Chức năng du lịch có trong loại CQ 1, 7, 9, 10, 12, 24, 27, 31, 33, 34,
56, 60, 69, 70; Chức năng phát triển nông - lâm kết hợp: 29, 38, 41, 45, 50, 54,
55, 59, 62, 72, 76; Chức năng chính là phát triển nông nghiệp: 63, 66-68, 73-
75, 78-85; Chức năng nông nghiệp, thuỷ sản và quần cư: 86, 88-91, 94-96, 99-
109.
2.2.2.3. Động lực cảnh quan tỉnh Hà Tĩnh
Động lực phát triển của CQ là yếu tố có tầm quan trọng mang tính
quyết định đối với chiều hướng phát triển của CQ theo thời gian. Sự chuyển
hoá vật chất làm biến đổi các chu trình sinh hóa của CQ chính là bản chất của
sự phát triển của CQ. Động lực CQ thể hiện sự biến đổi CQ theo không gian
và thời gian dưới tác động của các quy luật tự nhiên và hoạt động nhân tác
của con người.
2.2.3. Sự phân hóa CQ tỉnh Hà Tĩnh
- CQ Hà Tĩnh thể hiện sự phân hóa khá rõ theo quy luật phi địa đới, thể
hiện ở sự phân hóa CQ theo đai cao và theo chiều Đông - Tây do ảnh hưởng
của biển và địa hình.
- Tác giả đã xây dựng hai lát cắt nhằm đặc tả sự phân hóa CQ theo chiều
đứng và chiều ngang. Cả hai lát cắt đều cho thấy sự phân hóa CQ sâu sắc giữa
phía Tây và phía Đông Hà Tĩnh. CQ rừng tự nhiên chỉ còn lại ở khu vực núi TB
ở Vũ Quang, còn lại đều là rừng trồng, cây lâu năm và cây hàng năm ở các khu
vực đồi núi thấp, đồi thấp và ĐB.
2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN LÃNH THỔ HÀ TĨNH
2.3.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan lãnh thổ Hà Tĩnh
2.3.1.1. Sự cần thiết phải phân vùng CQ: Trên cơ sở bản đồ phân loại
CQ và đánh giá CQ theo loại, tác giả tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng CQ
và định hướng sử dụng theo vùng CQ để thể hiện rõ hơn mối liên hệ chặt chẽ
giữa các ngành, các vùng để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.
2.3.1.2. Các nguyên tắc và phương pháp phân vùng: Việc phân vùng
được tiến hành trên các nguyên tắc: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc phát
sinh, nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc cùng
13
chung lãnh thổ (tính toàn vẹn không chia cắt), nguyên tắc khách quan, nguyên
tắc tập hợp các nhân tố địa đới và phi địa đới. Trong phân vùng CQ, thường áp
dụng hàng loạt các phương pháp như: phương pháp phân tích và so sánh các
bản đồ phân vùng bộ phận, các thành phần cảnh quan, phương pháp phân tích
nhân tố trội, phương pháp thực địa,
2.3.1.3. Chỉ tiêu phân vùng phân vùng CQ: luận án đã kế thừa các chỉ
tiêu và kết quả phân vùng lãnh thổ ở các cấp Đới Á đới Miền Vùng
của các tác giả Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) để xây dựng hệ thống phân
vùng CQ của lãnh thổ Hà Tĩnh. Tuy nhiên, với mục tiêu NCCQ ứng dụng để
giải quyết cho các mục đích cụ thể trên lãnh thổ nghiên cứu ở tỷ lệ TB
(1/100.000), căn cứ vào sự khác nhau thứ cấp về nền tảng nhiệt - ẩm theo các
kiểu địa hình bên trong vùng, thực hiện chủ yếu theo phương pháp từ dưới lên
đã nhóm gộp 109 loại CQ thành 5 TVCQ: TVCQ núi phía Tây (I), TVCQ đồi
Hương Sơn - Hương Khê (II), TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu (III),
TVCQ đồi Cẩm Xuyên - Kỳ Anh (IV), TVCQ đồng bằng phía Đông (V).
2.3.2. Đặc điểm các TVCQ lãnh thổ Hà Tĩnh
Bảng 2.13: Đặc điểm và chức năng của các TVCQ tỉnh Hà Tĩnh
S
T
T
Các
TVCQ
Diện
Tích
Các
loại
CQ
Đặc điểm
Chức
năng
1
TVCQ
núi
phía
Tây
107887,3
ha
- chiếm
17,99%
DTTN
Gồm
14 loại
CQ
- Có cấu trúc địa chất rắn chắc, thuộc loại SKH
lạnh, mưa rất nhiều, mùa lạnh kéo dài trên 3
tháng và không có mùa khô. Khu vực này có 5
loại đất chính như sau: Hs, Ha, Fs, Fa, Fq. Thảm
thực vật chủ yếu là rừng kín thường xanh á nhiệt
đới núi thấp (có VQG Vũ Quang).
Phòng
hộ,
lâm
nghiệp
2
TVCQ
đồi
Hương
Sơn -
Hương
Khê
108190,5
ha
- chiếm
18,04%
DTTN
Gồm
39 loại
CQ
- Phát triển chủ yếu trên đá trầm tích thuộc hệ
tầng sông Cả, phần lớn TVCQ thuộc loại SKH
ấm, mưa nhiều mùa lạnh 2-3 tháng, không có
mùa khô. Thổ nhưỡng gồm 3 loại đất: Fs, Fa,
Fq. Thảm thực vật ở đây là rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới chiếm ưu thế.
Lâm
nghiệp
, nông
- lâm
kết
hợp
3
TVCQ
thung
lũng
Ngàn
Phố -
Ngàn
53639,3
ha
- chiếm
8,94%
DTTN
Gồm
27 loại
CQ
- Được phát triển chủ yếu trên trầm tích
Holocen thượng và Holocen hạ - trung, các loại
SKH nóng, lượng mưa 2000 - 2500 mm, mùa
lạnh 1 tháng và có thể có mùa khô kéo dài 2
tháng. Đặc điểm thổ nhưỡng đa dạng: Pb, P, D,
Fs, Fq, E, Fl. Thảm thực vật tự nhiên ở khu vực
Nông
nghiệp
14
Sâu này đã bị biến đổi hoàn toàn dưới sự tác động
của con người.
4
TVCQ
đồi
Cẩm
Xuyên
- Kỳ
Anh
167859,0
ha
- chiếm
27,99%
DTTN
Gồm
63 loại
CQ
- Được phát triển chủ yếu trên hệ tầng Đồng
Trầu và đá trầm tích thuộc hệ tầng sông Cả,
thuộc loại SKH ấm, mưa rất nhiều, mùa lạnh
kéo dài từ 2-3 tháng, không có mùa khô. Thổ
nhưỡng chủ yếu là đất feralit: Fs, Fa, Fq, Fp.
Thảm thực vật gồm rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới, rừng trồng, thảm cỏ, cây bụi, CCN
lâu năm,
Lâm
nghiệp
, nông
- lâm
kết
hợp
5
TVCQ
đồng
bằng
phía
Đông
162150,9
ha
- chiếm
27,04%
DTTN
Gồm
32 loại
CQ
- Khu vực này được phát triển chủ yếu bởi trầm
tích Holocen thượng, Holocen hạ - trung và
trầm tích Đệ tứ không phân chia. Phần lớn khu
vực thuộc loại SKH nóng, mùa lạnh khoảng 1
tháng, không có mùa khô, lượng mưa >2500
mm. Các loại đất chính ở đây là Pb, P, C, Cc, M,
Sj. Thảm thực vật nhân tác chiếm ưu thế tuyệt
đối.
Nông
nghiệp
Tiểu kết chương 2
1. Hà Tĩnh là một tỉnh có DT không lớn thuộc khu vực Bắc Trung Bộ,
nhưng có sự phân hóa tự nhiên đa dạng với 4 nhóm kiểu địa hình và 23 kiểu địa
hình khác biệt về nguồn gốc hình thái, 10 loại SKH và 9 nhóm đất theo nguồn
gốc phát sinh.
2. Tác giả đã tiến hành xây dựng hệ thống phân loại CQ tỉnh Hà Tĩnh tỷ
lệ 1/100.000 gồm có 5 cấp: Phụ hệ CQ Kiểu CQ Lớp CQ Hạng CQ
Loại CQ. Lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh thuộc Phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, ẩm,
có một mùa đông lạnh, phân hóa có tính quy luật thành 1 kiểu CQ, 3 lớp CQ,
23 hạng CQ và 109 loại CQ. Lãnh thổ Hà Tĩnh có sự phân hóa CQ khá rõ theo
quy luật phi địa đới (thể hiện ở sự phân hóa CQ theo quy luật đai cao, theo sự
tương tác giữa đất liền và biển).
3. Trên cơ sở kế thừa kết quả phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam của các
tác giả Phạm Hoàng Hải, và nkk (1997), và căn cứ vào mục tiêu ứng dụng của
luận án, tác giả nhóm gộp các CQ theo phương pháp từ dưới lên, lãnh thổ Hà
Tĩnh phân hóa thành 5 TVCQ.
15
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN NHẰM ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG
GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT CHO PHÁT TRIỂN NÔNG
- LÂM NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH
3.1. ĐGCQ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG –LÂM NGHIỆP
3.1.1. Xác định mục đích và lựa chọn đơn vị đánh giá
3.1.1.1. Xác định mục đích đánh giá: Trong nông nghiệp: NCS đã lựa
chọn 4 nhóm cây trồng để đánh giá: (a) CCN lâu năm (chè, cao su), (b) cây ăn
quả (cam, chanh, bưởi), (c) CCN hàng năm (lạc, đậu, vừng) và cây lương thực
(lúa). Trong lâm nghiệp: tác giả lựa chọn ĐGCQ cho mục đích phát triển rừng
phòng hộ và rừng sản xuất. Đối với mục đích phát triển rừng phòng hộ, tác giả
xác định mức độ ưu tiên xác lập rừng phòng hộ trên các loại CQ chứ không
đánh giá (KĐG) khả năng phòng hộ hiện tại của các loại CQ.
3.1.1.2. Lựa chọn đơn vị đánh giá: Đối tượng lựa chọn để ĐGCQ cho
phát triển nông – lâm nghiệp là 109 loại CQ. Tuy nhiên, để có kết quả đánh giá
một cách chính xác, tác giả còn sử dụng thêm các bản đồ thành phần để lấy các
chỉ số về độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, ưu thế của các loại CQ.
3.1.2. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá:
3.1.2.1. Nông nghiệp: Trên cơ sở các nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh
giá; nhu cầu sinh thái của các nhóm cây trồng; kết quả nghiên cứu đặc điểm các
đơn vị CQ và xác định chức năng CQ tỉnh Hà Tĩnh, tác giả đã tiến hành đánh
giá riêng các chỉ tiêu cho các loại cây trồng (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng
Mức độ thích hợp Mục
đích
sử
dụng
Các chỉ tiêu Rất thích hợp
(3 điểm)
Thích hợp
(2 điểm )
Kém thích hợp
(1 điểm)
1. Loại đất Fs Fp Fa, Fq, Ba, Bq
2. Độ dốc 0-30 3-80 8-150
3. Tầng dày (cm) > 100 70 - 100 50 - 70
4. Thành phần cơ giới Thịt TB Thịt nặng Thịt nhẹ
5. Nhiệt độ TB năm (0C) > 23 20 - 23 18 - 20
6. Lượng mưa (mm) > 2500
2000 -
2500
1500 - 2500
Cao
su
7. Khả năng thoát nước Tốt TB Kém
1. Loại đất Fs, Fp, Fa, Fq Ba, Bq D, P
2. Độ dốc 0-30 3-80 8-150
3. Tầng dày (cm) > 100 70 - 100 50 - 70
Chè
4. Thành phần cơ giới Thịt TB Thịt nặng Cát pha, thịt nhẹ
16
5 Nhiệt độ TB năm (0C) 20-23 18-20, >23 < 18
6. Số tháng khô (tháng) < 2 2-3 3- 4
7. Lượng mưa TB năm
(mm)
2000-2500 1500-2000 > 2500
8. Khả năng thoát nước Tốt TB Kém
1. Loại đất P, Pb D, Fs
Fa, Fq, Fp, Ba,
Bq
2. Độ dốc 0 - 30 3 - 80 8 - 150
3. Tầng dày (cm) > 100 cm 70 - 100cm 50 - 70 cm
4. Thành phần cơ giới Thịt TB Thịt nhẹ
Cát pha, thịt
nặng
5. Nhiệt độ TB năm (0C) > 23 20 - 23 18 - 20
6. Lượng mưa TB (mm) 2000 - 2500 2500
Cây
ăn
quả
(cam,
chanh
,
bưởi)
7. Khả năng thoát nước Tốt TB Kém
1. Loại đất C, Pb
P, Fp, D,
Ba, Bq
Fa, Fs, Fq,
2. Độ dốc địa hình (độ) 0 - 30 3 - 80 8 - 150
3. Tầng dày (cm) > 70 50 - 70 30 - 50
4. Thành phần cơ giới
Thịt nhẹ, cát
pha
Thịt TB Cát, thịt nặng
5. Nhiệt độ TB mùa sinh
trưởng (0C)
20 - 23 > 23 18 - 20
6. Lượng mưa TB mùa
sinh trưởng (mm)
650 - 1000 450 - 650 350 - 450
Cây
hàng
năm
(lạc,
đậu,
vừng)
7. Khả năng thoát nước Tốt TB kém
1. Loại đất P, Pb Sj, D
Ba, Bq, M, C,
Fp, Fl
2. Độ dốc địa hình (độ) 0 - 30 3 - 80 8 - 150
3. Tầng dày (cm) > 70 50 - 70 30 - 50
4. Thành phần cơ giới Thịt nhẹ Thịt TB
Cát pha, thịt
nặng
5. Nhiệt độ TB mùa sinh
trưởng (0C)
> 23 20 - 23 18 - 20
6. Lượng mưa TB (mm) >2500
2000 -
2500
<2000
Cây
lương
thực
(lúa
nước)
7. Khả năng thoát nước Kém TB Tốt
17
3.1.2.2. Trong lâm nghiệp: Căn cứ vào đặc điểm sinh thái các loại cây
rừng nhiệt đới, đặc điểm, chức năng các đơn vị CQ, các tiêu chí phân loại
rừng và các Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bảng
3.3), tác giả tiến hành đánh giá riêng như sau:
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng
Mức độ thích hợp Mục
đích
sử
dụng
Các chỉ tiêu Rất thích hợp
(3 điểm)
Thích hợp
(2 điểm )
Kém thích hợp
(1 điểm)
Lượng mưa TB năm
(mm)
> 2500 2000 - 2500 < 2000
Độ dốc (độ) >25 20-25 15-20
Tầng đất (cm) 70
Thành phần cơ giới Cát, thịt nặng Thịt TB Thịt nhẹ
Rừng
phòng
hộ
đầu
nguồn
Kiểu địa hình Núi TB Núi thấp Đồi
Độ dốc (độ) 8-15 15-20 20-25
Loại đất
Ha, Hs Fs, Fa, Fp,
Fq, Fl, Ba, Bq
C, Cc P, Pb
Tầng đất (cm) >100 50-100 30 - 50
Nhiệt độ TB năm (độ) >23 20-23 18 - 20
Lượng mưa TB năm
(mm)
> 2500 2000 - 2500 < 2000
Thảm thực vật
Rừng tự nhiên Rừng trồng Trảng cỏ, cây
bụi
Rừng
sản
xuất
Kiểu địa hình
Đồi TB, đồi
thấp
Đồi cao Núi thấp
3.1.3. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp
Việc đánh giá được tiến hành bằng phương pháp tính TB nhân với số
chỉ tiêu cụ thể cho từng đối tượng. Giá trị điểm TB nhân của các chỉ tiêu sẽ cho
kết quả đánh giá tổng hợp của từng loại CQ. Mức độ thích hợp có giá trị điểm
như sau: rất thích hợp (3 điểm), thích hợp (2 điểm), kém thích hợp (1 điểm).
Khoảng cách điểm của mỗi mức thích nghi được tính theo công thức:
Kết quả là:
+ Mức kém thích hợp (S3): có điểm đánh giá 1,00 - 1,66.
+ Mức thích hợp (S2): có điểm đánh giá từ 1,67 - 2,33.
+ Mức rất thích hợp (S1): có điểm đánh giá từ 2,34 - 3,00.
H
XXX MinMax
18
3.1.3.1. Tổng hợp kết quả đánh giá theo các loại CQ
Kết quả ĐGCQ cho các mục đích cụ thể được phân hạng theo mức độ
thích hợp S1, S2, S3 được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả ĐGCQ cho các mục đích ở Hà Tĩnh
Kết quả đánh giá Mục
đích
sử dụng
Phân
hạng
Số
loại
CQ
Loại CQ
Diện
tích
(ha)
S1 6 38, 50, 58, 72, 73 7503,2
S2 14 26, 29, 45, 54, 59-61, 63, 67, 86, 88-91 17612,7
Cây cao
su
S3 7 40, 41, 44, 74-76, 87 25385,9
S1 5 44, 50, 58, 72, 73 2831,1
S2 22 26, 29, 38, 40, 41, 45, 54, 59, 60, 61, 63, 66,
67, 74, 75, 78, 79, 85, 86, 88-91
28824,7 Cây chè
S3 2 94, 95 2127,7
S1 8 80-85, 101, 102 51844,4
S2 23 38, 40, 41, 44, 45, 50, 54, 58, 66, 67, 72-75,
78, 79, 86, 88, 94-96, 107, 108
31875
Cây ăn
quả
S3 7 26, 29, 59-61, 63, 87, 109 9666,8
S1 3 96, 99, 100 22885,7
S2 35 44, 45, 53, 54, 58-61, 63, 66, 67, 72-76, 78-86, 88-91, 94, 95, 101, 102, 107, 108 86896,8
Cây
hàng
năm
S3 5 38, 40, 41, 50, 87 9251,8
s1 18 78-85, 91, 94-96, 101-106, 80935,8
s2 8 89, 90, 99, 100, 107, 108 22347,3
Cây lúa
nước
s3 2 66, 76, 5565,6
S1 3 3,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_xac_lap_co_so_dia_ly_cho_viec_su_dung_hop_ly_tai_nguyen_thien_nhien_va_bao_ve_moi_truong_tinh_ha.pdf