Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc
Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã có những tác động vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nơi đây.
Về thuận lợi: Khu vực miền núi phía Bắc là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, với nền văn hóa phong phú, đa dạng đã tạo nên sự gần gũi, cởi mở, chân thành, thật thà của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Chính trong quá trình công tác, yếu tố văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ nét, đồng thời nó cũng thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em nhằm hướng đến mục tiêu chung của vùng.
Về khó khăn: Chính điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp và những vấn nạn khác đã gây khó khăn trong công tác quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở nơi đây.
3.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ chủ cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc có sự ổn định về số lượng, cơ cấu tương đối phù hợp, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc nhìn chung đã đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung vào nghiên cứu, giải quyết vấn đề: "Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh" dưới góc độ Hồ Chí Minh học. Vấn đề này được cụ thể hóa như sau:
Thứ nhất, đi sâu phân tích các khái niệm công cụ chủ yếu như: "phong cách", “phong cách Hồ Chí Minh”, "phong cách làm việc Hồ Chí Minh", "xây dựng phong cách làm việc", "cán bộ chủ chốt", "cán bộ chủ chốt cấp tỉnh"; phân tích nội dung phong cách làm việc Hồ Chí Minh.
Thứ hai, tập trung phân tích, lý giải thực trạng phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc (qua việc điều tra xã hội học tại 3 tỉnh là Thái Nguyên, Cao Bằng và Sơn La); chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cơ bản trong phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay; làm rõ nguyên nhân và xác định yêu cầu, những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh.
Tiểu kết chương 1
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả bước đầu. Đồng thời, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh. Song nhìn chung, các tác giả đều thống nhất quan điểm phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp, thống nhất giữa các yếu tố như phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách giao tiếp và phong cách sinh hoạt. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mà tác giả luận án đã tiếp cận, dường như chưa có công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu phong cách làm việc Hồ Chí Minh, tác giả luận án nhận thấy một số nội dung đã được các công trình đề cập đến, đây là những luận cứ quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu.
Chương 2
PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH -
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm phong cách, phong cách làm việc Hồ Chí Minh
Khái niệm phong cách: Khái niệm phong cách có nội hàm rất rộng, tùy từng góc độ tiếp cận có thể sử dụng khái niệm này với những nghĩa khác nhau. Phong cách là vẻ riêng của một người hay một lớp người nào đó, được thể hiện trong mọi hoạt động như tư duy, làm việc, học tập, sinh hoạt, ứng xử.
Khái niệm phong cách Hồ Chí Minh: là vẻ riêng của Hồ Chí Minh, được thể hiện trong mọi hoạt động như tư duy, làm việc, học tập, sinh hoạt, ứng xử.
Khái niệm phong cách làm việc Hồ Chí Minh: là vẻ riêng của Người thể hiện trong tổng thể các phương pháp, biện pháp, cách thức làm việc mang tính ổn định, tạo nên nét riêng biệt của Người khi tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
2.1.2. Khái niệm xây dựng phong cách làm việc
Từ khái niệm phong cách làm việc nêu trên, theo tác giả, xây dựng phong cách làm việc là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch để tạo lập cho mỗi chủ thể lao động thói quen, nhu cầu làm việc khoa học, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực xã hội và tạo nên nét riêng biệt trong quá trình lao động của từng chủ thể.
Chủ thể xây dựng phong cách làm việc được xác định cụ thể như sau: Một là, các cơ quan, tổ chức; Hai là, cá nhân người cán bộ.
Đồng thời, trong khái niệm xây dựng phong cách làm việc cũng cần có điều kiện thực hiện như vật chất, tinh thần, cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá.
2.1.3. Khái niệm cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
Có thể hiểu: Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong các cơ quan Đảng, chính quyền, hội đồng nhân dân, ủy ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh. Họ là những người nắm giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của tỉnh.
Đây là lực lượng đề xuất, lãnh đạo và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng thời họ cũng là chủ thể chịu trách nhiệm trước tập thể và chịu sự giám sát của nhân dân về những quyết định của mình.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Phong cách làm việc dân chủ
Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải biết làm việc vì lợi ích của dân, do dân tổ chức, dân kiểm tra, giám sát và lắng nghe những góp ý của nhân dân để sửa chữa. Hơn nữa, Hồ Chí Minh luôn coi dân chủ là giá trị đích thực của cuộc sống, là thứ của quý báu nhất và thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề. Vì vậy, dân chủ phải được thể hiện trong mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong phong cách làm việc của cán bộ.
Theo Hồ Chí Minh, phong cách làm việc dân chủ đòi hỏi mỗi cán bộ lãnh đạo phải gắn bó với tập thể, tôn trọng và đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể. Đồng thời, cán bộ phải là người khiêm tốn, không kiêu ngạo, tự cao, tự đại và phải chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm, quyết định mình đã đưa ra.
2.2.2. Phong cách làm việc quần chúng
Thấu hiểu vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và coi quần chúng không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm việc quần chúng. Điều này được thể hiện trên các bình diện sau: Thứ nhất, người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng. Thứ hai, người cán bộ phải biết đề ra đường lối, chính sách đúng đắn và biết cách tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đó phù hợp với thực tiễn. Thứ ba, trong công tác và trong sinh hoạt, người cán bộ phải giản dị, hòa đồng với quần chúng, tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Thứ tư, người cán bộ phải chống “theo đuôi” quần chúng.
2.2.3. Phong cách làm việc khoa học
Những yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh tập trung ở những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, làm việc phải có mục đích, thống nhất giữa kế hoạch biện pháp và quyết tâm.Thứ hai, làm việc phải điều tra cẩn thận, nghiên cứu rõ ràng. Thứ ba, làm việc phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát.
2.2.4. Phong cách làm việc nêu gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương đạo đức. Người chỉ rõ, lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, để nêu gương, trước hết bản thân phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói đi đôi với làm. Trong đó, mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần xử lý tốt trên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với mình, đối với người, đối với việc. Mặt khác, nêu gương còn là sự thể hiện tinh thần chịu sự giám sát của nhân dân.
2.2.5. Phong cách làm việc nói đi đôi với làm
Nói đi đôi với làm thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Theo Hồ Chí Minh, xét về bản chất, nói đi đôi với làm không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.
Tư tưởng của Người về "nói đi đôi với làm" được thể hiện trên những phương diện cơ bản sau: Thứ nhất, phải nói đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, không được "nói một đằng, làm một nẻo". Thứ ba, không được nói mà không làm
Nói tóm lại, phong cách làm việc Hồ Chí Minh có một sức truyền cảm lớn không chỉ trong nước mà cả với bạn bè quốc tế. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa tư tưởng, đạo đức với những trải nghiệm thực tiễn trong suốt hành trình cứu nước, đọng lại ở lối sống, hành vi ứng xử của Người. Những đặc điểm đó thống nhất trên cả bình diện lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Về mặt lý luận, phong cách làm việc Hồ Chí Minh được xuất phát từ giá trị nội tại, vốn có của phong cách Hồ Chí Minh tạo nên "văn hóa chính trị".
Về mặt thực tiễn, phong cách làm việc Hồ Chí Minh định hướng cho việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hơn nữa, do đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam hiện nay là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp là hiện thân cho giá trị tốt đẹp của dân tộc, của chủ nghĩa xã hội. Nhận thức được điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn là nhiệm vụ, giải pháp có tính chất đột phá, then chốt trong xây dựng xã hội mới.
Trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt cần phải nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách làm việc. Kết quả của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải được biểu hiện cụ thể trong suy nghĩ và việc làm hàng ngày; trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, góp phần đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng.
Tiểu kết chương 2
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa của những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam cùng với tinh hoa văn hóa nhân loại, trên nền tảng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin và những phẩm chất vĩ đại của một vị lãnh tụ suốt đời tận tụy vì nước vì dân đã tạo nên sức sống lâu bền đối với mọi thế hệ. Nội dung phong cách làm việc Hồ Chí Minh mang tính dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương, nói đi đôi với làm.
Với phong cách dân chủ: Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể giao phó và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Phong cách làm việc quần chúng của Hồ Chí Minh thể hiện bằng việc sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Hồ Chí Minh yêu cầu: người cán bộ phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng; phải biết cách tổ chức phong trào phù hợp với trình độ, năng lực thực tế của quần chúng; trong công tác và trong sinh hoạt, người cán bộ phải giản dị, hòa đồng với quần chúng, tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân; phải chống “theo đuôi quần chúng”.
Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh thể hiện cách thức làm việc của người lãnh đạo mà đối tượng của sự lãnh đạo đó là đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Theo đó, Người yêu cầu cán bộ phải làm việc phải làm việc phải có mục đích, có sự thống nhất giữa kế hoạch biện pháp và quyết tâm; điều tra cẩn thận, nghiên cứu rõ ràng; phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát.
Phong cách nêu gương được Hồ Chí Minh quán triệt trước hết nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với công việc; muốn nêu gương được thì nói phải đi đối với làm và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh. Phong cách nói đi đôi với làm được Hồ Chí Minh yêu cầu nhất quán: phải nói đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không được "nói một đằng, làm một nẻo"; không được nói mà không làm.
Do đó, nghiên cứu, học tập và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh để xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới là việc làm cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa to lớn đối với chúng ta hiện nay.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ
CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc
Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã có những tác động vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nơi đây.
Về thuận lợi: Khu vực miền núi phía Bắc là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, với nền văn hóa phong phú, đa dạng đã tạo nên sự gần gũi, cởi mở, chân thành, thật thà của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Chính trong quá trình công tác, yếu tố văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ nét, đồng thời nó cũng thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em nhằm hướng đến mục tiêu chung của vùng.
Về khó khăn: Chính điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp và những vấn nạn khác đã gây khó khăn trong công tác quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở nơi đây.
3.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ chủ cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc có sự ổn định về số lượng, cơ cấu tương đối phù hợp, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc nhìn chung đã đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
3.2. THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.2.1. Ưu điểm trong phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và nguyên nhân
3.2.1.1. Ưu điểm trong phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc
Thứ nhất, đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc đã có phong cách làm việc dân chủ, công khai, minh bạch, phát huy trí tuệ tập thể
Thứ hai, phong cách làm việc của đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc luôn có sự gần gũi, gắn bó, quan tâm, tôn trọng nhân dân
Thứ ba, phong cách làm việc của đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc đã thể hiện tính khoa học, thiết thực, cụ thể
Thứ tư, đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc thể hiện tính gương mẫu với trách nhiệm cao và khả năng quyết đoán trong công việc
Thứ năm, phong cách làm việc của đa số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc có sự thống nhất giữa nói với làm
3.2.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, do chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thứ hai, công tác cán bộ được quan tâm, chú trọng và đầu tư đúng mức trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương
Thứ ba, nhờ sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trong đổi mới phong cách làm việc
Thứ tư, do sự lan tỏa của cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
3.2.2. Những hạn chế trong phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và nguyên nhân
3.2.2.1. Những hạn chế trong phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc
Một là, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc bị đánh giá là thiếu dân chủ, áp đặt ý kiến chủ quan đối với tập thể
Hai là, một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc bị đánh giá là còn quan liêu, cửa quyền, hách dịch
Ba là, một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc bị đánh giá là có tư tưởng cục bộ địa phương, chưa chủ động, sáng tạo trong công việc
Bốn là, một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc bị đánh giá là có lúc nói không đi đôi với làm, ý thức chấp hành kỷ luật chưa cao
3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, khu vực và đất nước
Hai là, do sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử của vùng miền núi phía Bắc
Ba là, chưa vận dụng linh hoạt, cụ thể, sáng tạo phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong thực tiễn công việc
Bốn là, bản thân một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh chưa thực sự tích cực, chủ động rèn luyện phong cách làm việc trong điều kiện mới
Năm là, công tác cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu mới
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.3.1. Chú trọng nâng cao trình độ nhận thức của mỗi tổ chức, cá nhân về phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phong cách làm việc nhằm đáp ứng sự đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi phía Bắc. Với nhiệm vụ đó, việc nâng cao nhận thức xây dựng đội ngũ công chức với phong cách làm việc chuyên nghiệp và nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, quản lý của họ đã và đang trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định.
3.3.2. Cần khắc phục những rào cản trong tư duy, chính sách, biện pháp và điều kiện đảm bảo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
Xây dựng phong cách làm việc tận tâm, trách nhiệm, khoa học và sáng tạo cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, ở khu vực miền núi phía Bắc nói riêng theo phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế có thể thấy tình trạng chậm đổi mới tư duy, thiếu những điều kiện cần thiết để đảm bảo phát triển năng lực sáng tạo đang là những rào cản khiến một bộ phận cán bộ chủ chốt khu vực miền núi phía Bắc chưa tập trung sức lực cho hoạt động lãnh đạo, quản lý và chưa thật sự gắn bó, phụng sự hết mình vì quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
3.3.3. Cần thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trong xây dựng phong cách làm việc
Tham gia vào quá trình hội nhập với sự tác động sâu sắc, đa chiều của xu thế toàn cầu hóa, chủ trương xây dựng phong cách làm việc công khai, minh bạch, dân chủ và hiệu quả trở thành quy luật tồn tại và phát triển chính trị của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Ở đó, giá trị phục vụ là một trong các giá trị cơ bản cốt lõi của văn hóa lãnh đạo, quản lý trong các cấp ủy đảng, chính quyền. Với ý nghĩa ấy, chủ trương xây dựng phong cách làm việc công khai, minh bạch, dân chủ, hiệu quả cần thiết phải có những cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông, mẫn cán, tinh thần tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân.
3.3.4. Cần hoàn thiện chính sách đãi ngộ, cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
Sự đòi hỏi cao về tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ chủ chốt cộng với cơ chế kiểm tra, giám sát khoa học, phù hợp sẽ giúp mỗi cán bộ chủ chốt cấp tỉnh tự ý thức về sự đào thải như một lẽ tất yếu nếu không ngừng vươn lên để khẳng định chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ mà mình đảm nhận. Đây là điều kiện cần thiết và luôn tác động cùng chiều đến phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt theo phong cách Hồ Chí Minh.
Tiểu kết chương 3
Trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ chủ chốt ở khu vực miền núi phía Bắc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: năng lực hoạt động thực tiễn, phong cách làm việc dân chủ, khoa học, gần gũi với nhân dân, gương mẫu, nói đi đôi với làm, được nhân dân tin tưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn vẫn còn có những hạn chế nhất định: phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc còn bị đánh giá là thiếu dân chủ, áp đặt ý kiến chủ quan đối với tập thể; quan liêu, cửa quyền, hách dịch; tư tưởng cục bộ địa phương, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong công việc; chưa thật sự gương mẫu, còn hiện tượng nói không đi đôi với làm, ý thức chấp hành kỷ luật chưa cao.
Ưu điểm và hạn chế trong phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở khu vực miền Bắc thời gian qua do những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, yếu kém là do: các cấp ủy đảng ở khu vực miền núi phía Bắc chưa thực sự vận dụng linh hoạt, cụ thể, sáng tạo phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong thực tiễn công việc; bản thân một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh chưa tích cực, chủ động rèn luyện phong cách làm việc trong điều kiện mới.
Xuất phát từ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc thời gian qua, tác giả nhận thấy những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới là: Nâng cao trình độ nhận thức của mỗi tổ chức, cá nhân về phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh; Khắc phục những rào cản trong tư duy, chính sách, biện pháp và điều kiện đảm bảo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh; Thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trong xây dựng phong cách làm việc; Hoàn thiện chính sách đãi ngộ, cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Điều quan trọng để khắc phục những hạn chế và tháo gỡ những vấn đề đặt ra trong xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chủ chốt theo phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện đồng bộ những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu, thiết thực, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc hiện nay.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT
CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
4.1.1. Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm sâu, lan rộng trong thực tiễn, đòi hỏi phải thực hiện tốt các quan điểm sau: Một là, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân. Hai là, tiếp tục đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng chú trọng việc thực hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ba là, mỗi cán bộ chủ chốt phải tích cực, tự giác học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
4.1.2. Xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức, đoàn thể và ý thức tự giác của mỗi cán bộ chủ chốt
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là khâu then chốt, quyết định đến việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với cả hệ thống chính trị của mình. Trong điều kiện hiện nay cần thiết phải đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn, cấp bách hơn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc:
Thứ nhất, đối với tổ chức Đảng, đoàn thể:Một là, các cấp ủy Đảng ở khu vực miền núi phía Bắc cần tập trung chỉ đạo trực tiếp tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất hành động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh trước yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Hai là, phải xây dựng và triển khai thực hiện một chiến lược tổng thể về công tác cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Ba là, cải cách hệ thống các chính sách đối với cán bộ chủ chốt theo hướng khuyến khích người tài.
Thứ hai, đối với cán bộ chủ chốt: Trước yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, mỗi cán bộ chủ chốt phải thực hiện tốt những yêu cầu sau đây: Một là, cán bộ chủ chốt phải ra sức học tập, nâng cao trình độ. Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh phải là những người am hiểu pháp luật, tình hình, đặc điểm và chiến lược phát triển kinh t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_xay_dung_phong_cach_lam_viec_cho_can_bo_chu.doc