Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến nhiều vấn đề mang

tính nguyên tắc đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và những nội dung

này có thể được vận dụng vào hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cụ thể:

Thứ nhất, về tiêu chuẩn đối với một cán bộ tốt.

Thứ hai, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ trước hết cần phải đảm bảo nguyên tắc “thực tiễn sâu sắc”.

Thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tính chủ thể và đối tượng trong

“huấn luyện” (tức là đào tạo, bồi dưỡng).

Thứ tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phương

pháp với mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức huấn luyện và tính thực tiễn

của công tác huấn luyện

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp công chức thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở cách hiểu đối với khái niệm bồi dưỡng công chức, có thể hiểu bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là tổng thể các hoạt động nhằm trang bị và cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, qua đó giúp công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao. 1.2.2. Hình thức, nội dung, chương trình, chứng chỉ bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Thứ nhất, về hình thức bồi dưỡng: (i) Tập sự; (ii) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; (iii) Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, 7 quản lý; (iv) Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết). Thứ hai, về nội dung bồi dưỡng: Điều 16, Nghị định số 101/2017/NĐ- CP quy định các nội dung được bồi dưỡng gồm: (i) Lý luận chính trị; (ii) iến thức quốc phòng và an ninh; (iii) Kiến thức, kỹ năng QLNN; (iv) Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; (v) Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ. Thứ ba, về chương trình bồi dưỡng. Một là, chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho công chức. Hai là, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Ba là, chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch công chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần. Bốn là, chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện là 02 tuần, tối đa là 04 tuần. Năm là, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thời gian thực hiện tối đa là 01 tuần. Thứ tư, về chứng chỉ bồi dưỡng. Một là, chứng chỉ bồi dưỡng công chức. Hai là, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Ba là, chứng chỉ được cấp cho những học viên có đủ các điều kiện. Bốn là, về việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng: (i) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức là một trong những điều kiện để công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch; xét bổ nhiệm vào ngạch và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cao hơn liền kề; (ii) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức có giá trị thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng; (iii) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức; (iv) Chứng chỉ bồi dưỡng công chức sử dụng trên phạm vi toàn quốc. 8 1.2.3. Chủ thể bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chủ thể bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh bao gồm chủ thể được pháp luật giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng và chủ thể trực tiếp bồi dưỡng cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. 1.2.4. Quy trình bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Dựa vào logic thông thường của việc xác lập quy trình cho một công việc, cũng như các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành và kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu cho thấy có thể xác lập và mô tả quy trình bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh như sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Thứ nhất, mức độ hoàn thiện của pháp luật về bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thứ hai, chất lượng đầu vào của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thứ ba, mức độ hoàn thiện khung năng lực của từng vị trí việc trong các Xác định nhu cầu bồi dƣỡng Thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng Lập kế hoạch bồi dƣỡng Đánh giá chất lƣợng bồi dƣỡng 9 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thứ tư, chất lượng của hệ thống cơ sở bồi dưỡng và giảng viên bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thứ năm, quy mô ngân sách dành cho công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thứ sáu, mức độ tuân thủ quy trình bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thứ bảy, mức độ hợp lý, phù hợp thực tiễn và tính khoa học của nội dung, hình thức, chương trình và tài liệu bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Thứ tám, điều kiện kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính cấp tỉnh nơi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh công tác. 1.4. Bồi dƣỡng công chức tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.4.1. Bồi dưỡng công chức tại một số quốc gia trên thế giới Việc nghiên cứu và trình bày một cách trực tiếp kinh nghiệm bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh (hoặc tương đương) của các nước trên thế giới là rất khó khăn. Do đó, mục này chỉ trình bày khái quát tình hình bồi dưỡng công chức nói chung (không phân biệt nơi công tác) của một số quốc gia dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp. Trên cơ sở đó, rút ra các bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh của Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, về cơ sở và đội ngũ giảng viên bồi dưỡng công chức. Thứ hai, về chương trình, nội dung và hình thức bồi dưỡng. Thứ ba, về quy trình bồi dưỡng. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh Thứ nhất, về cơ sở và đội ngũ giảng viên bồi dưỡng công chức: (i) các cơ sở bồi dưỡng được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến các địa phương. Ngoài các cơ sở bồi dưỡng trong khu vực công thì khu vực tư cũng có 10 thể tham gia bồi dưỡng công chức, nghĩa là ngoài các cơ sở, bồi dưỡng thuộc nhà nước thì các trường đại học cũng thể tham gia nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức; (ii) thành lập cơ sở bồi dưỡng theo khu vực địa lý, dân cư, không nhất thiết thành lập cơ sở bồi dưỡng theo đơn vị hành chính lãnh thổ hoặc tổ chức bộ máy nhà nước (bộ, cơ quan trung ương); (iii) xây dựng các chương trình bồi dưỡng CBCC đa dạng để phù hợp với các loại công chức khác nhau; (iv) Các cơ sở bồi dưỡng không nhất thiết phải đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu lớn, mà nên thực hiện giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng để một mặt tinh giản biên chế, mặt khác tăng cường chất lượng giảng viên, phù hợp với yêu cầu thực tế các chương trình bồi dưỡng công chức; (v) Tăng cường áp dụng các biện pháp của khu vực tư nhân như sử dụng các hình thức đấu thầu giữa các cơ sở bồi dưỡng khác nhau trong việc cung cấp dịch vụ bồi dưỡng công chức; Nhà nước đặt hàng về bồi dưỡng công chức đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Thứ hai, về nội dung, chương trình bồi dưỡng công chức: (i) Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế hoặc theo đơn đặt hàng của cơ quan của nhà nước; (ii) Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải chú trọng yếu tố thực hành thông qua các hình thức và phương pháp giáo dục trực quan; (iii) Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải tập trung vào phần kỹ năng, phương pháp và thái độ thực hiện công việc của công chức. Thứ ba, về quy trình bồi dưỡng công chức: (i) Phải xây dựng khung năng lực vị trí việc làm để làm căn cứ cho quá trình bồi dưỡng công chức; (ii) Chú trọng bước xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức; (iii) Trao quyền thiết kế khóa học cho giảng viên. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội và tác động của chúng đến công tác bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh 2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh Thứ nhất, ở thời điểm hiện tại TP. Hồ Chí Minh vẫn đang là trụ cột kinh 11 tế quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, vị trí này cùng đang bị thách thức bởi một số địa phương khác có mức tăng trưởng cao trong thời gian qua. Thứ hai, năng lực cạnh tranh và chất lượng sống của người dân TP. Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện tại đã được cải thiện, nhưng so với nhiều địa phương khác trong nước, thì TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng trở nên tụt hậu. Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn nêu trên có một phần từ sự bất cập và yếu kém trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị của các cấp chính quyền TP. Hồ Chí Minh, tức là có liên quan đến năng lực lãnh đạo, quản lý và thực thi của đội ngũ công chức ở các cấp chính quyền TP. Hồ Chí Minh. 2.1.2. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đến công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh Thứ nhất, với vị trí vừa là đầu tàu tăng trưởng kinh tế, vừa là trụ cột kinh tế quan trọng nhất của cả nước đã tạo ra hai sức ép rất lớn sau đây đối với chính quyền TP. Hồ Chí Minh nói chung, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Thứ hai, hiện tại TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bối cảnh này đã tạo ra áp lực rất lớn trong việc đòi hỏi CBCC TP. Hồ Chí Minh nói chung, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh nói riêng phải có năng lực thực thi công vụ cao, thái độ làm việc tận tâm, đồng thời còn phải có khả năng đổi mới, sáng tạo. Thứ ba, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cùng với quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi việc bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới ngày càng trở nên cấp thiết. 2.2. Khái quát công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh 2.2.1. Về số lượng, độ tuổi, giới tính và ngạch công chức Thứ nhất, về số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh là 3540 người, đây là con số rất lớn nếu đặt trong sự so sánh với các địa phương khác. Trong 3540 công chức, có 641 công chức giữ 12 chức vụ lãnh đạo, quản lý (chiếm 18.1%), có 2899 công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (chiếm 81.9%), đây là tỷ lệ tương đối hợp lý. Thứ hai, về độ tuổi của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: nhóm tuổi từ 50 đến 60 (chuẩn bị nghỉ hưu) chiếm tỷ lệ thấp nhất, chiếm 13.2%; xếp ngay sau là nhóm tuổi từ 30 trở xuống, chiếm 14.2%; nhóm tuổi từ 31 đến 40 có số lượng lớn nhất, chiếm gần một nửa (47.1%); nhóm tuổi từ 41 đến 50 chiếm 1/4 tổng số công chức (25.5%). Như vậy, nhóm công chức dưới 40 tuổi chiếm 61.3%, đây là độ tuổi mà xét về tâm lý vẫn còn dễ dàng tiếp thu những điều mới, cũng như dễ thay đổi quan điểm hơn so với nhóm công chức trên 40 tuổi, đặc biệt là nhóm từ 50 đến 60 tuổi. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh. Thứ ba, về giới tính của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: cơ cấu giới tính của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh có sự mất cân bằng tương đối lớn, khi công chức nam chiếm tới 65.8%, trong khi công chức nữ chỉ chiếm 34.2%, tức là số lượng công chức nam gần gấp đôi số lượng công chức nữ. Sự mất cân đối còn lớn hơn nếu xét về cơ cấu giới tính của công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chẳng hạn công chức nữ chỉ chiếm 21.6% trong tổng số các công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các sở và cơ quan tương đương sở, thậm chí trong các cơ quan hành chính trực thuộc thì số lượng công chức nữ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý còn thấp hơn và đều dưới 20%. Thứ tư, về ngạch công chức của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: ngạch chuyên viên cao cấp chỉ mới có 26 người, chiếm 0.7%; ngạch chuyên viên chính và tương đương chỉ mới có 180 người, chiếm 5.1%. Công chức giữ ngạch chuyên viên chiếm số lượng lớn nhất khi có 2808 công chức, chiếm tới 79.4%. Số lượng công chức giữ ngạch cán sự và ngạch chuyên viên cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn khi chiếm tới 14.8% với 526 công chức. 2.2.2. Về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ Thứ nhất, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức các cơ 13 quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: Công chức có trình độ đại học chiếm tới 78.1%, với 2765 người; công chức có trình độ thạc sĩ chiếm 14.4%, với 509 người; công chức có trình độ tiến sĩ chiếm 0.6%, với 21 người; 6.9% công chức còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông. Thứ hai, về trình độ lý luận chính trị của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: Số lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh chưa được bồi dưỡng các lớp lý luận chính trị, hoặc chỉ mới có trình độ lý luận chính trị sơ cấp còn rất lớn, chiếm tới 38.8% với 1370 công chức. Số lượng công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị có số lượng lớn nhất, chiếm 48.2% với 1708 công chức. Công chức có trình độ cao cấp lý luận chính trị và cử nhân lý luận chính trị chiếm 13% với 462 công chức. Thứ ba, về trình độ tin học của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: phần lớn công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh có chứng chỉ tin học (bao gồm các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C). Theo đó, công chức có chứng chỉ tin học chiếm 88.2% với 3124 người. Số lượng công chức có trình độ tin học từ cao đẳng trở lên chiếm 3.9% với 139 người. Còn lại là 7.9% công chức, với 277 người chưa được đào tạo qua về tin học. Thứ tư, về trình độ ngoại ngữ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh: đa số các công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh có chứng chỉ Anh văn (gồm chứng chỉ Anh văn trình độ A, B, B1, B2, C, C1, C2 hoặc chứng chỉ TOEIC, TOEFL ITP). Theo đó, có tới 3232 công chức, chiếm 91.3% công chức có chứng chỉ Anh văn. Có 155 công chức, chiếm 4.4% có trình độ cao đẳng Anh văn trở lên. Còn 118 công chức chiếm 3.3% chưa có chứng chỉ Anh văn hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào khác. Ngoài Anh văn ra, còn có 35 công chức, chiếm 1% có trình độ ngoại ngữ khác (bao gồm cả có chứng chỉ hoặc có trình độ cao đẳng trở lên). 2.3. Thực trạng bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh 14 2.3.1. Tình hình bồi dưỡng Thứ nhất, về tình hình bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh ở trong nước giai đoạn 2015 – 2018: Một là, số lượt bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh trong nước giai đoạn 2015 – 2018: năm 2015 là 66.7%; năm 2016 là 63.7%; năm 2017 là 47.5% và năm 2018 là 60.4%. Trong 4 năm, số lượt công chức tham gia các lớp bồi dưỡng là 8438 lượt và gấp 2.4 lần so với tổng biên chế công chức. Hai là, tình hình công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị trong giai đoạn 2015 – 2018: tổng số 1521 lượt, chiếm trung bình 18% số lượt công chức tham gia bồi dưỡng trong cả giai đoạn 2015 - 2018, năm cao nhất là năm 2015 chiếm đến 23.9%. Tuy nhiên, số lượt công chức tham gia bồi dưỡng chính trị có xu hướng giảm dần và mạnh qua các năm. Ba là, tình hình công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN giai đoạn 2015 – 2018: với 2331 lượt, chiếm 27.6% tổng số lượt bồi dưỡng công chức trong giai đoạn 2015 - 2018, năm cao nhất là năm 2016 chiếm tới 36.3%. Bốn là, tình hình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và vị trí việc làm của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 – 2018: với 3014 lượt, chiếm 35.7% tổng số lượt bồi dưỡng công chức diễn ra trong giai đoạn 2015 – 2018. Năm là, tình hình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2018: số lượt công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý tương đối lớn và có xu hướng ổn định đều qua các năm. Sáu là, tình hình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; ngoại ngữ và tin học của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 – 2018: số lượt công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; ngoại ngữ và tin học về cơ bản là không nhiều 15 và chiếm số lượng không đáng kể trong tổng số lượt bồi dưỡng công chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 - 2018. Tuy nhiên, trong năm 2018 có sự gia tăng đột ngột số lượt công chức tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, với 426 lượt, chiếm 19.9% tổng số lượt công chức tham gia bồi dưỡng trong năm. Thứ hai, về tình hình bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh ở nước ngoài giai đoạn 2015 – 2018: Một là, số lượt bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh ở nước ngoài giai đoạn 2015 – 2018: trong 4 năm có 773 lượt công chức tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài, tức là ít hơn khoảng 11 lần so với 8438 lượt công chức tham gia bồi dưỡng trong nước. Trung bình mỗi năm có 193 lượt công chức tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài. Hai là, nội dung bồi dưỡng khi công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài trong giai đoạn 2015 – 2018: nội dung bồi dưỡng tương đối phong phú. Tuy nhiên, trong các nội dung nêu trên thì nội dung khác, tức là việc tham gia các hội nghị, khảo sát, học tập kinh nghiệm chiếm số lượng lớn nhất, trong 4 năm có 285 lượt công chức tham gia, chiếm 36.9%. Ba là, thành phần công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh khi tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài giai đoạn 2015 – 2018: trong 4 năm có tới 636 lượt công chức lãnh đạo, quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng ở nước ngoài, chiếm 82.3%. Trong khi đó, số lượt công chức tham mưu hoạch định chính sách hoặc công chức trong diện quy hoạch chỉ có 137 lượt, chiếm 17.7%, tức là ít hơn 4.6 lần so với công chức lãnh đạo, quản lý. Bốn là, thời gian công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài giai đoạn 2015 – 2018: trong 4 năm có tới 708 lượt công chức tham gia bồi dưỡng có thời gian dưới 1 tháng, chiếm 91.6%. Trong khi đó, các lớp bồi dưỡng từ 1 đến 12 tháng chỉ có 65 lượt công chức tham gia, chiếm 8.4%. Thứ ba, về kinh phí bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 - 2018 từ nguồn ngân 16 sách nhà nước: Tính bình quân, chi phí bồi dưỡng trên một lượt công chức tham gia bồi dưỡng dao động từ 2 đến 2.6 triệu đồng. Trong đó, chi phí dành cho việc bồi dưỡng công chức trong nước là tương đối thấp, chỉ khoảng từ 0.8 đến 1 triệu đồng trên mỗi lượt công chức tham gia bồi dưỡng. Trái lại, chi phí bồi dưỡng công chức ở nước ngoài là tương đối lớn, dao động từ 18.2 đến 22 triệu đồng trên mỗi lượt công chức tham gia bồi dưỡng, tức là gấp khoảng 22 lần so với chi phí bồi dưỡng công chức ở trong nước. 2.3.2. Thực trạng xác định nhu cầu bồi dưỡng Xác định nhu cầu bồi dưỡng là bước đầu tiên trong quy trình bồi dưỡng công chức nói chung, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Qua khảo sát cho thấy, hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh không được tiến hành riêng, thay vào đó được thực hiện chung cùng với các công chức khác thuộc chính quyền các cấp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2.3.3. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng Lập kế hoạch bồi dưỡng là bước tiếp sau bước xác định nhu cầu bồi dưỡng. Tìm hiểu hoạt động lập kế hoạch bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh cho thấy việc lập kế hoạch bồi dưỡng được tiến hành gần như song song với hoạt động xác định nhu cầu bồi dưỡng. Đồng thời, cũng giống như việc xác định nhu cầu bồi dưỡng, việc lập kế hoạch bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh được tiến hành chung với các CBCC, viên chức khác thuộc các cấp chính quyền TP. Hồ Chí Minh. 2.3.4. Thực trạng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng là bước tiếp theo trong quy trình bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nhằm để hiện thực hóa kế hoạch bồi dưỡng. Các chủ thể được phân công nhiệm vụ trong Kế hoạch bồi dưỡng CBCC, viên chức của TP. Hồ Chí Minh hàng năm sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng công chức. Thông thường, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh là cơ quan được giao chịu 17 trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. 2.3.5. Thực trạng đánh giá chất lượng bồi dưỡng Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã cố gắng thu thập các thông tin về thực trạng đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đáng tiếc hầu như không thể tiếp cận được nguồn thông tin có giá trị đáng kể nào. Thay vào đó, chỉ có thể khai thác được một số thông tin mang tính khái quát trong các báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức của TP. Hồ Chí Minh hàng năm trong giai đoạn 2015 - 2018. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh 2.4.1. Kết quả tích cực Thứ nhất, trong bối cảnh áp lực công việc ngày càng gia tăng, nhưng lại phải tinh giản biên chế theo yêu cầu của Trung ương, thì việc tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, qua đó thu hút một số lượng lớn công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia các lớp bồi dưỡng là một nỗ lực đáng ghi nhận. Thứ hai, thông qua việc được tham gia nhiều lớp bồi dưỡng đã giúp công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh chuẩn hóa các tiêu chuẩn về ngạch, chức vụ, chức danh. Phần lớn công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh đã đạt các yêu cầu cơ bản về ngạch, chức vụ, chức danh. 2.4.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế, bất cập Thứ nhất, chất lượng bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 - 2018 có hiệu quả hạn chế, chưa tương xứng với chi phí bỏ ra, chưa có tác động rõ rệt đến năng lực thực thi công vụ của công chức và hiệu lực, hiệu quả QLNN trên các lĩnh vực của chính quyền TP. Hồ Chí Minh. Thứ hai, kinh phí hàng năm TP. Hồ Chí Minh dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức của thành phố không lớn, kinh phí trung bình mỗi 18 năm trong giai đoạn 2015 - 2018 chỉ đạt 158 tỷ đồng. Thứ ba, xác định nhu cầu bồi dưỡng là bước rất quan trọng trong quy trình bồi dưỡng công chức nói chung, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh nói riêng, được tiến hành không chặt chẽ, thiếu tính khoa học và kết quả của bước này hầu như chỉ phản ánh ý chí chủ quan của Sở Nội vụ, UBND TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan nhà nước cấp trên, mà chưa phản ánh đòi hỏi trong thực tiễn công tác của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh. Thứ tư, đánh giá chất lượng bồi dưỡng công chức nói chung, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh chưa được chú trọng thực hiện và dù được thực hiện thì cũng không được đặt ở vị trí xứng đáng với vai trò quan trọng của mình. 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập Thứ nhất, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP khi quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức đã không quy định cụ thể quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức nói chung. Thứ hai, về hình thức, nội dung, chương trình bồi dưỡng công chức nói chung hiện nay chủ yếu thiên về tính hình thức, tức là chủ yếu hướng đến sự chuẩn hóa về ngạch, chức vụ, chức danh, chưa coi trọng yếu tố nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức nói chung. Thứ ba, hầu hết các giảng viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng là giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và dù nếu là giảng viên thỉnh giảng thì cũng là giảng viên cơ hữu từ một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác. Bối cảnh này cho thấy, các giảng viên có thể rất giỏi về kiến thức hàn lâm, nhưng chưa hẳn đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết để có thể hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn, trao truyền kinh nghiệm cho công chức tham gia bồi dưỡng. Thứ tư, theo quy định của pháp luật, kết quả đánh giá học viên không phải là căn cứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon.pdf
Tài liệu liên quan