Luận văn Động cơ học tập của sinh viên học viện phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP .7

1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về ĐCHT.7

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.7

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .9

1.2. Lý luận về động cơ học tập của sinh viên.12

1.2.1. Lý luận về động cơ.12

1.2.2. Lý luận về động cơ học tập .24

1.3. Hoạt động học tập của SV Học viện Phật giáo Việt Nam.37

1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của SV HVPG Việt Nam .37

1.3.2. Động cơ học tập của SV Học viện Phật giáo Việt Nam.48

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV HVPG Việt Nam.54

Tiểu kết chương 1.59

Chương 2 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

CỦA SV HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH .60

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .60

2.2. Thực trạng động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại

Thành phố Hồ Chí Minh.632.2.1. Lý do SV thi tuyển vào HVPGVNTTPHCM .63

2.2.2. Động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành

phố Hồ Chí Minh.70

2.2.3. Hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM.84

2.2.4. Biểu hiện nhận thức, thái độ, hành vi về ĐCHT của SV Học viện Phật

giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.88

2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV HVPGVNTTPHCM.110

Tiểu kết chương 2.119

Chương 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA

SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH.120

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp.120

3.2. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của một số biện pháp thúc đẩy

ĐCHT của SV HVPGVNTTPHCM .121

3.3. Kết quả thăm dò ý kiến GV và SV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên Học viện Phật giáo.122

3.3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất .122

3.3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .124

3.4. Một số biện pháp thúc đẩy ĐCHT của SV Học viện Phật giáo Việt Nam tại

Thành phố Hồ Chí Minh.126

3.4.1. Các biện pháp thuộc về nhà trường.126

3.4.2. Các biện pháp thuộc về GV.131

3.4.3. Biện pháp thuộc về tự viện nơi SV tu học..136

3.4.4. Biện pháp thuộc về bản thân sinh viên .137

Tiểu kết chương 3.140

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .141

TÀI LIỆU THAM KHẢO .146

PHỤ LỤC.154

pdf187 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ học tập của sinh viên học viện phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y chứng tỏ ĐCHT của SV Học viện Phật giáo rất đa dạng. Nhìn biểu đồ 2.2.2 ta thấy có 2 loại động cơ đạt mức điểm cao và 3 loại động cơ đạt mức điểm trung bình và thấp. Trong đó động cơ nghề nghiệp xếp vị trí thứ nhất với điểm trung bình (TB) là 4.31 ở mức độ rất cao, vậy động cơ nghề nghiệp được SV Học viện Phật giáo ý thức như một động lực định hướng một cách rõ rệt nhất với mức độ tập trung các câu trả lời cao. • Nhóm động cơ nghề nghiệp Đây là nhóm ĐCHT đúng đắn. Cột tổng hợp chung trên bảng 2.2.2a cho chúng ta thấy hầu hết SV đều ý thức động lực mạnh mẽ thúc đẩy mình học tập là để phục vụ đạo pháp (TB = 4.47), hoằng pháp độ sinh (4.33) và phục vụ xã hội (TB = 4.13). Sở dĩ động cơ phục vụ đạo pháp được ưu tiên hàng đầu vì theo tinh thần của người Ghi chú: 1: ĐC nhận thức khoa học 2: ĐC nghề nghiệp 3: ĐC xã hội 4: ĐC tự khẳng định 5: ĐC vụ lợi 75 xuất gia đạo Phật “Thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh” nghĩa là trên cầu làm Phật, dưới hóa độ chúng sanh. Kể từ ngày một người rời cuộc sống gia đình để vào tự viện sống đời sống xuất gia cũng đồng nghĩa với việc họ nguyện suốt đời sống và cống hiến vì sự hưng thịnh của đạo pháp và vì sự lợi lạc cho chúng sanh. Trong phỏng vấn sâu, SV Trần Thị Hồng T (Pháp danh Nhuận M, Khóa 9) trả lời:“Học để tiếp thu giáo lý, kinh nghiệm, kiến thức phục vụ cho đạo pháp”, còn SV Nguyễn Lý Ng (Pháp danh Quảng H, lớp triết học, khóa 8) trả lời: “Mình học tập vì nghĩ đến tương lai đạo pháp. Vì thiết nghĩ tuổi trẻ là người kế thừa mạng mạch Phật pháp trong tương lai, mà mình tu học tệ quá sao giữ gìn được, nhất là trong thời kỳ hiện đại này”. Tiếp theo sau động cơ phục vụ đạo pháp là động cơ hoằng pháp độ sinh và phục vụ xã hội. Trong đạo Phật ai cũng biết đến lời Phật dạy trong kinh Hoa Nghiêm: “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Cho nên đời sống của người tu sĩ thường gắn liền với các việc an sinh xã hội như từ thiện, cứu trợ, giúp đỡ người nghèo, làm điểm tựa tinh thần cho những người bất an trong cuộc sống, tổ chức các khóa tu giúp thăng hoa đời sống tinh thần cho mọi người, Theo tâm lý học hoạt động thì hoạt động luôn luôn phải có hai nhân tố đó là chủ thể và đối tượng. Đối với lĩnh vực nghề nghiệp của người tu sĩ cũng vậy, đối tượng của họ là quần chúng nhân dân, là chúng sanh, là tất cả những người có duyên với Phật pháp trong xã hội. Bổn phận và trách nhiệm của họ là phải dùng Phật pháp để tác động vào những đối tượng này để giúp họ sống theo đúng theo tinh thần Phật dạy nhằm mang lại an lạc, hạnh phúc trong đời sống của đối tượng được tác động. Theo sự suy luận này thì động lực thúc đẩy học tập của SV Học viện Phật giáo là để hoằng pháp độ sinh và phục vụ xã hội là điều đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với mục đích xuất gia của người đệ tử Phật. • Nhóm động cơ nhận thức-khoa học 76 Bên cạnh nhóm động cơ nghề nghiệp, động cơ nhận thức khoa học cũng thuộc ĐCHT đúng đắn được SV học viện đánh giá cao. Kết quả khảo sát ở bảng 2.2.2a và biểu đồ 2.2.2 cho thấy động cơ này xếp vị trí thứ 2 với điểm trung bình là 3.87. Trong nhóm động cơ này, thì động cơ “Khao khát tiếp nhận tri thức mới” được SV đánh giá cao hơn hết với điểm trung bình là 4.13, tiếp sau đó là các động cơ “Hoàn thiện nhân cách”, “Hứng thú với việc nghiên cứu Phật học và thế học”, “Học để có nền tảng học lên cao học” và “Nắm bắt kịp thời những tiến bộ của nền tri thức khoa học” tương ứng với các mức điểm trung bình là 4.01, 3.98, 3.63, 3.61. Nhìn chung tất cả các điểm số trung bình đều ở mức độ cao, trên trung bình ( lớn hơn 3.5). Qua đây cho thấy SV Học viện Phật giáo hướng nhiều tới việc thỏa mãn nhu cầu nhận thức và đánh giá cao vai trò của tri thức khoa học đối với bản thân. Điều này giúp cho những SV này có ĐCHT rõ ràng và tinh thần cầu tiến cao. Xếp bậc đầu tiên là động cơ “Khao khát tiếp nhận tri thức mới”, đây là động cơ được SV đánh giá rất cao, đồng xếp vị trí thứ 3 với động cơ “Tiếp thu kiến thức phục vụ xã hội” ở bảng 2.2.2a. Hiện nay chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin, còn gọi là thời đại tri thức với đa dạng các lĩnh vực và ngành nghề. Do đó, việc học tập tốt để có đủ tri thức, năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của cuộc sống là điều cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống, SV Học viện Phật giáo đã nhận thức rõ ràng và chuyển vào ĐCHT của mình. SV Nguyễn Thị Bé T (Pháp danh Huệ H, khóa 8) nói: “Cuộc sống ngày nay cần phải trao dồi kiến thức và kinh nghiệm sống, tu tập, có như thế mới đủ khả năng loại bỏ những luồng tư tưởng ngoại lai, tự tin và những gì mình đang làm và sẽ làm”. Kế tiếp động cơ “Khao khát tiếp nhận tri thức mới” trong nhóm động cơ nhận thức khoa học là động cơ “Hoàn thiện nhân cách”, được SV đánh giá cao với điểm số trung bình là 4.01. Như vậy, đối với SV Học viện Phật giáo, việc học đối với họ rất có ý nghĩa, học để tiếp thu kiến thức Phật học và thế học ở cấp độ cao hơn. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bên cạnh trao dồi, phát huy năng lực họ còn quan 77 tâm đến việc rèn luyện phẩm chất, tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Động cơ “Hoàn thiện nhân cách” xếp vị trí thứ 5/18 trong bảng 2.2.2a. Một điều đáng mừng cho HVPGVNTTPHCM vào tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam được đào tào thí điểm Thạc sĩ chuyên ngành Phật học tại HVPGVNTTPHCM bắt đầu năm 2012. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ tạo niềm phấn khích, vui mừng cho toàn thể SV cử nhân Phật học từ trước đến nay. Nhờ ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài từ phía nhà trường như vậy đã hình thành cho SV động cơ “Học để có nền tảng tiếp tục học lên Cao học”. Điều mà trước đây SV hiếm khi nghĩ đến vì không phải ai cũng hội đủ điều kiện để ra nước ngoài học tập. Trong phiếu thăm dò ý kiến, một SV nữ lớp Triết học – khóa 8 đã chia sẻ: “Nâng cao nhận thức về Phật học, sắp tới thi vào Cao học Học viện Phật giáo để trở thành GV các trường Phật học – thế học trong đạo và ngoài đời”. Nói chung, trong nhóm động cơ nhận thức- khoa học thì động cơ mạnh mẽ nhất, được nhiều SV lựa chọn nhất là động cơ khao khát tiếp nhận tri thức mới. Ngoài ra, động cơ hoàn thiện nhân cách và học để có nền tảng tiếp tục học lên Cao học cũng được SV đánh giá cao. Học tập như vậy là có mục đích, có lý tưởng để phấn đấu. Đó là một dấu hiệu đáng mừng để chúng ta có cơ sở tin tưởng vào một thế hệ Tăng Ni SV tài đức sau này. • Nhóm động cơ tự khẳng định mình Xếp vị trí thứ 3 trong 5 nhóm ĐCHT của SV Học viện Phật giáo mang ý nghĩa tích cực là nhóm động cơ tự khẳng định mình với điểm trung bình là 3.01. Kết quả trên cho thấy, động cơ tự khẳng định được SV Học viện Phật giáo đánh giá ở mức độ trung bình. Vào năm 2008, kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Dương Thị Kim Oanh [43, tr.47] cho thấy động cơ tự khẳng định mình được SV đánh giá ở vị trí thứ nhất, kế đến là động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ nhận thức khoa học. Trong nghiên cứu này với đối tượng là SV Học viện Phật giáo thì động cơ tự khẳng định 78 mình chỉ xếp ở vị trí thứ 3, sau động cơ nghề nghiệp và động cơ nhận thức khoa học. Sự khác biệt này có thể vì SV các trường đại học thường muốn khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội, mà trước hết là trong học tập. Còn SV Học viện Phật giáo do ảnh hưởng của học thuyết vô ngã nên không đề cao lắm vai trò tự khẳng định mình trong học tập. Nếu xét từng động cơ cụ thể trong nhóm động cơ tự khẳng định mình ta sẽ thấy thứ bậc cao nhất là động cơ “Học để có cơ hội trao đổi kiến thức với GV và bạn bè đồng học” với điểm số trung bình là 3.95. Trong môi trường đào tạo cử nhân Phật học, SV có quyền được nêu lên ý kiến, quan điểm của mình, cũng như có thể tham gia vào việc tranh luận với GV và bạn bè đồng học những vấn đề cần thiết trong học tập dưới sự tổ chức của GV bộ môn. Thông qua những giờ trao đổi, tranh luận như thế này, SV học hỏi được rất nhiều điều từ GV, bạn bè cũng như trưởng thành hơn trong nhận thức. Một SV lớp Hoằng pháp, khóa 8 phát biểu: “Thông qua sự trao đổi kiến thức với các bậc Tôn túc (GV là tu sĩ) và huynh đệ cùng lớp (bạn bè cùng lớp), cách thức truyền đạt kiến thức cho SV. Qua đó mình chắc lọc thành những cái tinh hoa hầu áp dụng trong việc hoằng pháp lợi sanh”. SV Học viện Phật giáo ngày nay năng động, sáng tạo, tự tin. Điều này được thể hiện thông qua việc SV tự tổ chức hoạt động học tập và đóng góp những hiểu biết của mình trong các lĩnh vực nghiên cứu tại trường. Động cơ “Đóng góp những hiểu biết của mình vào việc nghiên cứu Phật học” (TB = 3.72) được xếp thứ hai trong nhóm động cơ tự khẳng định mình. Vị trí này phần nào minh chứng cho nhiệt huyết sống và học tập nghiêm túc của những người Tăng Ni trẻ tuổi. Đây cũng là động cơ hoàn thoàn chính đáng, làm nền tảng cho việc nghiên cứu thực thụ, và cống hiến trí tuệ của mình cho đạo pháp sau này. Cuối cùng là động cơ “Mong muốn thể hiện mình trước lớp” (TB = 2.36) và “Học để có học bổng”(TB =2.03). Ta thấy điểm trung bình hai loại động cơ này khá thấp, chứng tỏ rằng SV ít quan tâm đến hai vấn đề này. Hai động cơ này không xấu 79 nếu như SV ý thức học vì các động cơ khác kèm theo, bằng không SV sẽ có những hành động học tập không phản ánh đúng năng lực của mình. Nhìn chung theo sự xắp xếp thứ bậc của các động cơ thuộc nhóm động cơ tự khẳng định mình trong bảng 2.2.2a chúng ta thấy đầu tiên là động cơ học để có cơ hội trao đổi kiến thức với GV và bạn bè đồng học. Thông qua quá trình trao đổi, tranh luận này nhất định SV sẽ có cơ hội đóng góp những hiểu biết đúng đắn của mình vào lĩnh vực nghiên cứu Phật học. Khi SV đưa ra được quan điểm, hiểu biết đúng đắn của mình, được GV và bạn bè thừa nhận, tức là SV đang khẳng định được mình trước tập thể. Nếu tinh thần cầu tiến và lòng nhiệt huyết vì tri thức này luôn được SV nuôi dưỡng phát huy dưới sự tổ chức của GV, thì nhất định hiệu quả học tập của SV sẽ cao và vấn đề nhận được học bổng là điều tất nhiên. • Nhóm động cơ xã hội Kết quả khảo sát trong bảng 2.2.2a ta thấy nhóm động cơ này xếp vị trí thứ 4 trong hệ thống ĐCHT mang ý nghĩa tích cực nếu kèm theo một trong ba động cơ nói trên. Với điểm trung bình là 2.85 ở mức thấp, cho thấy SV đánh giá không cao về động cơ này. Tuy nhiên với những SV học tập xuất phát từ động cơ xã hội có thể đây là một khởi nguồn nhận thức đúng đắn trong học tập, để qua đó trong quá trình học tập dưới sự quan tâm, chỉ dẫn của GV và sự tiếp xúc với bạn bè, SV đó sẽ có thêm những ĐCHT khác để dần dần hình thành mục đích học tập tiến bộ và có ý chí học tập mạnh mẽ hơn. Trong nhóm động cơ xã hội, SV viên đánh giá động cơ “đáp ứng sự mong đợi của thầy tổ và bạn bè” ở mức độ trung bình, với điểm số là 3.56, chiếm ưu thế nhất. Kế đến là động cơ “học để không thua kém bạn bè” với mức độ khá thấp, điểm trung bình là 2.15. SV học tập với mục đính đáp ứng sự mọng đợi của gia đình, thầy tổ và bạn bè tuy ở mức độ trung bình nhưng đây là điểm số gần đạt mức khá (TB = 3.56 < 3.6), điều này chứng tỏ có khá đông SV Học viện Phật giáo học tập với động cơ này. Vì 80 tâm lý chung của bất kỳ SV nào cũng đều mong muốn làm hài lòng cha mẹ, thầy tổ. Và bất kỳ cha mẹ, thầy tổ nào cũng muốn con cái, đệ tử của mình được giỏi giang, thành đạt và trở thành người tài đức sau này có thể đóng góp tích cực cho đạo pháp, xã hội. SV hiểu được tâm lý này, xuất phát từ lòng thương yêu cha mẹ, sự kính trọng với thầy tổ nên họ cố gắng học tập để mọi người hài lòng, tự hào về mình. Nên đáp ứng sự mong đợi của gia đình, thầy tổ là một trong những ĐCHT đúng đắn, mang lại hiệu quả học tập cao. Trong phỏng vấn sâu, SV Nguyễn Đình T (Pháp danh Thông T, lớp Hoằng pháp, khóa 8) trả lời: “Do sự khuyến khích của sư phụ, ba mẹ cùng mọi người xung quanh nên càng cần phải học thêm nhiều để không phụ chí xuất gia và trả ơn những người có công với ta”, còn SV Nguyễn Lý Ng (Pháp danh Quảng H, lớp Triết học, khóa 8) trả lời: “Vì mình muốn đền ơn cha mẹ, thầy tổ và những người thân bởi họ đã chắc chiu tiền bạc cho mình ăn học”. ĐCHT “Học để không thua kém bạn bè” được SV Học viện Phật giáo đánh giá khá thấp, điểm trung bình chỉ có 2.15. Chứng tỏ SV đi học với mục đích này không nhiều, có lẽ đặc điểm tâm lý chung của SV là tu sĩ Phật giáo thường không thích cạnh tranh với bạn bè đồng tu của mình. SV thích sống và học tập trong tinh thần hòa hợp, giao lưu, chia sẻ, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Tóm lại, trong nhóm động cơ xã hội chỉ có động cơ đáp ứng sự mong đợi của gia đình, thầy tổ là động lực thúc đẩy SV học tập nhiều nhất. Và động cơ này được SV đánh giá gần đạt mức khá cao trong xếp loại. • Nhóm động cơ vụ lợi Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2.2a và biểu đồ 2.2.2, chúng ta nhận thấy đây là nhóm ĐCHT tiêu cực, xếp vị trí thấp nhất trong năm nhóm ĐCHT của SV Học viện Phật giáo với điểm trung bình là 2.35. Điểm số này cho thấy SV đánh giá thấp nhóm động cơ này, xét chi tiết vị trí xếp bậc từng động cơ cụ thể trong bảng 2.2.2a, ta thấy hai động cơ “Học để có bằng cấp cử nhân Phật học” và “Học để tiến thân sau này” đồng đứng ở vị trí thứ 12/ 18. Còn hai động cơ “Học để được điểm cao” và 81 “Học để được mọi người ngưỡng mộ” đứng ở vị trí thứ 17 và 18 cuối cùng của cột xếp hạng. Kết quả này báo hiệu dấu hiệu đáng mừng cho tương lai đạo Phật nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng. Vì những ĐCHT như thế này có thể thay đổi và dưới sự tác động của Học viện có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn, nhưng dù sao để thay đổi quan điểm, ý thức một con người không phải là dễ dàng nếu sự tác động đó không đúng phương pháp và liên tục. Việc học tập để có bằng cấp cử nhân Phật học và để tiến thân sau này là hoàn toàn chính đáng, nhưng học tập để chạy theo bằng cấp là không tích cực. Trong phiếu thăm dò ý kiến, một SV nam, lớp Hoằng pháp, khóa 8 đã chia sẻ: “Học tập tốt để tiến thân trên con đường tu học và hoằng dương Phật pháp, làm lợi ích cho đạo pháp và dân tộc”. Thiết nghĩ nếu xuất phát với ý thức như vậy thì học để có bằng cử nhân và để tiến thân là hoàn toàn đúng đắn. Cũng như vậy, động cơ “Học để có điểm cao” và “Học để được mọi người ngưỡng mộ” là hai động cơ được SV đánh giá ở vị trí thấp nhất trong cột xếp bậc của bảng 2.2.2a. Hai động cơ này nếu kèm theo các ĐCHT tích cực khác, và SV có ý thức học tập rõ ràng thì cũng có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình học tập của SV. Tuy nhiên, nếu SV quá chú trọng đến hai động cơ này, và xem đó là mục đích chính của việc học tập thì SV dễ có những hành động khác ngoài việc học tập để đạt cho bằng được điểm cao, và khiến người khác ngưỡng mộ mình, như vậy sẽ không phản ánh đúng khả năng của SV. Nhìn chung, sinh viên Học viện Phật giáo đều có động cơ học tập phân bố trong cả năm nhóm động cơ này. Tuy nhiên, căn cứ vào lý luận về năm nhóm động cơ này, chúng ta nhận thấy ba nhóm: động cơ nghề nghiệp, động cơ nhận thức khoa học và động cơ tự khẳng định thuộc về loại động cơ tích cực và cần phát huy ở sinh viên. Trong khi đó động cơ mang tính xã hội và động cơ vụ lợi thuộc về loại động cơ chưa tích cực vì thế trong quá trình đào tạo nhà trường cần quan tâm và điều chỉnh kịp thời để sinh viên có thể nhận ra và chuyển hướng vào các loại động cơ tích cực. Đặc biệt là giảng viên là yếu tố có thể tác động đến sinh viên nhiều nhất. 82 • Mối tương quan giữa các nhóm ĐCHT ở SV Học viện Phật giáo Bảng 2.2.2b. Mối tương quan giữa các nhóm ĐCHT của SV Học viện Phật giáo So sánh tương quan ĐC nhận thức - khoa học ĐC nghề nghiệp ĐC xã hội ĐC tự khẳng định ĐC vụ lợi ĐC nhận thức khoa học r = 1 r = -0.604 p = 0.587 r = 1 p < 0.01 r = -0.241 p = 0.759 r = 0.121 p = 0.879 ĐC nghề nghiệp r = -0.604 p = 0.587 r = 1 r = -1 p < 0.01 r = -0.835 p = 0.371 r = 0.155 p = 0.901 ĐC xã hội r = 1 p < 0.01 r = -1 p < 0.01 r = 1 r = 1 p < 0.01 r = -1 p < 0.01 ĐC tự khẳng định mình r = -0.241 p = 0.759 r = -0.835 p = 0.371 r = -1 p < 0.01 r = 1 r = -0.198 p = 0.802 ĐC vụ lợi r = 0.121 p = 0.879 r = 0.155 p = 0.901 r = -1 p < 0.01. r = 0.198 p = 0.802 r = 1 Kết quả ở bảng so sánh tương quan 2.2.2b cho thấy giữa các ĐCHT có mối tương quan đa dạng và phức tạp. Chỉ duy nhất tương quan giữa động cơ nhận thức khoa học và động cơ xã hội là cùng chiều và chặt (r = 1, p < 0.01). Điều này cho thấy giữa động cơ nhận thức khoa học và động cơ xã hội không có sự khác nhau trong nhận thức của SV. Ngoài ra mối tương quan giữa động cơ nhận thức khoa học với động cơ vụ lợi, động cơ nghề nghiệp và động cơ vụ lợi, động cơ tự khẳng định với động cơ vụ lợi là tương quan cùng chiều, nhưng không chặt. Điều này cho thấy các động cơ này không có sự khác biệt lẫn nhau. Còn lại mối tương quan giữa động cơ nhận thức khoa học với động cơ nghề nghiệp, động cơ nhận thức khoa học với động cơ tự khẳng định mình, động cơ nghề nghiệp với động cơ vụ lợi, động cơ xã hội với động cơ vụ lợi, động cơ vụ lợi với động cơ tự khẳng định mình là tương quan không cùng chiều và không chặt. Kết quả này cho thấy không phải năm loại động cơ lúc nào cũng gắn bó chặt chẽ và cùng nhau định hướng hoạt động học tập của SV Học viện Phật giáo.Vì vậy, trong dạy học, GV nên đa dạng hóa các phương 83 pháp dạy học tích cực, kích thích hứng thú, đam mê học tập để SV có thêm động lực cho việc học tập đạt kết quả tốt. 2.2.2.2. So sánh sự khác biệt về ĐCHT giữa các nhóm khách thể tại HVPGVNTTPHCM a. So sánh sự khác biệt về ĐCHT giữa SV khóa 8 và 9 Kiểm định bằng phép thống kê Independent-sample T-test ở bảng 2.2.2a, phần sinh viên khóa về sự tương quan so sánh giữa SV khóa 8 và SV khóa 9 như sau: t = -0.916, p = 0.361 >0.05 chứng tỏ không có sự khác biệt về ĐCHT giữa SV khóa 8 và khóa 9. b. So sánh sự khác biệt về ĐCHT giữa SV nam và nữ Kiểm định bằng phép thống kê Independent-sample T-test, kết quả ở bảng 2.2.2a, phần giới tính cho thấy sự tương quan giữa SV nam và nữ về ĐCHT như sau: t = 2.872, p = 0.004 <0.05. Kết quả này thể hiện có sự khác biệt giữa nam và nữ về ĐCHT tại Học viện Phật giáo. Đặc biệt là nhóm động cơ nhận thức-khoa học. Các nhóm động cơ khác được SV nam và nữ nhận thức tương đối giống nhau về vị trí xếp bậc từng loại động cơ cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhóm động cơ. Trong nhóm động cơ nhận thức – khoa học tương quan khác biệt thể hiện như sau: - Hai động cơ: “Hứng thú với việc nghiên cứu Phật học và thế học” và “Học để có nền tảng tiếp tục học lên cao học” được SV nam đánh giá cao hơn SV nữ về vị trí xếp bậc (5,9 so với 7,11). Đối với ba động cơ: “Khao khát tiếp nhận tri thức mới”, “Nắm bắt kịp thời những tiến bộ của nền tri thức khoa học” và “Hoàn thiện nhân cách”, SV nữ đánh giá cao hơn SV nam. Thứ tự xếp bậc lần lượt là 3,9,5 ở nữ so với nam là 4,10,6. Điều này phản ánh việc học tập của người nữ được thúc đẩy từ những động cơ mang tính chiều sâu, những giá trị bên trong cao hơn so với nam giới. Phải chăng ở SV nữ được hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, cụ thể hơn, sâu sắc hơn các SV nam. Trên thực tế SV nữ thường tỏ ra nhút nhát, họ học 84 với tâm thế đều đều ít có sự đột phá; trong thảo luận họ thường lệ thuộc nhiều vào giáo trình và mang tính chất tìm cầu sự an toàn nhiều hơn SV nam. Để giúp SV nữ học tập tích cực hơn, GV nên chú ý tăng cường các phương pháp dạy học nêu vấn về, đàm thoại và thảo luận nhóm giúp họ có cơ hội được thể hiện mình và thực hiện các bức phá trong học tập. c. So sánh sự khác biệt về ĐCHT giữa SV các vùng miền Qua phân tích phương sai (ANOVA), kết quả so sánh tương quan vùng miền ở bảng 2.2.2a, phần vùng miền thể hiện như sau: F = 0.706 , sig. = 0.495 > 0.05. Như vậy ở mức xác xuất = 0.05, động lực thúc đẩy học tập của SV miền Bắc, miền Trung và miền Nam là không có sự khác biệt. Như vậy, qua kết quả so sánh tương quan về ĐCHT của SV Học viện Phật giáo trong bảng 2.2.2a, ở mức xác suất = 0.05, không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa SV khóa 8 và khóa 9, cũng như giữa SV các vùng miền; chỉ duy nhất là có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV nam và nữ về ĐCHT. 2.2.3. Hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM 2.2.3.1. Kết quả chung về hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM Kết quả khảo sát thực trạng hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM được biểu hiện ở bảng 2.2.3a. Bảng 2.2.3a. Hứng thú học tập của sinh viên HVPGVNTTPHCM Hứng thú học tập Tần số Tỉ lệ % Xếp bậc Rất chán 7 2.2 5 Không hứng thú 33 10.2 4 Phân vân 104 32.2 2 Hứng thú 145 44.9 1 Rất hứng thú 34 10.5 3 85 Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập có mối tương đặc biệt quan trọng với động cơ học tập. Nó là yếu tố thúc đẩy cá nhân học tập, tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Vì thế người nghiên cứu cũng khảo sát sơ lược về hứng thú học tập để làm nổi bật động cơ học tập. Để tìm hiểu hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM, người nghiên cứu sử dụng thang đo 5 mức độ từ rất chán đến rất hứng thú để khảo sát trên toàn mẫu. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.2.3a. Nhìn vào bảng chúng ta thấy rằng mức độ “hứng thú” được SV lựa chọn với tỉ lệ cao nhất chiếm 44.9%, xếp bậc thứ nhất. Mức độ “rất hứng thú” chiếm tỉ lệ 10.5% xếp bậc thứ 3. Như vậy cộng chung hai mức độ hứng thú và rất hứng thú tỉ lệ sẽ là 55.4% tỉ lệ này phản ánh thực trạng hơn nửa SV Học viện Phật giáo trên tổng thể thường xuyên có biểu hiện hứng thú học tập. kế đến là 32% SV có biểu hiện “phân vân” nghĩa là lúc có lúc không, lúc hứng thú lúc tỏ ra chán nản. Còn lại 12% trên tổng số SV Học viện Phật giáo tỏ ra không hứng thú với học tập. Trong phỏng vấn sâu, khi được hỏi bạn có yêu thích và hứng thú với việc học tập tại Học viện Phật giáo, SV Nguyễn Thị Ph (Pháp danh Như H, lớp Hoằng pháp, khóa 8) trả lời: “Rất có hứng thú, vì chính sự truyền đạt của GV giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về Phật pháp. Khi ứng dụng vào đường tu tập ta cảm nhận được nhiều an vui khi ta tháo gỡ được bao gút mắc, phiền não mà bấy lâu nay mình khư khư giữ chặt”. Với SV phân vân, họ trả lời như thế nào? Một SV nữ, lớp Đại cương, khóa 9 nói: “50/50, vì có những môn học tư tưởng quá cao học không hiểu. GV tuy có tâm nhưng sự truyền đạt cho SV chưa được tốt cho nên SV không có hứng thú học tập”. SV không có hứng thú, họ trả lời ra sao? Một SV nam, khóa 8 nói: “Đã có cảm giác chán nản. Vì: mất dần định hướng ban đầu; giảng dạy chưa thu hút; phương pháp quản lý không khoa học; không có cảm giác thoải mái”. Dĩ nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của một số SV khi được phỏng vấn sâu hoặc trả lời trên phiếu thăm dò ý kiến. Nhưng dù sao, một phần nào đó đã nói lên tâm tư nguyện vọng, suy 86 nghĩ của SV. Học viện Phật giáo cần phải lắng nghe và suy nghĩ để hoàn thiện hơn việc quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục Phật giáo. Thực trạng này đặt ra trách nhiệm cho Học viện Phật giáo và GV giảng dạy phải làm sao để duy trì hứng thú học tập ở 55.4% SV đang hứng thú; nâng cao hứng thú học tập cho 32.2% SV còn biểu hiện phân vân, và kích thích hứng thú học tập cho 12.2% SV có biểu hiện không hứng thú thậm chí rất chán. Để xem xét mối tương quan giữa ĐCHT với hứng thú học tập. Chúng tôi dùng phương pháp kiểm định hệ số tương quan tuyến tính và kết quả thể hiện trong bảng 2.2.3b như sau: Bảng 2.2.3b. Tương quan giữa ĐCHT và hứng thú học tập của SV HVPGVNTTPHCM Tương quan so sánh TB ĐLC Kết quả Động cơ học tập 3.30 0.425 r = 0.248 p = 0.00 Hứng thú học tập 3.51 0.893 Phân tích tương quan giữa ĐCHT và hứng thú học tập ở bảng 2.2.3b cho thấy: r = 0.248, p = 0.00, thể hiện mối tương quan thuận nhưng không chặt. Như vậy giữa ĐCHT và hứng thú học tập không có sự khác nhau, cùng định hướng hoạt động học tập – nghề nghiệp cho SV Học viện Phật giáo. Qua đây giúp chúng ta nhận định muốn thúc đẩy ĐCHT thì hãy tác động nâng cao hứng thú học tập cho SV và ngược lại. Trong bảng 2.2.3b, ở cột trung bình, phần hứng thú học tập là 3.51 thể hiện hứng thú học tập của SV Học viện Phật giáo ở mức độ tương đối cao. 2.2.3.2. Kết quả tương quan so sánh về hứng thú học tập giữa các nhóm khách thể tại HVPGVNTTPHCM Kết quả tương quan so sánh về hứng thú học tập giữa các nhóm khách thể tại HVPGVNTTPHCM được biểu hiện ở bảng 2.2.3c. 87 Bảng 2.2.3c. So sánh hứng thú học tập giữa các nhóm khách thể tại HVPGVNTTPHCM Hứng thú học tập Tổng hợp chung SV khóa Giới tính Vùng miền 9 8 Nam Nữ Bắc Trung Nam TB ĐLC TB TB TB TB TB TB TB 3.51 0.893 3.46 3.56 3.41 3.59 3.53 3.49 3.52 Kết quả tương quan so sánh t= -1.068 sig.=0.286 t= -1.760 sig.=0.079 F= 0.061 sig.=0.941 Kiểm định ở xác suất = 0.05, kết quả t = -1.068, sig. = 0.286 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa SV khóa 8 và khóa 9 đối với hứng thú học tập. Và cũng không có sự khác b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_23_3023509496_5747_1871573.pdf
Tài liệu liên quan