Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông

 Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học ở các

cơ sở ĐTBD CCCX

Sớm xây dựng các chỉ tiêu về tiêu chuẩn đối với phòng học, cơ sở phù

hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và đối tượng học viên là CCCX, không

để tình trạng đầu tư xây dựng lớp học, cơ sở ĐTBD CCCX chắp vá thiếu

đồng bộ khoa học. Việc đầu tư các cơ sở bồi dưỡng CCCX phải xác định

là nhiệm vụ thường xuyên mang tính ổn định và lâu dài, đầu tư cho giáo

dục chính là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, cần tập trung đầu tư từ nguồn

ngân sách nhà nước, và các nguồn đầu tư hợp pháp khác để xây dựng

Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trung tâm Giáo dục

thường xuyên huyện và các trung tâm ĐTBD CCCX đạt chuẩn quốc gia

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 thông qua việc học tập này có kết quả của giáo dục, hướng dẫn phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm theo một cách bài bản có kế hoạch. 1.2.2. Sự cần thiết của bồi dưỡng công chức cấp xã Trong nền công vụ, bồi dưỡng là hoạt động quan trọng để CCCX có được kiến thức, kỹ năng cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong quá trình thực thi công vụ; đồng thời, nâng cao được giá trị của CCCX trong bộ máy hành chính nhà nước. Do vậy, công tác bồi dưỡng CCCX nói riêng và ĐTBD công chức cấp xã nói chung có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng, phát triển đội ngũ CCCX, cũng như trong tiến trình CCHC hiện nay. Hiện nay, công tác bồi dưỡng CCCX đang ngày càng được đổi mới và thực hiện nghiêm túc hơn, chất lượng đội ngũ CCCX ngày càng được nâng cao. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ CCCX thời gian qua là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng hiệu lực, hiệu quả QLNN; đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2.3. Mục đích, yêu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã 1.2.3.1. Mục đích bồi dưỡng Bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp nâng cao hơn về chất lượng đội ngũ CCCX. Việc bồi dưỡng có hiệu quả sẽ cung cấp cho CCCX các kỹ năng, kiến thức quan trọng để làm việc tốt hơn để đạt hiệu suất công việc cao hơn. 1.2.3.2. Yêu cầu bồi dưỡng Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao” [13; tr.12]. 1.2.4. Nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã: Căn cứ Quy chế bồi dưỡng CCCX được ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung bồi dưỡng CCCX; Quyết định số 1374/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng CCCX giai đoạn 2011 - 2015 thì nội dung bồi dưỡng CCCX gồm những nội dung cơ bản sau đây: LLCT; Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng QLNN; Kiến thức, kỹ năng CMNV; Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng bổ trợ khác [26]. 9 1.2.5. Quy trình thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã: Một quy trình bồi dưỡng bao gồm những bước cơ bản sau: Xác định nhu cầu bồi dưỡng; Xác định yêu cầu học tập; Kế hoạch chương trình bồi dưỡng; Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng [17; tr.55-59]. 1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã 1.3.1. Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã Trước những yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng công tác ĐTBD CBCC nhằm đảm bảo có một đội ngũ CBCC kế tiếp nhau, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có đủ đức, đủ tài để đảm trách có hiệu quả các công việc của Đảng, nhà nước trong tình hình mới. 1.3.2. Các yếu tố thuộc về cơ sở bồi dưỡng Cơ sở tham gia bồi dưỡng CCCX ở địa phương gồm có trường chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, huyện. 1.3.3. Các yếu tố thuộc về người học Người học có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng. Việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng phụ thuộc phần lớn vào yếu tố người học, với trình độ nhận thức, động cơ, nhu cầu học tập đúng đắn sẽ nâng cao chất lượng thực sự cho các khóa bồi dưỡng công chức cấp xã. 10 Chương 2 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông Cư Jút là huyện biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng nằm phía Bắc của tỉnh Đắk Nông; có tổng diện tích tự nhiên 72.069 ha. Toàn huyện có 7 xã và 1 thị trấn, có 127 thôn, buôn, bon, tổ dân phố; dân số hiện nay có 101.288 người, thành phần dân tộc có 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS tại chỗ chiếm 48,09% còn lại là người kinh 51,91%; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 29 triệu đồng/người [2; tr.20]. Cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nông – lâm nghiệp; trong đó: tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 34%, thương mại dịch vụ chiếm 39%, nông – lâm nghiệp chiếm 26% [2; tr.24]. 2.2. Thực trạng công chức cấp xã huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Về số lượng Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Cư Jút, tính đến ngày 31/12/2015, tổng số công chức nói chung trong toàn huyện là 258 người, trong đó CCCX là 96 người, chiếm tỷ lệ 37.2% công chức trong toàn huyện. 2.2.2. Về cơ cấu - Về giới tính: Cơ cấu giới tính cho thấy số lượng CCCX huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông là nam chiếm tỷ lệ 64.53% cao hơn số lượng CCCX nữ là 35.41%. Tỷ lệ chênh lệch tương đối lớn (29.12%), với cơ cấu như trên cho thấy tỷ lệ theo giới tính CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đang còn có sự chênh lệch tương đối lớn, tỷ lệ công chức nam chiếm phần lớn. - Về độ tuổi: Số lượng CCCX huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông từ 31 tuổi đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (75%), tiếp đó là số lượng công chức trẻ dưới 30 tuổi và công chức từ 46 đến 60 tuổi đều chiếm 12.5%, đặc biệt không có công chức trên 60 tuổi. - Về dân tộc, tôn giáo: CCCX là người Kinh có 78 người, chiếm tỷ lệ 81.25%; CCCX người DTTS là 18 người chiếm 18.75%. Như vậy, nét đặc trưng nổi bật của CCCX tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông là tỷ lệ công 11 chức người DTTS chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong khi tỷ lệ dân số người DTTS chiếm 48,09%. - Về ngạch công chức: Tuy là huyện miền núi biên giới. Song, đội ngũ cán bộ, CCCX tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông có tỷ lệ công chức xã ở ngạch chuyên viên tương đối cao chiếm 65.62%, chuyên viên cao đẳng chỉ có 3.12% CCCX; ở ngạch cán sự chiếm 32.29%, còn lại 2.08% CCCX là nhân viên. Điều đó cho thấy trình độ CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông trong thực thi công việc đang được cải thiện, từng bước đáp ứng được về tiêu chuẩn và chất lượng của người công chức. 2.2.3. Về chất lượng - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Qua thống kê cho thấy tỷ lệ CCCX huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ tương đối lớn: 61.45%, CCCX có trình độ Trung cấp là 32.29%, Cao đẳng là 3.12%, Thạc sĩ là 1.04%. Trong những năm gần đây, tỷ lệ CCCX có trình độ từ đại học đến sau đại học của huyện ngày càng cao, không có CCCX nào chưa qua đào tạo về CMNV. - Về trình độ lý luận chính trị: Số lượng CCCX trên địa bàn chưa đủ chuẩn về trình độ lý luận chính trị (chưa qua ĐTBD LLCT) năm 2013 là 56.25% đến năm 2015 còn 17.7%; tỷ lệ CCCX có trình độ sơ cấp LLCT năm 2013 là 18.75%, đến năm 2015 là 34.37%; năm 2013 số lượng công chức cấp xã có trình độ LLCT trung là 25%, đến năm 2015 tỷ lệ này chiếm 47.91%; đặc biệt đến nay vẫn chưa có CCCX nào được đào tạo cao cấp LLCT. Điều đó phản ánh trình độ về LLCT của đội ngũ CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông tuy đã được cải thiện đáng kể, công tác đào tạo đã được quan tâm tạo điều kiện. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào đào tạo hệ sơ cấp và Trung cấp LLCT còn cao cấp hay cử nhân chính trị từ năm 2013 đến năm 2015 là 0 người, tỷ lệ CCCX chưa qua đào tạo vẫn còn cao năm 2015 là 17.7%. - Về trình độ quản lý nhà nước: CCCX trên địa bàn có trình độ QLNN là trung cấp năm 2015 chỉ 8 người, chiếm 8.3%, năm 2013 tỷ lệ này là 2 người chiếm 2.08%. Số có trình độ sơ cấp về QLNN năm 2015 là 31 người chiếm 32.29% và năm 2013 tỷ lệ này là 96 người, chiếm 100% (như vậy, những năm gần đây chính quyền các cấp đã quan tâm nhiều hơn trong việc ĐTBD về QLNN cho CCCX). Tuy nhiên, số CCCX chưa qua ĐTBD về kiến thức QLNN còn quá cao đến năm 2015 tỷ lệ này chiếm 12 59.37%; từ năm 2013 đến năm 2015 không có công chức nào có trình độ QLNN ở bậc đại học. - Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Về cơ bản đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông có trình độ ngoại ngữ cơ bản tương đối đồng đều, trình độ ngoại ngữ từ A trở lên chiếm 91.6%, số công chức chưa được bồi dưỡng hay chưa biết một ngoại ngữ nào chiếm 8.33%. Trình độ tin học văn phòng từ A trở lên (ở mức độ soạn thảo văn bản là chính, số này chiếm tới 93.75% nghĩa là tỷ lệ công chức sử dụng và có chứng chỉ bồi dưỡng về tin học văn phòng cao, số còn lại chủ yếu là chưa qua bồi dưỡng chiếm tỷ lệ 6.25%, điều này thuận lợi cho việc áp dụng và vận dụng công nghệ thông tin vào xử lý và giải quyết công việc chính xác, hiệu quả hơn. 2.3. Thực trạng về bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông (giai đoạn 2011 -2015) 2.3.1. Về hệ thống các quy định, quan điểm và định hướng bồi dưỡng CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông hiện nay Trong thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ĐTBD CBCC trong hệ thống chính trị nói chung và trong bộ máy chính quyền cơ sở nói riêng, Huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đã quán triệt thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác bồi dưỡng của Trung ương, của tỉnh như: - Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về ĐTBD công chức; - Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2011-2015; - Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025... 3.2. Về hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng CCCX ở huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông 2.3.2.1. Về hệ thống cơ sở vật chất Những năm gần đây công tác bồi dưỡng CCCX của tỉnh Đăk Nông nói chung huyện huyện Cư Jút nói riêng, được hỗ trợ bằng nhiều nguồn vốn để từng bước hiện đại hóa và chuẩn hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học. 13 Tỉnh và huyện cũng đã có chính sách ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, phương tiện, dành quỹ đất để xây dựng nhiều hạng mục công trình phục vụ cho công tác ĐTBD đặc biệt là đối với Trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện. 2.3.2.2. Về đội ngũ giảng viên Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên và cán bộ quản lý trong lĩnh vực ĐTBD của địa phương thời gian qua đã không ngừng được nâng cao, củng cố cả về chất lượng và số lượng. Đến cuối năm 2015, Trường Chính trị tỉnh Đăk Nông có 25 giảng viên trình độ đại học, 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 02 giảng viên là nghiên cứu sinh. Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có 03 giảng viên chính, 12 giảng viên kiêm chức, báo cáo viên cấp huyện tham gia bồi dưỡng với trình độ đạt chuẩn từ Đại học trở lên. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên có 28 giáo viên, trong đó có 26 trình độ đại học, 2 thạc sĩ. 2.3.3. Về hệ thống chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông. Những năm qua, huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông đã tổ chức triển khai các quy định của Trung ương, của tỉnh tại huyện khá đầy đủ và đồng bộ. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung hiện nay bao gồm: Bồi dưỡng LLCT, CMNV; kiến thức, kỹ năng QLNN và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng DTTS. Việc áp dụng các chương trình bồi dưỡng đối với CCCX theo quy định Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và theo các đề án do chính phủ phê duyệt. Về khung nội dung chương trình được các cơ sở đào tạo thống nhất trên cơ sở khung quy định cho các loại hình bồi dưỡng và việc sử dụng chương trình, nội dung giảng dạy được áp dụng theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, cũng như các đề án về ĐTBD dưỡng CCCX. 2.3.4. Về kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông Hàng năm, huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông đã phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức nói chung và CCCX nói riêng; kinh phí đối với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã được sử dụng từ nguồn hỗ trợ của Ngân sách Trung ương (khoảng 70%), đồng thời lồng ghép từ nguồn kinh phí thực 14 hiện bồi dưỡng đối với CCCX theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn kinh phí của địa phương và kết hợp với các nguồn kinh phí từ các Chương trình, Đề án, Dự án quốc gia liên quan đảm bảo thực hiện quy hoạch tạo nguồn công chức ở cấp xă hằng năm; việc chi trả được áp dụng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ tài chính Quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác ĐTBD cán bộ, công chức. 2.3.5. Về kết quả thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2011 -2015 Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là giai đoạn huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông triển khai thực hiện các chương trình như Đề án 1956 của Chính phủ, Đề án 124/QĐ-TTg, ngày 16/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo cán bộ, CCCX, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Từ năm 2011 đến năm 2015 đã bồi dưỡng cho 1.138 lượt CCCX tham gia; chủ yếu là đều hướng trọng tâm vào bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trong công việc cho CCCX. Đặc biệt từ năm 2011 đến nay thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ mỗi xã có 01 đối tượng được cử đi đào tạo Đại học chuyên sâu về Lao động thương binh-xã hội. 2.3.6. Đánh giá về thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông (giai đoạn 2010 - 2015) 2.3.6.1. Về mặt ưu điểm Qua thực trạng đội ngũ CCCX huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông hiện nay có thể rút ra một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, Cư Jút có đội ngũ CCCX độ tuổi khá trẻ, giàu nhiệt huyết; đó là kết quả của quá trình rà soát, trẻ hóa đội ngũ công chức cơ sở. - Thứ hai, nội dung chương trình bồi dưỡng từng bước đã được đổi mới theo hướng tập trung bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa tiêu chuẩn và trang bị cho đội ngũ công chức xã các kiến thức về CMNV, kỹ nãng trên các lĩnh vực phục vụ cho công việc. - Thứ ba, công tác quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng để chuẩn hóa chức danh, vị trí công việc và nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ CCCX đã được thực hiện đảm bảo đúng trình tự thủ tục và tiến hành hàng năm. - Thứ tư, Bản thân CCCX khi tham gia các khóa ĐTBD đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hoàn thiện những kỹ 15 năng cần thiết so với công việc, trở về công tác cơ bản đã phát huy được năng lực nghiệp vụ. - Thứ năm, việc bồi dưỡng đội ngũ CCCX của huyện cũng đã đã góp phần tạo nguồn, bổ sung và mang lại chuyển biến đáng kể về trình độ mọi mặt. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cử công chức cấp xã đi ĐTBD phần lớn là do ý kiến chủ quan của lãnh đạo địa phương hoặc do vấn đề hợp thức hóa về bằng cấp của cá nhân công chức chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu ĐTBD CCCX dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2.3.6.2. Về những hạn chế Bên cạnh mặt ưu điểm, công tác bồi dưỡng CCCX của huyện thời gian qua vẫn còn một số bất cập, hạn chế, đó là: Một là: Hiện nay đối với địa phương nhu cầu về bồi dưỡng trình độ, kiến thức mọi mặt, các kỹ năng và kiến thức hội nhập của đội ngũ CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông là rất lớn tuy nhiên tiến độ, kế hoạch mở lớp và phân loại, xác định đối tượng ĐTBD cho các chương trình còn chậm, chưa kịp thời. Một số chỉ tiêu về bồi dưỡng chưa đạt như dự tính. Hai là: Cơ quan, đơn vị và cơ sở bồi dưỡng chưa thực sự quan tâm đến công tác chỉ đạo, phối hợp thiếu đồng bộ trong việc quản lý, tổ chức mở các lớp bồi dưỡng. Ba là: việc bồi dưỡng theo chức danh chuyên môn và các kiến thức bổ trợ cho CCCX như kỹ năng hành chính; ngoại ngữ; tin học; tiếng DTTSchưa thực sự trở thành nhu cầu thường xuyên của cán bộ, CCCX. Vì vậy, những khóa bồi dưỡng chất lượng chưa cao. Bốn là: Hệ thống cơ sở ĐTBD của tỉnh, huyện, nhất là tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị, giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên huyện chưa đáp ứng so với nhu cầu, chưa được đầu tư đúng mức. Năm là: Đội ngũ giảng viên ở các cơ sở khi giảng dạy các khóa bồi dưỡng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Sáu là: Nội dung chương trình, tài liệu phục vụ giảng dạy các khóa bồi dưỡng theo chương trình khung còn nặng lý thuyết, thiếu tính trang bị kỹ năng và những vấn đề thực tiễn địa phương dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay. Bảy là: Công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng CCCX còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí. 16 Tám là: Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bồi dưỡng chưa thường xuyên. 2.3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Một là: Quan điểm của một số lãnh đạo chính quyền cơ sở trên địa bàn huyện về vị trí, vai trò của đội ngũ công chức xă vẫn chưa thật sự tương xứng với thực tế làm việc của đội ngũ này, vẫn còn có sự phân biệt giữa công chức xã với các cấp cao hơn. Hai là: Hệ thống pháp luật về quy chế, cơ chế, chính sách, chế độ đối với CCCX, cũng như những quy định về chế độ bồi dưỡng công chức chưa thật sự hoàn chỉnh, lại có sự thay đổi liên tục về các quy định tiêu chuẩn chức danh. Ba là: Chưa ĐTBD theo hướng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm cho từng đối tượng CCCX. Bốn là: Công chức cơ sở, nhất là công chức người DTTS, vùng sâu, vùng xa, công chức có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên tâm lý còn ngại đi học. Năm là: Nội dung và chất lượng bồi dưỡng chưa cao; chương trình, giáo trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng đối với CCCX đôi khi còn chưa phù hợp với từng đối tượng. Sáu là: Việc rà soát, đánh giá chất lượng và phân loại các mặt trình độ của đội ngũ CCCX trên địa bàn còn chậm. Tỷ lệ chưa qua ĐTBD các mặt trình độ về nghề nghiệp, học vấncòn cao. Bảy là: Công tác kiểm tra, sát hạch qua các hình thức kiểm tra, thi trên lớp khá hình thức. Tám là: Chế độ chính sách cho CCCX được cử đi tham gia các khóa bồi dưỡng hiện nay tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp. 17 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Mục tiêu và phương hướng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đoạn 2016 -2020 3.1.1. Mục tiêu bồi dưỡng CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông 2016 -2020 Căn cứ theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010, mục tiêu của Bồi dưỡng CCCX được xác định nhằm hướng đến mục tiêu chung là: Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại [13; tr.7]. Theo Quyết định số 163/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 cũng đã xác định: “Đối với cán bộ, CCCX và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đến năm 2020, 100% cán bộ, CCCX có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 90% CCCX có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm; hàng năm, ít nhất 60% cán bộ, CCCX được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ; đến năm 2025, 100% CBCC người dân tộc kinh công tác tại vùng có đồng bào DTTS sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác [27]. Trên cơ sở đó, tỉnh Đắk Nông nói chung và huyện Cư Jút nói riêng đã đề ra mục tiêu cụ thể từ nay đến 2020 trong công tác ĐTBD CCCX của huyện là: 3.1.1.1. Mục tiêu chung: Xây dựng một đội ngũ công chức có phẩm chất tốt, sắc bén về lý luận, thành thạo về chuyên môn, có đủ năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ; tận tụy phục vụ cho lợi ích của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở ở huyện giai đoạn 2015 – 2020; xây dựng đội ngũ CCCX có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn về trình độ các mặt, nâng cao năng lực quản lý, điều hành thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [29]. 18 3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu từ 2015 đến 2020 có 100% CCCX trên địa bàn huyện có trình độ học vấn THPT hoặc bổ túc THPT, trên 60% CCCX có trình độ LLCT từ sơ cấp trở lên, 85% số công chức hiện tại làm việc trong chính quyền có người DTTS biết và sử dụng được một thứ tiếng dân tộc bản địa tại địa bàn. Đạt 80% số lượng công chức được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hành chính nhà nước và các kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học văn phòng [29]. 3.1.2. Phương hướng hoạt động bồi dưỡng CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông 3.1.2.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước đối với công tác bồi dưỡng CCCX Bồi dưỡng CCCX là một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhà nước, là một yêu cầu cấp thiết đối với công cuộc CCHC nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước” [4]. Đối với công tác Bồi dưỡng Nghị quyết đã xác định rõ: CBCC nhà nước “cần phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết đường lối chính trị, về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội” [4]. Một số định hướng cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động về bồi dưỡng đối với CCCX của huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới: Thứ nhất, cần chuyển hướng bồi dưỡng từ bồi dưỡng chung chung, nặng về lý luận thuần túy sang bồi dưỡng để cung cấp các kỹ năng cụ thể cho từng đối tượng. Thứ hai, bồi dưỡng công chức cần được tiến hành đồng bộ, tức là phải đặt trong tổng thể CCHC nhà nước nói chung và đồng bộ trong thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể. Thứ ba, bồi dưỡng phải là công việc thường xuyên và liên tục, đây là định hướng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bồi dưỡng công chức; nó không chỉ là vấn đề nhận thức về hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở lý thuyết, mà nó cần được thực hiện tốt trong thực tiễn. Thứ tư, bồi dưỡng cần phải được kiểm soát về hiệu quả, thực tế cho thấy, nhiều CCCX sau khi tham gia các khóa bồi dưỡng hiệu quả công việc không tăng. 3.1.2.2. Một số chính sách cần quán triệt để đề xuất các giải pháp 19 Nâng cao hiệu quả của công tác ĐTBD CBCC nói chung và CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông nói riêng hiện nay là một yêu cầu cấp bách, một đòi hỏi tất yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ CCHC nhà nước, xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN. Những giải pháp đưa ra đối với công tác ĐTBD CBCC vừa phải phù hợp với chính sách (Văn kiện Đảng, văn bản pháp luật của nhà nước, nhất là các văn bản pháp quy của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp) vừa phải luôn phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương, và đặc biệt là phải đảm bảo tính khả thi khi vận dụng vào trong thực tế. Cụ thể là: - Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam có liên quan đến công tác ĐTBD CBCC nói chung và cán bộ, CCCX nói riêng. - Văn bản chỉ đạo của các cơ quan nhà nước trung ương và chính quyền địa phương có liên quan đến hoạt động ĐTBD CBCC. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các chủ thể quản lý CCCX huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông Đây là nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu trong số các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã nói chung và công chức cấp xã trên địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông nói riêng. Để công tác bồi dưỡng CCCX đạt hiệu quả và chất lượng, cần chú trọng một số nội dung sau: 3.2.1.1. Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng đối với CCCX Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của nền hành chính hiện nay, việc tìm hiểu nhu cầu ĐTBD của đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây cũng là cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTBD; góp phần tạo động lực làm việc cho CBCC khi họ được đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của mình. 3.2.1.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng đối với CCCX Trên cơ sở đánh giá tình hình đội ngũ CCCX của huyện, cần lập quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng toàn diện và thiết thực theo mục tiêu, nhiệm vụ đã định cho từng đối tượng. 3.2.1.3. Ban hành các chế độ khuyến khích, đãi ngộ cho CCCX có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn 20 Cần có chính sách riêng đối với các tỉnh Tây Nguyên (mà đặc biệt là tỉnh còn nhiều khó khăn như Đắk Nông) về ĐTBD đội ngũ CCCX có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ mọi mặt giai đoạn 2015 - 2020 và xa hơn nữa, để góp phần nâng cao chất lượng thực sự đội ngũ CCCX, có đủ phẩm chất và năng lực công tác, sáng tạo, tận tụy phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. Trong thời gian đến, chính quyền các cấp cần rà soát lại các chính sách, chương trình về nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX; thay thế bổ sung những nội dung không còn phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu yê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_huyen_cu_jut_tin.pdf
Tài liệu liên quan