Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai

Xây dựng và áp dụng phương pháp cạnh tranh lành mạnh trong công

tác đánh giá, bố trí, sắp xếp, đãi ngộ, đề nghị nâng ngạch lương, giới thiệu

bầu cử vào các chức danh cao hơn, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu học

tập nâng cao năng lực của công chức, khắc phục tình trạng trì trệ trong

công việc và tạo ra nhu cầu thực sự về bồi dưỡng đối với công chức.

Công tác lựa chọn, cử công chức đi bồi dưỡng phải được thực hiện

công khai, minh bạch, khách quan, không vì tình cảm riêng hoặc lý do

công việc mà không đăng ký, không cử công chức đi bồi dưỡng hoặc cử đi

không đúng đối tượng, không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ,

không đúng nội dung chương trình. Có kế hoạch bố trí và đề nghị bố trí

công chức sau đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh và

vị trí việc làm theo đúng quy định.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” . 8 Tại Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ thì cụm từ “bồi dưỡng” được hiểu: “đó là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”. 1.2.1.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã Bồi dưỡng công chức cấp xã là hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở tiêu chuẩn, yêu cầu công việc nhằm cung cấp, trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc đối với đội ngũ công chức cấp xã. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã Các quy định của Đảng, Nhà nước về bồi dưỡng công chức cấp xã Nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã Các yếu tố thuộc về cơ sở bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên Các yếu tố thuộc về người học Tiểu kết chương 1 Trong phạm vi của chương 1, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã. Cụ thể đã đưa ra các khái niệm cơ bản như: Cấp xã và công chức cấp xã, bồi dưỡng và bồi dưỡng công chức cấp xã. Thông qua các luận cứ, tác giả cũng làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò công chức cấp xã và sự cần thiết phải bồi dưỡng công chức cấp xã, từ đó làm nền tảng lý luận khẳng định rằng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng đổi mới. Trong chương này tác giả đã tìm hiểu một số vấn đề lý luận về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã hiện nay. Đồng thời cũng đã đưa ra những kinh nghiệm của một số địa phương khác để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về bồi dưỡng công chức cấp xã cho huyện Sa Pa. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Sa Pa là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Lào Cai, giáp với tỉnh Lai Châu. Sa Pa là một trong những khu vực đã được Đảng và Nhà nước xác định cần quan tâm và ưu tiên đầu tư phát triển kính tế du lịch, xác định xây dựng huyện Sa Pa thành thị xã Sa Pa và Khu du lịch quốc gia vào năm 2020. Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh như đã nêu trên, Sa Pa còn gặp những khó khăn, thách thức đó là: Với xuất phát điểm nền kinh tế thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trình độ văn hóa, dân trí thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực của huyện nói chung và năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn huyện nói riêng. Trình độ nguồn nhân lực còn hạn chế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng lao động qua đào tạo chưa cao; đời sống của đại bộ phận người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao còn khó khăn. Những hạn chế, khó khăn nêu trên đang là lực cản đối với sự phát triển, làm hạn chế việc khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện. Vì vậy, để phát huy tối đa lợi thế của huyện, với định hướng thành lập thị xã và Khu du lịch trong thời gian tới, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, huyện cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, 10 khuyết điểm, trước hết là vấn đề con người, nhất là những người thực hiện công việc quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, có thể thấy đây là vấn đề mấu chốt, khách quan cần phải quan tâm trước tiên. 2.1.2. Thực trạng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Sa Pa, tính đến ngày 31/12/2016, tổng số cán bộ, công chức cấp xã trong toàn huyện là 404 người, trong đó công chức cấp xã là 223/231 biên chế giao, chiếm tỷ lệ 55,2%. Về giới tính: Số lượng công chức cấp xã huyện Sa Pa là nam chiếm tỷ lệ 62,8% cao hơn số lượng công chức cấp xã là nữ (37,2%). Tỷ lệ chênh lệch không lớn (25,6%), với cơ cấu như trên cho thấy tỷ lệ theo giới tính công chức cấp xã ở Sa Pa đang hướng đến đảm bảo sự hài hòa về tỷ lệ Nam – Nữ trong đội ngũ công chức cấp xã. Về độ tuổi: Số lượng công chức cấp xã huyện Sa Pa từ 31 tuổi đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (71,7%), tiếp đó là số lượng công chức trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 27,4%, công chức từ 46 đến 60 tuổi chỉ chiếm 0,9%. Về dân tộc, tôn giáo: Công chức cấp xã là người Kinh có 98 người, chiếm tỷ lệ 43,9%; công chức cấp xã là người DTTS là 125 người chiếm 56,1%. Như vậy, nét đặc trưng nổi bật của công chức cấp xã huyện Sa Pa là tỷ lệ công chức người DTTS chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhưng tỷ lệ hợp lý so với các dân tộc chính sinh sống trên địa bàn huyện nói chung và các xã nói riêng. Đây đồng thời là điểm thuận lợi để thực thi công vụ trong vùng chính quyền địa phương có tỷ lệ người đồng bào DTTS sinh sống cao, song mặt khác đa phần công chức người DTTS ở cấp xã trên địa bàn chủ yếu là được tạo nguồn từ chính cộng đồng dân cư bản địa nên còn hạn chế về các mặt trình độ trong khi các công việc của chính quyền ngày càng đổi mới. 11 Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có thể nhận thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức cấp xã nói chung và công chức là người dân tộc thiểu số ở huyện Sa Pa còn thấp, có tới 57,4% công chức có trình độ trung cấp. Về trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với đội ngũ công chức cấp xã. Trình độ lý luận chính trị sẽ giúp công chức có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện công vụ đúng theo đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, có nhận thức chính trị đúng đắn thì công chức cấp xã mới hết lòng, hết sức tận tuỵ phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. Số lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện có trình độ sơ cấp lý luận chính trị đạt 94,6%, so với năm 2011 là 56,5%. Tuy nhiên số lượng công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị trung cấp chỉ chiếm 5,4%, so với năm 2011 thì là 0%, không có công chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Về trình độ quản lý Nhà nước: Hiện nay tỷ lệ công chức cấp xã có trình độ quản lý Nhà nước theo chức danh chiếm 100%, so với năm 2011 tỷ lệ là 73,5%, tuy nhiên chưa có công chức đã qua bồi dưỡng chương quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hay chuyên viên chính. Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Thông qua các số liệu thống kê như bảng trên ta nhận thấy, về cơ bản đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa có trình độ ngoại ngữ còn rất hạn chế, 100% công chức cấp xã có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ A, so với năm 2011 là 73,5%. Như vậy đội ngũ công chức cấp xã không thể và rất khó vận dụng ngoại ngữ vào giao tiếp và giải quyết công việc được giao liên quan đến yếu tố nước ngoài, trong khi đó huyện Sa Pa là một huyện du lịch, với quy hoạch 12 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng thành Khu du lịch Quốc gia. Đồng thời với một huyện vùng cao, đa số người DTTS sinh sống ở các xã, tuy nhiên số công chức chưa biết tiếng DTTS còn 36,3% do đó việc triển khai công việc cũng thực hiện công tác tuyên truyền vận động Nhân dân đối với nhóm công chức này sẽ có những khó khăn nhất định. 2.2. Phân tích thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 2.2.1. Hệ thống các quy định về bồi dưỡng công chức cấp xã Các văn bản của Trung ương: Các văn bản của tỉnh Lào Cai: Các văn bản của huyện Sa Pa: 2.2.2. Về hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng công chức cấp xã 2.2.2.1. Về hệ thống cơ sở vật chất Trường Chính trị tỉnh Lào Cai; Trung tâm bồi dưỡng chính trị và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sa Pa. 2.2.2.2. Về đội ngũ giảng viên Đến tháng 9 năm 2017, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện có 27 cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, nhân viên trong đó 27 người có trình độ đại học, trong đó chỉ có 3 giáo viên dạy nghề. Tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có 18 giảng viên, báo cáo viên, giáo vụ, trong đó có 03 người có trình độ thạc sỹ. 2.2.3. Về hệ thống chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã Sa Pa đã tổ chức triển khai các quy định của Trung ương tại huyện khá đầy đủ và đồng bộ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung hiện nay bao gồm khung: Bồi dưỡng trong nước và ở ngoài nước. Trong đó 13 bồi dưỡng trong nước bao gồm lý luận chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số. Việc áp dụng các chương trình bồi dưỡng đối với công chức cấp xã theo quy định Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và theo các đề án do chính phủ phê duyệt. Về khung nội dung chương trình được Sở Nội vụ và các cơ sở đào tạo thống nhất trên cơ sở khung quy định cho các loại hình bồi dưỡng và việc sử dụng chương trình, nội dung giảng dạy được áp dụng theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, cũng như các đề án về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã và Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về ban hành quy định quản lý Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Về hình thức và phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã: Tập trung vào các Phương pháp như: vấn đáp, xêmina, thảo luận. 2.2.4. Về kinh phí bồi dưỡng công chức cấp xã UBND huyện Sa Pa tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh Lào Cai đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai, sử dụng và quyết toán kinh phí Nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lào Cai; 2.2.5. Về kết quả thực hiện bồi dưỡng công chức cấp xã Từ năm 2011 đến năm 2016 đã mở 28 lớp bồi dưỡng với 978 lượt công chức cấp xã tham gia. 2.3. Đánh giá chung thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 2.3.1. Những kết quả đạt được Một là, trong thời gian qua công tác bồi dưỡng công chức cấp xã của Sa Pa đã được triển khai và thực hiện dưới nhiều hình thức, nội dung khác 14 nhau và có nhiều chuyển biến tích cực; công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức bổ trợ và bổ túc văn hóa, chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức cấp xã liên tục được tăng cường, mở rộng và duy trì thường xuyên. Hai là, Huyện ủy, UBND huyện Sa Pa đã quán triệt và triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, Tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và công chức xã nói riêng. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích công chức cấp xã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo sự chuyển biến tích cực về học tập trong đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn. Ba là, bản thân công chức cấp xã khi tham gia các khóa bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết so với công việc, trở về công tác cơ bản đã phát huy được năng lực nghiệp vụ, tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương; Bốn là, nội dung chương trình bồi dưỡng từng bước đã được đổi mới theo hướng tập trung bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa tiêu chuẩn và trang bị cho đội ngũ công chức xã các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trên các lĩnh vực phục vụ cho công việc. Đặc biệt đã chú ý tới tính chất đặc thù của công chức trên địa bàn để có thể lựa chọn, bổ sung những nội dung bồi dưỡng cho công chức cấp xã một cách phù hợp, thiết thực nhất. Năm là, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng được cải tiến, đổi mới theo hướng sát thực với điều kiện tình hình công chức ở địa bàn cơ sở, giúp công chức xã nhận thức, nắm bắt, xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ. Hầu hết số công chức xã sau khi bồi dưỡng đều có nhận thức chính trị vững vàng hơn, chuyển biến về năng lực, chất lượng tham mưu, phương pháp làm việc, hiệu quả công tác ngày càng được nâng lên rõ rệt. 15 2.3.2. Những hạn chế, bất cập Một là, hiện nay đối với địa phương nhu cầu về bồi dưỡng trình độ, kiến thức mọi mặt, các kỹ năng và kiến thức hội nhập của đội ngũ công chức cấp xã huyện Sa Pa là rất lớn tuy nhiên tiến độ, kế hoạch mở lớp và phân loại, xác định đối tượng bồi dưỡng cho các chương trình còn chậm, chưa kịp thời. Hai là, một số cơ quan, đơn vị và cơ sở bồi dưỡng chưa thực sự quan tâm đến công tác chỉ đạo, phối hợp thiếu đồng bộ trong việc quản lý, tổ chức mở các lớp bồi dưỡng. Ba là, bên cạnh đó việc bồi dưỡng theo chức danh chuyên môn và các kiến thức bổ trợ cho công chức cấp xã như kỹ năng hành chính; ngoại ngữ; công nghệ thông tin; tiếng dân tộc thiểu số chưa thực sự trở thành nhu cầu thường xuyên của cán bộ, công chức cấp xã. Vì vậy những khóa bồi dưỡng chất lượng chưa cao. Bốn là, hệ thống cơ sở bồi dưỡng của huyện, nhất là tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên mặc dù đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất nhưng lạc hậu về trang thiết bị giảng dạy, như hệ thống âm thanh, điều hòa nhiệt độ, ánh sáng, máy đèn chiếu, bảng giấy lật, ti vi và máy quay video. Tình trạng trên đang ảnh hưởng khó khăn đến việc triển khai thực hiện hiện nhiệm vụ về bồi dưỡng đối với công chức cấp xã nói riêng và cán bộ, công chức tại địa phương nói chung. Năm là, đội ngũ giảng viên ở các cơ sở khi giảng dạy các khóa bồi dưỡng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa có giảng viên ở trình độ cao như Tiến sỹ, chưa có giảng viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Trong quá trình giảng dạy còn nặng về lý thuyết, hạn chế về năng lực thực tiễn nên chưa cung cấp và hướng dẫn cho công chức cấp xã những kiến thức và kỹ năng họ còn thiếu. 16 Sáu là, nội dung chương trình, tài liệu phục vụ giảng dạy các khóa bồi dưỡng theo chương trình khung còn nặng lý thuyết, thiếu tính trang bị kỹ năng và những vấn đề thực tiễn địa phương dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay. Đối với công tác tổ chức các lớp học tiếng DTTS (tiếng Mông, Dao, Tày) cho công chức cấp xã chưa đáp ứng so với yêu cầu đặt ra, lực lượng giáo viên dạy tiếng DTTS hiện trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng không có, phải thuê ngoài. Đây là một khó khăn không nhỏ cho công tác bồi dưỡng cho công chức cũng như hiệu quả giải quyết công việc của công chức tại các xã, đặc biệt những xã tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Sa Pa. Bảy là, công tác tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng công chức cấp xã còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí, huyện Sa Pa chưa ban hành được chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng (huyện Sa Pa là huyện du lịch nên giá cả đắt đỏ) do đó chưa khuyến khích được học, làm cho chất lượng và năng lực của đội ngũ công chức cấp xã chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay. Tám là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bồi dưỡng chưa thường xuyên, cho nên không nắm bắt kịp thời những vướng mắc, vấn đề nảy sinh trong thực tiễn để có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị cấp trên có thẩm quyền giải quyết, từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các mục tiêu về bồi dưỡng. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Một là, nhận thức của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương về vị trí, vai trò của đội ngũ công chức xã vẫn chưa thật sự tương xứng với thực tế làm việc của đội ngũ này, vẫn còn có sự phân biệt giữa công chức xã với các cấp cao hơn. Từ đó, chưa nhận thấy hết sự cấp bách của nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển đội ngũ công chức xã. 17 Hai là, hệ thống pháp luật về quy chế, cơ chế, chính sách, chế độ đối với công chức cấp xã, cũng như những quy định về chế độ bồi dưỡng công chức chưa thật sự hoàn chỉnh, lại có sự thay đổi liên tục về các quy định tiêu chuẩn chức danh. Ba là, việc rà soát, đánh giá chất lượng và phân loại các mặt trình độ của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn còn chậm, chưa ban hành kế hoạch bồi dưỡng công chức tổng thể cho giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ đào tạo nâng cao các mặt trình độ về nghề nghiệp, ngoại ngữ còn thấp. Bốn là, chưa bồi dưỡng theo hướng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm cho từng đối tượng công chức cấp xã. Năm là, công chức cơ sở, nhất là công chức người DTTS, vùng sâu, vùng xa, công chức có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên tâm lý còn ngại đi học; công tác bồi dưỡng hằng năm theo đề án hay chương trình khung cho công chức cấp xã còn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng tham gia bồi dưỡng, học chưa đúng chuyên ngành cần bồi dưỡng vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức tại địa phương nơi mình công tác. Sáu là, nội dung và chất lượng bồi dưỡng chưa cao; chương trình, giáo trình, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng đối với công chức cấp xã đôi khi còn chưa phù hợp với từng đối tượng. Bảy là, công tác kiểm tra, sát hạch qua các hình thức kiểm tra, thi trên lớp khá hình thức. Mối liên hệ giữa cơ sở ĐTBD và cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn cử người đi học chưa được thiết lập thường xuyên. Công tác đánh giá công chức sau bồi dưỡng vẫn đang bị bỏ ngỏ chưa tạo ra phản hồi tích cực để nâng cao chất lượng thực sự của các khóa bồi dưỡng. Tám là, thêm vào đó là chế độ chính sách cho công chức cấp xã được cử đi tham gia các khóa bồi dưỡng tuy đã được quan tâm, song còn thấp. 18 Tiểu kết chương 2 Qua phân tích thực trạng đội ngũ công chức xã ở huyện Sa Pa hiện nay cho thấy trình độ các mặt của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn và năng lực thực thi công vụ bước đầu mới chỉ đáp ứng được ở mức độ cơ bản so với yêu cầu. Số lượng khá lớn công chức cấp xã tại huyện Sa Pa mới chỉ được đào tào về chuyên môn từ trung cấp đến cao đẳng, đại học còn ít, hay bồi dưỡng kiến thức một số mặt. Về trình độ lý luận chính trị thì hầu hết mới đáp ứng trình độ sơ cấp chiếm 94%. Trình độ ngoại ngữ hầu hết là trình độ A Tiếng Anh, trong đó Sa Pa là một khu du lịch, bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ lớn 36,3% công chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng về tiếng DTTS (Mông, Dao, Tày) nên khó khăn cho triển khai nhiệm vụ cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các xã vùng cao như ở Sa Pa. Từ thực trạng phân tích trên, trong thời gian qua công tác bồi dưỡng công chức xã đã được huyện Sa Pa đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là việc bồi dưỡng cho các công chức cấp xã làm việc tại một số vị trí trực tiếp tiếp xúc với người dân (bộ phận một cửa) . Trước yêu cầu công việc chính quyền cấp xã ngày càng gia tăng. Để công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Sa Pa ngày càng đi vào chiều sâu, hoàn thành được mục tiêu về chuẩn hóa đội ngũ công chức cấp xã, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý của một thị xã và Khu du lịch trong thời gian tới, cần những giải pháp thiết thực qua đó tạo tiền đề cơ sở khoa học cho việc đề xuất các mục tiêu, giải pháp để đổi mới nâng cao hơn nữa chất lượng công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Sa Pa. Những định hướng và giải pháp cụ thể được tác giả trình bày ở Chương 3 sau đây. 19 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI 3.1. Phương hướng bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Để xác định phương hướng bồi dưỡng công chức cấp xã trước hết cần xác định mục tiêu bồi dưỡng công chức cấp xã - Mục tiêu chung: Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn về trình độ các mặt, nâng cao năng lực quản lý, điều hành thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ - Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến 2020 có 100% công chức cấp xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn theo quy định (có trình độ học vấn THPT hoặc bổ túc THPT), trình độ chuyên môn: Đối với xã vùng I có trình độ từ Đại học trở lên (trừ chức danh Công an xã, Quân sự xã có trình độ từ Cao đẳng trở lên), xã loại II, III có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên (trừ chức danh Công an, Quân sự, Tư pháp –Hộ tịch). Phấn đấu mục tiêu ít nhất có khoảng trên 60% công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên. 100% số công chức hiện tại làm việc trong chính quyền có người DTTS biết và sử dụng được một thứ tiếng dân tộc bản địa tại địa bàn. Đạt 100% số lượng công chức được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hành chính nhà nước và các kiến thức quốc phòng, an ninh, tin học văn phòng Xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã 20 3.1.1. Bồi dưỡng công chức cấp xã trên cơ sở quán triệt đầy đủ nội dung các nguyên tắc của chế độ công chức, công vụ trong điều kiện mới Bồi dưỡng công chức cấp xã là một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhà nước, là một yêu cầu cấp thiết đối với công cuộc cải cách hành chính nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Sa Pa khóa XXII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định xây dựng Sa Pa đạt các tiêu chí đô thị loại III để thành lập thị xã Sa Pa và Khu du lịch quốc gia vào năm 2020. Tại Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/9/2016 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030. Quyết định 3673/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức đối với cán bộ, công chức cấp xã - tỉnh Lào Cai yêu cầu nâng cao tiểu chuẩn của công chức cấp xã so với giai đoạn trước đây. 3.1.2. Bồi dưỡng công chức cấp xã trên cơ sở phù hợp với thực tiễn huyện Sa Pa nhằm xây dựng đội ngũ công chức cấp xã ngày một chính quy, hiện đại Thực tế hiện nay, chất lượng đội ngũ công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa nói riêng vẫn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Đó là tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, thừa những cán bộ, công chức yếu kém về trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ và năng lực hoạt động thực tiễn; trong khi đó, lại thiếu những cán bộ, công chức có đủ kiến thức cần thiết và năng lực công tác để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ được giao. 3.1.3. Bồi dưỡng công chức cấp xã cần được tiến hành đồng bộ Bồi dưỡng công chức cấp xã phải đặt trong tổng thể cải cách hành chính nhà nước nói chung và đồng bộ trong thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể 21 nhất là trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 của huyện Sa Pa. Cần phải tiến hành đồng bộ trong mối quan hệ với cải cách hành chính bởi đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách nền hành chính nhà nước. 3.1.4. Bồi dưỡng công chức cấp xã phải là công việc thường xuyên và liên tục Bồi dưỡng là công việc thường xuyên và liên tục bởi yêu cầu công việc luôn thay đổi để bắt kịp và phù hợp với tình hình mới. 3.1.5. Bồi dưỡng công chức cấp xã cần phải được kiểm soát về hiệu quả Thực tế cho thấy, nhiều công chức cấp xã sau khi tham gia các khóa bồi dưỡng hiệu quả công việc không tăng. Vẫn còn hiện tượng tham gia các lớp bồi dưỡng chỉ để hoàn thiện bằng cấp, giữ chỗ, để thăng quan tiến chức, điều này đã gây ra sự lãng phí về thời gian và tiền bạc của nhà nước, địa phương. 3.2. Giải pháp bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các chủ thể quản lý bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 3.2.1.1. Đối với Đảng ủy, UBND cấp xã Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng đối với công chức cấp xã: Trước hết, cần phải xác định được những năng lực đã có, năng lực cần có để từ đó xác định được những năng lực cần phải bồi dưỡng. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng đối với công chức cấp xã: Trên cơ sở đánh giá tình hình đội ngũ công chức cấp xã của huyện, cần lập quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng toàn diện và thiết thực theo mục tiêu, nhiệm vụ đã định cho từng đối tượng. 22 Xây dựng và áp dụng phương pháp cạnh tranh lành mạnh trong công tác đánh giá, bố trí, sắp xếp, đãi ngộ, đề nghị nâng ngạch lương, giới thiệu bầu cử vào các chức danh cao hơn, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu học tập nâng cao năng lực của công chức, khắc phục tình trạng trì trệ trong công việc và tạo ra nhu cầu thực sự về bồi dưỡng đối với công chức. Công tác lựa chọn, cử công chức đi bồi dưỡng phải được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, không vì tình cảm riêng hoặc lý do công việc mà không đăng ký, không cử công chức đi bồi dưỡng hoặc cử đi không đúng đối tượng, không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, không đúng nội dung chương trình. Có kế hoạch bố trí và đề nghị bố trí công chức sau đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, đảm bảo tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_cap_xa_tren_dia_ban_huy.pdf
Tài liệu liên quan