Là một huyện đang quá trình đô thị hoá, vì vậy công tác quản lý đất đai trên địa
bàn huyện cần được các ngành, các cấp quan tâm t chức thực hiện theo quy định của
pháp luật. Trong những năm gần đây dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành
phố Hà Nội, công tác quản lý đất đai đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số
thành tựu nhất định. à một trong những huyện được Ủy ban nhân dân Thành phố
quy hoạch là thành phố vệ tinh. Đây chính là cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để
Huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch sử dụng đất, đồng thời xác định các vấn đề trọng
tâm trong công tác quản lý đất đai như ban hành và t chức triển khai các văn bản
quy phạm pháp luật về lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất và đặc biệt có sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất,.huyện Sóc Sơn áp dụng hiệu quả các phương pháp
quản lý Nhà nước, xử lý nghiêm minh các vấn đề về tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất
công. Ngoài ra, công tác cải cách hành chính về giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính
đã được cải thiện, đẩy mạnh ứng dụng phân mêm quản lý thông tin đất đai công nghệ
GIS
25 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi sớm bàn giao mặt
bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
Thứ ba, bảo đảm sự hỗ trợ trong tái định cư. Theo nguyên tắc này, trường hợp
người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để
mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất
tái định cư tối thiểu.
1.3. Căn c xác định bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong thu hồi đất
1.3.1. Căn cứ xác định bồi thường trong thu hồi đất
Theo các quy định tại các Điều từ Điều 76 đến Điều 81 Luật Đất đai năm 2013
thì việc bồi thường trong thu hồi đất được xác định như sau:
Thứ nhất, bảo đảm quy định đầy đủ các trường hợp được bồi thường do thu hồi
đất, bao gồm: (1) bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an
ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (2) bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; (3) bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp của t chức kinh tế, t chức sự nghiệp công lập tự chủ tài
chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; ...
Thứ hai, bảo đảm sự phân định rõ ràng về chính sách bồi thường trong các
trường hợp bồi thường trong thu hồi đất.
1.3.2. Căn cứ xác định hỗ trợ trong thu hồi đất
Thứ nhất, đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì được
hỗ trợ đào tạo, chuyển đ i nghề, tìm kiếm việc làm. Trường hợp người được hỗ trợ
đào tạo chuyển đ i nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tu i lao động có nhu cầu được
đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm
việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ
mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi
đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất,
kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn trong độ tu i lao động thì được hỗ
trợ đào tạo, chuyển đ i nghề, tìm kiếm việc làm.
Thứ ba, hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm t chức lập và
thực hiện phương án đào tạo, chuyển đ i nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người có
đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ.
Thứ , đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ
9
tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân
cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của
cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách hỗ trợ.
Thứ ăm, đối với dự án sử dụng vốn vay của các t chức quốc tế, nước ngoài
mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư thì thực hiện theo khung chính sách đó.
1.3.3. Căn cứ xác định tái định cư trong thu hồi đất
Theo quy định tại các Điều 86 và 87 Luật Đất đai năm 2013 thì việc t chức
thực hiện tái định cư cho người có đất bị thu hồi được thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với người có đất ở bị thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở.
Thứ hai, về tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt.
1.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản nhà nƣớc trong bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ trong thu hồi đất
1.4.1. Nội dung quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong
thu hồi đất
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất là một trong những hoạt động
của Nhà nước vừa với tư cách là chủ thể quản lý nhà nước vừa với tư cách là chủ thể
quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Chính vì vậy, nội dung quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất cũng chính là nội dung quản lý nhà nước
về đất đai. Theo đó, bao gồm: (1) ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất và t chức thực hiện văn bản đó; (2) xác
định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành
chính; (3) khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá
đất;
1.4.2. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trong thu hồi đất
Theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Luật Đất đai năm 2013, trách nhiệm
quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất được xác định
như sau:
Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư trong thu hồi đất trong phạm vi cả nước.
Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong
việc thống nhất quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất.
10
Thứ ba, Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai và thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất trong phạm vi quản lý của mình.
Thứ , Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất tại địa phương.
1.4.3. Trách nhiệm cụ thể trong tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thứ nhất, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh
tế, T ng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý có dự án đầu
tư phải thu hồi đất có trách nhiệm chỉ đạo, t chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và T chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình t chức thực hiện; bảo
đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo t chức thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Nghị định này. Trước ngày 01 tháng
12 hàng năm, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình và kết quả thực hiện
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương.
Thứ ba, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo, t chức, hướng
dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải
quyết các vướng mắc phát sinh theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tiểu kết chƣơng 1
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là những chính sách hết sức quan trọng trong
quản lý nhà nước về đất đai nói chung cũng như trong việc bảo đảm sự n định về
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, t chức có
đất bị thu hồi. Do đó, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện trên cơ sở
những nguyên tắc nhất định để bảo đảm tính nhất quán, thông suốt trong t chức thực
hiện.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ TRONG THU HỒI
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về đất đai và quản nhà nƣớc về đất đai ở huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội
2.1.1. Tổng quan về đất đai ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Đ k ê
11
* V í
Sóc Sơn là huyện ngoại thành thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà
Nội 35 km về phía Bắc, có t ng diện tích tự nhiên 30.539,25 ha, bao gồm 26 đơn vị
hành chính: 25 xã và 01 thị trấn.
Huyện Sóc Sơn nằm trong vùng đồng bằng châu th sông Hồng, cuối của dãy
núi Tam Đảo, với độ cao trung bình 15 - 20 m so với mực nước biển. Địa hình chia
làm 3 vùng r rệt: vùng đồi gò: 9 xã, vùng đất giữa: 8 xã và Thị trấn Sóc Sơn, vùng
trũng ven sông: 9 xã. Huyện Sóc Sơn là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 1.600 mm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 10.
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn“T e T ế m
ạ sử dụ ấ ê ó ơ - Ủ â dâ ó ơ
(2017)
T ng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính huyện Sóc Sơn tại thời điểm
thống kê đất đai năm 2018 là 30.651.3 ha gồm các nhóm đất chính như sau:
* Đấ s x ấ ô
Đất sản xuất nông nghiệp có 14.329,13 ha, chiếm 46,92% t ng diện tích tự
nhiên, trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 13.698,95 ha, bằng 44,86% t ng diện tích tự nhiên.
+ Đất trồng lúa: 12.249,08 ha; bằng 40,11% t ng diện tích tự nhiên.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 1.449,89 ha, chiếm 4,75% t ng diện tích tự
nhiên.
+ Đất trồng cây lâu năm: 630,19 ha, bằng 2,06% t ng diện tích tự nhiên.
* Đấ âm
Đất lâm nghiệp có 4.047,82 ha chiếm 13,25% t ng diện tích tự nhiên của toàn
huyện, trong đó đất rừng phòng hộ chiếm gần như 100% diện tích đất lâm nghiệp là
4.047,24 ha; đất rừng sản xuất là: 0,57 ha
* Đấ ô ỷ s
Đất nuôi trồng thuỷ sản có 130,82 ha, chiếm 0,43% t ng diện tích tự nhiên.
*Đấ ô k
Đất nông nghiệp khác có 14,35 ha, chiếm 0,05% t ng diện tích tự nhiên.
* Đấ ô
- Đấ ở
T ng diện tích đất ở hiện trạng 5.276,72 ha, chiếm 17,28% t ng diện tích tự
nhiên, trong đó:
+ Đất ở tại đô thị có diện tích là 35,13 ha chiếm 0,12% t ng diện tích tự nhiên
12
của toàn huyện.
+ Đất ở tại nông thôn có diện tích là 5.241,59 ha chiếm 17,16 % t ng diện tích
tự nhiên của toàn huyện.
- Đấ ê dù
Đất chuyên dùng của huyện Sóc Sơn hiện có 4.493,35 ha, chiếm 14,71% t ng
diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan có 45,19 ha, chiếm 0,15% t ng diện tích tự
nhiên.
- Đất quốc phòng hiện trạng là 856,31 ha, chiếm 2,80% t ng diện tích tự nhiên.
- Đất an ninh có diện tích là 32,27 ha, chiếm 0,11% t ng diện tích tự nhiên.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp có diện tích là 538,82 ha, chiếm 1,76%
t ng diện tích tự nhiên.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 447,55 ha, chiếm 1,47% t ng
diện tích tự nhiên.
- Đất có mục đích công cộng có diện tích 2.573,22 ha, chiếm 8,43% t ng diện
tích tự nhiên.
* Các loại đất phi nông nghiệp còn lại
- Đất cơ sở tôn giáo có 44,12 ha, bằng 0,14% t ng diện tích tự nhiên, đây là đất
xây dựng chùa, nhà thờ,... phân bố ở các khu dân cư trong huyện.
- Đất cơ sở tín ngưỡng có 40,49 ha, bằng 0,13% t ng diện tích tự nhiên, đây là
đất xây dựng đình, đền, miếu,... phân bố ở các khu dân cư trong huyện.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng có diện tích là
270,23 ha, bằng 0,88% diện tích tự nhiên.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện tích là 668,78 ha, chiếm 2,19% t ng
diện tích tự nhiên.
- Đất có mặt nước chuyên dùng có diện tích là 1.136,96 ha, bằng 3,72% diện
tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích mặt hồ, đầm phân bố các xã trong huyện.
- Đất phi nông nghiệp khác có diện tích là 14,36 ha, chiếm 0,05% t ng diện
tích tự nhiên.
2.1.1.2. ở ủ k ê ế ô
ấ
Có thể nói do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cho nên qui
mô đất đai nông nghiệp không những bị thu hẹp mà còn bị chia cắt manh mún, phân
tán, khó hình thành vùng chuyên canh lớn, tập trung gây cản trở cho sản xuất nông
nghiệp. Vai trò và tác động tích cực của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên
13
địa bàn tỉnh đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân còn chưa tương xứng với
mục tiêu đề ra, nhiều vấn đề ở vùng nông thôn và hộ nông dân mất đất chưa được giải
quyết đồng bộ nhất là vấn đề giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống của các hộ dân
vùng bị thu hồi đất.
Việc chính quyền Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của người dân để xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cụm công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đã
làm nhiều nông dân trở nên mất phương hướng, hoang mang, đặc biệt là lứa tu i
trung niên, những người ít có khả năng và điều kiện được đào tạo nghề để tìm và tạo
việc làm mới, họ phải tìm việc làm một cách tự phát không n định với hàng trăm
nghề để kiếm sống, trong đó chủ yếu là di cư đến các thành phố lớn, các khu đô thị,
khu công nghiệp, chủ yếu là buôn thúng bán bưng gây áp lực lớn về dân số cho các
khu vực này.
Trong những năm gần đây, khi có sự phát triển của các công ty trên địa bàn các
huyện trong tỉnh đã giải quyết được một số lượng lớn lao động nông nhàn ở các địa
phương. Tuy nhiên, số lao động vào làm ở các doanh nghiệp chưa cao và chưa phải là
con số bền vững, có rất nhiều lao động trong một thời gian ngắn bị sa thải hoặc tự bỏ
việc do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân các doanh nghiệp trả
lương thấp và tăng giờ làm.
Sau khi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, người nông dân
huyện Sóc Sơn hiện nay vẫn làm các công việc mang tính chất thủ công và thời vụ.
Một bộ phận người già và trẻ em ở lại làng quê tiếp tục gắn bó với công việc đồng
áng với số diện tích còn lại ít ỏi, đa phần lao động chính trong gia đình di cư đến các
vùng đô thị, thành phố lớn để kiếm thêm thu nhập phục vụ cuộc sống gia đình.
Từ việc Nhà nước thu hồi đất lại xuất hiện một hiện tượng mới đối với nhiều
vùng nông thôn huyện Sóc Sơn, đó là hiện tượng người dân bỏ ruộng đi làm ăn ở nới
khác. Số diện tích màu mỡ gần như không còn, thêm vào đó là lao động chính, trẻ,
khỏe hầu như đi làm ăn xa, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương bị rơi vào tình trạng
thiếu lao động nghiêm trọng, giá lao động ở nông thôn cao.
2.1.2. Tổng quan quản lý về đất đai ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy làm công tác qu c v ấ ại huy n
ó ơ .
- Đối với cấp huyện
Hiện nay, số lượng cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường được bố trí 11
người trong đó có 01 Trưởng Phòng, 03 Phó trưởng Phòng, 07 cán bộ, chuyên viên.
- Đố ấ xã
14
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 26 cán bộ địa chính trên 26 xã, thị trấn. Tuy
nhiên, do khối lượng công việc của cán bộ địa chính quá nhiều, trình độ chuyên môn
của cán bộ còn hạn chế, một số xã cán bộ địa chính phải làm kiêm cả công việc nông
nghiệp - xây dựng - giao thông - thủy lợi nên việc tham mưu cho UBND cấp xã trong
vấn đề quản lý nhà nước về đất đai chưa được đảm bảo dẫn đến tình trạng vi phạm
pháp luật về đất đai tại một số địa phương vẫn còn nhiều.
2.1.2.2. V ă q ế q ấ ạ ơ
uật đất đai 29/11/2013;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ về việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của uật đất đai;
Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố Hà
Nội về việc Ban hành quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn
Thành phố Hà Nội;
Quyết định số 63/2013/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND Thành phố Hà
Nội về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm;
Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND Thành phố Hà
Nội về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2015- 2019;
Quyết định số 420/QĐ-SXD ngày 17/01/2013 của Sở Xây dựng Thành phố Hà
Nội về việc công bố giá xây dựng mới nhà ở, công trình, vật kiến trúc làm căn cứ bồi
thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội
về việc công bố giá xây dựng mới nhà ở, công trình, vật kiến trúc làm căn cứ bồi
thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Thông báo số 7495/STC-BG ngày 30/12/2013 của Sở tài chính về đơn giá làm
cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục
vụ công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2014;
Thông báo số 7756/STC-BG ngày 30/12/2014 của Sở tài chính về đơn giá làm
cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục
vụ công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
2.2.Phân tích thực trạng bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong thu hồi đất
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
2.2.1. Thực hiện bồi thường trong thu hồi đất
Trong những năm qua huyện Sóc Sơn đã thực hiện thu hồi đất của các hộ gia
15
đình, cá nhân trên cơ sở được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận để xây dựng
đường, trường học, khu tái định cư, khu công nghiệp và các dự án phục vụ lợi ích
Quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia.
Một số hộ dân khi được tuyên truyền, vận động, giải thích về chính sách bồi
thường, hỗ trợ GPMB của Nhà nước vẫn cố tình không chấp hành mà đòi hỏi giá bồi
thường, hỗ trợ theo ý muốn chủ quan của cá nhân hoặc của một nhóm người gây ảnh
hưởng tới tiến độ GPMB của dự án.
2.2.2. Thực hiện hỗ trợ trong thu hồi đất
Có thể nói do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cho nên qui
mô đất đai nông nghiệp không những bị thu hẹp mà còn bị chia cắt manh mún, phân
tán, khó hình thành vùng chuyên canh lớn, tập trung gây cản trở cho sản xuất nông
nghiệp.
Việc chính quyền Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của người dân để xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, cụm công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đã
làm nhiều nông dân trở nên mất phương hướng, hoang mang, đặc biệt là lứa tu i
trung niên, những người ít có khả năng và điều kiện được đào tạo nghề để tìm và tạo
việc làm mới, họ phải tìm việc làm một cách tự phát không n định với hàng trăm
nghề để kiếm sống, trong đó chủ yếu là di cư đến các thành phố lớn, các khu đô thị,
khu công nghiệp, chủ yếu là buôn thúng bán bưng gây áp lực lớn về dân số cho các
khu vực này.
Bên cạnh đó, hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường, thì ngoài việc bồi
thường bằng tiền, còn được hỗ trợ chuyển đ i nghề nghiệp, tạo việc làm bằng tiền
hoặc bằng đất ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Huyện đã có chính sách quy định các doanh nghiệp hoặc các đơn vị đầu tư sử
dụng đất phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ mất việc làm do bị thu hồi đất
nông nghiệp.
2.2.3. Thực hiện tái định cư trong thu hồi đất
Việc quy hoạch, xây dựng và thực hiện kế hoạch tái định cư trước khi tiến
hành thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa được thực hiện tốt. Trong
công tác quy hoạch, nhìn chung mới chỉ quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất nói
chung và quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ và đô thị.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu 61 dự án có diện tích thu hồi đất lớn, số hộ bị ảnh hưởng
nhiều trên địa bàn huyện: thì nhìn chung tiến độ của các dự án chậm, chưa đạt yêu cầu,
nguyên nhân chủ yếu do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm.
16
2.2.4. Nh ng bất c p phát sinh trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong
thu hồi đất tại huyện Sóc Sơn
Trong quá trình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất
vẫn còntồn tại một số vướng mắc bất cập như sau:
Một là: về thực trạng áp dụng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất. Vẫn còn rất nhiều vướng mắc trong công tác tái định cư,
tình trạng thiếu nhà ở, đất ở tái định cư hoặc thiếu nguồn vốn dành cho việc xây dựng
các khu tái định cư. Chất lượng các khu tái định cư chưa bảo đảm, đặc biệt đối với
các nhà ở tái định cư là chung cư. Đây là một vấn đề nhức nhối đáng báo động đối
với công tác quản lý việc xây dựng các khu tái định cư không chỉ ở Hà Nội mà trên
cả nước ta hiện nay.
Hai là, về giá đất bồi thường khi thu hồi đất ở cho người bị thu hồi đất
Hiện nay, đa số các trường hợp tính giá bồi thường thấp hơn giá thị trường, đặc biệt ở
các khu vực đô thị khi thu hồi đất phục vụ các dự án xây dựng đô thị mới, chỉnh trang
đô thị. Giá đất do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công bố chỉ bằng khoảng 40-
50% giá thị trường. Với mức giá này dẫn đến sự thiếu đồng tình, ủng hộ của người
dân bị thu hồi đất.
Ba là, hiệu quả công tác bồi thường và tác động xã hội. Thời gian triển khai
công tác bồi thường, hỗ trợ thường kéo dài, có dự án kéo dài hơn 10 năm, thậm chí
15 năm gây khó khăn trong việc n định đời sống và việc làm của các hộ dân có nhà
ở trong khu vực dự kiến thực hiện dự án đầu tư.
Bốn là, việc xử lý đối với các dự án treo chưa hiệu quả. Thực tế cho thấy, đối
với đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử
dụng vẫn còn nhiều. Trong khi đó những biện pháp xử lý chưa đủ tính “răn đe đối
với các nhà đầu tư, dẫn đến lãng phí đất; gây khó khăn cho Nhà nước khi xác định chi
phí đã đầu tư, kinh phí để bồi thường, giao lại cho các nhà đầu tư có năng lực...
2.3. Đánh giá thực trạng bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ trong thu hồi đất
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
2.3.1. Nh ng t quả đạt được
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai luôn được UBND huyện Sóc Sơn xác định
là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, tập trung chỉ đạo kiên quyết, triệt để và đúng pháp
luật. Hàng năm, Huyện uỷ t chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ,
kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản Nhà nước, Thành uỷ Hà Nội;
đồng thời, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện.
Công tác quản lý đất đai được huyện thực hiện với nhiều hình thức như thường
17
xuyên ban hành văn bản chỉ đạo chung cũng như từng vụ việc cụ thể. T chức thực
hiện pháp luật trong thực tế và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Quan tâm công tác
đào tạo, bồi dưỡng và củng cố cán bộ từ huyện đến xã.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, việc quản
lý và sử dụng đất đai đã được tăng cường, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử
lý nhiều trường họp t chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai. Công tác giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ, Ủy ban nhân dân huyện đã có phòng tiếp
dân, t chức tiếp dân, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai theo
đúng thẩm quyền.
Cùng với việc triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, công tác tiếp
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm không ngừng nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, kịp thời phát hiện, ngăn
chặn, xử lý vi phạm, thiếu sót, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.
2.3.2. Hạn ch và nguy n nh n
* Nguyên nhân khách quan:
- Do chuyển đ i sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chính sách
mới về quản lý đất đai. Đất đai trở thành một tư liệu sản xuất quan trọng và là một tài
sản có giá đối với với mọi người dân.
- Công tác lập và quản lý quy hoạch chậm và thiếu đồng bộ nên chưa tạo được
hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng và xử lý vi phạm.
- Một số văn bản quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt
bằng còn chồng chéo, khó thực hiện cần sửa đ i b sung theo hướng giảm bớt thủ tục
hành chính, quy trình đồng bộ dễ áp dụng trong thực tiễn.
- Về thẩm quyền đối với một số lĩnh vực còn chồng chéo khi xử lý phải cần
đến sự vào cuộc của nhiều ngành dẫn đến phải chờ đợi kéo dài thời gian xử lý vi
phạm.
- Cơ chế, chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại vẫn đang trong quá trình
hoàn thiện, chưa phù hợp với thực tế để giải quyết được triệt để nội dung khiếu nại,
tố cáo.
- Đối với khiếu nại liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, do hồ sơ về
quản lý đất đai còn thiếu, trong khi đó, những chuẩn mực chung về giá bồi thường đất
và cơ chế điều chỉnh, xử lý những vướng mắc phát sinh chưa r ràng đã dẫn đến việc
so sánh đơn giá bồi thường giữa các dự án, là nguyên nhân phát sinh khiếu nại kéo
dài.
18
* Nguyê â ủ q :
- Việc quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị, thực hiện Quyết định hành chính ở một số
đơn vị chưa nghiêm túc, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, triệt để, đồng bộ, có
biểu hiện né tránh, đùn đẩy, qua loa, chiếu lệ.
- Công tác quản lý nhà nước đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng, xử
lý vi phạm, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa được các cấp chính quyền, các
phòng ban đơn vị quan tâm đúng mức.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm chưa thường xuyên chưa sâu,
xử lý cán bộ vi phạm chưa kiên quyết.
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
nói riêng chưa được thực hiện một cách tích cực, thường xuyên liên tục, chưa đạt
được kết quả cao.
- Nhận thức của của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật
về khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, một số trường hợp người dân mặc dù hiểu r
các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành quyết định đã giải quyết
đúng pháp luật.
- Công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa được thống nhất, việc thông tin về
giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa có
sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương dẫn đến việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo thiếu nhất quán cũng dẫn đến việc giải quyết thiếu thống nhất
và kéo dài.
- Chế độ, chính sách nhằm động viên, khích lệ cán bộ, công chức trong việc
tham gia công tác tiếp công dân, xử lý và giả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_boi_thuong_ho_tro_tai_dinh_cu_trong_thu_hoi.pdf