Tóm tắt Luận văn Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ môi trường Anh- Việt

Thuật ngữ là đề tài có sức cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới

cũng như ở Việt Nam. Đã có không ít định nghĩa về thuật ngữ ra đời. Ở

Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Xuân Hãn, Đỗ Hữu Châu,

Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ

Quang Hào, và một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những định

nghĩa về thuật ngữ. Theo Hoàng Xuân Hãn, “thuật ngữ hay danh từ khoa

học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái

niệm của một ngành khoa học nhất định” [15, tr 47]. Nguyễn Văn Tu lại

cho rằng: “ Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học

kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật và có một nghĩa đặc biệt biểu

thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc các ngành nói trên”

[30, tr.176]. Theo ông thuật ngữ là lớp từ vị trong ngôn ngữ. Thuật ngữ

giống từ thường ở chỗ đều tuân theo qui luật ngữ âm và ngữ pháp của ngôn

ngữ đó. Nhưng thuật ngữ khác từ thường là chỉ có một nghĩa và ít gợi cảm.

Một từ có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa nhưng khi trở thành thuật ngữ nó

không có đồng nghĩa và trái nghĩa.

pdf16 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ môi trường Anh- Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 §¹i häc quèc gia Hµ Néi Tr-êng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n .......................................................... NguyÔn thÞ h»ng nga B-íc ®Çu nghiªn cøu ®èi chiÕu chuyÓn dÞch hÖ thuËt ng÷ m«i tr-êng Anh - viÖt LuËn v¨n Th¹c sü Ng«n ng÷ häc Hµ Néi, th¸ng 09 n¨m 2009 2 §¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n .......................................................... NguyÔn thÞ h»ng nga B-íc ®Çu nghiªn cøu ®èi chiÕu chuyÓn dÞch hÖ thuËt ng÷ m«i tr-êng Anh - viÖt LuËn v¨n Th¹c sü Ng«n ng÷ häc Ngµnh häc: Ng«n ng÷ häc M· ngµnh: 602201 Ngƣời h-íng dÉn khoa häc: GS.TS. Lª Quang Thiªm Hµ Néi, th¸ng 09 n¨m 2009 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Việc xây dựng, tiếp nhận hệ thuật ngữ (HTN) là một hoạt động quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển và đào tạo của các ngành khoa học. Thuật ngữ khoa học tự nhiên chính thức được khởi đầu những năm 40 của thế kỉ 20. Nhiều công trình để lại dấu ấn có tính chất mở đầu là cuốn Danh từ khoa học (toán, lí, hóa, cơ, thiên văn) của Hòang Xuân Hãn (1942). Sau Cách mạng tháng 8 đến hòa bình lập lại và sau đổi mới (1976), cùng với sự phát triển khoa học của xã hội Việt Nam và đội ngũ trí thức, hệ thuật ngữ phát triển rất nhanh. Mỗi ngành khoa học kĩ thuật đều cần xây dựng cho mình một hệ thuật ngữ riêng làm phương tiện nghiên cứu, giao tiếp và trao đổi thông tin. Ngành nào ra đời sớm, hệ thuật ngữ phong phú và cũng sớm được hoàn chỉnh, ngành nào mới ra đời, cũng có hệ thuật ngữ, thậm chí hệ thuật ngữ có thể phong phú nhưng vẫn đang trong quá trình xây dựng và chuẩn hoá để tiến tới có một hệ thuật ngữ hoàn chỉnh. Tuy nhiên một số ngành khoa học do ra đời muộn hoặc tiếp xúc muộn với các ngành khoa học của thế giới nên HTN hiện mới chỉ đang trong quá trình phát triển ban đầu. Khoa học Môi trường là một ngành học như vậy. Năm 1992 Bộ môn Địa Môi trường thuộc Khoa Địa lý - Địa chất và sau đó Bộ môn Môi trường của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (một trong những cơ sở hàng đầu về nghiên cứu và đào tạo) mới được thành lập. Cho mãi đến Ngày 5 tháng 8 năm 2002 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường. Còn Khoa Môi trường, Đại học Quốc gia Tp.HCM- là cơ sở đào tạo đại học , sau đaị hoc̣ và nghiên cứu trong các liñh vưc̣ về hê ̣thống môi trường - được thành lập vào ngày 18 4 tháng 1 năm 2000, theo quyết định số 14/QĐ/ĐHQG/TCCB của giám đốc Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tuy còn khá mới mẻ nhưng đây là ngành rất quan trọng vì nó nghiên cứu những vấn đề cấp bách của môi trường toàn cầu, liên quan mật thiết đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như các ngành khoa học cơ bản nhất như Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh họcDo đó, việc chậm bước của HTN Môi trường có thể tạo ra khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận cũng như vận dụng các tri thức khoa học. Nhìn chung HTN Môi trường ở nước ta còn đang xây dựng, các sách dùng để tra cứu vẫn còn thiếu thốn, từ điển chuyên ngành còn rất khó tiếp cận đối với những người có nhu cầu học tập và nghiên cứu. Ở nhiều nước nói tiếng Anh trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, khoa học môi trường tuy không ra đời sớm nhưng đã phát triển rất mạnh, hệ thuật ngữ rất phong phú đa dạng và dễ tiếp cận. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá cũng như tính thúc bách của các vấn đề môi trường, Việt Nam đang tập trung nghiên cứu và phát triển ngành khoa khọc quan trọng này. Điều này đòi hỏi phải quan tâm tới hệ thuật ngữ bằng tiếng Anh của ngành để nghiên cứu, trao đổi thông tin và tiếp thu những tinh hoa của thế giới phục vụ cho sự phát triển của ngành khoa học nước nhà. Vì vậy, xây dựng hệ thuật ngữ môi trường tiếng Việt là một việc rất quan trọng và cần thiết. Trong quá trình tham gia giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành Môi trường ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, chúng tôi thấy hệ thuật ngữ của ngành chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Sự thiếu hụt này thể hiện ở cả hai mặt lý luận và ứng dụng. Chính vì thế trong giới hạn cho phép, chúng tôi sẽ nghiên cứu hệ thuật ngữ Môi trường Anh- Việt, với tiếng Việt với mong muốn góp phần xây dựng và nâng cao HTN Môi trường cũng như chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành học này. Chính vì những lí do đã nêu mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài luận văn “Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ môi trường Anh- Việt” 5 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu Mục đích chính của luận văn này là bước đầu khảo sát đánh giá HTN Môi trường tiếng Anh đã được chuyển dịch, dùng trong các tài liệu chuyên ngành theo định hướng chuẩn của việc xây dựng HTN Việt Nam về mặt tiếp nhận và cấu tạo. Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra một số đề xuất về mặt lí luận của việc xây dựng HTN và việc ứng dụng trong quá trình giảng dạy. Cụ thể, luận văn sẽ tập trung giải quyết những vấn đề sau:  Khảo sát sơ bộ hệ thuật ngữ môi trường tiếng Anh dựa trên một số tài liệu chuẩn mực (từ điển thuật ngữ, từ điển giải thích thuật ngữ, văn bản chuyên ngành Môi trường).  Phân tích những đặc điểm cấu tạo hệ thuật ngữ môi trường tiếng Anh.  Phân tích sơ bộ nội dung nghĩa và cách thức tiếp nhận, chuyển dịch giải nghĩa thuật ngữ môi trường bằng tiếng Việt theo hướng chuẩn hóa và ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy thuật ngữ chuyên ngành ở Việt Nam. 3. Tƣ liệu nghiên cứu  Các cuốn sách về lí luận ngôn ngữ tiếng Anh, Việt  Các văn bản khoa học chuyên ngành bằng tiếng Việt  Các văn bản khoa học chuyên ngành bằng tiếng Anh  Từ điển Môi trường Anh Việt, Từ điển Môi trường giải thích tiếng Anh.  Thực tế sử dụng thuật ngữ môi trường của các đối tượng khác nhau trong cuộc sống hàng ngày (trong giao tiếp, trong các buổi hội thảo, seminar chuyên ngành) và trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp phổ biến trong nghiên cứu ngôn ngữ học áp dụng cho lĩnh vực từ vựng-ngữ nghĩa như:  phân tích cấu tạo thuật ngữ  phân tích miêu tả ngữ nghĩa  phân tích đối chiếu, chuyển dịch thuật ngữ. Ngoài việc sử dụng các thủ pháp thống kê, định lượng các đơn vị biểu thức theo định hướng nghiên cứu, chúng tôi cũng áp dụng các phương pháp định tính trong quá trình khảo sát. Phương pháp này giúp chúng tôi phân tích và miêu tả hình thái cấu trúc và ngữ nghĩa của các thuật ngữ cần nghiên cứu. Từ đó tìm ra các nguyên tắc cấu tạo cơ bản thuật ngữ môi trường. Trong luận văn này, các thuật ngữ cũng được đánh giá theo các tiêu chuẩn được qui định: tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng và tính hệ thống. 5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lí luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa các vấn đề thuật ngữ hiện nay ở Việt Nam. Hơn thế nữa, qua việc khảo sát và phân tích đặc điểm của TN Môi trường về cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa, nghiên cứu này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng hệ TN Môi trường tiếng Việt hiệu quả giúp ích cho sự phát triển của ngành khoa học Môi trường của Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn là cầu nối tri thức giữa 2 ngành Ngôn ngữ học và Khoa học Môi trường. Cũng qua việc khảo sát và phân tích đặc điểm của TNMTTA về cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa, chúng ta sẽ mạnh dạn và chủ động hơn trong việc tiếp thu hệ thuật ngữ nói riêng, các tri thức khoa học nói chung bằng tiếng Anh. Nói cách khác, việc nghiên cứu này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học. 6. Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận. Nội dung chính của nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: 7 Chương 1. Cơ sở lí luận cho việc khảo sát HTNMT Anh- Việt Chương 2. Những đặc điểm cấu tạo thuật ngữ môi trường tiếng Anh Chương 3. Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ Môi trường Anh- Việt CHƢƠNG 1 Cơ sở lí luận cho việc khảo sát hệ thuật ngữ Môi trƣờng Anh- Việt 1.1. Khái niệm thuật ngữ 1.1.1. Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học ngữ học thế giới khi bàn về thuật ngữ và ngôn ngữ chuyên ngành Theo Tom Hutchison và Alan Waters trong cuốn English for Specific Purposes “Tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ chuyên ngành (English for Specific Purposes- ESP) không được coi là một sản phẩm mới trong sự so sánh với ngôn ngữ nói chung (general language) mà nó chẳng qua chỉ là một cách tiếp cận với ngôn ngữ dựa trên nhu cầu của người học mà thôi. Và nền tảng của ngôn ngữ chuyên ngành được phản ánh trong câu hỏi: Tại sao người học cần phải học ngôn ngữ đó?” Cũng theo quan điểm của họ, nếu coi ngôn ngữ chung là một cây xanh với gốc rễ của nó là nhu cầu học tập và giao tiếp thì ESP chỉ là một cành lớn mà thôi. [21, tr. 13] Sager, Dungworth và Mc thì cho rằng “Ngôn ngữ chuyên ngành (special language) là hệ thống bán độc lập (semi- autonomous), phức tạp được xây dựng trên nền tảng của ngôn ngữ chung (general language); nó hàm chứa những kiến thức chuyên ngành và được sử dụng giới hạn trong việc giao tiếp giữa các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn gần hoặc giống nhau” [19, tr. 20] S.Gerr thuộc giới nghiên cứu ngữ văn Anh, Mỹ cho rằng: “Cái khác biệt bản chất của ngôn ngữ khoa học kĩ thuật là vốn từ chuyên môn tăng nhanh chóng” (trích dẫn bởi Lê Hoài Ân, 2003) M.A.K.Halliday đại diện cho giới ngôn ngữ học Anh những năm 60 đã từng có quan điểm như sau “đặc trưng của ngôn ngữ chuyên ngành không 8 phải là các thành tố ngữ pháp mà chính là các đơn vị từ vựng” (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Thanh. 2005) Theo cuốn Đại từ điển tiếng Đức Langenscheidts “Ngôn ngữ chuyên ngành là tất cả những diễn đạt chuyên môn và chuyên biệt được sử dụng trong một chuyên ngành nhất định” (trích dẫn bởi Lê Hoài Ân, 2003) Còn các nhà thuật ngữ học Xô Viết định nghĩa thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt, đó là chức năng gọi tên” [22, tr. 65] Bách khoa toàn thư điện tử định nghĩa thuật ngữ là bộ phận từ vựng chuyên dụng trong một lĩnh vực nào đó. Những thuật ngữ này chỉ các khái niệm cụ thể trong lĩnh vực đó và nghĩa của thuật ngữ không nhất thiết phải giống với nghĩa của từ được sủ dụng trong văn cảnh thông thường. (Technical terminology is the specialized vocabulary of a field, the nomenclature. These terms have specific definitions within the field, which is not necessarily the same as their meaning in common use.) Ví dụ: Warming Trong ngành Môi trường, thuật ngữ này chỉ hiện tượng biến đổi khí hậu: nóng ấm toàn cầu. Trong văn cảnh thông dụng hơn, từ này có nghĩa là làm ấm Cũng theo quan điểm của bài viết này, thuật ngữ tồn tại trong cách diễn đạt trang trọng: trong văn bản khoa học, trong quá trình giảng dạy, đào tạo thuộc lĩnh vực đó. Một số thuật ngữ có nghĩa thông dụng hơn, được tạo ra và ưa dùng bởi đội ngũ những người thực hành trong cùng lĩnh vực đó và tương tự như Slang (tiếng lóng). Ranh giới giữa Technical terminology - Technical slang trong tiếng Anh đôi khi khá lỏng lẻo, khiến cho một số thuật ngữ nhanh chóng được thừa nhận hoặc chối bỏ. Ví dụ: firewall ban đầu là tiếng lóng, nhưng do nó rất cần thiết và được sử dụng rộng rãi nên nhanh chóng được thừa nhận là một thuật ngữ kĩ thuật. Thuật ngữ kĩ thuật phát triển là do các nhà chuyên môn có nhu cầu giao tiếp chuẩn xác và ngắn gọn trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Tuy 9 nhiên, thuật ngữ kĩ thuật có thể gây trở ngại cho những người không quen sử dụng chúng. Tựu chung lại, các định nghĩa về thuật ngữ đề cập đến tính chuyên dụng, tính chính xác của thuật ngữ. 1.1.2. Quan điểm của các nhà Việt ngữ học Thuật ngữ là đề tài có sức cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đã có không ít định nghĩa về thuật ngữ ra đời. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Xuân Hãn, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Quang Hào, và một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những định nghĩa về thuật ngữ. Theo Hoàng Xuân Hãn, “thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm của một ngành khoa học nhất định” [15, tr 47]. Nguyễn Văn Tu lại cho rằng: “ Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật và có một nghĩa đặc biệt biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc các ngành nói trên” [30, tr.176]. Theo ông thuật ngữ là lớp từ vị trong ngôn ngữ. Thuật ngữ giống từ thường ở chỗ đều tuân theo qui luật ngữ âm và ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Nhưng thuật ngữ khác từ thường là chỉ có một nghĩa và ít gợi cảm. Một từ có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa nhưng khi trở thành thuật ngữ nó không có đồng nghĩa và trái nghĩa. Nguyễn Thiện Giáp cũng đưa ra một định nghĩa về thuật ngữ rất cô đọng, súc tích, dễ hiểu đồng thời cũng chứa đựng tất cả các đặc điểm mà các nhà Việt ngữ học đi trước nói đến: “Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [14, tr.118] Cũng nói về thuật ngữ, Vũ Quang Hào [18, tr.124,125] lại đề cập về phương diện ngữ nghĩa của thuật ngữ. Theo ông, trong tiếng Việt, bản thân hai chữ “thuật ngữ” phải được hiểu theo bốn nghĩa: 10 “Thuật ngữ” được hiểu là nội dung của khái niệm khoa học (nội hàm khái niệm). Theo nghĩa này, thuật ngữ là đơn vị cơ bản của mỗi khoa học chuyên ngành. “Thuật ngữ” được hiểu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ, là tên gọi của một khái niệm khoa học. Theo nghĩa này, thuật ngữ - tên gọi là đơn vị cơ bản trong vốn từ của ngôn ngữ khoa học “Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ khái niệm trong một khoa học, một lĩnh vực. Theo nghĩa này, toàn bộ thuật ngữ - khái niệm làm thành hệ thuật ngữ - khái niệm của một khoa học. “Thuật ngữ” được hiểu là toàn bộ tên gọi trong một khoa học. Theo nghĩa này , toàn bộ thuật ngữ - tên gọi làm thành hệ thuật ngữ - tên gọi của một khoa học. Tình trạng của hệ thuật ngữ - tên gọi phản ánh tình trạng ứng dụng lý luận ngôn ngữ học vào việc giải quyết những vấn đề của hình thức ngôn ngữ trong một khoa học. Qua định nghĩa trên ta thấy thuật ngữ khoa học chính là một lớp từ trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Nó không phải là từ vựng chung mà là lớp từ vựng đặc biệt. Nét đặc biệt được thể hiện ở chỗ thuật ngữ khoa học là những từ và những cụm từ cố định thuộc một chuyên môn nhất định, chính xác và xác định về nghĩa. Sau khi tìm hiểu các định nghĩa về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu nói trên, chúng ta thấy thuật ngữ là từ và cụm từ nhưng không giống với từ và cụm từ thông thường. Từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình cảm, sắc thái phụ như thái độ đánh giá con người, khen, chê, có thể mang tính đa nghĩa, có thể có đồng nghĩa, trái nghĩa, có thể có đồng âm, trong khi thuật ngữ thì chỉ đơn nghĩa và chỉ mô tả một khái niệm hay một khách thể. Nói cách khác, thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng của một ngôn ngữ, chúng biểu thị khái niệm xác định trong các ngành khoa học kỹ thuật nên thuật ngữ phải tuân thủ tính nghiêm ngặt của nó. 11 Tựu chung lại, các nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm tới những nội dung cơ bản về thuật ngữ như sau  Định nghĩa thuật ngữ với việc phân tích khái niệm và bản chất ngôn ngữ của lớp từ vựng đặc biệt này.  Nêu rõ chức năng cơ bản của thuật ngữ trong hoạt động ngôn ngữ của chúng.  Khẳng định các đặc điểm cốt yếu của thuật ngữ để thực hiện tốt các chức năng.  Xác định các tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ. Từ việc lĩnh hội và tổng hợp các quan điểm khác nhau về thuật ngữ chúng tôi đi đến kết luận như sau: Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ được phân chia theo phạm vi sử dụng, tư duy và các hoạt động khoa học kĩ thuật để diễn đạt các khái niệm khoa học. 1.1.3. Việc nghiên cứu lí luận về thuật ngữ trong ngôn ngữ học Như trên đã nói, thuật ngữ là một bộ phận từ vựng quan trọng của ngôn ngữ. Đối với ngôn ngữ được nhiều người và nhiều nước trên thế giới sử dụng thì vốn từ vựng phong phú và đương nhiên số lượng thuật ngữ chiếm tỉ lệ rất lớn. Tiếng Anh là một ngôn ngữ như vậy. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ phận phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng. Thuật ngữ phát triển theo sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Hiện nay, khoa học kĩ thuật trên thế giới đang phát triển như vũ bão nên số lượng thuật ngữ trên thế giới ra đời rất nhanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật đó và ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu thuật ngữ. Ở Việt Nam hiện nay, các ngành sản xuất công nghiệp, khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh. Số lượng các thuật ngữ ở Việt Nam ngày càng nhiều và đang được hoàn thiện dần, nhưng bên cạnh đó lại tồn tại một số bất cập. Ví dụ, có những khái niệm được biểu thị bằng hơn một thuật ngữ. Sở dĩ có điều này là vì các thuật ngữ có khi chưa được hệ thống hoá 12 và cách hiểu của các nhà khoa học cũng thiếu thống nhất. Thí dụ: Lũ - lũ lớn - hồng thuỷ; phi cơ trực thăng – máy bay lên thẳng. Ngay cả cách phiên âm thuật ngữ Ấn Âu ở nước ta cũng không thống nhất. Thí dụ: Cùng một thuật ngữ tiếng Anh acid nhưng sang Việt Nam lại được viết thành axít, a- xít... Nhìn chung những vấn đề nêu trên gây không ít khó khăn cho người học. Hiện nay ở Việt Nam chưa có đội ngũ đủ mạnh các nhà nghiên cứu thuật ngữ. Chúng ta còn thiếu các chuyên gia chuyên nghiên cứu thuật ngữ học. Vấn đề đang được đặt ra trước mắt là phải chú trọng nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng và tiêu chuẩn hoá các hệ thống thuật ngữ thuộc các ngành khoa học ở nước ta. Đây là một vấn đề cấp thiết vì Việt Nam đang cần những hệ thống thuật ngữ chuẩn xác, khắc phục những nhược điểm như đã nêu trên. 1.2. Những tính chất của thuật ngữ Vì thuật ngữ là những từ hoặc những cụm từ cố định dùng để biểu thị chính xác các khái niệm và đối tượng thuộc lĩnh vực của mỗi ngành khoa học nên thuật ngữ phải có những tính chất, đặc điểm sau: Tính chính xác Muốn có tính chất khoa học thì trước tiên thuật ngữ phải đảm bảo được tính chính xác, rõ ràng trong khoa học. Mức chính xác khoa học yêu cầu thuật ngữ phải thể hiện đúng nội dung khái niệm khoa học một cách rõ ràng, rành mạch. Một thuật ngữ chính xác tuyệt đối không làm cho người nghe hiểu sai hoặc nhầm lẫn từ khái niệm này qua khái niệm khác. Tính chính xác của thuật ngữ được thể hiện ở mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ. Như chúng ta đã biết, trong khoa học các khái niệm, các định luật hay các công thức bắt buộc phải chính xác. Trong khoa học không có khái niệm nào được hiểu không rõ ràng. Khi nhắc tới khoa học, tính chính xác của thuật ngữ thể hiện ở chỗ nó được xác định theo giới hạn của ngành khoa học sử dụng nó. Ví dụ: 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Lê Hoài Ân. 2003. Luận văn thạc sĩ: Đặc điểm thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức và cách chuyển dịch thuật ngữ kiểm toán tiếng Đức sang tiếng Việt. ĐH KHXH&NV 2. Xuân Bá. 2005. Cấu tạo từ tiếng Anh. Nxb KHXH 3. Phan Văn Các. 2003. Từ điển từ Hán Việt. Nxb TP.HCM 4. Nguyễn Tài Cẩn. 1998. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐHQGHN 5. Đỗ Hữu Châu. 1999. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb GD 6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến. 1997. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb GD 7. Côc M«i tr-êng, Bé Khoa häc c«ng nghÖ vµ m«i tr-êng. Từ điển Môi trường Anh- Việt. 2002. Nxb KH&KT 8. Nguyễn Hồng Cổn. 2001. Tạp chí Ngôn ngữ số 11. 9. Hồng Dân. 1981. Về việc chuẩn hoá chuyên danh. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp 10. Trần Văn Điền. 1995. Văn phạm tiếng Anh thực hành. Nxb TP. HCM 11. Nguyễn Thiện Giáp. 1998. Cơ sở ngôn ngữ học. Nxb KHXH 12. Nguyễn Thiện Giáp. 2005. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb GD 13. Giáp Nguyễn Thiện Giáp. 2006. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb GD 14. Nguyễn Thiện Giáp. 2006. Lược sử Việt ngữ học. Nxb GD 15. Hoàng Xuân Hãn. 1948. Danh từ khoa học. Nxb Vĩnh Bảo, Sài Gòn 16. Hoàng Văn Hành. 1983. Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng Việt - chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ. Nxb GD 14 17. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng. 2005. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu. Nxb KHXH 18. Vũ Quang Hào. 1991. Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt. Luận án phó tiến sĩ. ĐHTHHN 19. Vũ Quang Hào. 2001. Ngôn ngữ báo chí. Nxb ĐHQGHN 20. Lê Khả Kế. 1983. Chuẩn hoá thuật ngữ khoa học tiếng Việt-chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ. Nxb GD 21. Nguyễn Văn Khang. 2001. Tiếng lóng Việt nam. Nxb KHXH 22. Nguyễn Lân. 2003. Từ điển từ và ngữ Hán Việt. NXB Văn học 23. Lưu Vân Lăng, Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Kim Thản. 1961. Khái luận ngôn ngữ học. Nxb GD 24. Lưu Vân Lăng. 1968. Dùng thuật ngữ khoa học nước ngoài. Nxb KHXH 25. Lưu Vân Lăng. 1977. Vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học. Nxb KHXH 26. Lưu Vân Lăng. 1977. Thống nhất quan niệm về tiêu chuẩn của thuật ngữ khoa học. Tạp chí Ngôn ngữ. 27. Hồ Lê. 2003. Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại. Nxb KHXH 28. Nguyễn Thị Kim Thanh. 2000. Khảo sát việc tiếp nhận và sử dụng thuật ngữ điện tử tin học viễn thông tiếng Anh trong tiếng Việt hiện đại. Luận văn thạc sĩ. ĐHKHXH&NV 29. Lê Quang Thiêm. 2004. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Nxb ĐHQGHN 30. Tr-êng ®¹i häc Khoa häc Tù nhiªn, §HQGHN. Từ điển giải thích Anh- Việt. 2008. Nxb XD 31. Nguyễn Văn Tu. 1968. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. Nxb GD 32. Hoàng Văn Vân. 2005. Nghiên cứu dịch thuật. Nxb KHXH 15 33. Nguyễn Như Ý. 1999. Đại từ điển tiếng Việt. Nxb VHTT TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 1. Adrian DH. 1995. Teach English. Cambridge University Press 2. Chris Gough. 2001. English Vocabulary Organizer. Language Teaching Publication 3. Christopher St J.Yates. 1998. Earth Sciences. Cassell Publishers 4. Cunninghan & Saigo. Environmental Science. 1997. McGraw- Hill 5. Dhirendra Verma. 2000. Word origin. Sterling publishers 6. Eric H. Glendinning, John Mc Ewan. Basic English for computing. Oxford University Press 7. Guy Cook. 1997. Discourse. Oxford University Press 8. Heinle and Heinle. Toefl Test Assistant: Vocabulary. Glendale Community College 9. Hoang Tat Truong. 1993. Basic English lexicology. Nxb ĐHSPNNH 10. J.D.O.Connor. 1980. Better English pronunciation. Cambridge University Press 11. Merrill. 1984. Earth Science. Snyder Feather Hesser Glencoe 12. Michael McCarthy Felicity O’Dell. 1999. English Vocabulary in use. Cambridge University Press 13. Michael McCarthy Felicity O’Dell. 2002. English Vocabulary in use. Oxford University Press 14. Nguyen Hoa. 2000. An introduction to discourse analysis. VNU Publishers 15. Pauline C. Robinson. 1988. ESP today: A practitioner’s Guide. Prentice Hall. 16. Penny Ur. 1996. A course in language teaching. Cambridge University Press 16 17. Peter Roach. 1990. English phonetics and phonology. Cambridge University Press 18. Randolph Quirk. 1987. A University grammar of English. Longman Publishers 19. Sager, Dungworth, Mc Donald. ESP Today: A practitioner’s Guide. Cambridge University Press 20. Susan Bouyer. 2001. Understanding English pronunciation. Bouyer Educational Resources 21. Tom Hutchinson and Alan Water. 1986. English for Specific Purposes. Cambridge University Press 22. Victoria A. Fromkin. 2000. Linguistics – an introduction to linguistic Theory. Blackwell Publishers 23. Vinokur G. O 1939, Về một số hiện tượng cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ kĩ thuật Nga, Nxb Matxcova

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_nghien_cuu_doi_chieu_chuyen_dich_he_thuat_ngu_moi_truong_anh_viet_nguyen_thi_hang_nga_2286.pdf
Tài liệu liên quan