Nguyên nhân người chưa thành niên vi phạm pháp
luật
2. 3. 3. 1. Từ bản thân người chưa thành niên, trình độ nhận thức
và kinh nghiệm sống còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật và bản
lĩnh tự lập, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm.
2. 3. 3. 2. Từ phía gia đình do sự chăm sóc của gia đình không
phù hợp thì nảy sinh những hành vi chống đối, thiếu sự hòa nhập và
ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của người chưa
thành niên.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên: Thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê trích dẫn tài liệu tham khảo.
Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1.1. Khái niệm và đặc điểm người chưa thành niên
1.1.1 Khái niệm về người chưa thành niên
Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em xác định rõ: “Trẻ
em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng
với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Luật trẻ em có hiệu
lực 1/6/2017 cũng quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Bộ luật
Dân sự năm 2015 quy định người chưa thành niên chưa đủ mười tám
tuổi, mọi giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật
đồng ý. Trong khi đó, vấn đề lao động và việc làm, Bộ luật Lao động
năm 2012 lại quy định: “Người lao động là người từ đủ15 tuổi trở
5
lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả
lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.
Mặt khác, Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính
do lỗi cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính
về mọi vi phạm hành chính”. Vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính
không có một điều nào quy định cụ thể người chưa thành niên là
người ở độ tuổi nào, nhưng có thể thấy được đối tượng người chưa
thành niên bị áp dụng các biện pháp xử lý con người và được cụ thể
hoá bằng giới hạn độ tuổi ở các văn bản pháp luật hành chính là
người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu
dựa trên quy định Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người
chưa thành niên là người ở độ tuổi từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi.
1. 1. 2. Đặc điểm tâm, sinh lý, ý thức của người chưa thành
niên
1. 1. 2.1. Đặc điểm sinh lý, người chưa thành niên phát triển
trọng lượng cơ thể tương đối nhanh, cân nặng ở 16 đến 17 tuổi có thể
gấp đôi cân nặng của thiếu niên, tố chất thể lực tăng cường. Những
biến đổi sinh lí giai đoạn này người chưa thành niên nhìn chung vẫn
chưa phát triển đầy đủ các đặc trưng sinh lí như người trưởng thành.
1. 1. 2. 2. Đặc điểm tâm lý, người chưa thành niên nói chung,
người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng là người trong quá
trình phát triển sinh lí, tâm lí, ý thức. Tâm trạng của những em này
thay đổi rất nhanh và biến động mạnh.
1.1.2.3. Đặc điểm về ý thức, người chưa thành niên còn non
nớt kiến thức xã hội, ý thức pháp và có hành vi lệch lạc một cách chủ
quan. Các em thích thể hiện “cái tôi”, hiếu động có xu hướng khám
phá, bắt chước dễ bị lôi cuốn vào trò chơi vô bổ thậm chí những hậu
quả lớn hơn.
1.2. Những vấn đề chung về biện pháp xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên.
6
❖ Vi phạm hành chính, được quy định ở khoản 1, Điều 2 như
sau: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực
hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính.
- Hành vi có lỗi là do cá nhân, tổ chức gây ra trong hoạt động
quản lý nhà nước, nhận thức được hành vi có lỗi của mình là nghuy
hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn và cố tình để điều đó sảy ra
được Luật hành chính điều chỉnh.
- Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi, hậu quả
do hành vi gây ra, dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản
ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, thể
hiện hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý.
- Hành vi là đặc trưng của việc thể hiện được nhận thấy trong
một thời gian dài của con người. Thông qua các hành động của cá
nhân, qua bầu không khí giao tiếp hoặc qua giao tiếp bằng lời hay phi
lời ta có thể nhận ra hành vi. Hành vi được thể hiện ở hai dạng, là
hành vi hành động và hành vi không hành động.
- Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực
trách nhiệm hành chính, có khả năng nhận thức và đạt độ tuổi nhất
định phải chịu trách nhiệm với hành vi trái pháp luật của mình, và
không truy cứu trách nhiệm trong trường hợp người thực hiện hành
vi “không có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc chưa đủ tuổi xử
phạt vi phạm hành chính”, theo khoản 5 Điều 11 Luật này.
- Vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước là cá nhân,
tổ chức thực hiện trong lĩnh vực mình quản lý, gây thất thoát ngân
sách, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, hay
có thái độ nhũng nhiễu phền hà thì điều bị xử lý theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành.
- Chưa đến mức là tội phạm là việc cá nhân thực hiện hành vi
phạm tội của mình gây ra cho cá nhân hoăc tổ chức khác với hành vi
vi phạm nhẹ và hậu quả sảy ra ít nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
7
- Chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức
được quy định tại khoản 10 Điều 2 và khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.
❖
Xử phạt vi phạm hành chính, được quy định ở khoản 2,
Điều 2: Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử
phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối
với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
- Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính
Thứ nhất, về cơ sở tiến hành xử phạt vi phạm hành chính được
áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính và được áp dụng ở điểm
d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, trình tự, thủ tục quy định ở Mục 1 Chương III Phần
thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính từ Điều 55 đến Điều 68.
1. 2. 2. Mục đích, nguyên tắc và quan điểm của Nhà nước
trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
1. 2. 2. 1. Mục đích, nhằm giáo dục, giúp đỡ các em sữa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội,
tinh thần này được thể hiện rõ trong Luật về bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004, Bộ Luật hình sự và được ghi nhận ở
khoản 1 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. 2. 2. 2. Nguyên tắc trong việc xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên, được ghi nhận tại Điều 134 của Luật này,
về việc xử lý đối với người chưa thành niên nhằm cụ thể hóa các quy
định của Hiến pháp về quyền tự do cơ bản của công dân: “Mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật”.
1. 2. 2. 3. Quan điểm Nhà nước về việc xử lý vi phạm hành
chính đối với người chưa thành niên, Đảng, Nhà nước ta luôn quan
tâm, chăm lo mọi mặt cho trẻ em và người thành niên, với phương
châm phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội với
quy định riêng trong Hiến Pháp năm 2013 và văn bản luật quy định
một cách toàn diện về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
8
1. 3. Quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên
1. 3. 1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. 3. 1. 1. Cảnh cáo, là hình thức xử phạt nhẹ nhất, chỉ gây
ảnh hưởng nhất định về mặt tinh thần của người có hành vi vi phạm,
theo Điều 22 của Luật Xử lý vi phạm hành năm 2012 quy định
“Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và áp dụng hình thức xử
này đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết
định bằng văn bản”. Và khoản 2 Điều 15 của Nghị định 81/2013/
NĐ-CP của Luật này.
1. 3. 1. 2. Phạt tiền, là hình thức chủ yếu trong xử phạt vi
phạm hành chính, áp dụng Điều 21, 23 và 24 của Luật này. Đồng
thời, áp dụng khoản 3 Điều 134 của Luật này về Xử lý vi phạm hành
chính, phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm
hành chính và phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với
người thành niên.
1. 3. 1. 3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Là việc sung vào ngân sách nhà nước về tiền, hàng hoá,
phương tiện có liên quan đến vi phạm hành chính, áp dụng đối với vi
phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức được
áp dụng khoản 2, Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ,
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi
phạm hành chính.
1. 3. 2. Các biện pháp xử lý hành chính
1. 3. 2. 1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nâng cao ý thức
tuân thủ pháp luật và các quy tắc cuộc sống cộng đồng dưới sự giúp
đỡ của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia
đình. Và theo khoản 1, Điều 136 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 quy định việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
9
1. 3. 2. 2. Đưa vào trường giáo dưỡng, tạo điều kiện cho các
em sau khi hoàn thành xong biện pháp này sẽ có điều kiện tu dưỡng,
rèn luyện, giữ kỷ cương và tính nghiêm minh của pháp luật trong mọi
trường hợp. Áp dụng ở khoản 2 Điều 136 của Luật Xử lý vi phạm
hành chính 2012 quy định: “Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
được áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo
quy định tại Chương II, Phần thứ ba của Luật này”.
1. 3. 3. Các biện pháp khắc phục hậu quả; ngăn chặn và
đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính
1. 3. 3. 1. Các biện pháp khắc phục hậu quả, áp dụng khoản 1,
Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, có 9 biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Trong đó, 4 biện pháp áp dụng cho người chưa thành niên vi phạm:
1. 3. 3. 2. Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên, áp dụng Điều 119 và Khoản
4, Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào
ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải
thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
1. 3. 4. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối
với người chưa thành niên
1. 3. 4. 1. Nhắc nhở, là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành
chính để chỉ ra vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, áp dụng
ở Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, với đủ hai
điểu kiện: Vi phạm hành chính bị phạt cảnh cáo và tự nguyện khai
báo, thành thật hối lỗi về hành vi của mình.
1. 3. 4. 2. Quản lý tại gia đình, áp dụng với người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có
hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng,.. mà chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự.
10
Chương 2.
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2. 1. Quá trình hình thành các quy định pháp luật về biện
pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
Thuật ngữ vi phạm hành chính xuất hiện trước khi Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính ban hành ngày 30/11/1989 thì người ta
không gọi là vi phạm hành chính mà gọi là vi cảnh. Sau ngày
30/11/1989 đến khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được ban
hành ngày 6/7/1995 thì được gọi là vi phạm hành chính và ược sửa
đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2007, 2008. Và để đáp ứng yêu cầu
trước tình hình mới, Quốc hội ban hành Luật Xử lý vi phạm hành
chính. Ngày 20/6/2012, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Xử lý vi
phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Theo đó,
Luật này dành một phần riêng quy định chính sách xử lý đối với
người chưa thành niên vi phạm hành chính từ Điều 133 đến Điều 140
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định phạm vi áp dụng, nguyên
tắc xử lý và quản lý tại gia đình,... Đây là một nội dung quy định mới,
tiến bộ của Luật Xử lý vi phạm hành chính, xuất phát từ đặc điểm
tâm, sinh lý của người chưa thành niên và yêu cầu bảo vệ quyền trẻ
em, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người chưa thành niên;
đồng thời, nâng cao trách nhiệm quản lý, giáo dục của gia đình đối
với người chưa thành niên vi phạm hành chính.
2. 2. Thực trạng tình hình vi phạm hành chính và xử lý vi
phạm của người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2. 2. 1. Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã
hội ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi là một tỉnh văn biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ, nằm vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung Bộ được
Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu
tiên của Việt Nam, tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm
11
1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình và tựa vào dãy núi Trường Sơn
hướng ra Biển Đông với cùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km² và 6 cửa
biển vốn giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Toàn tỉnh có
14 đơn vị hành chính, trong đó 1 thành phố; 6 huyện miền núi: Sơn
Hà, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ; 6 huyện đồng
bằng ven biển: Tư Nghĩa, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành,
Sơn Tịnh và 1 huyện đảo: huyện Lý Sơn. Có diện tích tự nhiên
5.152,67 km² và có dân số trung bình năm 2008 là 1.315 ngìn người,
tương ứng chiếm 1,76% diện tích và 1,6% dân số cả nước. Trong đó,
đồng bào kinh là chủ yếu chiếm hơn 60% dân số toàn tỉnh.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa trục Bắc Nam có vị thế địa quân
sự, chính trị, kinh tế vô cùng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, là
cửa ngõ giao lưu hợp tác kinh
tế giữa các tỉnh văn biển và quốc tế. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực
để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là chương trình xây dựng nông
thôn mới tạo nên diện mạo các địa phương trong tỉnh có sự khởi sắc
đáng kể trong đó có các huyện miền núi. Tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ trong GDP chiếm trên 90%, tỷ lệ đô thị hóa khoản 30%.
2. 2. 2. Tình hình vi phạm hành chính của người chưa thành
niên trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi, mặc dù có những kết quả rất đáng tự hào
nhưng qua số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng cho thấy một
thực trạng đáng lo ngại là tình hình người chưa thành niên vi phạm
pháp luật đang có những diễn biến ngày càng gia tăng và phức tạp
được thống kê qua các năm với từng lứa tuổi, giới tính, tính chất và
mức độ cụ thể qua các bảng biểu như sau:
Năm Tổng số Giới tính Lứa tuổi vi phạm Tính chất
trường
Nam Nữ Từ 12 Từ 15 Từ 17
hợp vi đến 14 đến 16 đến
phạm tuổi tuổi chưa đủ
từng năm 18 tuổi
12
2014 72 61 11 08 25 17 Ít nghiêm
(85%) (15%) trọng
2015 78 63 15 11 31 36 Nghiêm trọng
(81%) (19%)
2016 81 72 09 23 32 26 Rất nghiêm
(88%) (12%) trọng
2017 89 53 36 29 25 35 Rất nghiêm
(59%) (41%) trọng
2018 97 89 08 21 34 42 Đặt biệt
(92%) (0.8%) nghiêm trọng
Bảng mức độ vi phạm hành chính ở tỉnh Quảng Ngãi của
người chưa thành niên:
Số vụ việc vi phạm hành chính của người chưa thành niên trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Năm Điều khiển Đánh Trộm Uy hiếp
Các hình
Người
phương nhau gây cắp tài tinh
DTTS
thức khác
tiện GTĐB rối TTCC sản thần
vi phạm
2014 13 15 17 8 19 21
2015 20 14 16 9 19 16
2016 13 17 16 15 20 23
2017 14 19 17 15 24 21
2018 15 13 23 19 29 34
- Về địa bàn hoạt động, không chỉ ở các thành phố, thị xã mà
còn xảy ra vùng nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Do kết quả của
quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa, kèm theo thay đổi lớn
trong xã hội, như làn sóng nhập cư từ nông thôn ra thành thị, ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều người dân, gây ra biến động
13
đáng kể đối với đời sống văn hóa của các cộng đồng, thúc đẩy phát
triển mạnh mẽ hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. 2. 3. Thực tiễn áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính
• Cảnh cáo, được áp đa số những trường hợp vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường, trật tự công cộng. Tuy
nhiên hiệu quả của hình thức xử lý này là không cao. Lý do chủ yếu
là do ý thức pháp luật của mọi người dân chưa cao và tình trạng tiêu
cực trong đội ngũ cán bộ áp dụng chế tài.
• Phạt tiền, chủ yếu cha mẹ hoặc người thân nôp phạt thay.
Ngoài ra, có trường hợp người vi phạm và cán bộ xử lý thỏa thuận
ngầm áp dụng mức thấp nhất để có lợi đôi bên. Hiện tượng tiêu cực
này vừa làm thất thu ngân sách nhà nước, làm tha hóa, biến chất cán
bộ; pháp luật không được thi hành nghiêm chỉnh đã hạn chế quyền
dân chủ của công dân.
• Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, được áp
dụng ở các vụ vi phạm về điều khiển phương tiên giao thông-trật tự xã
hội. Nhưng liên quan đến các công cụ vật dụng tự chế trên thì đã có
nhiều vụ việc để lại những hậu quả thương tâm. Thực tế, trường hợp của
em Nguyễn Kim Cương, 14 tuổi, ở phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi.
Do ham vui đốt pháo trong dịp Tết mà không may pháo nổ gây thương
tích nặng cho cánh tay của em. Những ngày Tết là những ngày phải nằm
điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Quảng Ngãi.
2. 2. 4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với
người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu: đây là biện pháp chủ
yếu được áp dụng trong việc xử lý vi phạm khi người chưa thành
niên vi phạm về các vụ việc về gây rối trật tự công cộng.
- Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành
vi vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương
tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
2. 2. 5. Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
14
• Biện pháp giáo dục đối với người chưa thành niên tại xã,
phường, thị trấn, được hội, đoàn thể, qua tìm hiểu trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi từ năm 2014 đến năm 2018, biện pháp này chỉ dừng ở
việc theo dõi, phân công người quản lý, giám sát. Vì vậy, không có
số liệu thực tế.
- Nguyên nhân, có thể do chưa có cơ quan chuyên môn, chưa
xác định rõ được cơ quan nào sẽ phối hợp với gia đình để thực hiện
việc quản lý, giáo dục.
+ Biện pháp giáo dục chưa đa dạng, số lượng cán bộ, cơ sở vật
chất để giáo dục về kỹ năng sống, hướng nghiệp, cũng như kiến thức,
kinh nghiệm giúp đỡ người được phân công giáo dục còn nhiều hạn chế.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, áp dụng Điều 92,
Điều 94 của này và Điều 13 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày
19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Xử lý vi phạm hành chính. Trong áp dụng Luật này và văn bản pháp
luật liên quan thì, lượng người đủ điều kiện áp dụng 02 biện pháp này
ở tỉnh Quảng Ngãi giảm theo từng năm: Giai đoạn 2014 - 2016 đưa
vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc 43 trường hợp; giai
đoạn 2016 - 2018 chỉ đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc 12 trường hợp (giảm 31 trường hợp). Qua 05 năm thực hiện
Luật hiện hành áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa đạt hiệu quả
cao vì có những vướng mắt như sau:
+ Thứ nhất, quy định Khoản 3, 4 Điều 92 và Khoản 1 Điều 94
Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định, thông tư về số lần
vi phạm trong 06 tháng để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn chưa có sự thống nhất.
+ Thứ Ba, Luật Xử lý vi phạm hành chính còn có nhiều quy
định mới, phức tạp, trong khi văn bản hướng dẫn thi hành chưa được ban
hành đầy đủ, kịp thời, một số văn bản có nội dung quy định chưa sát với
thực tiễn khiến địa phương lúng túng trong quá trình triển khai.
2. 2. 6. Áp dụng các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
15
• Biện pháp nhắc nhở, được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và
không lập thành biên bản, không ra quyết định về việc nhắc nhở, không có
hồ sơ chính thức về việc áp dụng biện pháp như xử phạt cảnh cáo đẫn
đến người chưa thành niên vẫn tiếp túc vi phạm là điều không tránh khỏi.
• Quản lý tại gia đình, theo kết quả thống kê số đối tượng này vi
phạm pháp luật do cha mẹ không hòa hợp, gia đình hay mâu thuẫn chiếm
tới 51%; trẻ phạm tội xuất thân từ những gia đình có người phạm tội
hình sự chiếm 40%,... Tại Trường giáo dưỡng Công an tỉnh Quảng Ngãi
ghi nhận gần 70% trẻ em vi phạm pháp luật là do không có sự giáo dục
nghiêm khắc của gia đình; 57% phạm nhân ở tuổi chưa thành niên là
người bị bố mẹ đánh mắng, hay có người thân trong gia đình nghiện hút,
cờ bạc. Tuy nhiên, biện pháp này không hắn không hiệu quả nếu như các
em vi phạm là do môi trường sống, xã hội tha hóa, lôi kéo Khi đó sự
quản lý và quan tâm của gia đình chính là công cụ hiệu quả để giúp các
em được sửa đổi và sống có ích hơn cho xã hội.
2. 3. Đánh giá chung về kết quả áp dụng các biện pháp xử
lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên ở tỉnh
Quảng Ngãi
2. 3. 1. Về ưu điểm, việc thực hiện áp dụng các biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên ở tỉnh Quảng Ngãi đã
góp phần quan giáo dục, phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời hành vi vi
phạm pháp luật và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, giai đoạn
2014 - 2016 đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc 43
trường hợp; giai đoạn 2016 - 2018 chỉ đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc 12 trường hợp (giảm 31 trường hợp). Đồng thời, cũng
giảm số vụ việc vi phạm hành chính mà đối tượng này gây ra so với mặt
bằng chung của các tỉnh trong cả nước. Song việc áp dụng các biện pháp
xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ năm 2014
đến năm 2018 cũng góp phần thu ngân sách Nhà nước với tổng số tiền:
1.485.843.000 VND cụ thể thông qua bảng biểu tổng hợp về những vụ
việc vi phạm và kết quả chung về việc áp dụng các hình thức xử lý vi
phạm hành chính qua các năm như sau:
16
+ Những vụ việc người chưa thành niên vi phạm hành chính
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Năm Tổng Những vụ việc người chưa thành niên vi Người
số vụ phạm hành chính qua các năm trên địa dân
việc bàn tộc
vi tỉnh Quảng Ngãi thiểu
phạm
số Điều khiển Đánh Trộm Uy Các
chính phương tiện nhau cắp hiếp hình
giao thông gây tài tinh thức
đường bộ trật tự sản thần khác
2014 72 13 15 17 08 19 21
2015 78 20 14 16 09 19 16
2016 81 13 17 16 15 20 23
2017 89 14 19 17 15 24 21
2018 97 15 13 23 19 29 34
+ Bảng kết quả kết quả chung về việc áp dụng các hình thức xử lý vi
phạm hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
qua các năm như sau:
Năm hình thức áp dụng xử phạt đối với người chưa thành niên
vi phạm hành chính
Phạt Dùng Phạt Số tiền thu Tịch Quản Giáo Đưa
cảnh biện tiền được thu lý tại dục tại vào
cáo pháp tang gia xã, trường
nhắc vật, đình phường, giáo
nhở phương thị trấn dưỡng
tiện
2014 19 08 13 122.435.600 21 16 10 05
2015 15 14 19 202.139400 19 10 06 07
2016 11 15 24 327.181.100 25 11 08 06
2017 16 11 27 402.965.200 29 07 09 11
2018 09 20 32 431.121.900 33 05 10 08
17
2. 3. 2. Hạn chế
- Trước tiên, chúng ta phải nhắc tới sự phối hợp hoạt động của các
cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính
quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của
mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường.
- Hai là, việc quy định quản lý Nhà nước về chăm sóc, giáo
dưỡng và bảo vệ trẻ em trong luật không còn phù hợp với yêu cầu
thực tại, cụ thể tại Điều 8 của Luật hiện hành. Đồng thời, lại không
có quy định về cơ chế phối hợp, quyền và trách nhiệm của các bộ,
ngành có liên quan, do vậy việc phối hợp thực hiện ở các cấp còn
nhiều khó khăn.
- Ba là, định nghĩa về trẻ em theo quy định của Luật vẫn có sự
giới hạn công dân Việt Nam và tuổi dưới 16. Trong khi Công ước
của Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định trẻ em là người dưới 18
tuổi.
- Bốn là, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức chưa đáp
ứng yêu cầu tình hình mới.
- Năm là, việc thực thi pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực (con người, kinh
phí) thực hiện.
- Sáu là, hiệu quả việc cán bộ áp dụng pháp Luật hiện hành để
xử lý xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính không cao.
2. 3. 3. Nguyên nhân người chưa thành niên vi phạm pháp
luật
2. 3. 3. 1. Từ bản thân người chưa thành niên, trình độ nhận thức
và kinh nghiệm sống còn hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật và bản
lĩnh tự lập, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm.
2. 3. 3. 2. Từ phía gia đình do sự chăm sóc của gia đình không
phù hợp thì nảy sinh những hành vi chống đối, thiếu sự hòa nhập và
ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của người chưa
thành niên.
18
2. 3. 3.3. Từ phía nhà trường - Nhà trường chỉ chăm lo tới
bệnh thành tích, ít chăm lo tới việc giáo dục đạo đức, giáo dục văn
hoá công dân, thậm chí, khi học sinh không chấp hành tốt kỷ luật là
nhà trường đuổi học, đẩy các em ra ngoài xã hội khiến các em nhanh
chóng sa vào con đường phạm pháp. Tình trạng cán bộ, nhà giáo vi
phạm đạo đức nghề nghiệp ảnh hưởng đến uy tín của nghành giáo
dục đã tác động đến tâm lí của người chưa thành niên.
2. 3. 3. 4. Từ phía xã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_cac_bien_phap_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_doi.pdf