Giúp cho các cán bộ, công chức nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công
việc.
Cơ chế phối hợp giải quyết TTHC được quan tâm, chú trọng.
Đối với tổ chức và công dân
Các quy trình thủ tục, các khoản phí, lệ phí rõ ràng, công khai được niêm yết đã giúp người dân có
được một tâm trạng thoải mái, giải tỏa được những thắc mắc, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của đội ngũ
công chức.
Tạo sự gần gũi hơn giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
được tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.
Việc quy định rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ đã giúp cho người dân tránh được sự tốn kém về
thời gian, chi phí.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thực hiện TTHC đã giúp người dân thuận lợi trong
việc thực hiện.
21 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân huyện Đắk tô, tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc thực
hiện các quyết định quản lý.
Các quy phạm TTHC cũng là một bộ phận của pháp luật về hành chính, nên việc xây dựng và thực
hiện tốt các TTHC sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và triển khai pháp luật.
Nhìn một cách tổng quát, TTHC có ý nghĩa như một chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà
nước với cá nhân, với các tổ chức khác.
1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính
1.1.2.1. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính
TTHC liên quan hằng ngày đến công việc nội bộ của một cơ quan, cấp chính quyền, cũng như đến
các tổ chức và cá nhân trong mối quan hệ với Nhà nước.
Cải cách TTHC nhằm xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư yên
tâm làm ăn, phát triển. Hơn thế, nó còn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ,
hiện đại; góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước.
Tiếp tục cải cách TTHC nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi
giải quyết công việc.
7
1.1.2.2. Khái niệm, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính
Cải cách TTHC là những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện các trình tự, cách thức giải quyết
công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với cá nhân, tổ chức và công dân để
nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính công phục vụ nhân dân.
Với cách tiếp cận đó, cải cách TTHC hướng đến các mục tiêu sau:
Một là, phát hiện và xoá bỏ những TTHC thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp gây trở
ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc.
Hai là, xây dựng và ban hành các TTHC giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật và
phù hợp với thực tiễn.
Ba là, Tổ chức thực hiện TTHC đảm bảo đúng quy định; nâng cao mức độ hài lòng của người dân.
1.1.2.3. Các yếu tố tác động trực tiếp đến cải cách thủ tục hành chính
- Hệ thống văn bản pháp luật về TTHC và các cơ chế chính sách liên quan:
- Nguồn nhân lực
- Cơ sở vật chất
- Việc công khai, minh bạch TTHC
- Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến
1.1.2.4. Nội dung cải cách thủ tục hành chính
- Về rà soát, đánh giá TTHC
- Về tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân
- Về công bố, công khai TTHC
- Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1.2. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
1.2.1. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính
1.2.1.1. Khái niệm cơ chế một cửa
Cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả
giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân của
một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa.
1.2.1.2. Đặc điểm cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành hành chính
Một là, là cơ chế giải quyết công việc theo TTHC tại một đầu mối duy nhất, tập trung trong bộ phận
TN&TKQ.
Hai là, là cơ chế đảm bảo sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ trong việc quản lý và giám sát tiến độ, chất lượng
giải quyết các TTHC.
8
Ba là, là cơ chế thể hiện rõ ràng tính chuẩn mực, tiết kiệm trong giải quyết TTHC.
1.2.2. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
1.2.2.1. Khái niệm cơ chế một cửa liên thông
Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ
quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính
hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ
tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa.
1.2.2.2. Đặc điểm cơ chế một cửa liên thông
Một là, cơ chế “một cửa liên thông” là cơ chế giải quyết công việc có sự tham gia của một số cơ
quan hành chính với nhau.
Hai là, phạm vi các công việc được giải quyết theo TTHC tại cơ chế “một cửa liên thông” tại cấp
huyện.
Ba là, chủ thể thực hiện quy trình TTHC trong cơ chế “một cửa liên thông” tại địa phương bao
gồm: Tại cấp tỉnh là Trung tâm Phục vụ hành chính công. Tại cấp huyện là Bộ phận TN&TKQ. Tại cấp xã
là Bộ phận TN&TKQ thuộc UBND cấp xã.
Bốn là, cá nhân, tổ chức chỉ đến cơ quan đầu mối đại diện là Bộ phận Một cửa, gọi chung của Bộ
phận TN&TKQ để giải quyết TTHC.
Năm là, công dân, tổ chức chỉ làm việc với một công chức tại Bộ phận TN&TKQ của UBND.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi, quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân cấp huyện
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa
1.3.1.1. Nhiệm vụ của Bộ phận Một cửa
- Công khai đầy đủ, kịp thời danh mục TTHC được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; hỗ trợ những
trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử.
- Hướng dẫn thực hiện TTHC; tiếp nhận hồ sơ TTHC; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết
TTHC; trả kết quả giải quyết TTHC; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết
TTHC cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá
nhân.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền.
9
- Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khi
tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật
1.3.1.2. Quyền hạn của Bộ phận Một cửa
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC.
- Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan,
đơn vị liên quan trong việc giải quyết TTHC; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp
nhận và tiến độ giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc Bộ phận Một cửa xử lý hồ sơ đến hoặc
quá thời hạn giải quyết.
- Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức công tác tại Bộ phận Một cửa.
- Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn,
thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.
- Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và Phần
mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá
trình khai thác, sử dụng các Hệ thống này.
- Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Phạm vi tiếp nhận và quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp
huyện
1.3.2.1. Phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính
Bộ phận TN&TKQ cấp huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ tất cả TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết
hoặc liên thông giải quyết của UBND cấp huyện.
1.3.2.2. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một Một cửa
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ TTHC
Bước 2: Chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Bước 3: Giải quyết TTHC
Bước 4: Trả hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC
1.3.3. Tiêu chí đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông
Thực hiện Nghị định 63/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1963/BNV-CCHC ngày 08/5/2015 của Bộ Nội vụ về
triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định 09/2015/QĐ-TTg và mới đây là
10
trên cơ sở Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ
tục hành chính cũng như các quy định có liên quan cũng như căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ
quan thì tiêu chí đánh giá việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông:
1.3.3.1. Về công khai, niêm yết hồ sơ và phối hợp trong giải quyết, tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành
chính
Việc công khai, niên yết hồ sơ, thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải
quyết thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc theo quy định. Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp tiếp
nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương phải thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết. Việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị
trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công khái; và đa dạng
cách thức công khai thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính phải nhấn mạnh đến sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ
quan, đơn vị để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức.
1.3.3.2. Về đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi đến thực hiện
TTHC tại bộ phận TN&TKQ.
Các yếu tố đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung
ứng dịnh vụ hành chính công: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; thủ tục
hành chính; công chức giải quyết công việc; kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công và tiếp nhận, giải
quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị; với 22 tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức
trong trường hợp giao dịch trực tiếp tại cơ quan hành chính/Bộ phận TN&TKQ.
1.3.3.3. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC không chỉ quan tâm đầu tư
nâng cấp hạ tầng kỹ thuật (máy tính, máy in, camera..) tại bộ phận một cửa, đồng thời cần đầu tư nâng cấp
hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ công tác cải cách thủ tục hành chính như: Phần mềm một cửa điện
tử, phần mềm esam, hệ thống thư điện tử công vụ... qua đó, tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân và doanh
nghiệp, có thể ngồi tại nhà, tại nơi làm việc để giải quyết thủ tục hành chính với cơ quan hành chính.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này, tác giả luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận
chung nhất về TTHC, cải cách TTHC, đây là cơ sở quan trọng để làm rõ một số vấn đề lý luận và pháp lý
về cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt, tập trung phân
tích rõ quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân cấp huyện.
11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT
CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẮK TÔ, TỈNH KON TUM
2.1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội – yếu tố ảnh hƣởng đến cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô
Đắk Tô là một huyện miền núi nằm ở Bắc tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố Kon Tum 42
km theo đường Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên là 50.640,67 ha; dân số toàn huyện tính đến ngày
31/12/2015 là 10.434 hộ, với 43.020 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số 5.216 hộ, với 23.558 khẩu, chiếm
54,76% tổng dân số. Địa hình huyện Đăk Tô chủ yếu là đồi, núi. Phía Bắc giáp huyện Tu Mơ Rông, phía
Nam và phía Đông giáp huyện Đăk Hà, phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi và huyện Sa Thầy. Có các trục
giao thông quan trọng như Quốc lộ 40B, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên xã,
liên thôn. Huyện Đắk Tô hiện có 08 xã và 01 thị trấn, trong đó có 05 xã thuộc khu vực III; 01 xã thuộc
khu vực II; 02 xã và thị trấn thuộc khu vực I; trên địa bàn huyện có 05 xã và 8 thôn thuộc diện đặc biệt
khó khăn đang được đầu tư hỗ trợ từ Chương trình 135 giai đoạn III.
2.1.1. Tình hình kinh tế
Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào các sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm chủ lực của huyện
chủ yếu là cây cao su, cây cà phê và cây sắn. Các ngành kinh doanh, dịch vụ của huyện cũng kém phát
triển. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện
nhiệm kỳ 2015-2020, đến nay tháng 10 năm 2019, toàn huyện có 10/24 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị
quyết Đại hội XVI Đảng bộ huyện đề ra, 13 chỉ tiêu đạt trên 80%. Đến nay, huyện Đắk Tô có 03 xã được
công nhận xã đạt chuẩn NTM (Diên Bình, Tân Cảnh, Kon Đào) đạt 75% so với mục tiêu thực hiện đến
năm 2020.
2.1.2. Tình hình văn hóa, xã hội
Đến nay toàn huyện có có 57/67 thôn, khối phố được công nhận văn hóa, đạt tỷ lệ 85,1%. Có 94 cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh
nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; Số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận văn hóa là 37 cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 39,3%.
Năm 2018 trên địa bàn huyện, theo đó tổng số hộ nghèo chung toàn huyện là 1.394 hộ, chiếm tỷ lệ
12% so với tổng số hộ dân toàn huyện (giảm 2,14% so với cuối năm 2017).
2.2. Thực trạng thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông tại Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô
2.2.1. Thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành
2.2.1.1. Hình thành và phát triển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Thực hiện sự hướng dẫn của Chính phủ và các cơ quan ban ngành, UBND huyện Đắk Tô đã xây
dựng Đề án số 21/ĐA-UBND, ngày 28/9/2007 về việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa,
12
cơ chế một cửa liên thông tại UBND Huyện Đắk Tô. UBND huyện đã bố trí phòng làm việc riêng và mua
sắm trang thiết bị dành cho bộ phận một cửa; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có lĩnh vực áp dụng
cơ chế một cửa (Hộ tịch; Lao động, thương binh xã hội; Cấp giấy phép xây dựng; Cấp giấy phép kinh
doanh cho hộ cá thể). Sau 02 năm hoạt động, do số lượng hồ sơ tiếp nhận ít, gây lãng phí về con người, cơ
sở vật chất, do đó, năm 2009 UBND huyện Đắk Tô đã chỉ đạo chuyển việc tiếp nhận các TTHC về các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND huyện.
Đến năm 2011, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum về công tác cải cách hành chính,
UBND huyện Đắk Tô đã phê duyệt dự án đầu tư ứng dụng Công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ
TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại huyện Đắk Tô. Văn phòng HĐND-UBND huyện được
giao chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, đồng thời UBND huyện phê duyệt dự án đầu tư trụ sở làm việc
của Bộ phận Một cửa huyện và trụ sở tiếp dân huyện. Theo đó, có 62 nội dung công việc và TTHC được
tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận TN&TKQ của UBND huyện.
2.2.1.2. Tổ chức nhân sự và đầu tư trang thiết bị
- Về nhân sự: UBND huyện bố trí 05 cán bộ, công chức chuyên trách tại Bộ phận TN&TKQ, với
mức trợ cấp theo quy định là 280.000 đồng/1 người/1 tháng.
- Về trang thiết bị: Bộ phận TN&TKQ được tổ chức theo mô hình một cửa điện tử hiện đại, được
trang bị 08 máy tính; 02 máy in, 01 máy scan; 02 màn hình tivi hiển thị hình ảnh quay camera. Áp dụng
các phần mềm hệ thống quản lý và điều hành văn bản, phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm
quản lý Tư pháp - Hộ tịch, phần mềm tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông điện tử dùng chung...hệ thống kết nối mạng Internet, 100% máy tính được kết nối mạng nội bộ.
Bên cạnh đó, Bộ phận TN&TKQ còn được bố trí màn hình tra cứu thông tin, máy điều hòa nhiệt độ,
hệ thống lấy phiếu tự động, nhiều hàng ghế ngồi chờ, bàn để viết dành cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch,
các tủ đựng hồ sơ, tài liệu01 bảng công khai các TTHC và các tiện nghi như quạt, đèn điện chiếu sáng...
2.2.2. Thực trạng thực hiện các tiêu chí đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa, một cửa liên thông
2.2.2.1. Việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả
Hiện nay, tại trụ sở UBND cấp huyện đã bố trí phòng làm việc với những trang thiết bị cần thiết cho
bộ phận TN&TKQ, đồng thời phân công, bố trí công chức có đủ trình độ chuyên môn làm việc trực tiếp
tại bộ phận TN&TKQ, chỉ đạo thường xuyên rà soát các quy định về TTHC thuộc lĩnh vực chuyên môn.
Một số lĩnh vực, công việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của UBND huyện Đắk Tô:
Lĩnh vực quản lý đất đai;
Lĩnh vực xây dựng;
Lĩnh vực Tư pháp, hộ tịch;
13
Lĩnh vực đăng ký kinh doanh;
Lĩnh vực bảo trợ xã hội
Đến hiện tại, bộ phận TN&TKQ tại UBND huyện Đắk Tô đã áp dụng việc tiếp nhận, theo dõi và
giải quyết TTHC nhằm rút ngắn thời gian giải quyết, hạn chế hẹn gây phiền hà cho các tổ chức và công
dân đến liên hệ công tác. Kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trên một số lĩnh vực:
Năm
Lĩnh vực
2015 2016 2017 2018-2019
Tổng số TTHC UBND huyện tiếp nhận và trả kết
quả
487 hồ sơ 430 hồ sơ 458 hồ sơ 1497 hồ sơ
Lĩnh vực bảo trợ xã hội (hồ sơ) 84 1 3 0
Lĩnh vực đăng ký kinh doanh (hồ sơ) 144 180 125 113
Lĩnh vực đất đai, môi trường (hồ sơ) 44 24 55 424
Lĩnh vực đâu tư xây dựng cơ bản (hồ sơ)1 217 190 186 136
Lĩnh vực hạ tầng, kỹ thuật (hồ sơ) 0 0 1 5
Lĩnh vực quy hoạch (hồ sơ) 4 1 5 0
Lĩnh vực thương mại (hồ sơ) 0 1 3 0
Lĩnh vực tư pháp (hồ sơ) 0 0 50 0
Lĩnh vực đấu thầu (hồ sơ) 0 0 0 75
1
Do lĩnh vực đất đai năm 2015, 2016, 2017 thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông nên Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả không nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân, chỉ nhận các hồ sơ không thực hiện theo cơ chế một cửa
liên thông.
14
Lĩnh vực An toàn thực phẩm (hồ sơ) 0 0 0 47
Lĩnh vực lưu thông hàng hóa (hồ sơ) 0 0 0 4
Lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng (hồ sơ) 0 0 0 4
Lĩnh vực Hộ tịch (hồ sơ) 0 0 0 92
Lĩnh vực chứng thực (hồ sơ) 0 0 0 597
Có thể thấy UBND huyện Đắk Tô đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác cải cách thủ
tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, số thủ tục được giải quyết theo cơ chế một cửa,
một cửa liên thông ngày
2.2.2.2. Việc công khai, niêm yết hồ sơ và phối hợp trong giải quyết, tiếp nhận và trả kết quả cho cá
nhân, tổ chức
UBND huyện thường xuyên chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến việc tuân thủ
các quy định về TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết, đồng thời chỉ đạo Đoàn kiểm tra công tác cải cách
hành chính hàng năm của UBND huyện tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định TTHC tại các cơ
quan chuyên môn và UBND huyện các xã, thị trấn để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý theo thẩm
quyền. Đánh giá chung, trong những năm qua việc tổ chức niêm yết công khai thủ tục hành chính trên địa
bàn huyện Đắk Tô nhìn chung được thực hiện kịp thời, đúng theo quy định của Nghị định 63/NĐ-CP. Các
Quyết định công bố thủ tục hành chính được đăng tải kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của huyện[2].
Ngoài ra, để việc giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền được tuân thủ theo đúng quy định của
TTHC, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 (hiện nay đang triển khai kế hoạch chuyển đổi lên Hệ thống
quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 cho các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện và xây dựng mới Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015 cho 100% các xã, thị trấn dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019), trong đó các quy trình
nghiệp vụ được xây dựng cụ thể, có phân công các bước thực hiện công việc rành mạch và thống nhất, có
thời gian thực hiện và sản phẩm thực hiện tại các bước, đồng thời tuân thủ theo đúng quy định của TTHC
về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu điều
kiện...
Đặc biệt, UBND huyện đã xây dựng Quy chế phối hợp giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tại bộ phận TN&TKQ, trong đó quy định cụ thể, chi tiết về nguyên tắc phối hợp, trách
2
(www.huyendakto.kontum.gov.vn).
15
nhiệm của bộ phận TN&TKQ, trách nhiệm của phòng, ban và các cơ quan ngành dọc trong quá trình phối
hợp giải quyết TTHC. Trên cơ sở đó, trong quá trình giao dịch thực hiện TTHC, các công chức luôn
hướng dẫn tận tình, rõ ràng, minh bạch, đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ phải bổ sung hồ sơ một lần, đồng
thời, giữa bộ phận TN&TKQ và các phòng ban chuyên môn của UBND huyện đã có sự phối hợp trong
quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và tổ chức, đảm bảo đúng quy định, quy chế làm
việc, không có hành vi hạch sách, nhũng nhiễu. Qua đó, nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
trong quá trình xử lý công việc, tạo thói quen tuân thủ các quy định của TTHC.
2.2.2.3. Việc đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi đến thực hiện
TTHC tại bộ phận TN&TKQ
Năm 2015, UBND tỉnh Kon Tum có chỉ đạo thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối
với dịch vụ hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện và các dịch vụ do đơn vị sự nghiệp
công cung cấp. Sau đó, Sở Nội Vụ có chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan đã tiến hành tổ chức
khảo sát, đánh giá chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan
hành chính nhà nước trên địa bàn để đánh giá chất lượng giải quyết TTHC, trong đó, trên địa bàn huyện
Đắk Tô đã lấy 60 phiếu khảo sát người dân và doanh nghiệp trên địa bàn với 3 xã (Xã Diên Bình, thị trấn
Đắk Tô và xã Ngọc Tụ). Theo báo cáo của sở, kết quả khảo sát cho thấy được một phần chất lượng cung
ứng dịch vụ công của bộ phận TN&TKQ của UBND cấp huyện Đắk Tô với người dân, tổ chức trên địa
bàn.
Việc đánh giá của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của UBND huyện giai đoạn 2015 - 2017 là
khá cao (trên 80%) cho thấy chất lượng giải quyết TTHC nói riêng và kết quả của công tác CCHC nói
chung ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của người dân, tổ chức.
Từ năm 2015 điến cuối năm 2018, Bộ phận TN&TKQ đã nhận được 976 lượt ý kiến đánh giá của
tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chủ yếu thông qua phiếu đánh giá được đặt tại bộ phận TN&TKQ. Kết
quả nhận được đa số đều đánh giá hài lòng về chất lượng dịch vụ, hài lòng về thái độ phục vụ (902 lượt),
số còn lại không hài lòng với nghiệp vụ của công chức (45 lượt), vẫn còn (21 lượt) không hài lòng vì phải
đi lại nhiều lần và không hài lòng về thời gian giao dịch (8 lượt). Như vậy, hoạt động của bộ phận
TN&TKQ ngày càng phát huy hiệu quả, xây dựng được lòng tin và sự ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức, cá
nhân và doanh nghiệp, góp phần làm thay đổi mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, giảm bớt phiền
hà, nhũng nhiễu và tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC.
Từ năm 2017-2020, UBND tỉnh Kon Tum không có kế hoạch và hướng dẫn tiến hành đo chỉ số hài
lòng cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, do đó, trên địa bàn huyện cũng chưa có kết quả đánh giá
mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với chất lượng cung ứng dịch vụ công tại Bộ phận
TN&TKQ từ đó đến nay.
16
2.2.2.4. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ TTHC
Bắt đầu từ năm 2016, UBND huyện đã triển khai phần mềm Một cửa điện tử eGate, để thực hiện
việc công khai tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC trên trang Thông tin điện tử huyện và Cổng dịch vụ công
của huyện, tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 23/4/2018 về thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, UBND huyện đã chỉ đạo dừng triển khai
phần mềm Một cửa điện tử eGate và Cổng dịch vụ công của huyện, nên việc công khai tiến độ giải quyết
hồ sơ TTHC trên Trang Thông tin điện tử huyện đến nay không còn thực hiện [25].
Như vậy, trong giai đoạn 2015 – 2019, việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết hồ sơ, TTHC của tổ chức,
cá nhân tăng về số lượng, giảm về thời gian giải quyết so với trước đây, đã góp phần giảm bớt tình trạng
phiền hà, đi lại nhiều nơi, nhiều lần của người dân; hạn chế các biểu hiện tiêu cực trong một bộ phận cán
bộ, công chức, do đó đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quần chúng tại địa phương. Qua thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ý thức trách nhiệm thực hiện công việc được giao của cán bộ,
công chức từng bước được nâng lên; thái độ phục vụ nhân dân có chuyển biến rõ nét; mối quan hệ phối
hợp trong giải quyết hồ sơ hành chính cho tổ chức, công dân giữa các cơ quan, đơn vị có tiến bộ; hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính được cải thiện. Kết quả đạt được đã mang lại những tác động
tích cực, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của huyện, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tăng
thu cho ngân sách địa phương và bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của huyện luôn ổn định.
2.3. Đánh giá hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
tại Ủy ban nhân dân huyện Đắk Tô
2.3.1. Về kết quả đạt được trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_cai_cach_thu_tuc_hanh_chinh_theo_co_che_mot.pdf