Tóm tắt Luận văn Chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương

Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch

của công chức chuyên môn Phòng Lao động – Thương binh và Xã

hội thành phố Thủ Dầu Một

Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch về Trình độ chuyên môn là

100%; Trình độ quản lý nhà nước là 100%; Trình độ ngoại ngữ theo

quy định là 83.3% (có 01 trường hợp là Chuyên viên không đủ tiêu

chuẩn) và Trình độ tin học theo quy định là 100%

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu một, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thừa nhận, có liên quan đến luận văn đều được tác giả lựa chọn, thừa kế có chọn lọc theo quy định. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích, làm rõ thực trạng về chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một, từ đó, rút ra các kết quả, tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân hạn chế. - Đề ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công chức cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được giới hạn nghiên cứu: - Phạm vị khách thể: Công chức tại Cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một. (không nghiên cứu tính tập thể mà chỉ nghiên cứu cá nhân với tiêu chuẩn chất lượng quy định mang tính cá nhân). - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ 2015 - 2019. - Về không gian: Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, chất lượng cán bộ công chức. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phổ biến trong nghiên cứu quản lý công. 4 6. Bố cục của luận văn Ngoài nội dung phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Chất lượng và Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức 1.1.1. Tổng quan chung về chất lượng Cụm từ “chất lượng” được sử dụng rất thường xuyên và trở thành thói quen với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy nhiên “chất lượng” cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Ngay cả trong lĩnh vực nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau và giải thích không giống nhau về cụm từ này. Có chất lượng của một sản phẩm hàng hóa và dịch vụ luôn gắn liền với mức độ thoả mãn nhu cầu của thị trường (nhà nước và khách hàng). Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là không có chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng của một sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để kết luận có hay không có chất lượng là một thách thức cả phương diện lý luận và thực tiễn. Như trên đã nêu, chất lượng sản phẩm và có hay không có chất lượng của sản phẩm đó không phải chỉ phụ thuộc vào thuộc tính sản phẩm do các nhà sản xuất tạo ra. Để đánh giá có hay không có chất lượng, phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của sản phẩm đó với yêu cầu, 6 đòi hỏi của thị trường. Và yêu cầu, đỏi hỏi này mang tính chủ quan, khác nhau giữa các nhóm khách hàng của thị trường. Nói tóm lại, chất lượng là những thuộc tính hay tập hợp các đặc tính của một sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà nhà sản xuất có thể tạo ra. Và khi các thuộc tính đó của sản phẩm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường, sản phẩm với các thuộc tính đó có chất lượng. Và khi nói chất lượng của một sản phẩm là hàm nghĩa nói cả hai phía: phía các thuộc tính của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do nhà sản xuất tạo ra và yêu cầu, đỏi hỏi của thị trường. cũng có thể coi đó là điều kiện cận và đủ để nói đến chất lượng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. 1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng Trong tiếp cận chất lượng nêu trên, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phải đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của các cơ quan quản lý. Đây là một trong những tiêu chí mang tính bắt buộc trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Việt Nam cũng tương tự. Chính phủ Việt Nam công bố danh mục các nhóm tiêu chuẩn Việt Nam (TCNV) trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có hai nhóm bộ tiêu chuẩn gắn với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ [53] Trên thực tế hiện nay, cụm từ “Tiêu chuẩn” có thể được hiểu như là: “Quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”; “Tiêu 7 chuẩn là một tài liệu cung cấp các yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật, hướng dẫn hoặc đặc điểm có thể sử dụng thống nhất để đảm bảo nguyên vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng của chúng”; “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”. Tất cả những gì tiếp cận nghiên cứu về chất lượng nêu trên có thể vận dụng để nghiên cứu chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng của con người và đặc biệt là người mà từng tổ chức cần cho mình. Và nguyên tắc, họ là sản phẩm mà tổ chức cần, do đó trước hết cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn (chất lượng) đối với họ do tổ chức quy định. 1.1.3. Tổng quan chung về chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức Trên lĩnh vực con người, tiêu chuẩn về con người xuất phát được xây dựng dựa trên việc trả lời câu hỏi: Loại người như thế nào tổ chức muốn đưa vào làm việc cho tổ chức? Và khi trả lời được câu hỏi này một cách chi tiết, cũng chính là chúng ta đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn nhân sự mà tổ chức cần. Hay đó là tiêu chuẩn chất lượng nguồn nhân lực đối với tổ chức. Như trên đã nêu, một người khi đưa vào tổ chức, đòi hỏi tối thiểu phải đáp ứng những tiêu chuẩn (chất lượng) do tổ chức đó quy định. Tùy thuộc vào từng loại tổ chức và từng loại công việc giao cho cá nhân con người, tổ chức có thể đưa ra những tiêu chuẩn (chất lượng) khác nhau. Và tiêu chuẩn chất lượng đó cũng có thể thay đổi theo sự 8 phát triển của tổ chức. Tiêu chuẩn có thể gồm những tiêu chuẩn chung cho mọi vị trí; tức tất cả ai vào làm việc cho tổ chức đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đó. Và loại tiêu chuẩn gắn với từng vị trí công việc bao gồm các vị trí không quản lý và vị trí gắn với chức danh quản lý. 1.2. Người làm việc cho nhà nước và chất lượng người làm việc cho nhà nước Người làm việc cho nhà nước là một nguồn nhân lực đặc biệt, khác với tất cả những người làm việc cho bất cứ tổ chức nào. Tính đặc biệt này sinh ra từ ngay chính bản thân của nhà nước và hệ thống các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước. 1.2.1. Phân loại người làm việc cho nhà nước Tùy theo từng quốc gia, phân loại người làm việc cho nhà nước theo nhiều cách khác nhau. Ở Việt Nam, người làm việc cho nhà nước được phân thành các nhóm sau: - Cán bộ; - Công chức; - Viên chức; - Người lao động làm việc cho nhà nước theo chế độ hợp đồng lao động [28] [50] [53] Trong đề tài này, chỉ nghiên cứu Công chức (không nghiên cứu các loại khác 1.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho nhà nước Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có số lượng người làm việc cho nhà nước lớn nhất; đa dạng nhất về cấp độ, loại. 9 Tính chất đặc biệt của nhà nước làm cho người cũng có những nét đặc trưng riêng của nguồn nhân lực này. Một trong những đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất là nguồn nhân lực đó đều phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do pháp luật nhà nước quy định. Họ là sản phẩm mà các cơ quan nhà nước mong muốn có; tuyển vào để làm việc cho nhà nước; để phục vụ xã hội, cộng đồng. Chất lượng người làm việc cho nhà nước là tất cả những tiêu chuẩn do nhà nước quy định cho một người phải thỏa mãn (phải có) khi được đưa vào cơ quan nhà nước. Luật Cán bộ, công chức tách hai nội dung CB và nội dung CC. Luật quy định một số tiêu chí để được trở thành CC nhà nước Việt Nam từ trung ương đến cấp huyện. Những tiêu chí hay điều kiện quy định không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển CC, đó là: Tiêu chí quốc tịch; tiêu chí độ tuổi; tiêu chí về lý lịch; tiêu chí về phẩm chất, đạo đức; tiêu chí về sức khỏe; và một số tiêu chí gắn với vị trí dự tuyển. Đồng thời quy định cụ thể những vấn đề không được trở thành CC Việt Nam. 1.2.3. Tiêu chuẩn chất lượng gắn với quy dịnh những điều công chức không được làm và phải làm Các quốc gia xác định tiêu chuẩn chất lượng đối với người làm việc cho nhà nước đều ban hành những văn bản pháp luật liên quan đến đạo đức hay cách hành vi ứng xử, thái độ, tác phong, văn hóa và các hoạt động khác. Luật gọi chung là luật đạo đức. 10 1.2.4. Đánh giá chất lượng công chức làm việc cho các cơ quan nhà nước Đánh giá chất lượng công chức nói riêng và chất lượng người làm việc cho nhà nước nói chung (cán bộ, công chức, viên chức,v.v), trên nguyên tắc rất đơn giản: liệu CBCCVC có đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu, đòi hỏi mà pháp luật nhà nước đã quy định đối với họ. Hay nói cách khác, đánh giá chất lượng CBCCVC tức phát hiện, tìm kiếm liệu CBCCVC có những thuộc tính của họ đáp ứng được đúng, đủ yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật nhà nước đối với họ. 1.2.5. Chất lượng công chức làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Dựa vào lý luận chung về tiêu chuẩn chất lượng người làm việc cho tổ chức; tiêu chuẩn chất lượng cán bộ công chức và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức các cơ quan chuyên môn do pháp luật quy định, có thể xác định tiêu chuẩn chất lượng – gọi chung là chất lượng nhóm công chức này. Tiêu chuẩn chất lượng công chức làm việc tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện là tổng thể tất cả yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống văn bản pháp luật nhà nước (trung ương, địa phương) đối với công chức chuyên môn (nếu có). Và để trở thành công chức chuyên môn cấp huyện, họ phải đáp ứng tất cả yêu cầu, đòi hỏi đó.”. Tiêu chuẩn (chất lượng) công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo văn bản pháp luật Như trên đã nêu, không có quy định riêng cho nhóm công chức cấp huyện cũng như công chức chuyên môn thuộc cấp huyện, nên các 11 bộ tiêu chuẩn chất lượng đối với công chức cấp huyện nói chung và công chức chuyên môn làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện được xem xét, đánh giá chung như công chức làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước khác. Tiêu chuẩn (chất lượng) công chức đảm nhận các chức danh quản lý cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Tiêu chuẩn chất lượng để bổ nhiệm chức danh quản lý nêu trên, về nguyên tắc chung, phải đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ được quy định trong Chiến lược cán bộ [1]. Đồng thời nhóm chức danh quản lý không diện Ban chấp hành, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn (chất lượng) theo quy định của Quy định 89[5][6]. Dựa vào các khung tiêu chuẩn chất lượng đó, đánh giá chất lượng trưởng phòng; các phó trưởng phòng các cơ quan chuyên môn cũng sẽ được xem xét, so sánh với các yêu cầu, đòi hỏi. Và nếu đội ngũ trưởng phòng, các phó trưởng phòng đều có những thuộc tính cá nhân đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của các khung tiêu chuẩn chất lượng (của trung ương quy định; của địa phương quy định), có thể kết luận họ có chất lượng và ngược lại sẽ không có chất lượng. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Giới thiệu về thành phố Thủ Dầu Một và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một 2.1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Thủ Dầu Một là một thành phố có bề dày truyền thống lịch sử với hơn 300 năm xây dựng và phát triển, là một đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là trung tâm hành chính - tổng hợp của tỉnh. Địa giới hành chính của thành phố: phía Đông giáp thị xã Tân Uyên; phía Tây giáp với huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh qua ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn; phía Nam giáp với thành phố Thuận An và phía Bắc giáp thị xã Bến Cát. Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên là 118,67 km² (chiếm 4,40 % tổng diện tích toàn tỉnh), dân số 502.976 người (theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2017), mật độ dân số 4.230 người/km². 2.1.2. Giới thiệu về cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Theo quy định hiện nay, UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có 12 cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp việc. 2.2. Tổng quan về công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 13 2.2.1. Về Số lượng chung Đội ngũ CC cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố có 109 người. Từ năm 2015, với việc thực hiện tinh giản biên chế theo chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, thành phố đã kiên quyết giảm mạnh số lượng CC cơ quan chuyên môn. Năm 2015, số lượng CC tổng cộng là 192 biên chế nhưng đến năm 2019, đã giảm chỉ còn 109 biên chế, tức là giảm 83 biên chế. 2.2.2. Về Giới tính Qua phân tích bảng số liệu cũng cho thấy được sự nỗ lực của lãnh đạo UBND thành phố và cơ quan chuyên môn trong việc nâng dần số lượng cũng như tỷ lệ CC nữ trong tổng số CC, từ 38,0 % năm 2015 lên 44,9 % năm 2019 (tuy từ năm 2015, tỷ lệ có tăng giảm không đồng đều nhưng không đáng kể). 2.2.3 Về Độ tuổi Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một có 12 phòng chuyên môn. Công chức chuyên môn của phòng nào đòi hỏi phải có chuyên môn thích ứng với lĩnh vực đó. Theo quy định, mỗi một ngạch CC trên từng ngành cụ thể. Mỗi một ngành, CC hành chính đòi hỏi phải đáp ứng chuyên môn tương ứng; ví dụ ngành Thanh tra, đòi hỏi phải có bằng cấp chuyên môn tương ứng. 2.3. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một. 2.3.1. Đánh giá theo từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy 14 ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của CC chuyên môn Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân: CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; còn 02 CC chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn 07 CC chưa đạt yêu cầu để thi nâng ngạch (thiếu bằng Đại học, thiếu năm công tác) nên giữ ngạch cán sự và nhân viên. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một Công chức Phòng Nội vụ thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Kinh tế thành phố Thủ Dầu Một Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; nhưng còn 01 CC chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ và 01 CC chưa đáp ứng yêu cầu trình độ tin học. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Thanh tra thành phố Thủ Dầu Một Công chức Thanh tra thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Tài nguyên – Môi trường thành 15 phố Thủ Dầu Một Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; nhưng còn 02 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thủ Dầu Một Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 100%; còn 02 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, vẫn còn 05 CC chưa đạt yêu cầu để thi nâng ngạch (thiếu bằng Đại học, thiếu năm công tác) nên giữ ngạch cán sự. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Tư pháp thành phố Thủ Dầu Một Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch về Trình độ chuyên môn là 100%; Trình độ quản lý nhà nước là 100%; Trình độ ngoại ngữ theo quy định là 80% (có 01 trường hợp là Chuyên viên không đủ tiêu chuẩn) và Trình độ tin học theo quy định là 100%. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Dầu Một Số lượng CV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên đạt 80%; còn 01 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ ngoại ngữ đạt chuẩn và 01 CV chưa đáp ứng yêu cầu trình độ tin học thoe yêu cầu. Bên 16 cạnh đó, vẫn còn 02 CC chưa đạt yêu cầu để thi nâng ngạch (thiếu bằng Đại học, thiếu năm công tác) nên giữ ngạch nhân viên. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Thủ Dầu Một Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch về Trình độ chuyên môn là 100%; Trình độ quản lý nhà nước là 100%; Trình độ ngoại ngữ theo quy định là 83.3% (có 01 trường hợp là Chuyên viên không đủ tiêu chuẩn) và Trình độ tin học theo quy định là 100%. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Dầu Một CC Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Y tế thành phố Thủ Dầu Một CC Phòng Y tế thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. Đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ngạch của công chức chuyên môn Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Thủ Dầu Một CC Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố Thủ Dầu Một hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngạch. 2.3.2 Tổng hợp đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch CC của CC chuyên môn thuộc UBND thành phố Thủ Dầu Một 17 Trong tổng số CC được đánh giá và phân loại thì mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm gần 2/3 tổng số CC được đánh giá, phân loại. Điều này chứng tỏ được chất lượng thực thi công vụ của CC được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, bảng số liệu cũng thể hiện được sự thay đổi về chính sách pháp luật cũng có tác động nhiều đến số lượng CC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nếu năm 2015 là 43,8% CC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì đến năm 2019 tăng lên đến 56,9%. 2.4. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao giai đoạn 2015 đến 2019 Trong danh mục tiêu chuẩn (chất lượng) có những tiêu chí không thể lượng hóa, do đó khó có thể đánh giá. Ví dụ, tiêu chí về nhiệm vụ được giao; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó không thể khảo sát mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn (chất lượng). Nhưng bằng hình thức gián tiếp để có thể đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thông qua xem xét sự đánh giá của cơ quan sử dụng CC qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.5. Mức độ đáp ứng hài lòng của công dân đối với chất lượng dịch vụ được cung cấp Nhìn chung, thái độ và ý thức của CC cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một trong thực thi công vụ, được người dân, tổ chức đánh giá khá cao mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng công chức cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 18 2.6.1. Ưu điểm Thông qua quá trình cải cách hành chính thường xuyên, liên tục, cộng với các biện pháp giám sát hiệu quả, tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ của CC đã giảm hẳn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ hài lòng của công dân, tổ chức, qua khảo sát tại cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố Thủ Dầu Một, ngày càng chiếm tỷ lệ cao, trách nhiệm trong công việc của CC không ngừng nâng cao. 2.6.2. Hạn chế Một là, trình độ của một bộ phận công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới. Hai là, vẫn còn 08 CC chỉ ở ngạch cán sự. Ba là, vẫn còn một bộ phận không nhỏ CC vẫn còn thiếu hụt về kỹ năng quản lý và kỹ năng nghiệp vụ, nhất là kỹ năng giao tiếp; kỹ năng đánh giá thực thi công vụ; Bốn là, một bộ phận không nhỏ CC trong việc vận dụng các chủ trương chính sách vào điều kiện cụ thể chưa thật đầy đủ; Năm là, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận CC vẫn còn yếu. Sáu là, một bộ phận CC chưa sử dụng thật hiệu quả thời gian làm việc và việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính còn chưa nghiêm túc; 2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, do hệ thống chính sách và pháp luật về quản lý công chức còn thiếu đồng bộ, có nhiều điểm bất hợp lý. Hai là, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và từ đó kết luận 19 CC đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng là nguyên nhân tạo nên tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Ba là, công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng công chức còn chưa thực hiện chặt chẽ và đúng quy trình Bốn là, một số tiêu chuẩn được đưa vào nhưng ít ai quan tâm vì thực tế trong hoạt động công vụ. Năm là, chúng ta chưa thực sự coi trọng ý kiến đánh giá đối với CC từ phía người dân. 20 Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước về nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ, công chức 3.1.1. Định hướng của Trung ương Nhận thấy tầm quan trọng hàng đầu của việc nâng cao chất lượng CBCC, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều văn bản để định hướng và chỉ đạo. 3.1.2. Định hướng của địa phương Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Dương, Đảng bộ và chính quyền thành phố Thủ Dầu Một trên cơ sở các chủ trương, định hướng của các cơ quan Trung ương, đã từng bước cụ thể hoá và có những định hướng khá quan trọng trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng CBCC trên địa bàn tỉnh nói chung cũng như thành phố Thủ Dầu Một nói riêng, 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một 3.2.1. Đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về công chức, nhất là quy định về tiêu chuẩn chức danh công chức, gắn với vị trí việc làm Một là, cần tiếp tục rà soát để ban hành và thường xuyên sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật về đội ngũ CC: theo hướng đồng bộ, 21 cụ thể và phải đảm bảo tính khả thi, tránh tình trạng chồng chéo, khó thực hiện trong các văn bản hướng dẫn. Hai là, cần nhanh chóng hoàn thiện nội dung các quy định pháp luật về tiêu chuẩn chức danh, gắn với vị trí việc làm 3.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Xác định tầm quan trọng của công tác ĐTBD, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND, ngày 9/8/2016 về ĐTBD CBCCVC tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó chỉ rõ: “Đào tạo CBCC, CB lãnh đạo, quản lý có phẩm chất và năng lực, có phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế; thu hút trọng dụng đãi ngộ nhân tài để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh”[40]. 3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức Một là, việc xác định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức phải gắn với mô hình vị trí việc làm. Hai là, các tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức phải được quy định rõ ràng, cụ thể, có thể kiểm tra, đánh giá. Ba là, các tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức cần được quy định sao cho đảm bảo tính linh hoạt và “mềm dẻo” hơn. Bốn là, các tiêu chuẩn cần gắn liền hơn với năng lực công tác thực tiễn của công chức quản lý. 22 3.2.4. Làm đúng công tác tuyển dụng công chức theo những tiêu chuẩn chất lượng quy định Công tác tuyển dụng CC có ý nghĩa, vai trò quan trọng nhằm hình thành đội ngũ CC có đủ phẩm chất, năng lực xứng đáng là công bộc của dân, đáp ứng yêu cầu cải cách HCNN và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 3.2.5. Bố trí công chức theo vị trí việc làm; theo ngạch đúng với tiêu chuẩn chất lượng. Nếu như công tác tuyển dụng giúp chúng ta tìm ra được những CC đủ tài và đức để thực hiện công việc thì bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ CC lại chính là cách thức giúp CC của cơ quan chuyên môn ở UBND thành phố thể hiện được mình trong quá trình làm việc. Bởi vì, nếu bố trí, sắp xếp CC vào vị trí công việc thích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_chat_luong_cong_chuc_co_quan_chuyen_mon_thu.pdf
Tài liệu liên quan