Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp
nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào
một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tế
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chất lượng hoạt động của văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn về chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND
huyện hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức và
nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND
huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn cần giải quyết những vấn
đề cơ bản sau:
3
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về chất lượng hoạt động của
Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện;
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên;
- Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên về những mặt đạt
được và hạn chế, xác định được các nguyên nhân của những hạn chế
đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú
Yên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng hoạt động
của Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu chất lượng hoạt động của
Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên theo quy
định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn công tác quản lý Nhà nước
tại tỉnh Phú Yên.
- Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2015 đến
2019.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận
văn
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là
phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
4
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động của Văn
phòng HĐND và UBND cấp huyện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp
nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, trong đó tập trung vào
một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tế
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn giúp làm sáng tỏ, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên
quan đến chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp
huyện trong bối cảnh tổ chức triển khai thực hiện Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015 và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn hoạt
động của Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú
Yên; hệ thống hóa cơ sở pháp lý liên quan đến Văn phòng HĐND và
UBND cấp huyện; giúp hoàn thiện hệ thống lý luận về Văn phòng
nói chung và Văn phòng HĐND và UBND nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của
Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Kết quả
nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở để Văn phòng HĐND
và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên áp dụng các giải pháp để
nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ thực
tiễn.
5
Góp phần cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả quản lý,
chỉ đạo, điều hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
Sơn Hòa; giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện thắng
lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đã đề
ra.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
Văn phòng của các tổ chức, cơ quan khác để nâng cao hiệu quả hoạt
động của mình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo,
nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của Văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn
Hòa, tỉnh Phú Yên.
6
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA
VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND CẤP HUYỆN
1.1. Những vấn đề chung về Văn phòng HĐND và UBND
cấp huyện
1.1.1. Khái niệm văn phòng
Văn phòng là một bộ phận của cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin phục vụ cho sự điều
hành của lãnh đạo, đồng thời bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ
thuật cho hoạt động chung của toàn cơ quan, tổ chức đó.
1.1.2. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
huyện
1.1.2.1. Vị trí
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có
tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt
động và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định. chịu sự
quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh và
Văn phòng UBND tỉnh.
1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ
Theo các tài liệu nghiên cứu Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện có 02 chức năng cơ bản là: tham mưu tổng
hợp và quản trị.
Văn phòng HĐND&UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức, gồm có
- Chánh Văn phòng.
7
- Các phó Văn phòng.
- Các bộ phận chuyên môn.
1.1.2.4. Mối quan hệ phối hợp giữa Văn phòng Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân huyện với các phòng ban chuyên môn thuộc
UBND huyện
Văn phòng HĐND và UBND huyện và các phòng, ban chuyên
môn thuộc UBND huyện đều là cơ quan tham mưu của UBND
huyện. Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện tương đương một
Trưởng phòng của phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện. Để
làm tốt công tác tham mưu, giữa Văn phòng HĐND và UBND huyện
và các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện có mối quan hệ
chặc chẽ với nhau.
1.2. Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân huyện
Các nội dung hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm:
1.2.1. Công tác tham mưu tổng hợp
1.2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
1.2.3. Theo dõi, đôn đốc thực hiện các quyết định, chỉ thị, ý
kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND, UBND
1.2.4. Công tác tổ chức các kỳ họp, hội nghị, cuộc họp
1.2.5. Công tác tiếp công dân
1.2.6. Hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo
cơ chế “một cửa”
1.2.7. Công tác đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật
phục vụ hoạt động của HĐND, UBND huyện
1.2.8. Công tác Văn thư – Lưu trữ
8
1.2.9. Công tác tin học hóa trong quản lý hành chính Nhà
nước tại Văn phòng HĐND và UBND huyện
1.3. Chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và
UBND huyện
1.3.1. Khái niệm chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện
Chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND huyện
là tổng thể các thuộc tính, phẩm chất gắn liền với quá trình hoạt động
và phản ánh toàn bộ các giá trị của quá trình hoạt động của Văn
phòng HĐND và UBND cấp huyện.
1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của Văn
phòng HĐND và UBND cấp huyện
Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND
và UBND cấp huyện phụ thuộc vào việc phân loại, phương pháp
đánh giá chất lượng. Luận văn này lựa chọn các tiêu chí đánh giá
chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện
căn cứ theo các hoạt động cơ bản của Văn phòng như sau:
1.3.2.1. Tiêu chí về mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ,
quyền hạn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ
1.3.2.2. Tiêu chí về số lượng và chất lượng các văn bản tham
mưu, tổng hợp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện
1.3.2.3. Tiêu chí về tính cải cách, tính kịp thời, tính khoa học
trong công tác tổ chức điều hành
1.3.2.4. Tiêu chí về các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt
động
1.3.2.5. Tiêu chí về chất lượng dịch vụ công
9
1.3.2.6. Tiêu chí về chất lượng giải quyết mối quan hệ phối
hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp
1.3.2.7. Tiêu chí về sự hài lòng của công dân, tổ chức
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động
của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện
Một là, trình độ phát triển kinh tế, xã hội.
Hai là, chế độ chính trị và môi trường thể chế trong nước.
Ba là, các yếu tố về văn hóa, phong tục, tập quán của địa
phương.
Bốn là, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện
Năm là, cơ chế hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND
cấp huyện
Sáu là, năng lực cán bộ, công chức của Văn phòng HĐND và
UBND cấp huyện
Bảy là, điều kiện, môi trường làm việc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
trình độ khoa học công nghệ.
10
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã khái quát cơ sở lý luận về chất
lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND huyện.
Văn phòng HĐND và UBND huyện là một cơ quan chuyên
môn thuộc UBND huyện, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, gắn
với các chức năng cơ bản của mình góp phần rất lớn trong việc tạo
nên chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành.
Văn phòng HĐND và UBND mang những nét chung của Văn
phòng, đồng thời cũng còn có những đặc trưng riêng gắn với yếu tố
quyền lực Nhà nước, đặc thù của hoạt động hành chính Nhà nước với
tính chất đa dạng, phức tạp và luôn luôn phải có khả năng thích ứng
với quá trình thay đổi liên tục.
Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về chất lượng hoạt động
của Văn phòng nói chung, chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết
lập nền tảng để tham chiếu, đánh giá thực tiễn hoạt động của Văn
phòng HĐND và UBND huyện ở từng địa phương cụ thể. Từ đó, có
cơ sở tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Văn
phòng HĐND và UBND cấp huyện ở nước ta.
11
Chương 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN
PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN
2.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hòa, tỉnh
Phú Yên
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
Huyện Sơn Hòa được thành lập năm 1899, là một trong 3
huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, có vị trí chiến lược về quốc phòng
và an ninh, diện tích tự nhiên 95.231 ha (952,31 km2). Huyện nằm
dọc Quốc lộ 25, tuyến giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh Duyên
hải Nam - Trung bộ với Tây Nguyên.
2.1.2. Khái quát về Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn
Hòa, tỉnh Phú Yên
2.1.2.1. Vị trí, vai trò của Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
Văn phòng HĐND và UBND huyện là cơ quan có vị trí quan
trọng, không thể thiếu trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương,
thiếu Văn phòng bộ máy chính quyền địa phương khó có thể tổ chức,
điều hành công việc bình thường.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
Văn phòng HĐND và UBND huyện hoạt động theo chế độ thủ
trưởng, gồm có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, các
chuyên viên và nhân viên.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động của Văn phòng HĐND
và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên
12
Thực trạng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND huyện
Sơn Hòa được trình bày trong mục này là kết quả tổng hợp từ các
báo cáo hàng năm do Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa
ban hành, kết hợp với kết quả điều tra khảo sát của tác giả luận văn.
2.2.1. Công tác tham mưu tổng hợp
Qua khảo sát thực tế thì nhìn chung, công tác tham mưu tổng
hợp tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa về cơ bản đáp
ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên do khối lượng công việc
nhiều, một số đồng chí chuyên viên tổng hợp chưa được đào tạo
đúng chuyên ngành, trình độ lý luận chính trị chưa đáp ứng được yêu
cầu tổng hợp.
2.2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
Việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tác phục vụ
cho hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND và UBND huyện đã
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra, ngày càng được hoàn thiện và
đánh giá cao. Tuy nhiên, một số chương trình, kế hoạch của HĐND
và UBND huyện còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do quá trình tổng
hợp, thu thập và xử lý thông tin, tính kịp thời và xử lý tình huống
chưa được sát với tình hình thực tế.
2.2.3. Theo dõi, đôn đốc thực hiện các quyết định, chỉ thị, ý
kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND, UBND huyện
Công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện quyết định, chỉ thị chỉ
đạo của Thường trực HĐND, UBND huyện do Lãnh đạo Văn phòng
và đội ngũ chuyên viên ở bộ phận nghiên cứu tổng hợp thực hiện.
Thực tế cho thấy việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kế hoạch,
chỉ thị, ý kiến của Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND huyện
trong thời gian qua mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ yêu cầu của công
việc, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định.
13
2.2.4. Công tác tổ chức các kỳ họp, hội nghị, cuộc họp
Tính trung bình cho 240 ngày làm việc/năm, mỗi ngày Văn
phòng HĐND và UBND huyện tổ chức, phục vụ cho 1,6 cuộc họp,
hội nghị của HĐND và UBND. Những con số này vừa phản ánh thực
trạng hội họp quá nhiều trong các cơ quan Nhà nước nói chung và cơ
quan Nhà nước huyện Sơn Hòa nói riêng; đồng thời củng phần nào
thể hiện những yêu cầu rất cao đối với công tác phục vụ hội nghị của
Văn phòng HĐND và UBND huyện.
2.2.5. Công tác tiếp công dân
Trong thời gian quan, Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn
Hòa đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn tham mưu UBND
huyện thực hiện tương đối tốt công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư.
Tuy nhiên bên cạnh đó công tác tiếp công dân vẫn còn một sô
tồn tại hạn chế như: Vẫn còn một số lượng đơn thư khiếu nại kéo dài
nhiều năm, khiếu nại vượt cấp chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai;
Một số cơ quan chuyên môn còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong
giải quyết các vụ việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; Pháp luật trong
lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo phức tạp và thường xuyên thay
đổi.
2.2.6. Hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo
cơ chế “một cửa”
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Văn
phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa đã góp phần làm thay đổi
cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân; xây dựng nền
hành chính công khai, minh bạch, phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân,
tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông tại Văn phòng HĐND và UBND huyện
14
Sơn Hòa vẫn còn một số hạn chế, như: Kết quả giải quyết một số hồ
sơ hành chính còn chưa đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
thức trách nhiệm, thái độ của cán bộ, công chức trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, công vụ tuy có chuyển biến nhưng còn chậm.
2.2.7. Công tác đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật
phục vụ hoạt động của HĐND, UBND huyện
Hiện nay Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa được
đầu tư mua sắm các trang thiết bị các điều kiện vật chất kỹ thuật cơ
bản phù hợp với điều kiện làm việc. Công tác đảm bảo các điều kiện
vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động của HĐND, UBND huyện tại
Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa đảm bảo.
2.2.8. Công tác Văn thư – Lưu trữ
Công tác Văn thư, Lưu trữ của Văn phòng HĐND và UBND
huyện Sơn Hòa do 2 chuyên viên thuộc bộ phận Văn thư – Lưu trữ
đảm nhiệm, thực hiện các công việc cụ thể bao gồm: Tiếp nhận và
phát hành văn bản, giấy tờ, tài liệu; sao y, phát hành các văn bản của
HĐND, UBND, Văn phòng HĐND và UBND huyện qua đường bưu
điện, qua hệ thống văn phòng điện tử và trực tiếp chuyển giao; Quản
lý và sử dụng con dấu; Tiếp và hướng dẫn tổ chức, công dân đến
thực hiện các giao dịch liên quan đến công tác văn bản; Lưu trữ văn
bản, tài liệu, hồ sơ theo quy định của Pháp luật.
2.2.9. Công tác tin học hóa trong quản lý hành chính Nhà
nước tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú
Yên
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiện đại hóa
công tác Văn phòng, ngay từ năm 2015, UBND huyện Sơn Hòa
cho thử nghiệm hệ thống Văn phòng điện tử, đến năm 2016 được
đưa vào sử dụng chính thức. Hiện nay, hệ thống văn phòng điện tử ở
15
huyện Sơn Hòa đã cung cấp được dịch vụ công trực tuyến, theo đó
bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các
văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó, cho phép
người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện
hồ sơ theo yêu cầu.
2.2.10. Mối quan hệ giữa Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện với các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban
nhân dân các xã, thị trấn; giữa Lãnh đạo Văn phòng, Thường trực
HĐND, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện đối với đội ngũ
chuyên viên nghiên cứu tổng hợp; trong nội bộ văn phòng
Qua sự đánh giá cho thấy Văn phòng HĐND và UBND huyện
Sơn Hòa đã làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong việc kịp thời tham mưu cho HĐND, UBND trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên do công việc mang tính
đột xuất nhiều nên việc tham mưu, phối hợp giữa Văn phòng với các
cơ quan, đơn vị, địa phương đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa đáp ứng
cao yêu cầu.
2.3. Đánh giá về chất lượng hoạt động của Văn phòng Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú
Yên
Nhìn chung, cách thức tổ chức và hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian quan
mang lại hiệu quả rất tích cực, chất lượng hoạt động tương đối cao đã
đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Tuy nhiên, đánh giá về vấn đề
này, tác giả nhận thấy:
2.3.1. Những mặt đạt được
Nhìn chung, cách thức tổ chức và hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian quan
16
mang lại hiệu quả rất tích cực, chất lượng hoạt động tương đối cao đã
đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Cụ thể trên các mặt như:
* Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
* Về chất lượng các văn bản tham mưu tổng hợp phục vụ.
* Về tính cải cách, tính kịp thời, tính khoa học.
* Về điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động.
* Về chất lượng dịch vụ công.
* Về chất lượng giải quyết các mối quan hệ với các cơ quan
chuyên môn cùng cấp.
* Về sự hài lòng của công dân, tổ chức.
2.3.2. Những hạn chế
* Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ: Việc triển khai thực hiện
một số văn bản chỉ đạo, lãnh đạo của HĐND và UBND huyện còn
rất chậm, chưa kịp thời. Kỷ luật báo cáo chưa nghiêm, tình trạng các
đơn vị chậm báo cáo để Văn phòng phải nhiều lần đôn đốc.
* Về chất lượng các văn bản tham mưu tổng hợp phục vụ:
Việc trình Lãnh đạo UBND huyện xử lý còn một số bất cập, một số
cơ quan chuyên môn trình văn bản cho lãnh đạo UBND huyện ký
trực tiếp không thông qua Văn phòng dẫn đến hiện tượng văn bản
ban hành có nhiều sai sót về thể thức, văn phong, không thống nhất
quản lý văn bản.
* Về tính cải cách, tính kịp thời, tính khoa học: Nhìn chung ý
thức trong cải cách hành chính của một số cán bộ, công chức chưa
đồng đều vì vậy tốc độ chuyển biến trong cải cách thủ tục thực hiện
thẩm quyền còn chậm, khối lượng, chất lượng cải cách chưa cao.
* Về điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động: Vẫn còn một số
ít các trang thiết bị, cơ sở vật chất cũ nhưng chưa được nâng cấp, cập
nhật để đáp ứng cao nhu cầu công việc.
17
* Về chất lượng dịch vụ công: Trong hoạt động cung ứng dịch
vụ công, vẫn còn một số ít công chức có biểu hiện gây khó khăn,
nhũng nhiễu công dân, tổ chức. Một số ít khác chưa đảm bảo tinh
thần trách nhiệm, chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của mình.
* Về chất lượng giải quyết các mối quan hệ với các cơ quan
chuyên môn cùng cấp: Trong mối quan hệ công việc giữa Văn phòng
với các cơ quan chuyên môn chủ yếu vận dụng quy định, hướng dẫn,
thông tư của cấp trên để giải quyết. Công tác phối hợp giữa Văn
phòng và các cơ quan, đơn vị đôi lúc còn chưa kịp thời, chưa đáp
ứng được yêu cầu, chất lượng.
* Về sự hài lòng của công dân, tổ chức: Hằng ngày Văn phòng
HĐND và UBND huyện tiếp nhận số lượng hồ sơ nhiều, lượng
khách đến giao dịch đông, lại phụ thuộc vào việc chuyển hồ sơ đến
phòng chuyên môn giải quyết, trình lãnh đạo ký vì vậy việc trả kết
quả đúng hẹn cho công dân, tổ chức đôi lúc chưa kịp thời nên vẫn
còn có một số cá nhân, tổ chức chưa thật sự hài lòng.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Việc hiện đại hóa công tác Văn phòng và ứng dụng công
nghệ thông tin chưa đáp ứng được đòi hỏi của cải cách hành chính
nói chung, của yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Văn
phòng nói riêng.
- Thiếu các văn bản quy định, hướng dẫn hoạt động trong nội
bộ hệ thống Văn phòng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc của Văn
phòng tuy được quan tâm đầu tư nhưng phần nào chưa đáp ứng được
nhu cầu trong công tác hiện đại hóa Văn phòng.
18
- Khối lượng công việc Văn phòng quá lớn.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Chưa tạo được cơ chế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ở nước ta nói
chung, ở huyện Sơn Hòa nói riêng.
- Việc tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND huyện rất hạn chế, thiếu hiệu quả, thực hiện chiếu
lệ.
- Chưa sử dụng tốt nguồn lực.
- Trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của một số cán bộ,
công chức, nhân viên Văn phòng HĐND và UBND huyện còn chưa
cao; chưa nhận thức hết được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công
việc mình đang làm.
- Lãnh đạo Văn phòng đôi lúc chưa phát huy hết vai trò tham
mưu, đề xuất với lãnh đạo HĐND, UBND huyện trong công tác quy
hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều chuyển cán bộ mình quản lý cho
phù hợp với năng lực, sở trường, tạo động lực để cán bộ, nhân viên
Văn phòng phấn đấu.
- Chưa có sự phối kết hợp chặc chẽ giữa Văn phòng và các
phòng, ban, đơn vị trong toàn huyện.
19
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã khái quát đặc điểm chung về vị trí
địa lý, điều kiện dân cư và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Sơn
Hòa, tỉnh Phú Yên, củng như khác quát về Văn phòng HĐND và
UBND huyện Sơn Hòa. Trên cơ sở đó đề tài đã phân tích làm rõ thực
trạng chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND huyện
Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Thường trực
HĐND, Lãnh đạo UBND huyện, Văn phòng HĐND và UBND
huyện đã từng bước kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng
cao chất lượng hoạt động; trong giai đoạn 2014 – 2018 Văn phòng đã
có vai trò rất lớn trong việc góp phần tạo nên những kết quả tích cực
trong hoạt động quản lý của chính quyền huyện Sơn Hòa thông qua
công tác đảm bảo tổ chức và chất lượng hoạt động của mình.
Đánh giá chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và
UBND huyện Sơn Hòa trên các tiêu chí về: mức độ hoàn thành nhiệm
vụ; chất lượng các văn bản tham mưu tổng hợp phục vụ; tính cải
cách, tính kịp thời, tính khoa học; điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt
động; chất lượng dịch vụ công; chất lượng giải quyết các mối quan
hệ với các cơ quan chuyên môn cùng cấp; sự hài lòng của công dân,
tổ chức và chất lượng công tác thu thập, xử lý, cung cấp thông tin;
lập chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, phục vụ cuộc họp, hội
nghị; công tác văn thư, lưu trữtrong giai đoạn 2014 – 2018 có
những kết quả tích cực cần được tiếp tục phát huy. Đồng thời, ở trên
một số khía cạnh vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần phải nghiên cứu,
đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, khắc phục và nâng cao chất lượng
hoạt động trong thời gian tới.
20
Chương 3:
QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG
HĐND VÀ UBND HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước về
nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND
các cấp
3.1.1. Quan điểm
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND cấp huyện là yêu cầu mang tính cấp thiết, xuất
phát từ nhu cầu khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội
nói chung, của yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy
nhà nước nói riêng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND cấp huyện là trực tiếp góp phần vào thực hiện các
mục tiêu về cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020
theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về việc ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011
– 2020.
3.1.2. Phương hướng
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng
HĐND và UBND cấp huyện là một nội dung quan trọng, phải được
tiến hành trên cơ sở thực hiện cải cách hành chính nhà nước ở địa
phương, phải trực tiếp tạo ra những thay đổi mang tính căn bản trong
hoạt động quản lý của bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện.
Thứ hai, Hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND cấp
huyện cần phải được tiến hành dựa trên các chương trình, kế hoạch
cụ thể.
21
Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng HĐND
và UBND cấp huyện vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa là
nhiệm vụ cụ thể, gắn với quá trình dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_chat_luong_hoat_dong_cua_van_phong_hoi_dong.pdf