Tóm tắt Luận văn Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn cung cấp dịch vụ TTQT

Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã ghi được dấu ấn mạnh

mẽ đối với khách hàng là một ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực ngoại

thương. Qua hơn 29 năm hoạt động, hoạt động thanh toán quốc tế

của Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được những

thành quả nhất định, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của

Chi nhánh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đóng góp đáng kể đối

với sự thành công của khách hàng. Bằng chính nỗ lực của mình,

Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã vươn lên giữ vị trí

quan trọng trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn và từng bước

chiếm lĩnh thị phần trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao

khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên

Huế.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi Nguyễn Thu Trang (2013). Theo đó, tác giả đã làm rõ các khái niệm về thanh toán quốc tế, vai trò của thanh toán quốc tế, các điều kiện trong thanh toán quốc tế, các phương thức dùng trong thanh toán quốc tế, các quy chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế, đưa ra khái niệm về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, các nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại, làm cơ sở để đi sâu phân tích thực trạng của hoạt động này. Trên cơ sở thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh Vietcombank trên địa bàn TP. HCM thời gian qua, Luận văn đã đánh giá một cách toàn diện, hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank thông qua một số chỉ tiêu; từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó để đề ra các giải pháp khắc phục. Luận văn đã đưa ra giải pháp đối với hệ thống Vietcombank và các chi nhánh hoạt động trên địa bàn TP. HCM, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và đề xuất với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Những giải pháp và kiến nghị của Luận văn dựa trên thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh Vietcombank nên có tính khả thi cao. Nhìn chung, các nghiên cứu đã khái quát hóa cơ sở lý luận về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và các lý thuyết về năng lực thanh toán quốc tế, chất lượng thanh toán quốc tế và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, các lý thuyết trong các nghiên cứu này là chưa đầy đủ, đặc biệt là về lý thuyết chất lượng thanh toán quốc tế. Vì vậy, tác giả đã thực hiện nghiên cứu một cách 5 đầy đủ về lý thuyết về chất lượng thanh toán quốc tế thông qua việc nghiên cứu chất lượng hoạt động này tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Điều này đảm bảo tính kế thừa và tính mới của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế, mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: (i) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. (ii) Tìm hiểu thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế, đánh giá thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Trong phạm vi của luận văn tác giả nghiên cứu chất lượng dịch vụ hoạt động thanh toán quốc tế trên quan điểm của nhà 6 cung cấp dịch vụ là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế + Phạm vi về không gian: Chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. + Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2016 - 2018 và giải pháp đưa ra đến năm 2025. 5. Phương pháp luận nghiên cứu Để tiếp cận giải quyết câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận văn áp dụng các phương pháp sau: Một mặt, tác giả sử dụng các phương pháp như thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích trên cơ sở các tài liệu và số liệu để đánh giá tình hình thực tế. Theo đó, luận văn sử dụng các tài liệu, thông tin nội bộ: các báo cáo tổng kết của Vietcombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua các năm, tài liệu bên ngoài: báo cáo tổng kết của Ngân hàng nhà nước Huế, cục thống kê Huế, website của một số ngân hàng khác trên địa bàn, các dữ liệu trích dẫn sẽ được ghi chú chi tiết trong tài liệu tham khảo. Đồng thời, tác giả cũng vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, thu nhập dữ liệu tình hình hoạt động của ngân hàng để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Mặt khác, tác giả thực hiện khảo sát điều tra khách hàng, quan sát hành vi của khách hàng kết hợp với mô tả và khái quát đối tượng nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận. Cụ thể: tác giả sẽ kết hợp với việc quan sát hành vi khách hàng cả gián tiếp và trực tiếp, thăm dò lấy ý kiến từ các chuyên gia, những cán bộ có nhiều năm công tác, phụ trách mảng hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế để hình thành bảng hỏi khảo sát sự hài lòng về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế và tiến hành khảo sát thực tế khách hàng có giao dịch thanh toán quốc tế với ngân hàng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn chứng minh vai trò quan trọng của chất lượng thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh thực tiễn của ngân hàng trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Dựa 7 trên những nền tảng lý thuyết và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, luận văn đã hệ thống hóa, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Trong đó đặc biệt chú trọng làm rõ tiêu chí đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế. - Về mặt thực tiễn: + Là tài liệu tham khảo hữu hiệu cho việc nghiên cứu học tập về Ngân hàng thương mại mà trực tiếp là chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. + Là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách thực tế, cụ thể tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế. 8 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lý luận chung về thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay thật hiếm khi một quốc gia lại tự sản xuất mọi thứ mình cần. Mỗi nước đều có lợi thế so sánh hơn về một mặt hàng nào đó so với nước khác và họ sẽ sản xuất mặt hàng này để đổi lấy những mặt hàng khác không có lợi thế. Việc trao đổi vượt ra khỏi biên giới một quốc gia hình thành nên hoạt động xuất nhập khẩu, kết quả của hành vi này là việc chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau. Từ đó hình thành nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT), trong đó NHTM là cầu nối trung gian. TTQT có thể được định nghĩa với nhiều quan điểm khác nhau: 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1 Vai trò Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế Có thể nói TTQT có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi đó là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. TTQT hỗ trợ cho hoạt động kinh tế đối ngoại – cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, góp phần thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. 1.1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại Dù hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào, một NHTM bao giờ cũng thực hiện ba nghiệp vụ chính: huy động vốn, cho vay và hoạt động dịch vụ. Thanh toán quốc tế thuộc mảng dịch vụ của NH. Trong nghiệp vụ TTQT, NHTM với tư cách là trung gian thay mặt 9 cho khách hàng của mình thực hiện các giao dịch thu hộ, chi hộ các khoản tiền phát sinh từ hoạt động XNK hàng hóa hay dịch vụ. Hình 1.1: Sơ đồ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế cập nhật UCP 600, trang 162 1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại Phương thức TTQT là toàn bộ quá trình, điều kiện, qui định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàng phục vụ. Trong thực tế, điều kiện quy định để các bên giao nhận hàng hóa và chi trả tiền là rất đa dạng, do đó, tồn tại nhiều phương thức TTQT khác nhau. Tùy vào đặc điểm kinh doanh mà các bên lựa chọn phương thức thanh toán (PTTT) phù hợp. Để tiến hành các PTTT, các bên sử dụng các chứng từ tài chính để chi trả tiền cho 10 nhau, được gọi là phương tiện thanh toán (payment instruments). Hiện nay, các phương tiện thanh toán được sử dụng chủ yếu trong TTQT bao gồm: tiền mặt, hối phiếu, kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán. 1.1.3.1 Phương thức thư ủy thác mua (Authority to Purchase – A/P) 1.1.3.2 Phương thức ghi sổ (Open account) 1.1.3.3 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 1.1.3.4 Phương thức nhờ thu (Collection of payment) 1.1.3.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 1.2. Chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 1.2.1. Quan điểm về chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà cá doanh nghiệp có thể đưa ra những quan điểm về chất lượng khác nhau. 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng thanh toán Quốc tế của Ngân hàng thương mại Để phản ánh chất lượng TTQT của NHTM thường sử dụng một số tiêu chí như sau: 1.2.2.1 Thời gian thực hiện giao dịch 1.2.2.2 Cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế 1.2.2.3 Tính rủi ro trong hoạt động TTQT 1.2.2.4 Mức độ hài lòng khách hàng Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ là vấn đề rất khó khăn do tính chất đặc thù riêng biệt của từng loại dịch vụ. Khách hàng luôn kỳ vọng sự cân bằng chất lượng trong dịch vụ của doanh nghiệp và đây cũng là điều mà các nhà quản lý, nhà cung cấp cần đầu tư và quan tâm đúng mức. 11 Có hai mô hình được sử dụng phổ biến để đánh giá đo lường chất lượng dịch vụ là mô hình của Gronroos (1984) và mô hình của Parasuraman & Ctg (1985). Tuy nhiên, mô hình của Parasuraman & Ctg (1985) được sử dụng phổ biến hơn để đánh giá chất lượng dịch vụ với 5 khoảng cách được trình bày trong Hình 1.1: Mô hình chất lượng dịch vụ. Hình 1.2 Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman & Ctg (1985) (Nguồn: Trích từ Parasuraman & Ctg [1985:44]) 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán Quốc tế của Ngân hàng thương mại K ho ản g cá ch 1 Chuyển đổi cảm nhận thành tiêu chí chất lượng Khoảng cách 5 Khoảng cách 4 Khoảng cách 3 Khoảng cách 2 Dịch vụ kỳ vọng Dịch vụ cảm nhận Thông tin đến khách hàng Dịch vụ chuyển giao Nhận thức về kỳ vọng của khách hàng 12 Các nhân tố tác động đến chất lượng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng bao gồm hai nhóm nhân tố chính. Đó là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. 1.2.3.1 Các nhân tố khách quan Nhóm các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố bên ngoài ngân hàng tác động đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, đó là nhân tố khách hàng và các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường chính trị... 1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan Nhóm các nhân tố chủ quan gồm các nhân tố như quy mô hoạt động của ngân hàng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, uy tín của ngân hàng, trình độ các thanh toán viên,... qua việc phân tích các nhân tố này sẽ tìm ra giải pháp nhằm phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. 1.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của một số Ngân hàng thương mại 1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngân Hàng TNHH Một Thành Viên HSBC Việt Nam Thành lập tại Hồng Kông vào tháng 3 năm 1865 và tại Thượng Hải một tháng sau đó, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên và là thành viên chủ chốt của Tập đoàn HSBC, là ngọn cờ đầu của Tập đoàn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và là tổ chức ngân hàng lớn nhất tại Hồng Kông. Với trụ sở chính tại Luân Đôn, tính đến nay HSBC có mạng lưới trên 6.300 văn phòng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, Hong Kong, các nước còn lại trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2.671 tỷ đô la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới. HSBC hiện là Ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét 13 về vốn đầu tư, mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. 1.3.2 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tên giao dịch VietinBank, là một ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam. Được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tên giao dịch ban đầu là IncomBank. VietinBank hiện có 1 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trải rộng toàn quốc. Vietinbank có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000; là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. 1.3.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu từ và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ 27/04/2012. BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn 2015 – 2018, tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 45%/năm. Là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là 14 Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB 1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế Qua kinh nghiệm của các ngân hàng thì Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế nên vận dụng, học hỏi. Đầu tiên là đầu tư cho con người, vì nhân viên là tài sản của ngân hàng, do đó quan tâm đầu tư vào phát triển các mặt toàn diện cho nhân viên để chuyên môn hóa và chuyên nghiệp, nâng cao trình độ cho nhân viên, theo tác giả là điều nên làm đầu tiên. Kế đến là tập trung đầu tư cho công nghệ, ngân hàng là lĩnh vực cần quan tâm nhiều đến công nghệ. Vì công nghệ kỹ thuật càng cao, càng giải quyết các giao dịch càng nhanh và thu hút nhiều KH hơn từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT cho NH. Tóm tắt chương 1. Chương này tác giả trình bày cơ sở lý luận về chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại với các nội dung chính sau: Khái niệm thanh toán quốc tế; Vai trò của thanh toán quốc tế; Các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại; Quan điểm về chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại; Các tiêu chí phản ánh chất lượng thanh toán Quốc tế của Ngân hàng thương mại; Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh toán Quốc tế của Ngân hàng thương mại và Kinh nghiệm nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế của một số Ngân hàng thương mại, bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ làm khung cho việc tác giả phân tích thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế được tác giả trình bày ở chương 2 15 Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức Tổ chức mạng lưới tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với mô hình hoạt động ngân hàng hiện đại: Giám đốc chịu trách nhiệm chung điều hành hoạt động của chi nhánh theo các chỉ tiêu của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao. Hai phó giám đốc trợ giúp giám đốc điều hành các hoạt động và phân quyền quản lý. 2.1.1.4 Kết quả kinh doanh của Vietcombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018 2.1.2 Kết quả thanh toán quốc tế của Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018. Vietcombank là ngân hàng có thế mạnh về lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng rất phát triển, có uy tín cả trong và ngoài nước, đặc biệt là thanh toán qua L/C. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam xuất hiện thêm những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ có tiềm lực tài chính cũng như chất lượng dịch vụ hoàn hảo từ các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới thì Vietcombank nói chung và Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để giữ được khách hàng cũng như có thể tồn tại. Trong điều kiện hội nhập thì ngân hàng nào có được chất lượng dịch vụ tốt hơn sẽ có cơ hội cạnh trạnh cao hơn. Vì thế việc nâng cao 16 chất lượng dịch vụ TTQT cho theo kịp với trình độ thế giới cũng như thỏa mãn kịp thời những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng là vấn đề thiết yếu. 2.1.2.1 Doanh số dịch vụ thanh toán quốc tế 2.1.2.2 Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 2.1.2.3 Doanh số TTQT theo Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (TTR) 2.1.2.4 Doanh số TTQT theo Phương thức thanh toán nhờ thu 2.1.2.5 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Qua hơn 29 năm hoạt động, hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đóng góp đáng kể đối với sự thành công của khách hàng. Với mục đích thành lập ban đầu là để đáp ứng hoạt động xuất nhập khẩu, Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế trước đây chủ yếu hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Sau một thời gian hoạt động, ngân hàng đã mở rộng phạm vi phục vụ, đa dạng hoạt động. Bằng chính nỗ lực của mình, Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã vươn lên giữ vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn và chiếm lĩnh thị phần hàng đầu trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng được khách hàng đánh giá cao và là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn, thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá như sau: 2.2.1. Thời gian thực hiện giao dịch Thời gian thực hiện giao dịch là một trong những chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng dịch vụ trong TTQT của bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Thời gian thực thiện giao dịch nhanh sẽ thể hiện 17 tính chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho cả ngân hàng lẫn khách hàng. 2.2.2. Cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua, Vietcombank luôn cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh nghiệp thông suốt. Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế là chi nhánh ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay, Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế cung cấp tất cả các dịch vụ thanh toán quốc tế mà khách hàng yêu cầu như chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền bằng điện, nhờ thu, tín dụng chứng từ 2.2.3. Tính rủi ro trong hoạt động thanh toán Quốc tế Tại Vietcombank Chi nhánh Thừa Thiên Huế phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ là đầu mối thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế của chi nhánh với số thanh toán viên là 3 người và 02 phụ trách phòng, một phó giám đốc quản lý trực tiếp và là người có thẩm quyền ký duyệt cao nhất. Mỗi khách hàng sẽ do một thanh toán viên được phân công phục vụ tất cả các hoạt động cả thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu, điều này làm nhanh chóng hơn trong tiếp cận của khách hàng nhưng làm giảm tính an toàn so với chuyên môn hoá xuất khẩu và nhập khẩu riêng do tính chất của hai hoạt động trên là tương đối khác nhau. Tất cả các giao dịch thanh toán quốc tế đều trải qua ba giai đoạn kiểm tra, xét duyệt đảm bảo tính an toàn tuyệt đối trong giao dịch. 2.2.5 Khả năng cung cấp dịch vụ, khả năng đáp ứng trong hoạt động TTQT Để đo lường tiêu chí này, trong phần khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ TTQT tại Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, tác giả cũng đã trình bày về kết quả nghiên cứu về tiêu chí này. Theo đó thì khả năng cung cấp dịch vụ, khả năng đáp ứng trong hoạt động TTQT luôn nhận được sự hài lòng về chất lượng của nhân tố này. Cụ thể, đối với tiêu chí “Thanh toán 18 viên phục vụ nhanh chóng” thì điểm trung bình cho tiêu chí này đạt 3.51. Nghĩa là khi KH có nhu cầu phục vụ hoạt động TTQT thì các thanh toán viên sẽ sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho KH. Điều này thể hiện rõ ràng hơn khi khảo sát các tiêu chí còn lại như: “Thanh toán viên luôn giúp Anh/ chị hoàn thiện hồ sơ TTQT” (đạt 3.47 điểm); ” Thanh toán viên luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn, không tỏ ra bận rộn khi bận cần giúp đỡ” (đạt 3.42 điểm); “Thanh toán viên luôn tư vấn phương thức thanh toán cho bạn phù hợp nhất” (đạt 3.46 điểm); “Các sản phẩm TTQT luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn” (đạt 3.50 điểm). 2.2.6 Số lỗi phát sinh từ dịch vụ thanh toán quốc tế Trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, quy trình thanh toán quốc tế được xây dựng rất chặt chẽ, mỗi món thanh toán được qua nhiều khâu kiểm tra nhằm hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra. Trong thanh toán quốc tế, khi có sai sót xảy ra thì thiệt hại là không thể lường hết được. Vì vậy, việc thực hiện thanh toán một cách an toàn, chính xác là mục tiêu được đặt lên hàng đầu cho ngân hàng khi cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế. 2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế tại Vietcombank – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Những mặt đạt được Là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn cung cấp dịch vụ TTQT Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã ghi được dấu ấn mạnh mẽ đối với khách hàng là một ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực ngoại thương. Qua hơn 29 năm hoạt động, hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đóng góp đáng kể đối với sự thành công của khách hàng. Bằng chính nỗ lực của mình, Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã vươn lên giữ vị trí quan trọng trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn và từng bước chiếm lĩnh thị phần trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 19 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong những năm qua dịch vụ TTQT tại Vietcombank - Chi nhánh Thừa Thiên Hu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_chat_luong_thanh_toan_quoc_te_tai_ngan_hang.pdf
Tài liệu liên quan