MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.3
3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .6
6. Bố cục của luận văn .6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG .8
1.1. Khái niệm và đặc điểm chế độ trợ cấp thôi việc cho người
lao động.8
1.2. Ý nghĩa của quy định pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc
cho người lao động .8
1.3. Nội dung pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người
lao động.8
1.4. Phân biệt giữa trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm .8
Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.9
2.1. Thực trạng lao động nghỉ việc hưởng chế độ thôi việc trong
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .92.2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về chế độ trợ
cấp thôi việc cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế. 9
2.2.1. Kết quả đạt được khi thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc
tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 9
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng chế độ
trợ cấp thôi việc cho người lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế .10
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. 12
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của
pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động. 12
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động . 12
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc
cho người lao động . 12
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ trợ cấp thôi
việc cho người lao động . 13
PHẦN KẾT LUẬN . 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 17
22 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động - Qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐOÀN ĐỨC HIẾU
CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG - QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO ĐÌNH LÀNH
Thừa Thiên Huế, năm 2016
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.............................................. 3
3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................... 5
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................... 6
6. Bố cục của luận văn ................................................................ 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................................................ 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm chế độ trợ cấp thôi việc cho người
lao động ....................................................................................... 8
1.2. Ý nghĩa của quy định pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc
cho người lao động ..................................................................... 8
1.3. Nội dung pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người
lao động ....................................................................................... 8
1.4. Phân biệt giữa trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm ........ 8
Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ . 9
2.1. Thực trạng lao động nghỉ việc hưởng chế độ thôi việc trong
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .................. 9
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về chế độ trợ
cấp thôi việc cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế .............................................................................................. 9
2.2.1. Kết quả đạt được khi thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc
tại tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................. 9
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng chế độ
trợ cấp thôi việc cho người lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế ..... 10
Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP
THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ............................. 12
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của
pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động........ 12
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động ................... 12
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc
cho người lao động ................................................................... 12
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ trợ cấp thôi
việc cho người lao động ........................................................... 13
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................. 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................. 17
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trợ cấp thôi việc là phần trả bù vào tiền lương, tiền công;
là một phần giá trị của doanh nghiệp mà trong đó có sự đóng
góp của người lao động; là phần thưởng cho sự trung thực của
người lao động trong thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp;
chế độ trợ cấp thôi việc nhằm trợ giúp một phần vật chất cho
người lao động, hỗ trợ cho người lao động khi không còn tham
gia quan hệ lao động. Ngoài ra, trợ cấp thôi việc làm cho doanh
nghiệp phải cân nhắc trước khi quyết định cho người lao động
thôi việc, nếu thấy chi phí quá lớn thì sẽ phải tính toán lợi hại
và có thể từ bỏ ý định cho thôi việc và tìm những biện pháp
khác để khắc phục cho có hiệu quả kinh tế hơn.
Xác định tầm quan trọng của trợ cấp thôi việc cho người
lao động Nhà nước đã thiết lập một hành lang pháp lý để điều
chỉnh về trợ cấp thôi việc như: Bộ luật Lao động năm 2012;
Luật Việc làm năm 2013; Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày
12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật lao động 2012; Nghị định 95/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động; Thông tư số 17/2009/TT-
BLĐTBXH của Bộ lao động - thương binh và xã hội quy định
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp;..
Trong những năm qua, pháp luật điều chỉnh về chế độ trợ
cấp thôi việc cho người lao động đã đem lại những kết quả tích
cực, chẳng hạn: Người sử dụng lao động đã chi trả đúng đối
2
tượng được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt quan
hệ lao động; cách tính chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao
động đúng theo quy định của pháp luật; nhiều Doanh nghiệp
nghiêm túc thực hiện việc chi trả khoản tiền khi người lao động
nghỉ việc tại doanh nghiệp khi đã tham gia quan hệ lao động từ
12 tháng trở lên;... Tuy nhiên, thực tế áp dụng vẫn còn những
bất cập cần phải tiếp tục hoàn thiện như: Chế tài xử lý vi phạm
trong quá trình thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc chưa đảm bảo;
Công đoàn tham gia vào việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc
còn chưa hiệu quả; việc chi trả chế độ trợ cấp thôi việc còn
chậm;...
Qua thực tế khảo sát tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,
chúng tôi nhận thấy việc chi trả chế độ trợ cấp thôi việc cho
người lao động còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất
định như: Người lao động, người sử dụng lao động chưa nắm
bắt được quy định của Nhà nước về chế độ trợ cấp thôi việc,
ngân sách chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động của
doanh nghiệp còn hạn chế; Hoạt động thanh tra, giám sát việc
thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc chưa được quan tâm đúng
mức;
Việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy định của pháp
luật về chế độ trợ cấp thôi việc và phân tích đánh giá những hạn
chế, vướng mắc tồn tại trong việc áp dụng những quy định của
pháp luật về trợ cấp thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng
thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động tại tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung mang một ý nghĩa
3
hết sức quan trọng. Do vậy, tôi chọn đề tài “Chế độ trợ cấp thôi
việc cho người lao động - qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động là vấn đề
được đề cập trong khá nhiều khóa luận, luận văn, luận án, tài
liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về vấn đề
liên quan. Có thể kể đến, luận văn tốt nghiệp của tác giả Lăng
Thị Hạnh: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao
động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam”
1
đề tài
tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về giải quyết
lao động khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
trong đó có đề cập đến quy định của pháp luật về trợ cấp thôi
việc nhưng chỉ mang tính khái quát chưa đi vào nghiên cứu,
phân tích sâu.
Bài viết của tác giả Đinh Thị Chiến: “Bàn về trợ cấp thôi
việc trong Luật lao động Việt Nam” Tạp chí Khoa học pháp lý,
số 03/2005; bài viết của tác giả Bùi Đức Hiển “Một số bất cập
trong thi hành pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp”
2
; bài viết
của tác giả Lê Thị Hoài Thu: “trợ cấp thôi viêc trong pháp luật
lao động Việt Nam” Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
03/2010; bài viết của tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng; “Xác
định thời hiệu khởi kiện trong vụ án tranh chấp tiền trợ cấp thôi
việc”Đại học Luật Hà Nội, năm 1997; bài viết “Kinh nghiệm và
1
Xem
lao-dong-va-giai-quyet-lao-dong-doi-du-khi-thuc-thien-co-phan-hoa-15503/
2
https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-lao-dong/mot-so-bat-cap-trong-thi-hanh-phap-luat-ve-bao-hiem-
that-nghiep.aspx
4
thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án”
1
; bài viết
“Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng;
2
...đã đi sâu nghiên cứu,
phân tích các quy định của pháp luật về trợ cấp thôi việc cho
người lao động và chỉ ra những hạn chế cũng như giải pháp
khắc phục. Tuy nhiên, các bài viết trên phần lớn tác giả nghiên
cứu trong các văn bản giờ đã hết hiệu lực .
Như vậy, đề tài “Chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao
động” cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết
các tác giả đó chỉ đánh giá khái quát các quy định của pháp luật
về trợ cấp thôi việc cho người lao động hoặc là các quy định
pháp luật mà các tác giả đó nghiên cứu đã hết hiệu lực. Vì vậy,
việc nghiên cứu đề tài “Chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao
động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” là không
trùng lặp và mang tính cấp thiết.
3. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu
3.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận
là phép biện chứng duy vật; quan điểm đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chế độ trợ cấp
thôi việc của người lao động.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ một số
các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
1
Nguồn: TAND,
toa-an-bai-2.html
2
Nguồn:
pham-hop-dong/vn
5
Phương pháp lịch sử khảo cứu các nguồn tư liệu, đặc biệt
là các tư liệu về pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc của người
lao động; các Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội; Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên
Huế
Phương pháp phân tích các quy phạm của luật thực định
có liên quan đến tên đề tài của luận văn.
Phương pháp tổng hợp các quan điểm khác nhau về nhận
thức khoa học xung quanh các khái niệm, các quy phạm pháp lý
có liên quan đến trợ cấp thôi việc của người lao động.
Phương pháp thống kê các số liệu thực tiễn trong quá trình
áp dụng các quy phạm có liên quan đến tên đề tài của luận văn.
Phương pháp so sánh luật học nhằm đối chiếu với các quy
định pháp luật về trợ cấp thôi việc của người lao động...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các học thuyết, quy
định của pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc của người lao
động; các Nghị quyết, chính sách ban hành của tỉnh Thừa Thiên
Huế về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động.
- Thực tiễn chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: lý luận và thực tiễn áp dụng các quy
định về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: từ năm 2012 đến nay.
6
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định
của pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động,
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật này tại tỉnh Thừa
Thiên Huế để từ đó phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm tìm ra
các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chế độ trợ cấp thôi
việc và những quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp thôi
việc.
- Phân tích đánh giá thực trạng áp dụng chế độ trợ cấp
thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, tìm ra những hạn
chế, vướng mắc, khó khăn tồn tại trong việc áp dụng những quy
định của pháp luật về trợ cấp thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế,
đồng thời tìm ra những nguyên nhân, khó khăn, hạn chế đó.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động
tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục
viết tắt, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và quy định của pháp
luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động
7
Chương 2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật
về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động tại tỉnh Thừa
Thiên Huế
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động.
8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ CHẾ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm và đặc điểm chế độ trợ cấp thôi việc
cho người lao động
Trong phần này, tác giả đã trình bày khái niệm, đặc điểm
trợ cấp thôi việc đồng thời đánh giá lược sử hình thành, phát
triển các quy định của pháp luật về trợ cấp thôi việc.
1.2. Ý nghĩa của quy định pháp luật về chế độ trợ cấp
thôi việc cho người lao động
Trong phần này, tác giả đã đánh giá vai trò, ý nghĩa của
chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động trong nền kinh tế,
xã hội hiện nay.
1.3. Nội dung pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho
người lao động
Trong phần này, tác giả đã khái quát những quy định pháp
luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động bao gồm:
Đối tượng, Điều kiện, mức hưởng chế độ trợ cấp thôi việc và
Nguồn kinh phí trả trợ cấp thôi việc.
1.4. Phân biệt giữa trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
làm
Trong phần này, tác giả đã phân tích đánh giả điểm khác
biết của chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho
người lao động.
9
Chương 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Thực trạng lao động nghỉ việc hưởng chế độ thôi việc
trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong phần phần này, tác giả đánh giá những kết quả đạt
được cũng như những khó khăn, hạn chế về việc thực hiện chế
độ thôi việc của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về
chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế
2.2.1. Kết quả đạt được khi thực hiện chế độ trợ cấp thôi
việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, người sử dụng lao động đã thực hiện những quy
định của pháp luật lao động về trợ cấp thôi việc nên đã tiến
hành áp dụng chi trả cho người lao động có hệ thống và đầy đủ.
Thứ hai, công tác giám sát việc thực hiện chế độ trợ cấp
thôi việc đã được chính quyền và công đoàn các cấp quan tâm.
Thứ ba, người lao động ngày càng có ý thức cao trong việc
tìm hiểu quyền lợi của bản thân khi chấm dứt quan hệ lao động.
Thứ tư, nhiều lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp thôi việc
được doanh nghiệp cũ giới thiệu cho chỗ làm mới tại các đoanh
10
nghiệp khác vì thế số người nghỉ việc tìm được việc làm mới là
khá cao.
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp
dụng chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động tại tỉnh
Thừa Thiên Huế
- Về phía người sử dụng lao động
Thứ nhất, tinh thần tự giác thực hiện chế độ trợ cấp thôi
việc cho người lao động của người sử dụng lao động chưa cao.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài
chính nên nguồn ngân sách chi trả trợ cấp thôi việc cho người
lao động rất hạn chế.
Thứ ba, người sử dụng lao động thực hiện việc chi trả chế
độ trợ cấp thôi việc còn chậm.
Thứ năm, nhiều người sử dụng lao động không quan tâm
đến quy định của pháp luật lao động nói chung và quy định
pháp luật về trợ cấp thôi việc nói riêng..
- Về phía người lao động: người lao động chưa hiểu đầy
đủ các quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc.
- Về phía cơ quan quản lý lao động
Thứ nhất, hệ thống quản lý thực hiện chế độ trợ cấp thôi
việc tại Thừa Thiên Huế còn gặp nhiều bất cập.
Thứ hai, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật lao
động, đặc biệt là chế độ trợ cấp thôi việc vẫn chưa được các cấp
chính quyền quan tâm đúng mực.
Thứ ba, hoạt động thanh tra kiểm tra doanh nghiệp thực
hiện luật lao động, đặc biệt là trợ cấp thôi việc chưa thực sự
hiệu quả.
11
Thứ tư, lực lượng thanh tra lao động và cán bộ theo dõi
quản lý về chính sách lao động còn quá mỏng, trình độ năng lực
còn hạn chế.
- Văn bản pháp luật
Thứ nhất, Chế tài xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện
chế độ trợ cấp thôi việc còn nhiều bất cập.
Thứ hai, mức trợ cấp một năm bằng ½ tháng lương là quá
thấp và chưa hợp lý, không những thế khi thực hiện chi trả chế
độ trợ cấp thôi việc người lao động nhận khoản trợ cấp này
chậm, gây khó khăn cho việc trang trải cuộc sống khi không
còn tham gia quan hệ lao động.
Thứ ba, theo quy định của Bộ luật lao động thì mọi trường
hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trái pháp luật đều không được hưởng trợ cấp thôi việc
1
là chưa
hợp lý.
1
Khoản 2 Điều 41 Bộ luật lao động năm 2012.
12
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện các quy
định của pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao
động
Một là, Nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về
trợ cấp thôi việc cho người lao động để đảm bảo tính pháp lý
cao, thống nhất và đồng bộ trong quản lý, điều hành và hoạt
động về trợ cấp thôi việc cho người lao động
Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các
chế độ trợ cấp thôi việc nhằm nâng cao nhận thức về chế độ trợ
cấp thôi việc cho người lao động để họ có thể tự bảo vệ quyền
lợi của mình.
Thứ sáu, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra để đảm
bảo người sử dụng lao động thực hiện đúng chế độ trợ cấp thôi
việc cho người lao động.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chế độ trợ cấp
thôi việc cho người lao động
Thứ nhất, pháp luật lao động nên có quy định cụ thể các
trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc và những trường hợp
13
người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không
được hưởng trợ cấp thôi việc chứ
Thứ hai, nên tiếp tục duy trì quy định song song hai chế
độ trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.
Thứ ba, Nhà nước cần xây dựng và ban hành những quy
định về chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng
lao động vi phạm việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho
người lao động.
Thứ tư, Nhà nước phải hoàn thiện những chính sách,
những quy định liên quan đến chế độ trợ cấp thôi việc.
Thứ năm, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định liên quan
đến quy trình, cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước
đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện chế độ trợ
cấp thôi việc nói riêng và chế độ đóng BHXH nói chung.
Thứ sáu, Nhà nước cần quy định mỗi doanh nghiệp phải có
một nguồn quỹ dự trữ dành riêng cho những người lao động khi
chấm dứt quan hệ lao động.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ trợ
cấp thôi việc cho người lao động
Một là, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản
lý nhà nước với người sử dụng lao động và người lao động
trong việc thực chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật lao động nói chung và trợ cấp thôi việc nói riêng cho người
lao động.
14
Ba là, Cần đưa tiêu chí thực hiện trợ cấp thôi việc cho
người lao động của Doanh nghiệp vào bình xét các danh hiệu
thi đua.
Bốn là, nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc
thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc.
15
PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu chế độ trợ cấp thôi việc trong pháp luật
lao động Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên
Huế, có thể khẳng định rằng chính sách trợ cấp thôi việc đang
có những kết quả đáng ghi nhận trong công tác bảo đảm và ổn
định nguồn nhân lực cho nước nhà. Với những ưu thế đó, chúng
ta nên duy trì và phát triển các chính sách trợ cấp xã hội này
một cách có khoa học và mang tính chiến lược lâu dài để phù
hợp vớinền kinh tế hội nhập và phát triển. Việt Nam với thế
mạnh về nhân công và thị trường, chúng ta đang tạo được một
thương hiệu uy tin trong vấn đề việc làm. Chế độ trợ cấp thôi
việc đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất
nước bền vững và phát triển.
Trợ cấp thôi việc có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ
lao động, nó vừa thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước, vừa thể
hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động, vừa đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho người lao động khi tham gia quan hệ
lao động. Chính sách này giúp cho người lao động vượt qua
những khó khăn khi chưa tìm được công việc mới, giúp xã hội
ổn định và hạn chế tệ nạn xã hội gia tăng. Nếu thực hiện tốt trợ
cấp thôi việc thì người sử dụng lao động ngày càng có uy tín,
có điều kiện tăng thu nhập, thu hút và giữ chân người tài, mang
lại cho doanh nghiệp những lợi thế lớn khi cạnh tranh trên
thương trường.
Nghiên cứu việc áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc tại tỉnh
Thừa Thiên Huế không chỉ phản ánh việc thực hiện chính sách
16
này trong phạm vi địa phương mà qua đó có thể nhân rộng việc
điều tra, áp dụng trong cả nước. Từ những kết quả đạt được
cũng như những hạn chế, khó khăn đối với chế độ trợ cấp thôi
việc hiện nay. Các cơ quan chức năng cần có những giải pháp
phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng đối với chế độ
trợ cấp thôi việc. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc
xây dựng Nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa.
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Các văn bản pháp luật
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp.
2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Bộ luật Lao
động.
3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật việc
làm..
4. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2016), Luật Bảo hiểm
xã hội.
5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Giáo dục
nghề nghiệp..
6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Công
đoàn.
7. Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật lao động 2012.
8. Nghị định 95/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/08/2013 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.
9. Chính phủ (2015), Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày
12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2012.
10. Chính phủ (2013), Nghị định 95/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực lao động.
11. Chính phủ (2015), Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7 tháng
10 năm 2015 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của
18
nghị định số 95/2013/NĐ- CP ngày 22 tháng 8 năm 2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
12. Chính phủ (2003), Nghị định 44/2003/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 09/5/2003 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ luật Lao động về Hợp đồng lao động.
13. Bộ Lao động - Thương binh - xã hội (2014), Thông tư số
21/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2013 của của Bộ Lao động -
Thương binh - xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định 44/2003/NĐ-CP.
14. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Quyết Định
1130/2008/QĐ-UBND quy định một số chính sách ưu đãi
và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế .
II. Các tài liệu tham khảo
15. Lê Thị Hoài thu (2010), “trợ cấp thôi việc trong pháp luật
lao động Việt Nam” tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
3/2010.
16. Lê Thị Hồng Điệp (2014), “Những hạn chế về lao động và
việc làm trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập
30/2014.
17. Đinh Thị Chiến (2005)“Bàn về trợ cấp thôi việc trong Luật
lao động Việt Nam” Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2005;
18. Nguyễn Thị Kim Phụng (1997) “Xác định thời hiệu khởi
kiện trong vụ án tranh chấp tiền trợ cấp thôi việc” Đại học
Luật Hà Nội, năm 1997.
19
19. Lê Thị Hoài thu (2010), “trợ cấp thôi việc trong pháp luật
lao động Việt Nam” tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
3/2010.
20. Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo
tổng kết tình hình lao động tại các Doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015”.
21. Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế( 2014) “Báo
cáo hoạt động Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên
Huế 6 tháng đầu năm 2014”.
22. Nguyễn Công Hậu “Xử lý nghiêm các doanh nghiệp nợ
đọng BHXH ở Thừa Thiên - Huế” nguồn:
song/item/27916002-xu-ly-nghiem-cac-doanh-nghiep-no-
dong-bhxh-o-thua-thien-hue.html, ngày 08/11/2015
23. Hà Thanh “Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, người lao động
gặp khó khăn” nguồn
24. Đặng Vũ - Hà Phương: “Khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm
xã hội: Thắng cũng khó đòi tiền”, nguồn:
bao-hiem-xa-hoi-thang-cung-kho-doi-tien-215977.html.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_che_do_tro_cap_thoi_viec_cho_nguoi_lao_dong.pdf