Tóm tắt Luận văn Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - Lê Ngọc Anh Thư

Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế hay

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp II

Theo cách phân chia ngành của Tổng cục Thống kê, trong các

ngành kinh tế cấp I có nhiều ngành kinh tế cấp II, chẳng hạn trong

ngành nông - lâm - thủy sản có các ngành nông nghiệp nghĩa hẹp

(nông nghiệp thuần), lâm nghiệp và thủy sản. Ngành công nghiệp -

xây dựng gồm công nghiệp và xây dựng. Ngành công nghiệp gồm

bốn ngành cấp II, đó là công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế

biến, công nghiệp điện, khí đốt và công nghiệp cung cấp nước, quản8

lý và xử lý rác thải, nước thải. Ngành dịch vụ gồm nhiều ngành cấp

II như thương mại, dịch vụ ăn uống - lưu trú, dịch vụ y tế, giáo dục,

giải trí Các ngành này có thể có cấu thành khác nhau tùy theo mỗi

địa phương.

Trong nội bộ ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tỷ trọng

của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản xuất chung

tăng lên, còn tỷ trọng của ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất

chung ngày càng giảm. Trong nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng

ngành công nghiệp chế biến tăng lên trong khi tỷ trọng ngành công

nghiệp khai khoáng ngày càng giảm. Trong nội bộ ngành dịch vụ,

chú trọng phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các loại hình vận

tải, thương mại điện tử, bưu chính viễn thông, du lịch, tài chính, ngân

hàng, bảo hiểm

Các tiêu chí phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ

ngành kinh tế bao gồm:

- Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế cấp II;

- Mức thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các phân ngành

trong tổng giá trị sản xuất từng ngành của nền kinh tế theo thời gian;

- Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi phân ngành so với

tổng số lao động từng ngành của nền kinh tế theo thời gian;

- Mức thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa - Lê Ngọc Anh Thư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; - Kiến nghị đƣợc các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. - Phạm vi nghiên cứu: (1) Nội dung: Tập trung nghiên cứu xu thế và những thay đổi cơ cấu ngành kinh tế cấp I, nội bộ các ngành hay cơ cấu ngành kinh tế cấp II, sự thay đổi cơ cấu lao động trong nền kinh tế; (2) Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 2013-2018; Thời gian có hiệu lực của các giải pháp đề xuất là 2019-2025. (3) Khu vực và không gian nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện; Địa bàn huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Đề tài sử dụng cách tiếp cận thực tiễn, tức là dựa trên nền tảng lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực kinh tế phát triển để xem xét thực tiễn của vấn đề. Từ đó luận văn có thể đánh giá những thay đổi và xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với những điểm 4 tích cực và hạn chế, đồng thời kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa phƣơng. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập thông tin và số liệu: dữ liệu và thông tin đƣợc sử dụng trong luận văn là nguồn dữ liệu và thông tin thứ cấp, đƣợc thu thập từ:  Chi cục thống kê huyện Vạn Ninh; Chi cục thuế huyện Vạn Ninh; dữ liệu từ báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND huyện Vạn Ninh qua các năm Các số liệu giá trị sản xuất hay vốn đầu tƣ đƣợc tính theo giá hiện hành hoặc giá cố định 2010 và đơn vị là triệu đồng/tỷ đồng. Lao động đo bằng số ngƣời và ở đây chỉ tính số ngƣời làm việc trong nền kinh tế;  Các tài liệu thông tin đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nƣớc;  Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện, Phòng Tài chính kế hoạch huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa;  Phƣơng pháp phân tích số liệu: chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê. Các phƣơng pháp bao gồm:  Phƣơng pháp diễn dịch trong suy luận: tức là nghiên cứu tiến hành xem xét tình hình tăng trƣởng kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa từ khái quát đến cụ thể. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ phân tích những thành công, mặt hạn chế cùng với các nguyên nhân của hạn chế trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng, từ đó đề xuất giải pháp.  Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả thông qua các phƣơng pháp cụ thể sau: 5 o Phƣơng pháp đồ thị và bảng thống kê: sử dụng hệ thống các loại đồ thị toán học và bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang mô tả hiện trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa trong những điều kiện thời gian cụ thể; o Phƣơng pháp số bình quân, số tƣơng đối, phân tích tƣơng quan, phƣơng pháp dãy số thời gian để phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa. Công cụ xử lý số liệu: Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành trên máy tính theo phần mềm Excel. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung luận văn gồm ba chƣơng: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN VẠN NINH CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN VẠN NINH HIỆN NAY 6. Tổng quan nghiên cứu 6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1.1. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế đƣợc định nghĩa là tổng thể những mối quan hệ về số lƣợng và chất lƣợng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Mối quan hệ về số lƣợng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi ngành trong GDP, trong tổng lao động hay tổng vốn của nền kinh tế tại một thời điểm nào đó. 1.1.2. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của các bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện vốn có nhƣng không lặp lại trạng thái cũ. Vì thế mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển. 1.1.3. Ý nghĩa và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc vô cùng quan trọng đối với mục tiêu phát triển đất nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - thủy sản); tăng tỉ trọng khu vực II, III (công nghiệp - xây dựng, dịch vụ). 7 1.2. NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I Các ngành kinh tế cấp I của Việt Nam theo Tổng cục Thống kê bao gồm nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đây cũng chính là ba ngành lớn nhất và tạo ra toàn bộ sản lƣợng và GDP của nền kinh tế. Xu hƣớng có tính quy luật chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong dài hạn theo lý luận kinh tế là sự giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, đồng thời tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện đƣợc thể hiện qua các tiêu chí sau: - Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế cấp I; - Mức thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế theo thời gian; - Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi ngành so với tổng số lao động của nền kinh tế theo thời gian; - Mức thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp II Theo cách phân chia ngành của Tổng cục Thống kê, trong các ngành kinh tế cấp I có nhiều ngành kinh tế cấp II, chẳng hạn trong ngành nông - lâm - thủy sản có các ngành nông nghiệp nghĩa hẹp (nông nghiệp thuần), lâm nghiệp và thủy sản. Ngành công nghiệp - xây dựng gồm công nghiệp và xây dựng. Ngành công nghiệp gồm bốn ngành cấp II, đó là công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, công nghiệp điện, khí đốt và công nghiệp cung cấp nƣớc, quản 8 lý và xử lý rác thải, nƣớc thải. Ngành dịch vụ gồm nhiều ngành cấp II nhƣ thƣơng mại, dịch vụ ăn uống - lƣu trú, dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí Các ngành này có thể có cấu thành khác nhau tùy theo mỗi địa phƣơng. Trong nội bộ ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tỷ trọng của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản xuất chung tăng lên, còn tỷ trọng của ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất chung ngày càng giảm. Trong nội bộ ngành công nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến tăng lên trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng ngày càng giảm. Trong nội bộ ngành dịch vụ, chú trọng phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các loại hình vận tải, thƣơng mại điện tử, bƣu chính viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Các tiêu chí phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế bao gồm: - Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế cấp II; - Mức thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các phân ngành trong tổng giá trị sản xuất từng ngành của nền kinh tế theo thời gian; - Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi phân ngành so với tổng số lao động từng ngành của nền kinh tế theo thời gian; - Mức thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội 1.3.2. Các nguồn lực của địa phƣơng 1.3.3. Điều kiện thị trƣờng 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN VẠN NINH 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN VẠN NINH 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế của huyện 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện a/ Về tình hình phát triển kinh tế Dân cƣ sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngƣ nghiệp và lâm nghiệp. Nông nghiệp: Tính đến hết năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ƣớc thực hiện 10.034 ha. Ngƣ nghiệp: Sản lƣợng thủy sản ƣớc thực hiện 13.171 tấn. Lâm nghiệp: công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mực, trên địa bàn huyện hiện hay tiếp tục chăm sóc 110 ha rừng trồng và khai thác đƣợc 2.780m3 gỗ từ rừng trồng. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải: Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2017 ƣớc thực hiện 398,3 tỷ đồng. Tài chính ngân sách: Tổng thu ngân sách năm 2017 là 130,6 tỷ đồng. b/ Về phát triển xã hội Hệ thống giáo dục đã có những bƣớc tiến nhanh đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phƣơng. 10 Hoạt động y tế trên địa bàn huyện ngày càng chú trọng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. 2.1.3. Các nguồn lực của nền kinh tế a/ Về nguồn nhân lực Ƣớc năm 2017, tạo việc làm mới cho 1.500 ngƣời, xuất khẩu lao động cho 20 ngƣời. Trong sáu tháng đầu năm 2018 trên địa bàn huyện có 150 lao động đƣợc tƣ vấn, tuyển chọn đƣợc 9 lao động đi xuất khẩu lao động. Huyện cũng đã tổ chức các buổi tuyển lao động trên địa bàn huyện làm việc cho các doanh nghiệp trong nƣớc. b/ Về đầu tư Năm 2017 tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ƣớc thực hiện 142.023 triệu đồng. Tập trung nguồn lực đầu tƣ cho 3 chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội trọng điểm của huyện, bao gồm:  Chƣơng trình nông thôn mới;  Chƣơng trình phát triển đô thị huyện Vạn Ninh;  Chƣơng trình phát triển nhân lực trên địa bàn huyện đến năm 2020. 2.1.4. Điều kiện thị trƣờng Giá cả thị trƣờng trên địa bàn huyện thời điểm sau cơn bão số 12 cuối năm 2017 có sự biến động khá lớn, nhất là vật liệu xây dựng. Theo khảo sát sơ bộ trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình thị trƣờng bƣớc đầu ổn định trở lại, riêng giá xăng dầu có biến động tăng so với đầu năm, hàng thực phẩm tƣơi sống tăng nhẹ. 11 2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN VẠN NINH 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I a. Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo sản lượng (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh năm 2018) Đồ thị 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế theo sản lượng huyện Vạn Ninh giai đoạn 2013-2017 Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo giá so sánh giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: % Năm Ngành 2013 2014 2015 2016 2017 Thay đổi Nông nghiệp 60,83 60,47 57,75 56,99 54,97 -5,86 Công nghiệp 25,16 25,08 26,58 27,33 28,99 3,83 Dịch vụ 14,01 14,45 15,67 15,68 16,04 2,03 (Nguồn:Xử lý từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh năm 2018) 1800 1900 2000 2100 2200 2300 2400 2500 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2013 2014 2015 2016 2017 Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ GTSX tỷ đ ồ n g tỷ đ ồ n g 12 Có thể thấy cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Vạn Ninh nhìn chung có sự thay đổi theo hƣớng giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên sự thay đổi trên không diễn ra rõ nét, chênh lệch không nhiều. b. Tình hình cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo lao động (Nguồn:Xử lý từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh năm 2018) Đồ thị 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế theo lao động huyện Vạn Ninh giai đoạn 2013-2017 Nền kinh tế huyện Vạn Ninh các năm qua đã huy động đƣợc số lƣợng lao động tham gia làm việc trong nền kinh tế tăng khá nhanh, từ 88,8 ngàn ngƣời năm 2013 lên hơn 90 ngàn ngƣời năm 2017, tức là tăng hơn 1,2 ngàn ngƣời. Nhìn chung trong 5 năm qua, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản có xu hƣớng giảm dần, ngành công nghiệp và dịch vụ dần thu hút nhiều lao động hơn, mặc dù tăng giảm 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 2013 2014 2015 2016 2017 % Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 13 qua từng năm không ổn định do ảnh hƣởng nhiều yếu tố biến động của thị trƣờng lao động, nhƣng xu hƣớng chung là tăng nhẹ. Kết hợp giữa cơ cấu ngành theo giá trị sản xuất và lao động cho thấy xu hƣớng dịch chuyển theo hƣớng công nghiệp hóa nhƣng chƣa rõ nét. Bƣớc đầu, ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển đã thu hút nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp sang, góp phần nâng cao năng suất lao động chung và tăng thu nhập của ngƣời lao động. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp II a. Ngành nông nghiệp Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: % Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Thay đổi Nông nghiệp 33,82 30,43 32,06 32,16 32 -1,82 Lâm nghiệp 0,18 0,18 0,14 0,26 0,26 0,08 Thủy sản 66 69,39 67,79 67,58 67,73 1,73 (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh năm 2018) Nhìn chung, sự biến đổi về tỷ trọng giữa các ngành chính nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản tuy diễn ra chậm, chƣa rõ nét nhƣng phù hợp với định hƣớng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành của địa phƣơng: giảm tỷ trọng nông nghiệp thuần, tăng dần tỷ trọng của lâm nghiệp (tăng độ che phủ của rừng, tăng diện tích rừng trồng) và thủy sản. Trong đó, đối với huyện miền biển nhƣ Vạn Ninh thì thủy sản vốn là ngành nghề chính của đông đảo ngƣời dân và có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, cũng là ngành cần đƣợc quan tâm đầu tƣ, phát triển mạnh trong tƣơng lai. 14 b. Ngành công nghiệp Bảng 2.9. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: % Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Thay đổi Khai khoáng 19,67 16,98 17,71 18,23 18,15 -1,52 CN chế biến, chế tạo 72,87 76,38 76,22 75,95 75,36 2,49 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí 3,75 3,07 2,67 2,57 3,02 -0,74 Cung cấp nƣớc; quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải 3,70 3,56 3,39 3,26 3,48 -0,22 (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh năm 2018) Trong nội bộ ngành công nghiệp thì công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hƣớng chung là tăng dần tỷ trọng trong giai đoạn 5 năm. Chiếm vị trí thứ hai là ngành công nghiệp khai khoáng với tỷ trọng có xu hƣớng giảm dần. Ngành công nghiệp điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc, điều hòa không khí và 15 ngành công nghiệp cung cấp nƣớc, quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải là 2 ngành có tỷ trọng thấp nhất trong nội bộ ngành công nghiệp, có giá trị gần xấp xỉ nhau, chỉ chiếm từ ~ 2,5 - 4%, và đều có xu hƣớng chung trong giai đoạn 5 năm là giảm dần. Ngành công nghiệp công nghệ cao mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, gần nhƣ chƣa có đóng góp đáng kể đến giá trị sản xuất chung. c. Ngành dịch vụ Bảng 2.10. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ Đơn vị tính: % Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Thƣơng mại 97,61 97,45 97,77 97,02 97,57 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 2,39 2,55 2,23 2,98 2,43 (Nguồn: Xử lý từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh năm 2018) Trong nội bộ ngành dịch vụ, ngành thƣơng mại chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần nhƣ tuyệt đối, trong khi đó ngành dịch vụ lƣu trú và ăn uống chỉ chiếm chƣa đến 3% giá trị sản xuất ngành. Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ của địa phƣơng chuyển biến chƣa rõ nét với biến động qua các năm với chênh lệch không đáng kể, nhìn chung giai đoạn 5 năm có sự tăng nhẹ về tỷ trọng của ngành dịch vụ lƣu trú và ăn uống, đồng thời có sự giảm nhẹ của ngành thƣơng mại. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN VẠN NINH 2.3.1. Những thành tựu Nhìn chung kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trƣởng một số ngành đạt khá cao, kết cấu hạ tầng từng bƣớc 16 hoàn thiện, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng đƣợc đặc biệt chú trọng, từng bƣớc chuyển biến tích cực theo định hƣớng, chủ trƣơng của huyện. 2.3.2. Những hạn chế Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chƣa hiệu quả giữa các ngành và trong nội bộ ngành; kinh tế tăng trƣởng chƣa đồng bộ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp còn chậm và chƣa có sự kết hợp chặt chẽ với cơ cấu theo thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ. Dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu ngành kinh tế của huyện, tốc độ tăng chƣa ổn định, dịch vụ lƣu trú ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu nội bộ ngành, chƣa khai thác đƣợc tiềm năng du lịch và phát triển các loại hình dịch vụ của địa phƣơng. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Năng suất lao động của ngành nông nghiệp vẫn còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành thủy sản cũng diễn ra chậm. Đối với ngành công nghiệp, thiết bị, máy móc và công nghệ, kĩ thuật sản xuất còn lạc hậu, chậm đổi mới. Hệ thống phân phối tại địa phƣơng còn nhiều bất cập, chi phí trung gian lớn, chƣa kết nối thông suốt, hiệu quả và chƣa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ; chất lƣợng dịch vụ còn thấp, tính chuyên nghiệp chƣa cao. 17 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN VẠN NINH HIỆN NAY 3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆNVẠN NINH 3.1.1. Về quan điểm phát triển Phát triển kinh tế theo cơ cấu: Công nghiệp - xây dựng; dịch vụ - du lịch; nông - lâm - thủy sản. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng năng suất, chất lƣợng, giá trị trong sản xuất và mang tính ổn định, bền vững Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ngành nghề có quy mô phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng. 3.1.2. Về mục tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát Khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và đột phá. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. b. Các mục tiêu cụ thể  Về kinh tế  Về xã hội  Về môi trường 18 3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA HUYỆN VẠN NINH 3.2.1. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I a/ Giải pháp phát triển ngành nông nghiệp Phát triển ngành nông - lâm - thủy sản theo hƣớng nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với thực hiện chính sách an sinh xã hội. b/ Giải pháp phát triển ngành công nghiệp - xây dựng Phát triển công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gắn với nhu cầu thị trƣờng, nâng cao năng lực quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, gắn chặt chẽ với bảo vệ môi trƣờng. c/ Giải pháp phát triển ngành dịch vụ Phát triển ngành thƣơng mại, dịch vụ và du lịch theo hƣớng tăng trƣởng nhanh để chuyển dịch nhanh cơ cấu ngành kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. 3.2.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp II a/ Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông - lâm - thủy sản - Về nông nghiệp: Trong giai đoạn tới tập trung, ƣu tiên phát triển các cây chủ lực là lúa nƣớc, rau các loại, tỏi, mía, đậu phộng (lạc); phát triển 3 loại vật nuôi chính là bò thịt, heo và gia cầm. - Về thủy sản: Phát triển ngành thủy sản theo hƣớng bền vững, khai thác tiềm năng lợi thế về kinh tế biển, phát triển cả khai thác, 19 nuôi trồng, chế biến và hậu cần nghề cá; phát triển thủy sản kết hợp với phát triển du lịch, công nghiệp chế biến xuất khẩu; đẩy mạnh nghề khai thác thủy sản xa bờ, gắn với tàu công suất lớn, hiện đại, đi liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao hàm lƣợng khoa học, công nghệ trong đánh bắt, bảo quản. - Về lâm nghiệp: Huyện chủ trƣơng ƣu tiên giao đất lâm nghiệp cho các đối tƣợng thiếu đất sản xuất nhằm vận động các đối tƣợng phá rừng chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ rừng tận gốc.. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy chữa cháy góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về sử dụng lửa ở trong rừng, ven rừng. b/ Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành công nghiệp trên cơ sở phát huy có hiệu quả các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp có tính mũi nhọn của huyện để tạo đƣợc bƣớc chuyển biến căn bản về hiệu quả và tốc độ tăng trƣởng theo hƣớng kết hợp tăng trƣởng và phát triển bền vững trong công nghiệp. c/ Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ Đầu tƣ phát triển mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện Vạn Ninh, gắn kết chặt chẽ với du lịch tỉnh, vùng và cả nƣớc; mở rộng các tuyến du lịch trực tiếp đến các nƣớc trong khu vực. Phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp, chất lƣợng cao. Phát triển mạnh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ cảng, dịch vụ hậu cảng, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ giáo dục 20 - y tế,... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cƣ, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. 3.2.3. Các nhóm giải pháp khác a/ Các giải pháp nhằm thu hút, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân Xây dựng và ban hành danh mục các chƣơng trình, dự án cần kêu gọi đầu tƣ đến năm 2025 và 2030. Trên cơ sở đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tƣ nhằm thu hút tốt các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, chú trọng khai thác nguồn vốn ODA. b/ Phát triển các lĩnh vực gắn với nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm. Gắn đào tạo nghề nghiệp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trọng dụng tài năng, có cơ chế chính sách ƣu đãi thu hút các nhà khoa học, cán bộ giỏi, thợ lành nghề bậc cao, ngƣời có tâm huyết, trình độ, sinh viên giỏi mới ra trƣờng về công tác tại huyện. c/ Phát triển cơ sở hạ tầng Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ vào các công trình hạ tầng thiết yếu nhƣ giao thông, thủy lợi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ các công trình điện, nƣớc, kết cấu hạ tầng đô thị, khu du lịch, dịch vụ, sản xuất, để kinh doanh. d/ Giải pháp về khoa học công nghệ Có chính sách ƣu đãi, khuyến khích cho các doanh nghiệp, nhà máy và cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện có nhu cầu đổi mới công nghệ. 21 Khuyến khích các nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản ứng dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa tin học để mở rộng kiến thức cho mọi ngƣời dân trong huyện, đặc biệt là cán bộ quản lý, ngƣời sản xuất tiếp cận kiến thức mới, tiếp cận thị trƣờng dễ dàng và nhanh chóng. e/ Giải pháp về thị trường Đẩy mạnh nhóm giải pháp về thị trƣờng, bao gồm công tác khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trƣờng, đánh thuế một lần, không gây ách tắc lƣu thông, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu. f/ Liên kết, hợp tác liên vùng, liên tỉnh Tăng cƣờng kết nối phát triển kinh tế liên vùng, liên tỉnh: nhƣ Khu kinh tế Vân Phong, vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa và các tỉnh trong vùng nhƣ Phú Yên, Đăk Lăk g/ Nâng cao năng lực quản lý hành chính Xây dựng và hoàn thiện cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính các cấp; đổi mới nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tài chính công; tăng cƣờng mối quan hệ làm việc theo mô hình trực tuyến chức năng sẽ tăng đƣợc hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp. h/ Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng; xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lƣợng của các yếu tố cấu thành nền kinh tế theo một chiều hƣớng nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_chuyen_dich_co_cau_nganh_kinh_te_huyen_van.pdf
Tài liệu liên quan