Các sản phẩm thông tin tại thƣ viện
2.1.2.1. Hệ thống mục lục
* Mục lục chữ cái
* Mục lục phân loại
2.1.2.2. Các bản thƣ mục
* Thư mục giới thiệu
* Thư mục tóm tắt
* Thư mục chuyên đề
* Thư mục thông báo sách mới
2.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ9
2.1.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Hiểu rõ tầm quan trọng của cơ sở vật chất đối với hoạt động của TV, thời
gian vừa qua, nhà trường đã rất chú trọng đến vấn đề trang cấp cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho TV nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong điều kiện cho phép.
2.1.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin
TV trường ĐHQB hiện tại được trang bị máy tính điện tử nhưng với số
lượng rất ít, chỉ đơn thuần làm công tác soạn thảo văn bản, không giúp gì nhiều
cho công tác phục vụ nhu cầu tin cho người dùng tin. điều quan trọng là chưa có
phần mềm tư liệu để quản lý.
2.1.4. Đội ngũ cán bộ thƣ viện
Mặc dù, đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế về số lượng, nhưng tất cả đều được
đào tạo qua chuyên ngành, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc. Hiện tại thư viện có 06 cán bộ:
03 cán bộ trình độ Đại học. Trong đó 01 cán bộ chuyên ngành Thư viện –
Thông tin; 01 cán bộ chuyên ngành phát hành sách; 01 cán bộ chuyên ngành Ngữ
văn.
01 cán bộ trình độ cao đẳng chuyên ngành Thư viện.
02 cán bộ trình độ trung cấp chuyên ngành Thư viện.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện trường Đại học Quảng Bình - Trần Thị Lụa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thƣ viện ......................................... 63
3.5. Chú trọng công tác nghiên cứu, đào tạo ngƣời dùng tin .......................... 64
3.5.1. Nghiên cứu ngƣời dùng tin ................................................................... 65
3.5.2. Đào tạo ngƣời dùng tin.......................................................................... 66
3.6. Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện ........................................... 67
3.7. Tăng cƣờng kinh phí hoạt động ............................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 76
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN ......................................... 76
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN .................................... 78
PHỤ LỤC 3 MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ THƢ VIỆN ĐẠI HỌC QUẢNG
BÌNH ............................................................................................................... 82
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay chúng ta đang bước vào thế kỷ mới, thế kỷ mà thông tin (TT) và
tri thức đang trở thành sức mạnh của nhân loại, TT trở thành nguồn tài nguyên đặc
biệt của mỗi quốc gia và chi phối sự phát triển của xã hội. TT trong xã hội được
coi như loại hàng hóa có ý nghĩa rất đặc biệt. Với số lượng TT khoa học kỹ thuật
ngày càng gia tăng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin (NDT) đang
là vấn đề cấp thiết đặt ra cho các cơ quan Thư viện – Thông tin (TV-TT).
Giáo dục Đại học (ĐH) hiện nay rất cần được cung cấp một hệ thống TT
đảm bảo về chất và lượng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự chuyển
đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Giảng viên chỉ là người hướng dẫn,
là người cung cấp phương pháp, sinh viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu ra bản chất
của vấn đề.
NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin TT. Đó là đối tượng phục
vụ của công tác thông tin tư liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ TT, vừa
là người tạo ra TT mới. Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị TT.
Họ là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị TT. NDT tham gia vào hầu
hết các công đoạn của dây chuyền TT. Họ biết các nguồn TT và có thể thông báo
hoặc đánh giá các nguồn tin đó.
Công tác phục vụ NDT là công đoạn cuối cùng trong dây chuyền TT tư liệu.
Nó là công đoạn cuối cùng nhưng là khâu trung tâm, bởi nó là khâu trực tiếp làm
việc với bạn đọc, là khâu gắn liền nhất với thực tiễn của ngành nghề, khâu cuối
cùng của chu trình chuyên môn khép kín thực hiện việc luân chuyển sách, tài liệu
tới người đọc. Nếu sách không đến được tay người đọc thì tất cả những hoạt động
chuyên môn của TV đều trở nên vô nghĩa, sách trong TV trở thành sách chết.
Trường Đại học Quảng Bình (ĐHQB) là trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực,
trong đó TV ĐHQB là đơn vị cấu thành giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào
tạo, nghiên cứu khoa học và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn
trường. Trong những năm qua, TV đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp tài
2
liệu, TT khoa học phục vụ các nhiệm vụ và mục tiêu mà nhà trường đề ra. Đặc
biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi có sự chuyển hướng sang phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ.
Tuy nhiên công tác phục vụ NDT ở đây chưa thực sự đi vào chiều sâu, hiệu
quả phục vụ còn hạn chế, công tác phục vụ NDT chưa thực sự làm tốt chức năng
của “cầu nối” giữa tài liệu với bạn đọc. Nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để
góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ NDT tại TV trường ĐHQB, vì vậy tôi chọn
đề tài: “Công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện trường Đại học Quảng
Bình” làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu về công tác phục vụ NDT trong các TV trường ĐH
được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước nghiên cứu ở nhiều góc độ và
khía cạnh, tuy nhiên tại TV ĐHQB, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể
về công tác này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nghiên cứu thực trạng của công tác phục vụ NDT tại TV ĐHQB, tìm ra
những nguyên nhân còn tồn tại, những nguyên nhân thành công. Đồng thời đề
xuất hệ thống các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ
NDT tin tại đây.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận công tác phục vụ NDT trong hoạt động của
TV.
- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng công tác phục vụ NDT tại thư viện trường
Đại học Quảng Bình.
- Thứ ba: Dựa vào thực trạng, đánh giá những mặt ưu điểm và hạn chế của
công tác phục vụ NDT, tìm ra nguyên nhân của những mặt ưu và hạn chế đó.
- Thứ tư: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ NDT tại
đây.
3
4. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng của công tác phục vụ NDT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao
gồm: Tổ chức phục vụ; Sản phẩm và dịch vụ thông tin; Cơ sở vật chất, hạ tầng
công nghệ; Trình độ cán bộ Thư viện; Trình độ người dùng tin; Ứng dụng công
nghệ thông tin. Nếu những yếu tố trên đảm bảo thì chất lượng của công tác phục
vụ NDT sẽ được đảm bảo. Nâng cao chất lượng phục vụ NDT sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của TV, từ đó, giúp hoạt động TV ở đây làm tốt chức năng
của một TV trường ĐH.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác phục vụ NDT tại TV Trường ĐHQB.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong phạm vi TV Trường Đại học Quảng Bình, chủ yếu tập
trung vào nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, phát triển hoạt động TV-TT
để phân tích lý giải các vấn đề và đề xuất những giải pháp cần thiết.
6.2. Phƣơng pháp cụ thể
Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn cán bộ thư viện và NDT tại thư viện
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quan sát
4
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định về mặt lý luận vai trò, tầm quan
trọng của công tác phục vụ NDT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cở sở phân tích thực tiễn, đánh giá tìm ra nguyên nhân của những mặt
mạnh, những điểm còn hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
phục vụ NDT tin tại TV Trường ĐHQB. Luận văn còn có thể làm tài liệu tham
khảo cho những đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ là 01 luận văn khoảng 80 trang, với nội dung đề cập
tới những vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phục vụ NDT tại thư viện Trường
Đại học Quảng Bình.
- Thực trạng công tác phục vụ NDT tại thư viện Trường Đại học Quảng
Bình.
- Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phục vụ NDT tại thư viện Trường
Đại học Quảng Bình.
Luận văn đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng
NDT tại thư viện trường ĐHQB, làm tăng hiệu quả hoạt động của TV
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần mục lục, phụ lục, luận văn có nội dung
chính chia ra làm 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phục vụ người dùng tin
tại thư viện Trường Đại học Quảng Bình.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác phục vụ người dùng tin tại thư viện
Trường Đại học Quảng Bình.
- Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phục vụ người dùng
tin tại thư viện Trường Đại học Quảng Bình.
5
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH
1.1. Khái quát về công tác phục vụ ngƣời dùng tin
1.1.1. Ngƣời dùng tin và vai trò của ngƣời dùng tin
1.1.1.1. Ngƣời dùng tin
NDT là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình. NDT trước
hết phải là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin. NDT là yếu tố cơ bản
của mọi Hệ thống thông tin, đó là đối tượng phục vụ của công tác TT tư liệu.
1.1.1.2. Vai trò của ngƣời dùng tin
Vai trò quan trọng của NDT thể hiện rõ ở những mặt sau:
- NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin.
- NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền TT. Họ biết các
nguồn TT và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn TT đó. Chính sách bổ
sung phụ thuộc vào yêu cầu của NDT.
- NDT cũng tham gia sản sinh ra TT mới, tham gia vào các dòng TT bằng
tiếp xúc cá nhân.
1.1.2. Khái niệm về công tác phục vụ ngƣời dùng tin
Công tác phục vụ NDT là việc tổ chức phục vụ tài liệu cho NDT, là một
hoạt động của TV nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài
liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình
thức.
1.1.3. Vai trò của công tác phục vụ ngƣời dùng tin
Phục vụ NDT là khâu cuối cùng trong chu trình đường đi của sách nhưng là
khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của công tác TV. Tất cả các khâu xử lý
nghiệp vụ tài liệu trước khi đưa ra phục vụ bạn đọc sẽ được đánh giá một cách
khách quan và chính xác nhất thông qua mức độ đáp ứng nhu cầu TT của bạn đọc.
1.1.4. Các yếu tố tác động đến công tác phục vụ ngƣời dùng tin
1.1.4.1. Vốn tài liệu
6
“Tài liệu là vật thể trên đó ghi lại những TT dưới dạng văn bản, âm thanh
hoặc hình ảnh để lưu truyền trong không gian và thời gian, đó là cái giá vật chất
mang tri thức của nhân loại”. Vốn tài liệu chính là cơ sở cho mọi hoạt động của
TV”.
1.1.4.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin
Đối với cơ quan thông tin - thư viện, SP và DV TT đóng vai trò là cầu nối
giữa các cơ quan TV-TT với NDT, giữa cán bộ TV với NDT. Để thực hiện tốt
chức năng cung cấp TT cho NDT, cơ quan TV-TT phải quản lý tốt nguồn tin của
mình. Vì vậy, SP và DV TT còn giúp các cơ quan TV-TT quản lý, kiểm soát tốt và
cung cấp chúng một cách hiệu quả tới NDT.
1.1.4.3. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ
Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ là một trong bốn yếu tố cấu thành nên
một cơ quan TV-TT. Việc tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho hoạt
động TV-TT cũng đồng nghĩa với việc góp phần tạo ra các giá trị thông tin cao
phục vụ hữu ích cho NDT.
1.1.4.4. Trình độ cán bộ Thƣ viện
1.1.4.5. Trình độ ngƣời dùng tin
Trong các hệ thống tra cứu ở các TV, NDT cần phải có những kiến thức
nhất định mới có thể tra cứu được. Họ phải hiểu được ý nghĩa các con số của mục
lục phân loại, phải thiết lập được các lệnh tìm chính xác, phải sử dụng những từ
khóa chuẩnthì mới có thể có được tài liệu theo yêu cầu. Đặc biệt trong thời đại
công nghệ thông tin hiện nay, khi các TV cũng đang ứng dụng các phần mềm tư
liệu để hoạt động, đòi hỏi NDT cũng cần phải có một trình độ tin học và ngoại ngữ
tương ứng.
1.1.4.6. Tổ chức công tác phục vụ
Công tác tổ chức phục vụ là khâu chuyên môn nghiệp vụ cuối của TV. Đây
là khâu sử dụng kết quả của những khâu chuyên môn trước. Nếu công đoạn này
tiến hành có hiệu quả thì ý nghĩa của những công việc trước đó mới được phát
huy. Các TV đều chú ý đến vấn đề xây dựng công tác phục vụ, coi đây là những
hoạt động bề nổi mang ý nghĩa quan trọng.
7
1.2. Khái quát về thƣ viện Trƣờng Đại học Quảng Bình
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
1.2.3. Cơ cấu tổ chức
1.2.4. Trụ sở, trang thiết bị
1.3. Ngƣời dùng tin và yêu cầu phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện trƣờng
Đại học Quảng Bình
1.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại thƣ viện trƣờng Đại học
Quảng Bình
1.3.1.1. Ngƣời dùng tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình
Thành phần NDT của TVĐHQB rất đa dạng, đối tượng bạn đọc của TV là
tất cả mọi cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn trường, ngoài ra TV còn phục
vụ một số đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng TV. Hiện nay, tổng số cán bộ,
sinh viên của Nhà trường là 3.938. Trong đó cán bộ, giảng viên của Nhà trường là
265 người, tương ứng với 265 bạn đọc của TV; sinh viên là 3.673 người, tương
đương 3.673 bạn đọc.
1.3.1.2. Nhu cầu tin tại thƣ viện Đại học Quảng Bình
Cũng giống như ở những cơ quan khác, TT đã trở nên không thể thiếu trong
quá trình giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong toàn
trường. Thời gian dành cho việc nghiên cứu, đọc sách báo ngày càng tăng, điều đó
chứng tỏ nhu cầu tin của NDT tại đây đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, mỗi
nhóm NDT khác nhau có những nhu cầu tin không giống nhau.
1.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ
viện trƣờng Đại học Quảng Bình
Thực tế đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với công tác phục vụ NDT tại đây.
TV phải có những chính sách bổ sung thật hợp lý, đảm bảo đủ số lượng tài liệu
cho bạn đọc sử dụng. Mặt khác, TV cũng phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu
bạn đọc để kịp thời nắm bắt những thay đổi, từ đó có những kế hoạch, chiến lược
bổ sung tài liệu có nội dung và hình thức phù hợp hơn.
8
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƢỜI DÙNG
TIN TAỊ THƢ VIÊṆ TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ QUẢNG BÌNH
2.1. Các yếu tố đảm bảo cho công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện
trƣờng Đại học Quảng Bình
2.1.1. Vốn tài liệu
2.1.1.1. Hình thức tài liệu
* Theo loại hình tài liệu, thư viện hiện nay có những loại sau:
- Sách
- Báo - Tạp chí
* Theo ngôn ngữ tài liệu, thư viện hiện có những loại sau:
Bên cạnh việc bổ sung tài liệu tiếng Việt thư viện còn chú ý bổ sung thêm
tài liệu ngoại văn. Tuy số tài liệu ngoại văn chưa nhiều nhưng phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu của bạn đọc. Bên cạnh tài liệu Tiếng Việt, tài liệu Tiếng Anh
chiếm tỉ lệ lớn thứ hai.
2.1.1.2. về nội dung tài liệu
Là TV của trường ĐH đa ngành, đa hệ, nên vốn tài liệu của TV mang tính
chất đa ngành, khá phong phú về nội dung. Thành phần nội dung tài liệu được chia
thành các lĩnh vực sau: Khoa học tự nhiên – kỹ thuật; Xã hội chính trị; khoa học
xã hội và các loại khác.
2.1.2. Các sản phẩm thông tin tại thƣ viện
2.1.2.1. Hệ thống mục lục
* Mục lục chữ cái
* Mục lục phân loại
2.1.2.2. Các bản thƣ mục
* Thư mục giới thiệu
* Thư mục tóm tắt
* Thư mục chuyên đề
* Thư mục thông báo sách mới
2.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ
9
2.1.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Hiểu rõ tầm quan trọng của cơ sở vật chất đối với hoạt động của TV, thời
gian vừa qua, nhà trường đã rất chú trọng đến vấn đề trang cấp cơ sở vật chất, kỹ
thuật cho TV nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong điều kiện cho phép.
2.1.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin
TV trường ĐHQB hiện tại được trang bị máy tính điện tử nhưng với số
lượng rất ít, chỉ đơn thuần làm công tác soạn thảo văn bản, không giúp gì nhiều
cho công tác phục vụ nhu cầu tin cho người dùng tin. điều quan trọng là chưa có
phần mềm tư liệu để quản lý.
2.1.4. Đội ngũ cán bộ thƣ viện
Mặc dù, đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế về số lượng, nhưng tất cả đều được
đào tạo qua chuyên ngành, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công
việc. Hiện tại thư viện có 06 cán bộ:
03 cán bộ trình độ Đại học. Trong đó 01 cán bộ chuyên ngành Thư viện –
Thông tin; 01 cán bộ chuyên ngành phát hành sách; 01 cán bộ chuyên ngành Ngữ
văn.
01 cán bộ trình độ cao đẳng chuyên ngành Thư viện.
02 cán bộ trình độ trung cấp chuyên ngành Thư viện.
2.2. Tổ chức công tác phục vụ
2.1.1. Thủ tục cấp thẻ
Việc làm thẻ thư viện được tiến hành vào đầu mỗi năm học mới và thông
thường chỉ tiến hành cho những sinh viên mới. Việc làm thẻ cho bạn đọc sẽ được
tiến hành một cách nhanh chóng, đảm bảo bạn đọc sẽ có thẻ để sử dụng TV trong
thời gian ngắn nhất.
2.1.2. Giờ giấc phục vụ
Thư viện phục vụ theo giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy,
chủ nhật và các ngày lễ. Ngoài những ngày nghỉ cố định trên, thư viện sẽ kịp thời
thông báo đến bạn đọc những ngày nghỉ đột xuất nếu có.
2.1.3. Quản lý bạn đọc
10
Cũng giống như những TV khác, TV quản lý bạn đọc của mình thông qua
thẻ bạn đọc, sổ ghi chép thông tin độc giả. Tuy nhiên, do chưa có phần mềm quản
lý nên những công việc này cán bộ TV hiện đang phải quản lý một cách thủ công.
2.1.4. Quản lý tài liệu
Cũng với đặc điểm là TV truyền thống, hiện tại tài liệu trong kho TV và tài
liệu cho bạn đọc mượn đều đang được quản lý theo phương thức truyền thống. Khi
bạn đọc đến mượn tài liệu, cán bộ TV sẽ chép lại tên tài liệu, ngày mượn, ngày trả
cùng tên bạn đọc vào sổ theo dõi.
2.3. Các dịch vụ thông tin hiện có tại thƣ viện
2.3.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu
2.3.1.1. Tại chỗ
Phục vụ đọc tại chỗ là một trong hai phương thức phục vụ chủ yếu của TV.
Bạn đọc có thể sử dụng tại chỗ tất cả các tài liệu mà TV có khả năng cung cấp. Tại
TV ĐHQB, bạn đọc không bị giới hạn số lượng tài liệu đọc tại chỗ, có nghĩa là
bạn đọc có thể nhiều lần đổi quyển tài liệu khác nếu thấy không phù hợp.
2.3.1.2. Mƣợn về nhà
Nếu không sử dụng tài liệu tại TV, bạn đọc có thể mượn tài liệu về nhà
nghiên cứu. Tuy nhiên TV quy định những loại tài liệu sau không được mượn về
nhà: Những tài liệu tra cứu (bách khoa, từ điển, niên giám, thống kê, sổ tay);
báo, tạp chí; những tài liệu độc bản và những tài liệu hiện tại chỉ còn một hoặc hai
bản trong kho.
2.3.2. Dịch vụ tra cứu tin
Dịch vụ tra cứu tin ở đây thường diễn ra đối với các đối tượng bạn đọc, một
vài trường hợp cán bộ TV sẽ trợ giúp nếu bạn đọc chưa có kỹ năng tra cứu. Nếu sử
dụng mục lục chữ cái, bạn đọc chỉ cần biết tên tác giả, hoặc tên nhan đề tài liệu thì
có thể dễ dàng tìm được ngay. Tuy nhiên đối với mục lục phân loại, nhiều bạn đọc
rất lúng túng khi tra cứu thông qua loại mục lục này. Vì thế, TV nên xây dựng
thêm ô tra chủ đề theo vần chữ cái, nhằm hỗ trợ thêm cho loại mục lục này.
11
2.3.3. Dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại
Sau khi TV vừa mới bổ sung được một số lượng tài liệu nào đó, cán bộ TV
sẽ lập một danh sách gửi về các khoa, phòng và các lớp trong toàn trường. Danh
sách được lập thông thường bao gồm các TT: nhan đề tài liệu, tác giả, các yếu tố
xuất bản. Đây cũng được gọi là một hình thức tuyên truyền sách mới của TV. Mặc
dù rất đơn giản, không quy mô như các buổi trưng bày triển lãm sách, nhưng hình
thức phổ biến sách mới này đã đem lại những hiệu quả không nhỏ trong vấn đề
phục vụ NDT nơi đây.
2.3.4. Dịch vụ “hỏi – đáp” thông tin
DV này giúp NDT có được những câu trả lời về những vấn đề cụ thể mà họ
quan tâm. Trong điều kiên cho phép, cán bộ TV sẽ trả lời những câu hỏi của NDT.
Thông thường, bạn đọc thường đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề có hay
không những cuốn tài liệu nào đó, hoặc là những chủ đề nào đóTrong những
năm qua, dịch vụ này đã được đông đảo bạn đọc sử dụng vì ưu điểm nhanh chóng
và kịp thời.
2.4. Đánh giá công tác phục vụ ngƣời dùng tin tại thƣ viện Trƣờng Đại học
Quảng Bình
2.4.1. Hiệu quả công tác phục vụ ngƣời dùng tin thông qua các số liệu thống
kê
2.4.2. Ƣu điểm và hạn chế
2.4.2.1. Ƣu điểm
* Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin
Là một TV tỉnh lẻ, trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, thế nhưng TV đã
rất cố gắng bổ sung cho mình được nhiều loại hình tài liệu khác nhau. Bên cạnh
sách là loại hình tài liệu cơ bản, báo – tạp chí là một loại hình mà TV thường
xuyên quan tâm để bổ sung. Mặt khác, TV cũng đã rất cố gắng trong vấn đề bổ
sung, thu thập, xây dựng kho tài liệu luận án, luận văn của mình. Đây là nguồn tài
liệu tham khảo bổ ích cho những sinh viên năm cuối của trường.
12
Bên cạnh tài liệu Tiếng Việt, TV cũng đã bổ sung được cho mình một số
lượng tài liệu ngoại văn cơ bản, chiếm 17% tổng số tài liệu TV.
* Tổ chức công tác phục vụ
Với điều kiện hiện tại, thực sự TV nơi đây còn quá thiếu hụt về nhiều yếu
tố, đặc biệt là yếu tố hạ tầng công nghệ. Công nghệ và phần mềm tư liệu liên quan
đến nhiều khâu chuyên môn nghiệp vụ trong TV. Từ trước đến nay, TV hoàn toàn
hoạt động dựa trên phương thức truyền thống. Tuy nhiên, với nỗ lực của mình,
trong những năm qua, TV đã tạo lập được cho mình một phương thức hoạt động
phù hợp với điều kiện cho phép. Công tác phục vụ NDT cũng được tổ chức theo
những nét riêng, mang lại những hiệu quả nhất định.
- Giờ giấc phục vụ
Với phương châm phục vụ tối đa nhu cầu cho đọc giả, mặc dù với số lượng
cán bộ TV còn hạn chế, thế nhưng ngoài thời gian phục vụ theo giờ hành chính đã
quy định, TV còn linh hoạt tăng thời gian phục vụ vào buổi tối trong những dịp thi
học kỳ của sinh viên. Giờ giấc phục vụ này đã được TV thực hiện trong nhiều năm
trở lại đây.
- Quản lý bạn đọc, tài liệu
Mặc dù hiện tại TV vẫn đang hoạt động theo phương thức truyền thống,
những công đoạn trong thủ tục từ việc cấp thẻ cho đến việc quản lý bạn đọc, tài
liệu đều được tiến hành theo phương thức thủ công. Thế nhưng, các cán bộ TV ở
đây đã rất cố gắng để xây dựng cho mình một lối làm việc có khoa học, đảm bảo
đúng nguyên tắc.
* Thái độ phục vụ của cán bộ thƣ viện
Điều không thể phủ nhận tại TV ĐHQB là tinh thần trách nhiệm, phong thái
làm việc và phong cách phục vụ của cán bộ TV. Qua điều tra NDT về phong cách,
thái độ phục vụ của cán bộ TV nơi đây, có đến 87% NDT đã đánh giá tốt.
Có thể nói mặt thành công của công tác phục vụ bạn đọc nơi đây là đã xây
dựng được một đội ngũ cán bộ TV với đầy đủ lòng nhiệt tình, yêu nghề và trách
nhiệm cao.
13
2.4.2.2. Hạn chế
* Vốn tài liệu
Cho đến thời điểm hiện tại, vốn tài liệu của TV chưa đáp ứng được tối đa
nhu cầu của NDT. Vốn tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học
tập vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo chưa
đáp ứng được nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của nhà trường.
* Sản phẩm và dịch vụ thông tin
Các SP và DV thông tin trong TV còn quá ít, chất lượng chưa tốt, chưa
mang lại hiệu quả cao trong quá trình phục vụ bạn đọc.
- Sản phẩm thông tin
SP thông tin hiện tại của TV còn quá nghèo nàn, hiện TV chỉ có hai loại SP
chính đó là mục lục phiếu và các bản thư mục.
Các bản thư mục vẫn chưa được xây dựng một cách có hệ thống và thường
xuyên. Trong các bản thư mục lại rất thiếu những yếu tố cần thiết giúp bạn đọc
xác nhận được tài liệu cần mượn.
- Dịch vụ thông tin
Hiện tại TV còn quá thiếu hụt nhiều loại DV thông tin quan trọng như dịch
thuật, trưng bày, triển lãm tài liệu, DV trao đổi thông tin, DV phổ biến thông tin
có chọn lọc, DV tư vấn thông tin, DV phổ biến thông tin.
Những dịch vụ hiện có của TV cũng chưa phát huy hết hiệu quả. DV phổ
biến thông tin hiện tại của TV vẫn còn quá đơn giản, mới chỉ dừng lại ở mức giới
thiệu các nhan đề tài liệu mới của TV. DV này chưa thực sự gây ra sự chú ý
thường xuyên cho độc giả.
* Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ
- Cơ sở vật chất:
Có thể nói, cơ sở vật chất – kỹ thuật của TV ĐHQB còn quá thiếu thốn,
chưa thực sự tương xứng với quy mô của một TV trường ĐH. Diện tích TV chia
thành 3 khối, tuy nhiên khu vực hoạt động đôi khi lại không có sự tách biệt.
- Hạ tầng công nghệ thông tin
14
Cho đến thời điểm hiện tại, TV ĐHQB vẫn thuần túy là một TV truyền
thống. Tất cả các khâu chuyên môn nghiệp vụ của TV đều được tiến hành theo
phương thức thủ công. Những máy tính hiện tại đang được trang bị cho TV không
giúp gì cho công tác phục vụ bạn đọc. Yếu tố công nghệ đang là một vấn đề lớn
của Tv nơi đây.
* Đội ngũ cán bộ thƣ viện
Số lượng cán bộ TV nơi đây còn rất mỏng, điều này gây ra nhiều khó khăn
trong vấn đề xử lý công việc của TV. Một cán bộ phải đảm nhận nhiều công việc
khác nhau, điều này không tạo nên được nét chuyên môn hóa trong công việc. Đặc
biệt là ở khâu xử lý nghiệp vụ, đôi khi một cán bộ phải tiến hành hết tất cả các
khâu, từ xử lý kỹ thuật cho đến xử lý nội dung, xử lý hình thức.
* Công tác đào tạo ngƣời dùng tin
Công tác này tại TV nơi đây còn rất yếu. Qua điều tra, có đến 86% NDT
cho rằng mình phải tự tìm hiểu về TV, 14% NDT biết đến TV thông qua bạn bè và
giáo viên. Bên cạnh đó, có đến 34% NDT cho rằng mình thường xuyên gặp khó
khăn khi tra cứu thông tin tại TV. Điều này chứng minh được rằng, công tác đào
tạo NDT nơi đây vẫn đang bỏ ngõ. Điều này cũng giải thích vì sao có rất nhiều
bạn đọc ngại đến TV tra cứu thông tin.
2.4.3. Nguyên nhân của những điểm mạnh và hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân của những điểm mạnh
Có được những thành quả nói trên là sự cố gắng của toàn thể lãnh đạo nhà
trường cũng như của tập thể cán bộ TV ở đây. Với sự ý thức rất rõ vai trò to lớn
của TV trong sự nghiệp đào tạo của nhà trường, trong những năm qua, nhà trường
đã không ngừng đầu tư kinh phí,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_cong_tac_phuc_vu_nguoi_dung_tin_tai_thu_vie.pdf