Tóm tắt Luận văn Công tác thi đua, khen thưởng tại viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Một số chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng chưa được

triển khai đồng bộ tới cán bộ công chức, viên chức và người lao

động; Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành

luật chưa được quán triệt đầy đủ, trong thực hiện, vận dụng còn lúng

túng nhất là công tác khen thưởng thành tích khoa học.

- Công tác thi đua, khen thưởng có đối tượng điều chỉnh khá

rộng, nhưng tiêu chuẩn khen thưởng cho từng đối tượng còn mang

tính khái quát, chưa cụ thể hóa. Vì vậy, trong thực hiện tại Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn lúng túng, vướng mắc.

Luật hiện hành quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước,

đã tạo ra cơ chế vận hành để các cấp đẩy dồn lên các hình thức khen

cao và khen thưởng cho nhiều lãnh đạo quản lý. Hệ thống quy định

về tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước

và các hình thức khen thưởng hiện hành khi thực hiện đã tạo cơ sở để

khen thưởng trùng lắp, chồng chéo, tràn lan và có những vướng mắc

trong mối quan hệ về thẩm quyền khen thưởng giữa quản lý nhà

nước theo ngành nghề, với quản lý nhà nước theo địa phương, lãnh

thổ. Điều kiện, tiêu chí đối với các hình thức khen thưởng và danh

hiệu thi đua chưa chặt chẽ, dẫn đến việc cộng dồn thành tích trong

khen thưởng, khen thưởng theo tuần tự (có cấp thấp mới được xét

cấp cao hơn), do vậy không khuyến khích được những tập thể, cá

nhân có sáng tạo, có thành tích đột xuất trong thi đua. Việc đề nghị

các hình thức khen thưởng cấp nhà nước hiện nay đang dựa theo quy

trình, thủ tục từ cấp cơ sở lên, qua nhiều cầu cấp, tầng nấc dẫn tới thủ

tục hành chính nặng nề, phát sinh nhiều kẽ hở trong quản lý và khó

kiểm soát đánh giá được thành tích thực tế để khen thưởng

pdf28 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Công tác thi đua, khen thưởng tại viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa và khen thưởng là biện pháp quản lý nhà nước, quản lý con người. Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, ý nghĩa, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế, xã hội phát triển, là biện pháp để người quản lý thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, chính trị của cơ quan, đơn vị mình nhằm khuyến khích, động viên mọi người hăng hái lập thành tích trong lao động sản xuất và công tác. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như chưa đề ra được biện pháp cụ thể về việc khen thưởng cho đối tượng là đồng bào dân tộc miền núi, những người làm trong ngành nghề độc hại, khó khăn 5 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around Đề tài “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ quản lý Hành chính công của tác giả Trần Thị Bằng, hoàn thành và bảo vệ năm 2009. Luận văn đã phân tích thực trạng làm công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta thông qua những tiêu chí đánh giá năng lực của cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành thi đua, khen thưởng. Đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay” Luận văn thạc sĩ quản lý Hành chính công của tác giả Bùi Hồng Thiết, hoàn thành và bảo vệ năm 2011. Luận văn đã nêu ra những vấn đề về quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội, qua đó đưa ra một số giải pháp đổi mới công tác này ở nước ta hiện nay. Đề tài “Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước về thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của tác giả Nguyễn Công Hoan, Học viện Hành chính Quốc gia (2013). Luận văn đã đề cập đến tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và sự cần thiết, khách quan phải hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác này. Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Hữu Đạt với đề tài “Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác thi thua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay” bảo vệ năm 2010; đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay”. Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước của tác giả Lê Xuân Khánh, hoàn thành và bảo vệ năm 2011; đề tài “Quản lý nhà nước về thi đua khen 6 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around thưởng tại Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp” Luận văn thạc sĩ Quản lý công của tác giả Chu Thị Huyền Chinh, hoàn thành và bảo vệ năm 2014. Các bài giảng, tập huấn về thi đua, khen thưởng, Kỷ yếu về Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc và một số địa phương ở thời kỳ đổi mới, các Hội thảo về thi đua, khen thưởng, nhiều bài viết liên quan đến thi đua, khen thưởng trên các trang thông tin điện tử của địa phương, chuyên mục chuyên đề của Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương Các đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thi đua, khen thưởng; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới hoạt động thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Các công trình kể trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng: khái niệm, hình thức, vai trò, nội dung, yêu cầu công tác thi đua, công tác khen thưởng, kinh nghiệm của một số nước để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng, pháp luật thi đua, khen thưởng mà các công trình tiến hành nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu có giá trị cho hướng nghiên cứu của đề tài, là cơ sở để luận văn kế thừa có chọn lọc phục vụ cho công tác nghiên cứu. Mặc dù, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của công tác thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, cho đến nay nghiên cứu trực tiếp về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng từ thực tiễn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo tìm hiểu của tác giả đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt 7 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around Nam giai đoạn 2014-2018, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện công tác thi đua, khen thưởngthi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung làm rõ các nội dung sau đây: + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Việt Nam. + Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng từ năm 2014-2018 tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. + Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: +Về mặt nội dung nghiên cứu: Công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và từ đó, đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện. +Về mặt Không gian: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam +Về mặt Thời gian: Luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề trên trong thời gian 2014-2018 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh để đánh giá và rút ra kết luận. 8 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn sau khi hoàn thành sẽ đạt được các kết quả như sau: - Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác thi đua, khen thưởng. - Trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014-2018. - Đề xuất giải pháp để tăng cường thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong thời gian tới. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn, ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Chương 2: Thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện nay Chương 3: Giải pháp tăng cường thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 9 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 1.1. Khái quát chung về thi đua, khen thưởng 1.1.1. Khái niệm thi đua Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.1.1. Nguyên tắc thi đua Nguyên tắc thi đua gồm tự nguyện, tự giác, công khai; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. 1.1.1.2. Hình thức tổ chức phong trào thi đua Thi đua thường xuyên: là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau. Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt): là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong một khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian. 10 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 1.1.1.3. Danh hiệu thi đua Theo Điều 7, Luật Thi đua, Khen thưởng, danh hiệu thi đua gồm: - Danh hiệu thi đua đối với cá nhân; - Danh hiệu thi đua đối với tập thể; - Danh hiệu thi đua đối với gia đình. Theo khoản 1, Điều 20, Luật Thi đua, khen thưởng quy định, danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: - “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” - “Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” - “Chiến sỹ thi đua cơ sở” - “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến” Khoản 2, Điều 20, Luật Thi đua, khen thưởng quy định, danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm: - “Cờ thi đua của Chính Phủ” - “Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” - “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” - “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” - “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa” Khoản 3, Điều 20, Luật Thi đua, khen thưởng quy định, danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa” Các danh hiệu thi đua được xét tặng hằng năm theo đợt. 1.1.2. Khái niệm khen thưởng Khen thưởng là việc nghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1.1.2.1. Hình thức khen thưởng Nhà nước ta có nhiều hình thức khen thưởng để ghi nhận công lao, thành tích của các tập thể, cá nhân từ Trung ương đến địa phương và tập 11 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around thể, cá nhân nước ngoài. Theo quy định tại Điều 8, Luật Thi đua, khen thưởng có 07 hình thức khen thưởng chủ yếu, gồm: - Huân chương - Huy chương - Danh hiệu vinh dự Nhà nước - “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” - Kỷ niệm chương, Huy hiệu - Bằng khen - Giấy khen Tương ứng với 07 hình thức khen thưởng trên có 29 loại khác nhau, gồm: 10 loại Huân chương; 04 loại Huy chương; 08 loại danh hiệu vinh dự Nhà nước; 02 loại giải thưởng; 01 loại kỷ niệm chương; 01 loại huy hiệu; 02 loại Bằng khen và 01 loại giấy khen. 1.1.2.2. Các loại hình khen thưởng Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được; Khen thưởng theo chuyên đề (hoặc theo đợt); Khen thưởng đột xuất; Khen thưởng quá trình cống hiến; Khen thưởng theo niên hạn; Khen thưởng đối ngoại. 1.1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng Thi đua, khen thưởng luôn bổ sung hỗ trợ cho nhau. 1.1.4. Công tác thi đua, khen thưởng Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phong trào phát triển đi lên. 12 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 1.1.5. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong công tác thi đua, khen thưởng thành hiện thực, là một khâu hợp thành công tác thi đua, khen thưởng, có vị trí quan trọng là bước hiện thực hóa đưa công tác thi đua, khen thưởng vào thực tiễn cuộc sống. 1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng 1.2.1. Quan điểm của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng 1.2.2. Quan điểm của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng 1.3. Giải pháp và công cụ thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.3.1. Giải pháp Nhóm giải pháp liên quan đến mục tiêu bao gồm: - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phong trào thi đua - Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng Nhóm giải pháp liên quan đến công cụ bao gồm: - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò của người đứng đầu trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng - Tạo sự chuyển biến trong nhận thức đối với việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng - Phát huy vai trò của công tác tuyên truyền và công tác phối hợp trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng - Nâng cao chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng 13 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around - Nâng cao hiệu quả hoạt động của khối, cụm thi đua - Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp 1.3.2. Công cụ thực hiện công tác thi đua, khen thưởng - Dựa vào tổ chức là các công cụ hành chính, tổ chức như kếhoạch, quy hoạch của nhà nước, hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật, mô hình tổ chức, bộ máy cán bộ công chức tham gia hoạch định, triển khai công tác thi đua, khen thưởng. - Dựa vào quyền lực là các quy định mệnh lệnh và kiểm soát, quy định về trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. - Tài chính là ngân sách, các quỹ, nguồn vốn, hệ thống đòn bẩy khuyến khích về mặt kinh tế, vật chất. - Truyền thông là các chiến dịch truyền thông, tuyên truyền cổ vũ và thuyết phục qua báo chí, truyền hình hay tài trợ nghiên cứu. 1.4. Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.4.4. Duy trì công tác thi đua, khen thưởng 1.4.5. Điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng 14 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 1.4.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.4.7. Đánh giá tổng kết việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.5.1. Yếu tố khách quan 1.5.2. Yếu tố chủ quan Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2.1. Khái quát chung về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 2.1.2. Bộ máy tổ chức và Bộ máy chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2.2. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 2.2.4. Thực trạng duy trì công tác thi đua, khen thưởng 15 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 2.2.5. Thực trạng điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng 2.2.6. Thực trạng theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 2.2.7. Thực trạng đánh giá, tổng kết việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 2.3. Đánh giá chung về tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2.3.1. Kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bảng 2.8: Thống kê các danh hiệu thi đua cá nhân Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014-2018 Danh hiệu thi đua 2014 2015 2016 2017 2018 Huân chương lao động hạng nhất 1 Huân chương lao động hạng nhì 4 2 1 Huân chương lao động hạng ba 6 6 3 3 2 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 2 1 1 1 Chiến sĩ thi đua cấp Viện Hàn lâm 7 4 2 3 2 Bảng 2.9: Thống kê hình thức khen thưởng cá nhân cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014-2018 Hình thức khen thưởng 2014 2015 2016 2017 2018 Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm 22 27 61 26 20 Bảng 2.10: Thống kê các danh hiệu thi đua tập thể cấp nhà nước Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014-2018 Danh hiệu thi đua 2014 2015 2016 2017 2018 Huân chương lao động hạng nhất 2 Huân chương lao động hạng nhì 1 3 1 1 Huân chương lao động hạng ba 3 1 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 4 5 2 3 3 16 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around Bảng 2.11: Thống kê các danh hiệu thi đua tập thể cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 Danh hiệu thi đua 2014 2015 2016 2017 2018 Tập thể lao động xuất sắc 38 41 39 48 62 Cờ thi đua 5 5 7 10 6 Bảng 2.12: Thống kê hình thức khen thưởng tập thể cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 Hình thức khen thưởng 2014 2015 2016 2017 2018 Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm 12 20 31 18 19 2.3.2. Ưu điểm Trên cơ sở các quy định của luật Thi đua, khen thưởng, vai trò quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng được tăng cường.Công tác thi đua tạo nề nếp, các phong trào thi đua đã thực sự góp phần vào thực hiện nhiệm vụ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, khích lệ, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và học tập. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, mà cụ thể là luật Thi đua, khen thưởng với những quy định đối tượng, nguyên tắc, phạm vi, nội dung, hình thức các danh hiệu thi đua; hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, thẩm quyền quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng tạo cơ sở cho các đơn vị tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua và công tác khen thưởng; là cơ sở pháp lý tạo sự thống nhất, bình đẳng trong công tác khen thưởng, khắc phục bệnh thành tích, nâng cao rõ rệt chất lượng khen thưởng. 17 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around Nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong cán bộ lãnh đạo các cấp và nhân dân đã được nâng lên một bước. Từ nhận thức đúng, việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đã được các cấp ủy đảng, lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức, viên chức tích cực quan tâm hơn trong công tác xây dựng củng cố bộ máy và cán bộ chuyên trách, xây dựng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua. Các ban chức năng, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc đã chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra phong trào thi đua, tổ chức ký giao ước thi đua, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích. Qua đó, phong trào thi đua đã có những tác dụng thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ban, đơn vị trực thuộc. Các công tác thi đua, khen thưởng đã kế thừa và phát huy truyền thống thi đua yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, xây dựng nền văn hóa, lịch sử lâu đời của dân tộc. Thực hiện công tác thi đua, yêu nước, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn thể cán bộ. Tổ chức bộ máy và cán bộ thi đua, khen thưởng được kiện toàn, củng cố. Đội ngũ cán bộ Thi đua, khen thưởng, cố gắng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu naị, tố cáo, giải đáp những kiến nghị của cán bộ công chức, viên chức về chế độ, công tác thi đua, khen thưởng khen thưởng đã có những cố gắng tích cực. 18 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around 2.3.3. Hạn chế - Tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều trong tất cả các ban chức năng, các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Một số phong trào thi đua chưa có nội dung tiêu chí cụ thể, chưa tổ chức chỉ đạo điểm. Tại một số đơn vị, phong trào thi đua còn là hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ người lao động; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn chưa cao. Có đơn vị, phong trào thi đua còn biểu hiện hình thức, thiếu thường xuyên, liên tục, phát động nhưng thiếu các biện pháp tổ chức cần thiết bao gồm cả điều kiện và nguồn lực cán bộ để làm nòng cốt cho phong trào. Trong chỉ đạo, nhiều đơn vị chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chưa tạo được sự phối hợp, liên kết của các đơn vị và các tổ chức có liên quan, từ đó hạn chế tính động lực và hiệu quả của các phong trào thi đua. Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến chưa đạt yêu cầu theo tinh thần Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị. Trong chỉ đạo, một số đơn vị còn thiếu kế hoạch tổ chức thực hiện, phương thức triển khai nhân rộng còn lúng túng.Trong xây dựng điển hình, khâu bồi dưỡng còn yếu kém.Công tác biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời, đã làm hạn chế đến phong trào thi đua và động lực thi đua. - Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ở một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động trong việc tham mưu với cấp ủy Đảng, thủ trưởng chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng, chưa tích cực nghiên cứu cơ chế công tác thi đua, khen thưởng thi đua, khen thưởng, để tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về công tác thi 19 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around đua, khen thưởng ở phạm vi cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết. Một số chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng chưa được triển khai đồng bộ tới cán bộ công chức, viên chức và người lao động; Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được quán triệt đầy đủ, trong thực hiện, vận dụng còn lúng túng nhất là công tác khen thưởng thành tích khoa học. - Công tác thi đua, khen thưởng có đối tượng điều chỉnh khá rộng, nhưng tiêu chuẩn khen thưởng cho từng đối tượng còn mang tính khái quát, chưa cụ thể hóa. Vì vậy, trong thực hiện tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn lúng túng, vướng mắc. Luật hiện hành quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước, đã tạo ra cơ chế vận hành để các cấp đẩy dồn lên các hình thức khen cao và khen thưởng cho nhiều lãnh đạo quản lý. Hệ thống quy định về tiêu chuẩn của các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng hiện hành khi thực hiện đã tạo cơ sở để khen thưởng trùng lắp, chồng chéo, tràn lan và có những vướng mắc trong mối quan hệ về thẩm quyền khen thưởng giữa quản lý nhà nước theo ngành nghề, với quản lý nhà nước theo địa phương, lãnh thổ. Điều kiện, tiêu chí đối với các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua chưa chặt chẽ, dẫn đến việc cộng dồn thành tích trong khen thưởng, khen thưởng theo tuần tự (có cấp thấp mới được xét cấp cao hơn), do vậy không khuyến khích được những tập thể, cá nhân có sáng tạo, có thành tích đột xuất trong thi đua. Việc đề nghị các hình thức khen thưởng cấp nhà nước hiện nay đang dựa theo quy trình, thủ tục từ cấp cơ sở lên, qua nhiều cầu cấp, tầng nấc dẫn tới thủ tục hành chính nặng nề, phát sinh nhiều kẽ hở trong quản lý và khó kiểm soát đánh giá được thành tích thực tế để khen thưởng. 20 Formatted: Position: Horizontal: Center, Relative to: Margin, Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Wrap Around Công tác khen thưởng, bình xét và công nhận danh hiệu thi đua ở một số cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, không đảm bảo quy trình, thủ tục. Chưa chủ động trong công tác phát hiện nhân tố mới, điển hình mới để khen thưởng. Việc đề nghị khen thưởng các hình thức cấp Nhà nước và các danh hiệu thi đua vẫn chủ yếu tập trung cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Việc trao tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước ở một số nơi chưa được tổ chức trang trọng, đúng thẩm quyền, đúng quy định. Vì vậy, một số tập thể, cá nhân được khen thưởng chưa thấy hết được vinh dự và trá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_cong_tac_thi_dua_khen_thuong_tai_vien_han_l.pdf
Tài liệu liên quan