Trong quá trình làm việc với nhóm trẻ khuyết tật vận động tại xã Hà Hồi,
bên cạnh việc tác nghiệp và phát huy vai trò chuyên môn độc lập, nhân viên
công tác xã hội còn đóng vai trò cầu nối, khai thác, liên kết các nguồn lực khác
nhằm giải quyết vấn đề của từng thành viên và toàn nhóm. Theo đó, nhân viên
công tác xã hội tác động vào các yếu tố của quá trình và tham gia nhóm với tư
cách là “thành viên tích cực” với các hoạt động như việc thành lập nhóm, xây
dựng chương trình sinh hoạt, xác định mục tiêu hoạt động, điều chỉnh và thúc
đẩy hoạt động của nhóm. Mục đích hoạt động của công tác xã hội nhóm là giúp
nhóm phát huy, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của từng thành viên và
toàn nhóm. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn đã giúp cho nhóm thân chủ thay
đổi nhận thức, tự tin và phát huy được phần nào khả năng của mình.
51 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Công tác xã hội đối với nhóm trẻ em khuyết tật vận động trên địa bàn xã Hà hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền
lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải
mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội,
công tác xã hội can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường
của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
Theo từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995) có ghi “Công tác xã
hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con
người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân
trong xã hội”.
Công tác xã hội ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những khía
18
cạnh khác nhau điển hình có tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: “Công tác xã
hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi
các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn
đề. Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến
bộ xã hội”.
Công tác xã hội tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý
thuyết khoa học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại
các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng
đồng người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực cung
cấp các dịch vụ chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội liên quan
tới con người để thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp phần giúp cá
nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của mình.Và như vậy ta có thể hiểu
một cách chung nhất theo như định nghĩa của tác giả Bùi Thị Xuân Mai:“Công
tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường
chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn
lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng
ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”.
1.6. Công tác xã hội nhóm
Theo các tác giả Toseland và Rivas (1998) có nhiều cách tiếp cận với công
tác xã hội nhóm và mỗi cách tiếp cận có những điểm mạnh và những ứng dụng
thực hành cụ thể. Vì vậy, các tác giả này đưa ra một định nghĩa bao quát được
bản chất của công tác xã hội nhóm và tổng hợp những điểm riêng biệt của các
cách tiếp cận với công tác xã hội nhóm như sau: “công tác xã hội nhóm là hoạt
động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu
về tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới
cá nhân các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống
cung cấp dịch vụ”. Hoạt động có mục đích được các tác giả này nhấn mạnh là
hoạt động có kế hoạch đúng trật tự, hướng tới nhiều mục đích khác nhau, ví dụ
19
như để hỗ trợ hay giáo dục nhóm giúp các thành viên trong nhóm giao tiếp và
phát triển cá nhân. Định nghĩa này cũng nhấn mạnh hoạt động có định hướng
không chỉ với cá nhân thành viên trong nhóm mà với cả toàn thể nhóm.
Trong từ điển công tác xã hội của Barker (1995), công tác xã hội nhóm
được định nghĩa là: “Một định hướng và phương pháp can thiệp công tác xã hội,
trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung họp
mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt động đưa ra nhằm đạt được những
mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu công tác xã hội nhóm
không chỉ là trị liệu những vấn đề về tâm lý, tình cảm mà còn là trao đổi thông
tin, phát triển kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm
chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả. Các kỹ
thuật can thiệp đều được đưa vào quá trình công tác xã hội nhóm nhưng không
hạn chế kiểm soát những trao đổi về trị liệu”.
Tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998) đưa ra khái niệm trị liệu nhóm mô tả rõ
nét hơn thân chủ và yêu cầu của cán bộ chuyên môn trong trị liệu nhóm. Theo
tác giả, trị liệu nhóm nhằm trị liệu cá nhân các bệnh tâm thần, những người bị
rối loạn, ức chế tâm lý khá sâu. Mối tương tác giữa bệnh nhân được dùng để hỗ
trợ quá trình trị liệu, nhưng công tác này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về tâm lý,
tâm lý trị liệu và tâm thần học.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2008), công tác xã hội nhóm tập trung
vào một nhóm thân chủ không chỉ là cá nhân thân chủ. Phương thức và cách tiếp
cận của công tác xã hội nhóm là làm việc với thân chủ khác với làm việc cho
thân chủ. Các hoạt động tập thể thể hiện trong tiến trình Công tác xã hội nhóm
khác với nhân viên xã hội làm việc theo phương thức một - một với cá nhân.
Công tác xã hội nhóm đặt trọng tâm vào sự phát triển của cá nhân và xã hội, đặc
biệt là những đóng góp của xã hội với các thân chủ. Nhìn chung, cách tiếp cận
này được nhìn nhận trên quan điểm mở hơn, mang tính hệ thống và theo quan
điểm sinh thái hơn, không chỉ tập trung vào những vấn đề của cá nhân.
Vậy, Công tác xã hội nhóm là phương pháp trong Công tác xã hội nhằm
20
giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động
nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân, có nghĩa là: Ứng dụng
những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm; Nhóm nhỏ thân chủ có
cùng vấn đề giống nhau hoặc liên quan đến vấn đề; Các mục tiêu xã hội được
thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ thay đổi hành vi,
thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã
hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn
đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.
1.7. Khái niệm công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật vận động
Hiện nay, công tác xã hội trên thế giới chủ yếu hướng đến các đối tượng
như người nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người
nhiễm HIV/AIDS, mại dâm Tuy nhiên, còn một nhóm đối tượng quan trọng
nữa của công tác xã hội đó là trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật
vận động nói riêng mà trong nhóm này đối tượng chiếm phần khá lớn trong trẻ
em khuyết tật. Đây là nhóm đối tượng cũng luôn cần sự trợ giúp của công tác xã
hội . Với đối tượng này công tác xã hội không chỉ can thiệp giải quyết vấn đề cá
nhân do những hạn chế về sức khoẻ thể chất, tinh thần mà còn có thể cung cấp,
kết nối họ tiếp cận những nguồn lực nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn
trong cuộc sống. Những trợ giúp của nhân viên công tác xã hội được thực hiện
bằng các phương pháp chuyên môn như công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội
nhóm hay công tác xã hội với cộng đồng cùng với các kỹ năng như: giao tiếp,
tham vấn, vãng gia, đánh giá vấn đề, biện hộ, can thiệp khủng hoảng, kết nối,
truyền thông
Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất là “Công tác xã hội
đối với trẻ em khuyết tật vận động là một hoạt động chuyên nghiệp của công tác
xã hội nhằm trợ giúp trẻ em khuyết tật vận động giải quyết các vấn đề khó khăn
mà các em đang gặp phải từ đó giúp các em phục hồi, phòng ngừa hay nâng cao
năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị trí
của các em để giúp các em hòa nhập xã hội, đồng thời thúc đẩy các điều kiện xã
21
hội để các em tiếp cận được với chính sách, vận động kết nối nguồn lực và hoạt
động tuyên truyền, hỗ trợ tâm lý- xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản và
quyền của các em để góp phần đảm bảo an sinh xã hội”. Trong phạm vi của
nghiên cứu, tôi vận dụng cách hiểu chung nhất về công tác xã hội đối với trẻ em
khuyết tật vận động như trên để phục vụ cho nghiên cứu hoạt động công tác xã
hội đối với trẻ em khuyết tật trên địa bàn xã Hà Hồi.
2. Phương pháp luận
2.1. Phương pháp duy vật biện chứng:
Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một
bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng. Đặc trưng của phương
pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái
luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng
khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với
phép biện chứng.
Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm
Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von
Feuerbach và phát triển nên phương pháp luận này. Các nhà triết học Marx-
Lenin cho rằng phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư
tưởng của họ.
Theo phương pháp này thì trong quá trình nghiên cứu phải đặt vị trí của
công tác xã hội trong việc trợ giúp những trẻ em khuyết tật có mối quan hệ
tương tác khách quan đối với các yếu tố khác như những người sống xung quanh
trẻ khuyết tật, gia đình, nhà trường và chính cả nhân viên công tác xã hội trrong
việc hỗ trợ và kết nối nguồn lực nhằm giúp trẻ khuyết tật hoà nhập cộng đồng
như những trẻ em khác.
2.2.Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã
hội của triết học Mác-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của
22
chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu
đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba
bộ phận hợp thành triết học Marxist. Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến
hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất. Trình độ sản
xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ
xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy
sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống
pháp lý và chính trị. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx trở thành phương pháp
luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học...
Hiện nay vai trò của công tác xã hội trong trợ giúp những người yếu thế
ngày càng được thấy rõ hơn, không chỉ hỗ trợ những người yếu thế trước mắt
mà họ còn trợ giúp lâu dài giúp họ có công việc, cuộc sống ổn định họ thấy
mình có ích cho xã hội, không còn tự ty tự mình vươn lên.
3. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này học viên sẽ sử dụng các phương pháp tiếp cận
nghiên cứu từ những ngành có liên quan như: xã hội học và tâm lý học để
nghiên cứu có chiều sâu và đa dạng hơn.
3.1. Phương pháp tiếp cận của ngành Công tác xã hội
Về cách tiếp cận liên quan tới việc “làm” công tác xã hội, đạo đức, giá trị
và các nguyên tắc cung cấp nền tảng cần thiết để nhân viên công tác xã hội có
thể thực hiện công việc của mình. Dựa trên nền tảng này, khái niệm phối hợp và
hợp tác đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ phù hợp, hiệu
quả và cần thiết cho thân chủ. Trong nhiều trường hợp, nhân viên công tác xã
hội có thể là những người có bằng cấp khác nhau, tuy nhiên, họ vẫn có thể hợp
tác nhằm phân tích, đánh giá và triển khai việc cung cấp dịch vụ để đáp ứng tốt
nhất các nhu cầu cùa thân chủ cho dù thân chủ của họ có thể là: trẻ em, người
khuyết tật hay người nhiềm HIV/AIDS,... Nếu các nhân viên công tác xã hội là
những người cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau giao tiếp và hợp tác hiêu quả
23
đáp ứng các nhu cầu của thân chủ thì có khả năng các nhu cầu đa dạng của thân
chủ sẽ được đáp ứng, từ y tế cho tới giáo dục, việc làm, cá nhân, tình cảm v.v.
Nhân viên công tác xã hội và các nhà quản lý ca có thể can thiệp vào các hệ
thống dịch vụ để điều phối và hỗ trợ các dịch vụ hiện có và cải thiện tiếp cận tới
các dịch vụ cần thiết thay mặt cho thân chủ của họ (NASW).
Vai trò của nhân viên công tác xã hội và nhân viên chăm sóc thông thường
là để đảm bảo họ (và các tổ chức của họ) thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của những
người sử dụng dịch vụ trong bất kỳ chu trình nào liên quan tới phúc lợi, quyền
và bảo hộ. Nhân viên công tác xã hội còn có trách nhiệm kêu gọi sự cân bằng về
quyền lực khi đàm phán các kế hoạch chăm sóc và các chiến lược khác nhằm
đảm bảo đời sống cho người sử dụng dịch vụ. Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng để
công việc của chúng ta tuân thủ các nguyên tắc đinh hướng của công tác xã hội,
chúng ta phải cố gắng: (1) Tham vấn đầy đủ. (2) Tránh đơn phương ra quyết
định trừ khi thực sự cần thiết (ví dụ như đối với trẻ em thuộc đối tượng bảo trợ).
(3) Duy trì nguyên tắc phối hợp và hợp tác. (4) Nguyên tắc tham gia đầy đủ
đóng vai trò sống còn ở cấp đại diện (hoặc cá nhân) đối với việc lập kế hoạch,
xây dựng chính sách và đào tạo.
3.2. Phương pháp tiếp cận Xã hội học
Phương pháp này được sử dụng để điều tra, đánh giá vai trò của nhân viên
công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị khuyết tật, gia đình có trẻ khuyết tật
trong việc thực hiện các quá trình hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe, học tập, việc
làm và kết nối các tổ chức, cả nhân có khả năng giúp họ. Việc sử dụng bảng hỏi
và phỏng vấn sâu sẽ giúp học viên thu thập được những thông tin cần thiết để
phục vụ trong nghiên cứu đề tài và có những phương án giúp đỡ trẻ khuyết tật
và gia đình họ.
3.3. Phương pháp tiếp cận Tâm lý học
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu sự xử lý thông tin và biểu hiện hành vi
ở con người. Trong lúc làm rõ bản chất của con người, tâm lý học đi sâu vào
24
mọi ngõ ngách của đời sống. Từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục, y
học, triết họckhông đâu là tâm lý học không luồn lách tới. Rõ ràng, khoa học
tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và phục vụ đời sống con
người.
Tâm lý học ngày nay được phát triển và ứng dụng rộng rãi, ở đâu có mối
quan hệ giữa người với người, giữa người và tự nhiên, giữa người và máy móc
là ở đó có tâm lý học.
Giáo dục và y tế có lẽ là hai ngành liên quan mật thiết nhất với tâm lý học.
Con người phát triển như thế nào? Cần dạy dỗ ra sao? Trẻ em trước tiên cần
phải học cái gì? Đó là những vấn đề tâm lý học sư phạm quan tâm. Trẻ bị khuyết
tật không được phát triển như những trẻ khác về mặt tư tưởng thường làm chúng
ta sợ hãi, tự ty không giám đối mặt với mọi người xung quanh. Tâm lý những
đứa trẻ đó có gì lệch lạc? Làm thế nào uốn nắn những sai lạc ấy? Ở đây tâm lý
học có trách nhiệm góp phần vào phạm vi rộng lớn.
Hiện nay, vai trò của tâm lý học ngày càng lớn. Chẳng trách những nhà
khoa học nhận định rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ của tâm lý học. Nhưng không chỉ
thế kỷ XXI, mà cả thế kỹ XXX cũng sẽ như vậy?
4. Các thuyết vận dụng trong luận văn
4.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống sinh thái là các nghiên cứu liên ngành của hệ thống nói
chung, với mục đích khám phá các mô hình và nguyên tắc có thể được thấy rõ từ
việc làm sáng tỏ, và áp dụng cho tất cả các loại hệ thống ở tất cả các cấp làm tổ
trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu. Lý thuyết hệ thống hợp lý có thể được coi là
một chuyên môn của tư duy hệ thống hoặc là đầu ra mục tiêu của hệ thống khoa
học và kỹ thuật hệ thống, với sự nhấn mạnh về tính tổng quát hữu ích trên một
phạm vi rộng các hệ thống.
Theo Barker “hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương
25
tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật
chất, cơ học, sinh động và xã hội hoặc kết hợp những yếu tố này”.
Thuyết hệ thống Công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát
của Bertalaffy. Lý thuyết này dựa trên quan điểm sinh học cho rằng mọi tổ chức
hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời
bản thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Người có
công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn Công tác xã hội phải kể đến
công lao của Pincus và Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và
Giterman. Những nhà khoa học trên đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết
hệ thống trong thực hành Công tác xã hội trên toàn thế giới.
Lý thuyết hệ thống sinh thái - một lý thuyết được vận dụng nhiều trong
Công tác xã hội nhóm. Đại diện của lý thuyết này là Hearn, Siporin, Germain &
Giterman. Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác của con người
với môi trường sinh thái của mình. Sự can thiệp tại bất cứ điểm nào trong hệ
thống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống. Vì thế,
nhân viên Công tác xã hội cần sáng tạo khi lập kế hoạch với thân chủ, tạo ra
những ảnh hưởng cho những hệ thống liên quan, hướng đến việc hỗ trợ một
cách hiệu quả nhất.
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với
nhau để hoạt động thống nhất”. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống
(tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ), các tiểu hệ thống được
phân biệt với nhau bởi các ranh giới) đồng thời hệ thống đó cũng là một bộ phận
của hệ thống lớn hơn.
Bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống và hệ thống (cá nhân) đó bao
gồm nhiều tiểu hệ thống như: hệ thống sinh lý, hệ thống nhận thức, hệ thống
tình cảm, hệ thống hành động và các hệ thống phản ứng Nghiên cứu này sẽ
tìm hiểu các đặc điểm nhận thức, tình cảm cũng như tâm tư nguyện vọng của
các cá nhân trong nhóm như một hệ thống. Từ đó tìm hiểu về nhóm - hệ thống
lớn bao gồm các hệ thống cá nhân.
26
Các hệ thống luôn có sự tác động lên các cá nhân. Có thể đó là sự tác động
tiêu cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó, không phải tất cả mọi người đều có khả
năng tiếp cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung
quanh. Như vậy, mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ
tồn tại.
Hệ thống sinh thái gồm hai ý tưởng: Môi trường sinh thái của cá nhân khi
cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trường xung quanh; hệ thống khi
nhìn vào mối tương quan của những bộ phận khác nhau. Ta phối hợp hai chữ
này thành hệ thống sinh thái.
Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân
rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con người rất phức tạp,
không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Chúng ta
phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý
thuyết về thế giới để hiểu về con người theo hệ thống sinh thái.
Với trẻ em, lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức,
các chính sách, các cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hưởng lên trẻ em. Lý thuyết
hệ thống sinh thái cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trẻ em và hệ
thống sinh thái - môi trường xã hội. Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống
và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và
cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh.
Tìm hiểu thực trạng việc tìm kiếm gia đình thực tế của trẻ em khuyết tật
vận động trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, phải đi sâu phân tích mối quan
hệ giữa trẻ với các cá nhân, tổ chức, nhóm, cộng đồng trong một hệ thống sinh
thái. Ở đó, các mối quan hệ có sự tác động qua lại với nhau. Để hiểu một yếu tố
nào đó trong môi trường, phải nghiên cứu cả hệ thống môi trường xung quanh
họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc trợ giúp một cá nhân của một tổ chức nào
đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.
4.2. Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslowlà thuyết đạt tới đỉnh cao trong
27
việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay
chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này. Theo Maslow, nhu cầu của cong
người được chia thành các bậc thang khác nhau từ “đáy” lên đến “đỉnh”, phản
ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người, vừa là
sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Mỗi con người đều có những nhu
cầu về vật chất và tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng,
phong phú và phát triển. Nhu cầu của con người phản ánh những mong muốn
chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức
và vị trí xã hội của họ.
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970), nhà tâm lý học gốc Do
Thá được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái tâm lý
học nhân văn bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs)
của con người. Năm 1943, ông đã phát triển một trong các học thuyết mà tầm
ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Đó là lý thuyết về thang bậc nhu cầu của con người. Trong lý thuyết
này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc,
trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức
độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Nhu cầu sinh lý (thể lý): Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của
con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thỏa mãn về tình dục.
Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con
người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tổn tại được.
Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung
cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này
chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu
khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa. Với trẻ khuyết tật cũng vậy, trẻ
có nhu cầu cao hơn về dinh dưỡng và các thành phần vi lượng so với các trẻ
bình thường.
28
Nhu cầu về an toàn, an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi
trường không nguy hiểm, có lợi ích cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của
con người. Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh
tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu
an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến
hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó
chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị
mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác. Với
trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và trong sinh hoạt, trong đó
có nhiều hạn chế trong việc quan sát và phát hiện rủi ro và phòng tránh những
rủi ro đó. Vì vậy, nhu cầu an toàn của trẻ khuyết tật cũng cao hơn trẻ em khác.
Nhu cầu về xã hội: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm
trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những
tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị coi thường, không tự tin về cái
khuyết điểm của mình. Cảm thấy tự ty về hình thức, về sức khỏe do vậy sẽ bị
buồn chán, mong muốn được hòa nhập và sống hòa nhập với cộng đồng. Nội
dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm
lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ,
mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội
dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là
nội dung lý tưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó
thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của
nhân loại. Ở một số trẻ khuyết tật có thể không được người thân chấp nhận và
yêu thương như những trẻ em bình thường vì có thể do họ không có được sức
khỏe, thể lực, ngoại hình như bao khác và quan niệm sai lầm về sự sinh ra đứa
trẻ trong cuộc đời.
Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng
giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự Tôn
trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng
29
cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn
trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người. Thái độ của người thân và
hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm trẻ chậm tiến. Điều quan trọng là phải thấy
được năng lực của trẻ, đánh giá được cái mà trẻ đóng góp, đánh giá được vai trò
của trẻ trong cộng đồng hơn là nhìn đứa trẻ như một gánh nặng, tỏ lòng thương
hại.
Nhu cầu được thể hiện mình: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong
cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm
năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.
Nội dung nhu cầu bao gồm: nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên
cứu,...), nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,), nhu cầu thực hiện mục
đích của mình bằng khả năng của cá nhân. Trẻ khuyết tật cần được đi học, vì
nhà trường là một môi trường tốt nhất, nơi có điều kiện cần thiết để trẻ có thể
phát triển. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để trẻ khuyết tật trở thành những
thành viên đầy đủ của cộng đồng và có sự đóng góp cho cộng đồng đó phát
triển.
Thuyết nhu cầu của Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu
của con người nói chung. Vận dụng thuyết nhu cầu vào nghiên cứu này chúng ta
thấy rằng, tiếp cận theo nhu cầu của trẻ là cách tiếp cận dựa trên việc đáp ứng tốt
nhất của các dịch vụ công tác xã hội đối với các nhu cầu của trẻ khuyết tật. Đây
là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tiếp theo là nhu
cầu cần được sự bảo vệ an toàn, ngăn ngừa những nguy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_nhom_tre_em_khuyet.pdf