Tóm tắt Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính sử dụng trong ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn)

Về mặt lý luận, kết quả của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề

về lý luận phân tích diễn ngôn. Đó là nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ ở bình diện

cấu trúc thuần tuý mà là trên bình diện giao tiếp. Hay nói cách khác, việc nghiên

cứu ngôn ngữ gắn liền với việc nghiên cứu giao tiếp. Ngôn ngữ ở đây được sử

dụng trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hành chính nói riêng. Nếu như

trước đây, nhiều nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu các văn bản hành chính dưới góc

độ cấu trúc thì hiện nay một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu đi vào nghiên cứu các

văn bản hành chính dưới góc độ giao tiếp. Và để góp phần vào kết quả nghiên cứu

về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số loại CVHC được sử dụng

trong một ngành cụ thể - ngành giao thông - để góp phần làm sáng rõ một số vấn

đề về phân tích diễn ngôn nói chung và lý thuyết giao tiếp nói riêng.

Về phương diện thực tiễn, bên cạnh việc góp phần làm sáng tỏ lý thuyết

phân tích diễn ngôn, kết quả của luận văn còn làm phong phú thêm phần thực hành

cho công tác soạn thảo văn bản hành chính. Thông qua việc tìm hiểu các cấu trúc

điển hình và các phương tiện chức năng biểu nghĩa của các CVHC, luận văn sẽ góp

phần làm sáng tỏ đặc điểm của thể loại ngôn bản này. Từ đó, có tác dụng hướng

dẫn công tác soạn thảo và xử lý chúng trong hoạt động hành chính của ngành giao

thông nói riêng và trong hoạt động hành chính của xã hội nói chung. Nói cách

khác, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào hai phương diện: soạn thảo

văn bản một cách chuẩn mực và xử lý văn bản một cách có hiệu quả.

pdf13 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính sử dụng trong ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc quèc gia hµ néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Khoa ng«n ng÷ häc -----  ----- NguyÔn thÞ hiÒn §Æc ®iÓm ng«n ng÷ v¨n b¶n hµnh chÝnh sö dông trong ngµnh giao th«ng (theo quan ®iÓm ph©n tÝch diÔn ng«n) LuËn v¨n th¹c sÜ ng«n ng÷ häc M· sè: 60 22 01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: pgs.TS. NguyÔn H÷u §¹t Hµ Néi, 2009 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phân tích diễn ngôn hiện là một lĩnh vực đang được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm. Nhiều người coi đây là ngữ pháp văn bản giai đoạn 2 để phân biệt với ngữ pháp văn bản giai đoạn 1 của những năm đầu thập niên 70. Sự khác biệt của hai giai đoạn này là ở chỗ: trong khi ngữ pháp văn bản giai đoạn 1 tập trung vào khái niệm liên kết về hình thức (cohesion), thì ngữ pháp văn bản giai đoạn 2 lại tập trung vào khái niệm liên kết về nội dung, tức mạch lạc (coherence) của diễn ngôn. Với những công trình mẫu mực của Leech (1974), Widdowson (1975), Brown và Yule (1983)lý luận về phân tích diễn ngôn đã trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn của ngôn ngữ học ứng dụng. Ở Việt Nam, so với các lĩnh vực khác của ngôn ngữ học như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa thì cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu về diễn ngôn còn chưa nhiều. Tuy vậy, trong những năm gần đây, lĩnh vực này đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã thu được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Có thể nói đây chính là hướng đi mới của ngôn ngữ học. Trong những nghiên cứu về diễn ngôn, đã có một vài công trình nghiên cứu quan tâm đến diễn ngôn văn bản hành chính bởi tính cần thiết của loại hình văn bản này trong hoạt động xã hội. Văn bản nói chung và văn bản hành chính nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân, các đơn vị với nhau. Có thể thấy một điều rằng, xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của các văn bản hành chính ngày càng lớn. Các giao dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân đều lấy văn bản hành chính làm sợi dây liên lạc. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực chính trị đều được điều hành thông qua các loại văn bản này. Do đó, soạn thảo và xử lý văn bản có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong mỗi ngành nghề nói riêng. Hiện nay, vai trò đó ngày càng được nâng cao hơn do nhu cầu phát triển của công tác quản lý xã hội. Điều đó càng cho thấy rằng việc rèn luyện kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản đối với người Việt nói chung đòi hỏi cần được quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ tập trung văn những văn bản hành chính pháp quy còn việc nghiên cứu công văn hành chính (CVHC) - một loại hình văn bản hành chính thuộc loại văn bản hành chính phi pháp quy - với tư cách là đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn vẫn chưa được quan tâm. Là một loại hình văn bản, ngôn ngữ trong CVHC có những đặc điểm của ngôn ngữ văn bản nói chung. Nhưng nó cũng có những đặc điểm khác biệt. Và việc nghiên cứu các CVHC dưới góc độ phân tích diễn ngôn còn chưa có vị trí thích đáng. Khi chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn) với đối tượng nghiên cứu chính là các CVHC ngành giao thông, chúng tôi mong muốn góp phần làm sáng tỏ lý thuyết về phân tích diễn ngôn đồng thời góp phần làm phong phú thêm phần thực hành cho công tác soạn thảo văn bản hành chính. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn hướng vào việc khảo sát đặc trưng ngôn ngữ của các CVHC sử dụng trong ngành giao thông. Điều cần nhấn mạnh ở đây là luận văn không đi sâu vào phân tích các CVHC theo lĩnh vực quản lý hành chính mà phân tích theo địa hạt ngôn ngữ học. Nói cách khác, luận văn đặt các CVHC trên bình diện các diễn ngôn và phân tích chúng. Theo Brown & Yule (1983), thực chất của việc phân tích diễn ngôn là bao gồm việc phân tích ngữ pháp và phân tích ngữ nghĩa. Đồng thời, khi đặt quá trình phân tích đó trên cơ sở ngữ dụng, chúng tôi chú ý đến hiệu lực ngôn ngữ trong giao tiếp, gắn với vấn đề dụng học. Nói cách khác, nó liên quan đến người ban hành diễn ngôn, người tiếp nhận diễn ngôn, mục đích của diễn ngôn và những nhân tố tình huống khác. Như vậy, người tiến hành phân tích diễn ngôn phải xử lý tư liệu của mình vừa như là công cụ, vừa như là sản phẩm của một quá trình mà trong đó ngôn ngữ được sử dụng như một công cụ giao tiếp mang tính tình huống để thể hiện nghĩa và đạt được đích giao tiếp. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Tư liệu mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong luận văn này là 300 công văn hành chính của các cơ quan khác nhau: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông 8, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án Thăng Long, Công ty cổ phần Thuỷ điện Zahưng, Sở Giao thông vận tải Điện Biên... 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đặt cho luận văn những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu khung lý thuyết phân tích diễn ngôn phù hợp với đối tượng nghiên cứu là các CVHC sử dụng trong ngành giao thông. - Xác định đặc điểm của CVHC trong tương quan với các thể loại văn bản hành chính pháp quy khác. - Tập trung miêu tả các phương tiện từ vựng, cú pháp được sử dụng trong các CVHC nhằm phục vụ cho mạch lạc trong diễn ngôn. - Miêu tả cấu trúc hình thức của các CVHC với tư cách là diễn ngôn hành chính phi pháp quy. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ”, ngôn ngữ học có hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh. Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi đã sử dụng là phương pháp miêu tả. Cụ thể chúng tôi đã sử dụng những thủ pháp chính sau: - Thủ pháp thống kê toán học: chúng tôi đã tiến hành thống kê các CVHC nhằm phân loại chúng, thống kê các loại hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong các CVHC mà chúng tôi thu thập được trong ngành giao thông dựa trên những tiêu chí nhận diện mà chúng tôi đã đưa ra trong phần lý luận chung - Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: dựa trên những tư liệu thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích các CVHC đó dựa trên ngôn cảnh (một loại môi trường phi ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ được sử dụng). - Thủ pháp miêu tả chuẩn phong cách – một trong những thủ pháp xã hội học: dựa trên những tư liệu mà chúng tôi đã phân loại được, chúng tôi tiến hành miêu tả cụ thể những tư liệu đó xem chúng đã đúng với phong cách hành chính – công vụ chưa. 5. Dự kiến đóng góp Về mặt lý luận, kết quả của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận phân tích diễn ngôn. Đó là nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ ở bình diện cấu trúc thuần tuý mà là trên bình diện giao tiếp. Hay nói cách khác, việc nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với việc nghiên cứu giao tiếp. Ngôn ngữ ở đây được sử dụng trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hành chính nói riêng. Nếu như trước đây, nhiều nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu các văn bản hành chính dưới góc độ cấu trúc thì hiện nay một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu đi vào nghiên cứu các văn bản hành chính dưới góc độ giao tiếp. Và để góp phần vào kết quả nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số loại CVHC được sử dụng trong một ngành cụ thể - ngành giao thông - để góp phần làm sáng rõ một số vấn đề về phân tích diễn ngôn nói chung và lý thuyết giao tiếp nói riêng. Về phương diện thực tiễn, bên cạnh việc góp phần làm sáng tỏ lý thuyết phân tích diễn ngôn, kết quả của luận văn còn làm phong phú thêm phần thực hành cho công tác soạn thảo văn bản hành chính. Thông qua việc tìm hiểu các cấu trúc điển hình và các phương tiện chức năng biểu nghĩa của các CVHC, luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của thể loại ngôn bản này. Từ đó, có tác dụng hướng dẫn công tác soạn thảo và xử lý chúng trong hoạt động hành chính của ngành giao thông nói riêng và trong hoạt động hành chính của xã hội nói chung. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào hai phương diện: soạn thảo văn bản một cách chuẩn mực và xử lý văn bản một cách có hiệu quả. 6. Bố cục của luận văn: Luận văn có 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu: Phần này có nhiệm vụ giới thiệu về: lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dự kiến đóng góp và bố cục của luận văn. Phần nội dung: Phần này được chia thành 03 chương. Trong Chương thứ nhất – Lý luận chung, chúng tôi đề cập đến những vấn đề lý luận chính về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn; lý thuyết giao tiếp; lý thuyết hành vi ngôn ngữ; liên kết và mạch lạc và lý thuyết về lập luận. Trong Chương thứ hai – Phân tích đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn CVHC ngành giao thông, chúng tôi dựa trên những cơ sở lý luận đi vào phân tích các diễn ngôn CVHC ở bình diện hình thức, thống kê những đặc trưng định lượng về các loại CVHC, đưa ra mô hình cấu trúc hình thức chung của diễn ngôn CVHC, từ đó rút ra những cấu trúc điển hình của diễn ngôn CVHC ngành giao thông. Trong Chương thứ ba - Phân tích đặc điểm ngôn ngữ sử dung trong diễn ngôn CVHC ngành giao thông, chúng tôi đi vào miêu tả những phương thức liên kết về nội dung, những hành vi ngôn ngữ qua đó tìm hiểu lực ngôn trung trong các diễn ngôn CVHC; đồng thời chúng tôi đi vào miêu tả mạch lạc trong CVHC và phương thức lập luận sử dụng trong các loại công văn này với tư cách là một biểu hiện của tính mạch lạc. Phần kết luận: Phần này chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt lại nội dung của luận văn, những luận điểm chính và những đóng góp cơ bản của luận văn trong việc nghiên cứu phân tích diễn ngôn, trong việc soạn thảo CVHC. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 1.1.1. Diễn ngôn (DN) và phân tích diễn ngôn (PTDN). Có nhiều quan niệm khác nhau về DN và PTDN tuỳ theo các phương diện nghiên cứu khác nhau của các nhà nghiên cứu. Theo tác giả G. Cook, “DN là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” [dẫn theo 2; tr 20]. Tác giả D. Crystal lại định nghĩa “DN là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo có tính tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể” [dẫn theo 2; tr 20] Trong bài “Ngôn ngữ học diễn ngôn” (1970) của mình, tác giả R. Barthes định nghĩa “chúng ta sẽ gọi cái khách thể của xuyên ngôn ngữ học là diễn ngôn – tương tự với văn bản do ngôn ngữ học nghiên cứu và chúng ta sẽ định nghĩa nó (hãy còn là sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu tận bất kỳ, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hoá khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ” [dẫn theo 2; tr 18-19] David Nunan [32] cho rằng DN như là một chuỗi ngôn ngữ gồm một số câu, những câu này được nhận biết là có liên quan theo một cách nào đó hay DN chỉ việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh và PTDN là nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Ông viết “Phân tích DN liên quan đến phân tích ngôn ngữ trong sử dụng - so sánh với phân tích các thuộc tính cấu trúc của ngôn ngữ bị tách khỏi các chức năng giao tiếp của chúng” [32]. Tác giả George Yule [4] cho rằng PTDN tập trung vào cái được ghi lại (nói và viết) của quá trình theo đó ngôn ngữ được dùng trong một số ngữ cảnh để diễn đạt ý định và cùng với Brown [4], ông khẳng định PTDN nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức. Nhất thiết không giới hạn nó ở việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ tách biệt với các mục đích hay chức năng mà các hình thức này sinh ra để đảm nhận trong xã hội loài người. Còn tác giả Diệp Quang Ban thì lại cho rằng DN là các sản phẩm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói có mạch lạc và liên kết... Ở đây chúng tôi không đi sâu vào trình bày quá trình phát triển theo thời gian về khái niệm DN và PTDN cũng như đi vào phân tích những góc độ nghiên cứu những khái niệm này, mà chúng tôi chỉ muốn trình bày một số khái niệm trên để có một cái nhìn tóm lược về những quan điểm về DN và PTDN. Tuy nhiên theo chúng tôi, quan điểm của tác giả Nguyễn Hoà [20] cho rằng DN là một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể là phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng tôi về các diễn ngôn CVHC. Vì thế, trong luận văn, chúng tôi chấp nhận quan điểm này và lấy quan điểm này làm căn cứ để tiến hành phân tích các diễn ngôn CVHC ngành giao thông. DN không chỉ đơn thuần là những cấu trúc ngôn ngữ mà nó là tổng thể của ngôn ngữ (những đặc điểm của cấu trúc, phương tiện ngôn ngữ), người sử dụng ngôn ngữ (trình độ, nghề nghiệp, vốn kiến thức văn hoá, sự chi phối của quan hệ xã hội, hoàn cảnh, điều kiện sống...), hoàn cảnh giao tiếp xã hội (tình huống, kiến thức nền, văn hoá, mục đích phát ngôn)... Như vậy, PTDN là nghiên cứu, phân tích tính mạch lạc, những hành động nói sử dụng kiến thức nền trong quá trình tạo và hiểu diễn ngôn. 1.1.2. Những đặc tính của diễn ngôn và phân loại diễn ngôn. 1.1.2.1. Những đặc tính của diễn ngôn. Đặc tính cơ bản của DN là tính mạch lạc, tính giao tiếp, ký hiệu và tính quan yếu. a. Tính mạch lạc Mạch lạc được Nguyễn Thiện Giáp [16] coi là cái quyết định để một tác phẩm ngôn ngữ trở thành một DN. Như vậy, cơ sở của mạch lạc là những cái gì quen thuộc, kiến thức văn hoá chung, kiến thức nền. Có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng mạch lạc là mạch nối DN cho phép hiểu DN trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Mạch lạc không phải là các phương tiện liên kết hình thức của văn bản mà nó là một phần nội dung thực của văn bản. Nó được thể hiện qua những phương tiện ngôn ngữ và phương tiện ngoài ngôn ngữ (hình thức tổ chức văn bản, quan hệ nghĩa - lôgic giữa các từ ngữ trong văn bản, quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống từ bên ngoài văn bản...) Mạch lạc còn thể hiện trong cấu trúc hay cách thức tổ chức các yếu tố quan yếu của DN theo một cách thức hay trình tự nhất định nào đó nhằm thể hiện những ý tứ tạo thành mục đích nói. Như vậy, có thể thấy tính cấu trúc của DN mang tính chủ quan của người viết. b. Tính giao tiếp và tính ký hiệu. Xuất phát từ quan điểm ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được dùng làm công cụ giao tiếp, mà DN trước hết là sự kiện giao tiếp, tính giao tiếp và tính ký hiệu là những đặc tính không thể thiếu của DN. Tuy nhiên, DN là một đơn vị ngôn ngữ chứa hành động ngôn từ, do đó, tính giao tiếp và tính ký hiệu của nó còn có thêm phần ý nghĩa lời nói (ngữ nghĩa) và ý nghĩa dụng ngôn (ngữ dụng). Ý nghĩa lời nói được hiểu là nội dung biểu hiện hay nội dung mệnh đề, nó được thể hiện qua các tham thể và mối quan hệ giữa các tham thể. Nội dung mệnh đề thay đổi khi có sự thay đổi của một trong những yếu tố này. Xét về mặt nội dung biểu hiện, ý nghĩa của DN bao gồm ý nghĩa của ký hiệu từ ngữ trong ngữ cảnh văn hoá và ngữ cảnh tình huống trong việc tạo và hiểu lời. Nội dung dụng học là ý nghĩa rút ra từ ý định của người nói. Dụng học quan tâm đến lực ngôn trung của DN. Tính giao tiếp và tính ký hiệu của DN còn thể hiện ở sự tham gia vào hai quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ học. Đó là quan hệ hệ hình và quan hệ cú đoạn. Nó được phản ánh qua khả năng kết hợp và lựa chọn DN tuỳ theo tình huống giao tiếp, chủ đề giao tiếp cũng như việc cấu tạo thành những đơn vị DN lớn hơn. c. Tính quan yếu Xét về hình thức, DN là một cấu trúc các yếu tố quan yếu tạo nên mạch lạc của DN. Theo tác giả Nguyễn Hoà [20], các yếu tố quan yếu là các đóng góp thể hiện tính giao tiếp của DN. Các yếu tố quan yếu có chức năng biểu hiện một sự thể bao gồm các tham thể, quá trình, mối quan hệ giữa các tham thể cũng như ý nghĩa dụng học kèm theo. Các yếu tố quan yếu tham gia vào DN với hình thức là những đơn vị từ ngữ. Những đơn vị từ ngữ lại bị quy định bởi hoàn cảnh giao tiếp xã hội, mục đích phát ngôn và thể loại DN. Với tư cách là một quá trình giao tiếp tương tác, nội dung của DN được tổng hợp từ nhiều phương diện, trong đó mạch lạc là yếu tố quan trọng nhất. Mạch lạc là sự hiện thực hoá của liên kết, cấu trúc, sự dung hợp giữa các hành động nói và tính quan yếu. Tính quan yếu của DN cũng chịu sự quy định của yếu tố văn hoá và những thông tin ngữ cảnh. 1.1.2.2. Phân loại DN. DN là sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Như vậy, trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta lại có một thể loại DN. Điều này cho thấy việc phân loại DN không phải là việc làm dễ dàng, có tính thuyết phục. Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại DN: dựa vào phương thức biểu đạt, chúng ta có DN nói và DN viết. Sự phân biệt này đã được nêu lên từ lâu và có tầm quan trọng nhất định đối với quan điểm sư phạm như dạy đọc, dạy viết, dạy nói. Một hướng phân loại khái quát khác là phân biệt DN đối thoại với DN đơn thoại. Cách phân loại này liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày và cả ngôn ngữ trong văn học. Tuy nhiên theo tác giả TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban (1999). Hai giai đoạn phát triển của ngôn ngữ học văn bản và tên gọi “phân tích diễn ngôn”. Tạp chí ngôn ngữ, số 2. 2. Diệp Quang Ban (1999). Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 3. Diệp Quang Ban (2005). Ngữ pháp Tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 4. G.Brown & G.Yule (1997). Phân tích diễn ngôn. Nxb Đại học Quốc gia, H. 5. Nguyễn Tài Cẩn (1999). Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, H. 6. W. I. Chafe (1998). Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ. Nxb Giáo dục, H. 7. Đỗ Hữu Châu (1998). Cơ sở ngữ nghĩa học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 8. Đỗ Hữu Châu (2003). Đại cương Ngôn ngữ học – tập 2 (Ngữ dụng học). Nxb Giáo dục, H. 9. Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu (2001). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. .Nxb Giáo dục, H. 10. Nguyễn Đức Dân (2000). Ngữ dụng học (tập 1). Nxb Giáo dục, H. 11. Hữu Đạt (1996). Về việc chuẩn hoá ngôn ngữ hành chính – công vụ. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 2. 12. Hữu Đạt (2000). Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt. Nxb Văn hoá Thông tin, H. 13. Hữu Đạt (2001). Phong cách học tiếng Việt hiện đại. Nxb ĐHQG, H. 14. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại). Nxb ĐHQG, H. 15. Nguyễn Thiện Giáp (2001). Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 16. Nguyễn Thiện Giáp (2004). Dụng học Việt ngữ. Nxb ĐHQG, H. 17. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2001). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, H. 18. Hạp thu Hà (2006). Mạch lạctheo quan hệ nguyên nhân và quan hệ thời gian trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học. 19. Cao Xuân Hạo (1998). Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nxb Giáo dục, H. 20. Nguyễn Hoà (2003). Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề về lý luận và phương pháp. Nxb ĐHQG, H. 21. Nguyễn Hoà (2005). Phân tích diễn ngôn phê phán:Lý luận và phương pháp. Nxb ĐHQG, H. 22. Mai Xuân Huy (2005). Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp. Nxb Khoa học xã hội, H. 23. Nguyễn Thị Thanh Hương (2002). Nghiên cứu thể loại phóng sự báo in trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại trên bình diện phân tích diễn ngôn. Luận án Tiến sĩ ngữ văn. 24. Nguyễn Văn Khang (1999). Ngôn ngữ học xã hội – những vấn đề cơ bản. Nxb KHXH, H. 25. Nguyễn Văn Khang (2002). Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính. Nxb Văn hoá thông tin. 26. Đinh Trọng Lạc (1994). Phong cách học văn bản. Nxb Giáo dục, H. 27. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà (1996). Phong cách học và phong cách tiếng Việt hiện đại. Nxb Giáo dục, H. 28. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1999). Phong cách học tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 29. J. Lyons (1996). Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết. Nxb Giáo dục, H. 30. O.J. Moskalskaja (1996). Ngữ pháp văn bản. Nxb Giáo dục, H. 31. Trần Thị Nga (2006). Tên bài báo Việt Nam từ bình diện phân tích diễn ngôn. Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học. 32. David Nunan (1998). Dẫn nhập phân tích diễn ngôn. Nxb Giáo dục, H. 33. Hoàng Phê (chủ biên) (2001). Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. 34. Trần Ngọc Thêm (2002). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 35. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001). Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H. 36. Nguyễn Văn Thông. Hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản (Dùng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đoàn thể, các đơn vị kinh tế và công dân). Nxb Thống kê. 37. Nguyễn Thị Hồng Thuý (2004). Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản. Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học. 38. Hoàng Tuệ (1996). Ngôn ngữ và đời sống xã hội – văn hoá. Nxb Giáo dục, H. 39. G.Yule (2003). Dụng học. Nxb Đại học Quốc gia, H.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01496_2_87_2008123.pdf
Tài liệu liên quan