Tóm tắt Luận văn Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1953)

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 2

Chương 1: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng xoá bỏ

dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng

đất của địa chủ phong kiến (1945-1949)7

1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Phú Thọ trƣớc năm 1945 7

1.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện Chủ trƣơng xoá bỏ dần

dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa

chủ phong kiến (1945-1949)18

1.2.1. Từ năm 1945 tới tháng 12 năm 1946 18

1.2.2. Từ năm 1946 tới năm 1949 32

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng giảm

tô, giảm tức (1949- 1953)46

2.1. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng triệt để giảm

tô, giảm tức (1949- 1953)46

2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện công tác thuế nông

nghiệp và tiếp tục tiến hành giảm tô, giảm tức cho nông dân (1951– 1953)60

Chương 3: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện triệt để giảm tô,

giảm tức và thí điểm cải cách ruộng đất79

3.1. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trƣơng phát động

quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức79

3.2. Thực hiện thí điểm cải cách ruộng đất ở Phú Thọ 83

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 110

pdf41 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đảng bộ tỉnh Phú Thọ thực hiện chủ trương xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1953), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp hƣởng lƣơng theo ngày, mỗi ngày làm việc từ 10 –12 giờ dƣới sự giám sát chặt chẽ của cai ký. Số công - 16 - nhân làm trong các đồn điền Pháp một phần là nông dân trong tỉnh bị bần cùng hoá, bị mất ruộng, phần khác là nông dân đói khổ các tỉnh vùng đồng bằng lên. Chính quyền thực dân có cho xây dựng một số công trình tiểu thuỷ nông nhƣ cống đập, kênh mƣơng và lập trại thí nghiệm Phú Hộ. Nhƣng các công trình và trại thí nghiệm này không phải là để “mở mang kinh tế”, là “khai hoá” cho dân thuộc địa Việt Nam nhƣ chúng vẫn tuyên truyền, mà chủ yếu để phục vụ cho các đồn điền lớn, để bọn thực dân vơ vét của cải của nhân dân tỉnh ta ngày càng nhiều hơn. Các công trình nghiên cứu của chúng thì chỉ có thể áp dụng đƣợc ở đồn điền còn ngƣời nông dân lao động thì không có điều kiện và không biết chữ để áp dụng. Địa chủ dựa vào thực dân Pháp và đƣợc thực dân Pháp nuôi dƣỡng, chúng đã chiếm đoạt nhiều ruộng đất và bóc lột nông dân rất thậm tệ. Có tên địa chủ đồn điền rộng tới 1360 ha nhƣ Trịnh Xuân Nghĩa ở Phù Ninh, nhiều tên khác đồn điền rộng 400-500 ha. Theo số liệu của ty Địa chính Phú Thọ lập ngày 12 tháng 8 năm 1946 thì đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, trừ hai huyện Thanh Ba và Hạc Trì chƣa thống kê đƣợc, còn lại 9 huyện trong tỉnh có các đồn điền lớn, số địa chủ và diện tích chiếm đoạt nhƣ sau: - 27 địa chủ ngƣời Việt chiếm 7018,1 ha lập 41 đồn điền. - 16 địa chủ ngƣời Pháp chiếm 6210,52 ha lập 22 đồn điền. - 2 địa chủ ngƣời Hoa chiếm 361,2 ha lập 2 đồn điền. Chỉ 45 địa chủ (Pháp, Việt, Hoa) chiếm 13589,83ha lập 65 đồn điền trên tổng số diện tích toàn tỉnh là 73.740 ha. Nếu kể cả các đồn điền nhỏ và số địa chủ nhỏ không đủ điều kiện lập đồn điền, chỉ cho phát canh thu tô thì tổng số ruộng đất giai cấp địa chủ đã chiếm đoạt lên tới gần 70% tổng số diện tích toàn tỉnh. - 17 - Hình thức bóc lột của địa chủ: Địa chủ có 3 hình thức bóc lột chính: bóc lột hoàn toàn phong kiến, bóc lột bán phong kiến, bóc lột tƣ bản. Hình thức bóc lột của địa chủ trong các đồn điền là địa tô và nhân công tá điền đƣợc chủ giao trâu và giao ruộng để cày cấy, đến vụ thu hoạch tá điền phải trả công trâu và nộp địa tô. Lấy đồn điền Phú Lộc của địa chủ Trịnh Xuân Nghĩa làm thí dụ: Đồn điền Phú Lộc có 500 tá điền, mỗi mẫu ruộng cấy lúa phải nộp 8 thúng thóc khô địa tô (mỗi thúng 25 kg); đất trồng sơn, sắn nộp tô tiền, mỗi mẫu 2.5 đồng. Trâu thuê mỗi năm nộp 10 đồng, 8 đồng hoặc 6 đồng tuỳ theo loại trâu khoẻ, trung bình hay yếu. Ngày tết, giỗ, tá điền phải đến phục dịch và có lễ vật biếu chủ. Ngoài số tá điền làm trong đồn điền, chủ còn thuê nhân công đến làm sơn, chè, cà phê, với giá công rất rẻ mạt, chỉ có 0,12 đồng đến 0,18 đồng một ngày, trong khi giá công làm thuê bên ngoài mỗi ngày là 0,2 đồng. Vì bị bóc lột nên tá điền đấu tranh đòi giảm tô, đòi ruộng đất, nhƣng các cuộc đấu tranh đòi giảm tô, đòi ruộng đất, nhƣng các cuộc đấu tranh của tá điền đều bị chủ báo cho bọn thống trị đƣa binh lính về đồn điền đàn áp, bắt giam ngƣời cầm đầu. Nói chung giai cấp địa chủ, nhất là đại địa chủ, cấu kết rất chặt chẽ với đế quốc. Chúng nắm giữ bộ máy hào lý ở làng xã, bóc lột hà hiếp nông dân. Chúng là đối tƣợng của cách mạng. Tuy nhiên, trong cao trào chống Nhật cứu nƣớc, do bị bọn Pháp – Nhật động chạm mạnh mẽ về quyền lợi do tiếng vang của các chiến khu cách mạng dội về nên một số địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nƣớc đã ủng hộ cách mạng, tham gia và cho con em tham gia các đoàn thể cứu quốc, một số gia đình họ là nơi lui tới của cán bộ cách mạng. Nông dân chiếm 90% dân số của tỉnh nhƣng chỉ có 30% có diện tích ruộng đất canh tác. Bị mất ruộng, bị bần cùng hoá, nhiều nông dân đã phải lĩnh canh ruộng địa chủ nộp tô thuế, một số ngƣời đến làm tá điền ở các đồn điền lớn. Vốn có mâu thuẫn truyền kiếp với giai cấp địa chủ phong - 18 - kiến, nên lại thêm mối hận thù sâu sắc với đế quốc Pháp, nên nông dân Phú Thọ đã tham gia hầu hết các phong trào yêu nƣớc chống Pháp. Từ khi đƣợc cán bộ Đảng giác ngộ, trở thành lực lƣợng chủ yếu hoạt động trong các phong trào và tổ chức cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do thuỷ lợi không đƣợc chú ý, thiên tai dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên, phƣơng pháp canh tác vẫn lạc hậu nhƣ thời phong kiến, nên nhìn chung diện tích lúa chỉ cấy một vụ chiêm hoặc mùa, sản lƣợng lƣơng thực rất thấp. Theo Địa chí Phú Thọ năm 1931 tỉnh Phú Thọ có 38.400 ha cấy lúa, tổng sản lƣợng đạt 46.000 tấn, năng suất bình quân chỉ đạt hơn 10 tạ/ha (thống kê của Sở địa chính Phú Thọ). Tƣ bản Pháp và địa chủ thẳng tay bóc lột nhân dân bằng chính sách thuế khoá rất nặng nề. Thuế đinh (thuế thân) đánh vào xuất đinh từ 18 – 60 tuổi có từ thời phong kiến vẫn đƣợc thực dân Pháp duy trì và tăng cao dần. Những huyện miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thực dân Pháp không thu thuế đinh mà thu thuế theo gia đình và theo từng dân tộc khác nhau. Mỗi gia đình ngƣời Mƣờng mỗi năm phải đóng 3,5 đồng, gia đình ngƣời Dao mỗi năm phải đóng 2 đồng. Thuế điền đánh vào diện tích đất canh tác theo đầu mẫu gồm năm hạng: hạng nhất 2,5 đồng, hạng nhì 1,5 đồng, hạng ba 1 đồng, hạng tƣ 0,2 đồng và hạng năm 0,05 đồng một mẫu. Phân bổ nhƣ vậy nhƣng khi phân bổ thuế, bọn kỳ hào thƣờng đánh đồng xấu tốt nhƣ nhau, nên ngƣời nông dân vừa ít ruộng lại phải đóng thuế thay cho bọn địa chủ có nhiều ruộng toàn ruộng tốt. Riêng năm 1930, Phú Thọ có 62.960 xuất đinh, phải đóng 151.220, 15 đồng thuế đinh và 192.762,16 đồng thuế điền; cả 2 loại thuế phải đóng là 343.982,31 đồng, tƣơng đƣơng với 7490 tấn thóc. Ngoài hai loại thuế trực thu (thuế đinh và thuế điền), nhân dân còn phải gánh chịu thuế gián thu đánh vào hàng hoá, cũng tức là đánh vào ngƣời tiêu dùng, nhất là hàng hoá thiết yếu đối với ngƣời dân nhƣ muối, - 19 - vải, dầu thắp. Ở thị xã, ngoài thuế đinh, nhân dân phải đóng thuế thổ trạch, thuế xe cộ, thuế biển hàng Thuế khoá đủ loại và ngày càng tăng đã đem lại cho bọn thực dân nguồn thu lớn, còn đối với ngƣời nông dân là một tai họa. Khi đến vụ thuế nhiều nông dân phải bán chạy tài sản vốn đã ít ỏi hoặc đến nhà địa chủ vay lãi với lãi suất cắt cổ để có tiền nộp thuế. Những cảnh quan lại, ký hào sai tuần đinh bắt trói đánh những ngƣời dân thiếu thuế ở đình, ở điếm, năm nào cũng xảy ra. Có ngƣời không đủ tiền nộp thuế phải nhận làm tá điền ở các đồn điền hoặc sợ bị tù, bị đánh mà phải bỏ làng trốn đi nơi khác kiếm ăn. Do đó vấn đề trƣớc mắt mà Đảng bộ Phú Thọ cần phải giải quyết là vấn đề đem lại quyền dân chủ cho nông dân. Nông dân trở thành một hạng vô sản, bị đế quốc và địa chủ bóc lột tới tận xƣơng tủy. Trong khi địa chủ, thực dân chiếm tới 60-70% tổng số ruộng đất thì hơn 90% dân số chỉ có khoảng 30%. Mức chiếm hữu ruộng đất khác nhau đã dẫn tới sự khác nhau căn bản về địa vị trong quá trình sản xuất về nguồn sống và mức sống. Sự phân phối ruộng đất không đều cùng với phƣơng thức khai thác những ruộng đất đó đã nói lên tính chất phong kiến và thuộc địa của chế độ ruộng đất ở Phú Thọ nói riêng cũng nhƣ của nƣớc ta nói chung dƣới thời Pháp thống trị. Chế độ ruộng đất đó có xu hƣớng ngày càng bành trƣớng thêm lên bằng cách chèn ép và làm phá sản những ngƣời tiểu nông độc lập và nuốt chửng những mảnh đất nhỏ bé của họ. Nó đặt tuyệt đại đa số nông dân Phú Thọ trong tình cảnh bần cùng, đói rách, và giam hãm nông dân trong vòng nghèo nàn, lạc hậu. Ngƣời nông dân bị dồn vào tình thế cùng quẫn bởi sƣu cao, thuế nặng, địa tô nợ lãi cùng đủ mọi sự áp bức nghẹt thở ở nông thôn, cuối cùng phải rời bỏ vợ con và nơi chôn rau, cắt rốn, bán mình cho bọn chủ đồn điền và nhận lấy một cuộc sống cơ cực, tù hãm, nô lệ thực sự. - 20 - Nhìn chung trƣớc cách mạng tháng Tám kinh tế nông nghiệp Phú Thọ cũng nhƣ nông dân trong tỉnh hoàn toàn phụ thuộc vào đế quốc thực dân Pháp và bọn tay sai. Nhân dân Phú Thọ đặc biệt là ngƣời nông dân bị áp bức về chính trị và bị bóc lột về kinh tế, bị chà đạp về văn hóa, họ bị bóc lột tàn nhẫn và nặng nề. Một yêu cầu đặt ra cho Đảng bộ Phú Thọ là phải làm sao để thu hẹp và xóa bỏ phạm vi bóc lột của đế quốc và tay sai, đem lại quyền lợi cho ngƣời dân trong tỉnh, đặc biệt là nông dân. 1.2. Thực hiện Chủ trƣơng xoá bỏ dần dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến (1945-1949) 1.2.1. Từ năm 1945 tới tháng 12 năm 1946 Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc đã có sự biến đổi căn bản. Nếu nhƣ trƣớc cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ chủ yếu là đấu tranh giành chính quyền thì ngày nay, nhiệm vụ trung tâm là đấu tranh để củng cố chính quyền, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc trong một tình thế "nghìn cân treo sợi tóc". Sau ngày tuyên bố với quốc dân đồng bào và toàn thế giới về quyền tự do, độc lập của Việt Nam, sáng ngày 3-9-1945, tại trụ sở của Chính phủ lâm thời ở Bắc Bộ phủ, Hồ Chí Minh đã nêu lên sáu vấn đề cấp bách đang đặt ra trƣớc chính phủ: Vấn đề thứ nhất: Nhân dân đang đói. Vấn đề thứ hai: Nạn dốthơn 90% đồng bào chúng ta mù chữ Vấn đề thứ ba: Trƣớc chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nƣớc ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không đƣợc hƣởng quyền tự do, dân chủ. Vấn đề thứ tƣ: Chế độ thực dân đã đầu độc nhân dân ta bằng rƣợu và thuốc phiện. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân - 21 - chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nƣớc, yêu lao động. Vấn đề thứ năm: Thuế thân, thuế chợ, thuế đò là lối bóc lột vô nhân đạo. Hồ Chí Minh đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấy. Vấn đề thứ sáu: Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Công giáo và đồng bào Lƣơng để dễ thống trị [29, 3]. Ngày 25-11-1945, Ban thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đã ra bản chỉ thị quan trọng Kháng chiến kiến quốc, xác định nhiệm vụ chiến lƣợc, nhiệm vụ trƣớc mắt và những chính sách lớn để chỉ đạo hành động của toàn Đảng, toàn dân trong cuộc đấu tranh nhằm giữ vững quyền độc lập, tự do, bảo vệ chế độ mới. Phân tích cụ thể tình hình trong nƣớc, đánh giá thái độ, âm mƣu của các thế lực đế quốc đối với cách mạng Đông Dƣơng, bản chỉ thị nêu rõ: Cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa được hoàn toàn độc lập. Nhiệm vụ cứu nƣớc của giai cấp vô sản chƣa xong. Giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là "Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết". Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lƣợc và phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Chiến thuật của ta lúc này là thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Mở rộng Việt Minh cho nó bao gồm mọi tầng lớp nhân dân (chú trọng lôi kéo: địa chủ, phong kiến và đồng bào công giáo). Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách song rất cơ bản của nhân dân ta lúc này là: 1. Củng cố chính quyền cách mạng. 2. Chống thực dân Pháp xâm lƣợc. - 22 - 3. Bài trừ nội phản. 4. Cải thiện đời sống nhân dân. [29, 26-27] Trong đó bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ bao trùm, khó khăn và nặng nề nhất vì trong điều kiện nƣớc ta lúc bấy giờ "việc giành chính quyền dễ bao nhiêu thì việc giữ chính quyền khó bấy nhiêu". Muốn hoàn thành nhiệm vụ đó, Đảng phải tăng cƣờng và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân tộc, xây dựng và củng cố đất nƣớc về mọi mặt: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và ngoại giao, chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt. Thực hiện khẩu hiệu "dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết", hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng và cấp bách nhất của nhân dân ta lúc bấy giờ. Vì vậy, phải mở rộng khối đoàn kết dân tộc, gạt bỏ những bất đồng trong nội bộ quốc gia - dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lƣợc bên ngoài và các lực lƣợng phản động tay sai. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám đã đƣa đến việc thành lập bộ máy chính quyền từ Trung ƣơng tới cơ sở. Chính quyền là công cụ sắc bén để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ quyền độc lập tự do. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải củng cố và tăng cƣờng sức mạnh của bộ máy chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, làm cho chính quyền đó thực sự là của dân, do dân và vì dân. Trong phiên họp của Chính phủ Cách mạng lâm thời tại Hà Nội ngày 3-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ : "Trƣớc chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nƣớc ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không đƣợc hƣởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu" [49, 8]. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, bất chấp sự khủng bố của kẻ thù, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của chế độ mới vẫn tiến hành, với 90% cử tri đi bỏ - 23 - phiếu. Tổng tuyển cử đã bầu ra quốc hội khóa I với 333 đại biểu thuộc các giai cấp, tôn giáo và các đảng phái khác nhau. "Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những ngƣời có tài, có đức, để gánh vác công việc nƣớc nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử hễ là những ngƣời muốn lo việc nƣớc thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không phân chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phải, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó nên tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết" [49, 133]. Tổng tuyển cử là mốc quan trọng đầu tiên đánh dấu tiến trình xây dựng thể chế nƣớc Việt Nam mới, theo chế độ Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội họp kỳ đầu tiên tại nhà hát lớn đã thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Quốc hội thông qua bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của nƣớc Việt Nam độc lập, tuyên bố chính thể dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam, tuyên bố kiên quyết bảo vệ nền độc lập, quyền tự do của nhân dân Việt Nam. Quốc hội họp kỳ thứ 2 từ 28 tháng 10 tới 9/11/1946 đã thảo luận ra các nghị quyết về nội trị, ngoại giao thông qua Hiến Pháp, lập chính phủ mới do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và bầu Ban thƣờng trực Quốc hội. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng để bảo vệ quyền lợi tự do dân chủ nhân dân. Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đƣợc Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946 đã quy định chính thể, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, chức năng, vị trí của các cơ quan lập pháp và hành pháp. Đó là "Bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nƣớc nhàHiến pháp đó tuyên bố với thế giới nƣớc Việt Nam đã độc lập dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do" [49, 440]. - 24 - Với 70 điều Hiến Pháp đã chứa đựng những tƣ tƣởng lớn về nhà nƣớc Pháp quyền, nhà nƣớc dân chủ kiểu mới và các quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân. Trong hai năm 1945-1946, quyền dân chủ về chính trị, xã hội đã đƣợc thực hành căn bản, ngƣời dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành ngƣời chủ có thực quyền của nƣớc nhà. Họ có mọi quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, tín ngƣỡng, cƣ trú, tƣ hữu tài sản, bảo vệ nhân phẩm, bí mật thƣ tín và quyền đi học. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ở Hà Nội ngày 3 tháng 9 năm 1945, vấn đề giải quyết nạn đói cho nhân dân đƣợc coi là nhiệm vụ cấp bách đầu tiên. Công cuộc đấu tranh chống "giặc đói" đƣợc phát động bằng phong trào tăng gia sản xuất và bằng sự đoàn kết của nhân dân. Chính phủ động viên toàn dân tích cực tăng gia sản xuất, tổ chức lạc quyên, lập "hũ gạo tiết kiệm", ban hành kịp thời các sắc lệnh tiết kiệm gạo, cấm tích trữ lƣơng thực, ƣu tiên vận chuyển lúa gạo từ Nam Bộ, Trung Bộ ra Bắc Bộnhờ đó nạn đói tạm thời đƣợc khắc phục trong các tỉnh phía Bắc. Chính phủ đã có chính sách điều hòa lợi ích giữa điền chủ và nông dân nhằm bảo toàn yêu cầu tăng gia sản xuất. Ngày 20 tháng 11 năm 1945 Chính phủ thông cáo cho các điền chủ và nông dân phải thực hiện: Điền chủ có nhiệm vụ giảm tô 25% địa tô cho tá điền, bỏ địa tô phụ và hoãn nợ cho tá điền. Tá điền và nông dân có trách nhiệm phải nộp tô cho địa chủ, giữ gìn hoa màu, tôn trọng quyền tƣ hữu của địa chủ. Kết quả của những hoạt động khuyến nông trên đã làm cho đời sống nông dân dần đƣợc ổn định. Về pháp luật: Chính phủ ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng để bảo vệ quyền dân chủ cho mọi công dân: Sắc lệnh số 40/SL ngày 29 tháng 3 năm 1946 về bảo vệ quyền tự do cá nhân; Sắc lệnh số 41/SL quy định chế độ tự do báo chí; Sắc lệnh số 52/Sl ngày 22 tháng 4 năm 1946, quy định - 25 - chế độ tự do lập hội; Sắc lệnh số 35/SL ngày 20 tháng 9 năm 1945, bảo vệ quyền tự do tín ngƣỡng. Một số thành tựu to lớn khác là công tác xóa mù chữ. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh, các lớp bình dân học vụ đƣợc mở khắp nơi. Hệ thống giáo dục các bậc từ tiểu học, trung học và đại học đƣợc sớm khai giảng trở lại. Những thành tựu trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa trong những năm đầu xây dựng chế độ mới đã thực sự đem lại quyền dân chủ cho nhân dân, đặc biệt là nông dân. Cùng với cả nƣớc những ngày sau Cách mạng tháng Tám, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ cũng đã giải quyết vấn đề dân chủ cho ngƣời dân đặc biệt là nông dân, nhằm hạn chế dần phạm vi bóc lột và thu hẹp chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến. Trong những ngày tháng Tám năm 1945, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh, hàng vạn nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nhất tề vùng dậy đập tan bộ máy thống trị thực dân phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng từ làng xã đến huyện, tỉnh. Ngày 25 tháng 8 năm 1945 là ngày kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám trên phạm vi toàn tỉnh Phú Thọ. Sự kiện lịch sử đó đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử tỉnh Phú Thọ và lịch sử Đảng bộ. Cách mạng tháng Tám thành công đã chấm dứt ách thống trị phong kiến tồn tại hàng nghìn năm và ách thực dân hơn tám chục năm, lập nên chính quyền cách mạng, chính quyền của dân, do dân và vì dân. Nhân dân Phú Thọ hết thế hệ này đến thế hệ khác đã anh dũng vùng lên đấu tranh suốt nghìn năm Bắc thuộc chống kẻ thù phƣơng Bắc, sau đó chống Pháp, đuổi Nhật, nhƣng phải tới Cách mạng tháng Tám họ mới đƣợc đổi đời, mới thực sự trở thành ngƣời làm chủ vận mệnh mình, quê hƣơng, đất nƣớc mình. Từ đây nhân dân Phú Thọ cùng cả nƣớc hân hoan bƣớc vào - 26 - cuộc sống mới trong độc lập, tự do dƣới chính thể dân chủ cộng hoà, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Phú Thọ tự hào về trang sử Cách mạng tháng Tám của mình và tự hào vì mình đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi huy hoàng trong Cách mạng tháng Tám của cả nƣớc. Đảng bộ Phú Thọ tuy còn rất trẻ, mới vừa đƣợc 5 tuổi (1940-1945), nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, trực tiếp là xứ uỷ Bắc Kỳ đã thi hành các chỉ thị, nghị quyết của Trung ƣơng, tập hợp đƣợc đông đảo nhân dân trong mặt trận Việt Minh, vùng lên phối hợp với nhân dân trong cả nƣớc làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử vĩ đại. Sau Cách mạng tháng Tám, Phú Thọ cũng gặp rất nhiều khó khăn, nạn đói hoành hành khắp nơi, 93% dân số toàn tỉnh bị mù chữ, quân Tƣởng trên đƣờng tiến vào Hà Nội, qua Phú Thọ, chúng hoành hành, cƣớp phá, phá nhiễu nhân dân. Tháng 9 năm 1945, từ biên giới phía Bắc, quân đội Tƣởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nƣớc ta. Hƣớng Lào Cai, chúng đi theo đƣờng sắt Lào Cai – Hà Nội, sông Thao, theo đƣờng quốc lộ 2 qua Đoan Hùng và theo đƣờng Lai Châu – Sơn La- Hoà Bình qua Thanh Sơn. Quân Tƣởng lấy thị xã Phú Thọ và thị trấn Việt Trì là hai vị trí quan trọng để đóng quân và trạm chuyển quân của chúng. Ở Phú Thọ có khoảng 3000 quân Tƣởng chiếm đóng. Riêng thị xã Phú Thọ, quân Tƣởng đóng ở khu vực dƣới phố, gần nhà ga. Lợi dụng danh nghĩa quân đồng minh quân Tƣởng yêu sách ta đủ thứ cho ngƣời và ngựa của chúng, kể cả thuốc phiện, gây ra nhiều khó khăn cho chính quyền và nhân dân ta. Chúng đánh bắt ngƣời trái phép, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của một quốc gia độc lập. Tới Đan Thƣợng (Hạ Hoà), bọn Tàu Tƣởng đi ngựa ngang nhiên cắt hàng mẫu lúa, ngô cho lừa, ngựa ăn; Ở Thanh Ba, tới Chí Chủ, quân Tƣởng xông vào nhà dân ngang nhiên lùng bắt tự vệ, vào khám xét nhà Phó Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân cách mạng lâm thời xã. Khi tới Phố Vàng (huyện lỵ Thanh Sơn) chúng - 27 - chiếm trụ sở huyện làm nơi đóng quân đòi ta cung cấp cả thuốc phiện cho chúng. Ở Đoan Hùng, vừa đặt chân tới địa phƣơng, quân Tƣởng đã vào Phủ Đoan và các xóm lân cận cƣớp tài sản. Dã man hơn, chúng đã đốt phá một số nhà dân ở Chí Đám, Thọ Sơn, phố Tân Lập... Ở Hạc Trì, chúng cho binh lính đi cƣớp phá tài sản của nhân dân thị trấn Việt Trì, xã Chính Nghĩa, xã Minh Nông. Trong khi đó, bọn tư sản, địa chủ người Hoa ở Việt Trì, dựa vào thế lực quân Tưởng ra sức đầu cơ, buôn lậu và cho con em làm tay sai đặc vụ cho Tưởng, khiến tình hình ở địa phƣơng đã phức tạp lại càng phức tạp và căng thẳng hơn. Núp bóng quân Tƣởng, bọn Quốc dân Đảng ở Phú Thọ ngày càng hoạt động trắng trợn. Chúng chiêu tập những tên phản động trong giai cấp địa chủ, tƣ sản bọn lƣu mạnh, côn đồ lập ra chính quyền phản động... Chúng đặt thị xã Phú Thọ là “Đệ nhất chiến khu” hòng biến nơi này thành sào huyệt chỉ huy bọn bán nƣớc hại dân. Chúng dụ dỗ và cƣỡng ép nhân dân thị xã và thị trấn vào các tổ chức phản động do chúng lập ra, nhƣ “Việt Nam thanh niên đoàn, Việt Nam phụ nữ đoàn”. Đồng thời, chúng lập ra lực lƣợng vũ trang “Quốc dân quân”...Giả danh cách mạng, chúng tung ra các luận điệu nói xấu Việt Minh, xuyên tạc đƣờng lối chính sách của Đảng và Chính phủ ta. Chúng phát hành những tờ báo phản động nhƣ “Việt Nam”, “Phục Quốc” để tuyên truyền phản cách mạng. Sau một thời gian lừa bịp, dụ dỗ không kết quả, bọn Quốc dân Đảng quay sang thực hiện công khai các hành động trắng trợn và tàn bạo, điên cuồng khiêu khích, chống đối và đàn áp nhân dân ta. Ở Thị xã Phú Thọ, hàng ngày bọn Quốc dân đảng dựa vào quân Tƣởng đến các làng lân cận nhƣ Trù Mật, Thanh Lâu, Hà Thạch, Thanh Hà cƣớp của giết ngƣời... Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Việt Minh và nhất là các đoàn thể cứu quốc đã giáo dục nhân dân và lực lƣợng vũ trang, - 28 - quán triệt chủ trƣơng của Đảng, giữ thái độ Việt – Hoa thân thiện, giữ nghiêm kỷ luật, bình tĩnh, tránh gây căng thẳng với quân Tƣởng; đồng thời làm cho nhân dân thấy rõ âm mƣu của quân Tƣởng và tay sai, căm ghét bọn cƣớp nƣớc và bè lũ bán nƣớc, nêu cao cảnh giác, ra sức chuẩn bị để đối phó với chúng. Trƣớc tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khoá I, kỳ họp thứ nhất tại Hƣng Hóa (Tam Nông), đã bầu ra Uỷ ban hành chính tỉnh là cơ quan chính quyền dân cử đầu tiên của tỉnh Phú Thọ. Tại kỳ họp đầu tiên này, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua nghị quyết thực hiện tốt ba nhiệm vụ cấp bách mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra trong thời kỳ này là diệt giặc đói, giặc dốt giặc ngoại xâm. Thực hiện giải quyết sáu vấn đề cấp bách trƣớc mắt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngày 3-9-1945, Ủy ban nhân tỉnh Phú Thọ đã quyết định: - Bãi bỏ ngay thuế thân, thuế chợ thuế đò (những thứ thuế bóc lột vô nhân đạo). - Lập ban công giáo của tỉnh để tiến hành tuyên truyền nhân dân, phá bỏ âm mƣu của thực dân và phong kiến đang thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào Lƣơng. - Tỉnh ủy tăng cƣờng lãnh đạo đối với chính quyền, nhất là trong tình hình ta mở rộng thành phần chính quyền, đƣa một số thân sĩ yêu nƣớc, nhân sĩ dân chủ, trí thức tiêu biểu và các nhà Lang có uy tín trong đồng bào dân tộc ít ngƣời tham gia vào Ủy ban nhân dân các cấp. - Mở rộng Việt Minh trong toàn tỉnh (chú trọng kéo địa chủ, lang, phong kiến và đồng bào Công giáo...) Quá trình hoạt động của chính quyền địa phƣơng cũng đồng thời là quá trình Đảng bộ sàng lọc và đào tạo đội ngũ cán bộ. - 29 - Cuối năm 1945, Ủy ban nhân dân lâm thời từ tỉnh đến xã đã tổ chức học tập thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ủy ban nhân dân các cấp nhằm nâng cao quan điểm phục vụ nhân dân, bồi dƣỡng đạo đức cách mạng và nguyên tắc làm việc cho cán bộ chính quyền. Trong thƣ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở Ủy ban nhân dân các cấp phải luôn luôn nhận rõ và giữ đúng mối quan hệ giữa nhà nƣớc với nhân dân: “Chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho tới các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân nhƣ trong thời kỳ dƣới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01811_0511_2003103.pdf
Tài liệu liên quan