Tóm tắt Luận văn Địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt – Từ thực tiễn bệnh viện Bạch Mai

Người bệnh khi đi KCB vẫn còn những phản ánh về tiện nghi của

buồng bệnh cũng như điều kiện đi vệ sinh tại bệnh viện, đặc biệt là

vào thời điểm hè nóng nực. Tình trạng quá tải của bệnh viện khiến số

lượng bệnh nhân phải nằm chung giường bệnh rất lớn mà số lượng

điều hòa, quạt còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Mặt khác, việc thiết kế bố trí các khoa phòng còn chưa thật sự

hợp lý cho việc đi lại của người bệnh mà hệ thống bảng biểu, sơ đồ

chỉ dẫn còn chưa đầy đủ.

Nguyên nhân của bất cập này là:

- Nguyên nhân từ chảy máu ngoại tệ, giảm nguồn thu cho bệnh viện.

- Nguyên nhân xuất phát từ ý thức đối với cơ sở hạ tầng bệnh

viện. Vấn đề quá tải bệnh viện kèm theo số lượng người nhà, người

thân đi cùng chăm nom bệnh nhân khiến số lượng người dân ra vào

bệnh viện rất đông. Mà đại đa số bộ phận không có ý thức giữ gìn

bảo quản các trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất của bệnh viện, giữ gìn

cảnh quan, môi trường xanh sạch đẹp chính là nguyên nhân làm giảm

chất lượng tiện nghi của bệnh viện

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt – Từ thực tiễn bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và trước pháp luật về hoạt động của Bệnh viện. Hai là, bệnh viện được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi khi thực hiện các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và đào tạo nhân lực y tế. Ba là, được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn và các công tác khác theo quy định của pháp luật, được đưa ra những kết luận 8 khoa học làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý và ứng dụng thực tiễn. Bốn là, ký kết các hợp đồng liên danh, liên kết, hợp tác với các đơn vị, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các chuyên gia trong nước và ngoài nước để phục vụ có hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh và đào tạo chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện theo quy định của pháp luật. Năm là, ký kết các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, dài hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động Bệnh viện theo quy định của pháp luật. Sáu là, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Bệnh viện có quyền khởi kiện các hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của bệnh viện và các quyền khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Mối quan hệ bệnh viện hạng đặc biệt với các bệnh viện trong hệ thống y tế Việt Nam Bệnh viện hạng đặc biệt với vị trí, vai trò là trung tâm đầu ngành trong khám chữa bệnh cần đảm bảo chức năng chỉ đạo tuyến đối với tuyến dưới để góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các bệnh viện tuyến dưới, góp phần tạo ra một hệ thống y tế phát triển bền vững. Chỉ đạo tuyến là cầu nối giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, là phương cách để đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, kỹ thuật cao từ tuyến trên về tuyến dưới. Hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến là một trong những nội dung, giải pháp thực hiện công tác chỉ đạo tuyến. Việc thực hiện tốt thông tin hai chiều trong hệ thống chuyển tuyến nói riêng, hoạt động chỉ đạo tuyến nói chung sẽ đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp của hệ thống y tế và giúp đảm bảo người dân nhận được sự chăm sóc tốt nhất ngay tại địa phương. Các hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ được triển khai rất hiệu quả từ bệnh viện hạng đặc biệt tới tất cả các bệnh viện tỉnh thành trong cả nước. Bệnh viện hạng đặc biệt luôn quan tâm và nỗ lực giúp đỡ y tế tuyến dưới thông qua công tác chỉ đạo tuyến và được đánh giá là rất có hiệu quả và thiết thực, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại tuyến dưới, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng nghiệp các tuyến xích lại gần nhau hơn. Bệnh viện hạng đặc biệt luôn là chỗ dựa vững chắc cho các cơ sở y tế tuyến trước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức về nguồn lực hay kinh phí nhưng hoạt động chỉ đạo tuyến của bệnh viện hạng đặc biệt vẫn được triển khai rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt 1.3.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 9 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt. Các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cho bệnh viện hạng đặc biệt thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của mình, xác định vị trị, vai trò, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Bộ Y tế đã ban hành Quy chế bệnh viện kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế thể hiện rõ những quy định cụ thể về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bệnh viện nói chung và bệnh viện bệnh viện hạng đặc biệt nói riêng. Như vậy, để đảm bảo địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt thì quan trọng nhất là yêu cầu phải ban hành đầy đủ, có hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh. 1.3.2. Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng Sự lãnh đạo của Đảng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của các tổ chức nói chung và bệnh viện hạng đặc biệt nói riêng Do đó, để nâng cao địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt cần phải có sự lãnh đạo của Đảng. 1.3.3. Nguồn nhân lực của bệnh viện hạng đặc biệt Bộ máy nguồn nhân lực của mỗi tổ chức nói chung cũng như bệnh viện hạng đặc biệt nói riêng là yếu tố quyết định chính làm nên hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức. Đội ngũ cán bộ, viên chức bệnh viện có đủ trình độ, phẩm chất, năng lực sẽ tạo điều kiện để bệnh viện hạng đặc biệt hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ và từ đó từng bước nâng cao địa vị pháp lý của mình. 1.3.4. Cơ sở vật chất, tài chính của bệnh viện hạng đặc biệt Cần đầu tư các trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho công tác khám chữa bệnh theo nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Sự đầu tư trang thiết bị cũng cần phải tối ưu, hợp lý, tránh tình trạng lãng phí, không cần thiết. 1.3.5. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quyền con người Khái niệm về hệ thống chăm sóc sức khỏe được kết nối và các thiết bị y tế thông minh mang tiềm năng to lớn không chỉ cho các bệnh viện mà còn đem lại sự phong phú trong cuộc sống của mọi người nói chung. Nhằm mục đích trao quyền cho mọi người sống cuộc sống lành mạnh hơn bằng cách đeo các thiết bị được kết nối. Dữ liệu được thu thập sẽ giúp phân tích cá nhân hóa sức khỏe một cá thể và cung cấp các chiến lược phù hợp để giúp chống lại bệnh tật. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặc biệt tác động đến các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật. Đây là các nhóm cần sự hỗ trợ đặc biệt trong việc tiếp cận và thực hiện quyền con người. Sự ra đời của công nghệ số với các nền tảng trực tuyến có thể góp phần thúc đẩy bình đẳng giới thông qua việc hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thông tin, giáo dục và kết nối với các cơ hội phát 10 triển, nhưng cũng làm tăng nguy cơ bị tấn công, quấy rối, bạo lực tình dục qua mạng. Công nghệ có thể cung cấp cơ hội học tập và thông tin cho trẻ em nhưng đồng thời cũng làm phát sinh nhiều rủi ro mới cho quyền trẻ em, bao gồm sự gia tăng tình trạng nô lệ hiện đại, bóc lột lao động trẻ em, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em qua mạng, buôn bán trẻ em và nhiều vi phạm khác về quyền riêng tư của trẻ em. 1.4. Một số kinh nghiệm của các bệnh viện hạng đặc biệt trên thế giới và giá trị tham khảo cho bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam Từ những kinh nghiệm phong phú của hệ thống y tế các nước trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với Việt Nam như: Thứ nhất, cần chú trọng đến hệ thống BHYT quốc gia. Triển khai BHYT tới 100% người dân, tích cực đẩy mạnh hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thứ hai, sự chỉnh chu trong hệ thống y tế và vấn đề tài chính y tế của các quốc gia khác mở ra cho Việt Nam bài học về sự liên kết chặt chẽ trong hệ thống y tế của bệnh viện cũng như giữa các bệnh viện với nhau. Thứ ba, cần có chế độ đãi ngộ về lương, thưởng đối với cán bộ nhân viên ngành y tế phù hợp với từng chuyên ngành, vùng miền. Thứ tư, về cách thức thanh toán dịch vụ KCB. Theo đó, tất cả các bệnh nhân nội, ngoại trú đều thanh toán viện phí thông qua hệ thống thanh toán tiền của bệnh viện. Thứ năm, nhà nước Việt Nam nên xây dựng khung giá và giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm rành mạch giữa hỗ trợ Nhà nước và phần đóng góp của người dân trong giá dịch vụ, phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh ở mỗi khu vực có mức thu nhập khác nhau, đảm bảo công bằng trong CSSK. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỆNH VIỆN HẠNG ĐẶC BIỆT BẠCH MAI 2.1. Khái quát về bệnh viện Bạch Mai 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của bệnh viện Bạch Mai 2.2. Khái quát địa vị pháp lý của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai 2.2.1. Vị trí pháp lý của bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế với cơ chế hoạt động Tự chủ kinh phí thường xuyên, được sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, Bệnh viện đang tiến hành xây dựng Đề án “Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ toàn diện”. 11 Bệnh viện Bạch Mai được thành lập theo Nghị định số 615- ZYO/NĐ/3A ngày 19/7/1955 quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ Y tế của Bộ trưởng Bộ Y tế (tiền thân là Bệnh viện Lây Cống Vọng được xây dựng từ năm 1911), được xác định lại theo Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Bệnh viện Bạch Mai được công nhận là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt theo Quyết định số 186/QĐ-BNV ngày 25/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, chịu sự quản lý nhà nước về y tế của Bộ Y tế. 2.2.2. Chức năng của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai Bệnh viện Bạch Mai với vai trò là một bệnh viện hạng đăc biệt của Việt Nam, bệnh viện có các chức năng: - Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa; phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh trong cả nước. - Đào tạo cán bộ y tế, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được phân công. - Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Thường trực Hội đồng Giám định y khoa Trung ương và chỉ đạo công tác chuyên môn về giám định y khoa đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước. 2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của bệnh viện Bạch Mai Để thực hiện chức năng trên, bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực cụ thể như sau: 2.2.3.1. Nhiệm vụ của bệnh viện hạng đặc biệt Bạch Mai Thứ nhất, trong công tác khám bệnh, chữa bệnh Trong những năm qua, bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng các kỹ thuật cao, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị. Bệnh viện đã triển khai nhiều quy trình kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong đó có những kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị tại Việt Nam và trong bệnh viện như: Phẫu thuật thay khớp gối bán phần và toàn phần sử dụng Robot Mako. Chính vì thế bệnh viện đã khám và điều trị một số lượng lớn bệnh nhân, giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của xã hội. Về công tác chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện chăm sóc thành công nhiều ca bệnh nặng nguy kịch: Ca bệnh u gan lớn phức tạp, ca bệnh hiểm nghèo suy đa tạng Triển khai hiệu quả 03 đề án cải tiến chất lượng trong công tác chăm sóc người bệnh: Dự án Hỗ trợ cải thiện chất lượng dinh dưỡng lâm sàng, Dự án nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về dự phòng và chăm sóc loét do đè ép, nâng cao năng lực thực hành lâm sàng cho điều dưỡng. Về công tác Dược, bệnh viện tiếp tục đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ trưởng Bộ Y tế về chấn chỉnh công tác cung ứng, sử 12 dụng thuốc trong bệnh viện. Thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc và hóa chất sinh phẩm đảm bảo đủ thuốc điều trị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh. Thứ hai, trong công tác nghiên cứu khoa học - Tổ chức, tham gia hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân tại địa phương và trong cả nước; - Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật. Thứ ba, trong công tác giám định y khoa Bệnh viện Bạch Mai có nhiệm vụ thực hiện theo Quyết định số 4375/QĐ-BYT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện Giám định Y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế - Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở thực hành của một số cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế; - Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam có nhu cầu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Phòng Nghiên cứu khoa học của bệnh viện Bạch Mai trong những năm qua đã giám sát chặt chẽ các nhiệm vụ khoa học công nghệ chậm tiến độ và có nguy cơ chậm tiến độ, từ đó chủ động tháo gỡ khó khăn cho các chủ nhiệm đề tài. Bệnh viện duy trì quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ tại các đơn vị thông qua hệ thống mạng lưới thư ký khoa học. Hồ sơ nghiên cứu khoa học được quản lý theo tiêu chuẩn ISO tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và đơn vị trong bệnh viện hoàn thiện về hồ sơ nghiên cứu khoa học cũng như được đánh giá tốt trong các cuộc kiểm tra của bệnh viện. Thứ năm, trong công tác chỉ đạo tuyến - Tham mưu giúp Bộ Y tế xây dựng hệ thống mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh và phòng bệnh cho các tỉnh, thành phố trong cả nước quy định tại Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản có liên quan; - Tham gia, chuyển giao hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển y tế cơ sở; - Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khu vực được phân công; - Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến khác khi được phân công. Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của bệnh viện Bạch Mai là một trong nhiều trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến được thành lập sớm nhất của bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. BV Bạch Mai đã tổ chức thành công hơn 1000 khóa đào tạo liên 13 tục với 76.678 lượt cán bộ y tế các trình độ chuyên môn từ y tá, điều dưỡng đến bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc hơn 500 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước từ tuyến trung ương đến cơ sở. Thứ sáu, nhiệm vụ hợp tác quốc tế - Chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật; - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo quy định của pháp luật. Thứ bảy, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt; - Thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Viện giám định y khoa bệnh viện Bạch Mai thực hiện chức năng khám, giám định y khoa để xác định tình trạng sức khỏe, t lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Viện đã chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa đối với cơ sở khám giám định y khoa trong toàn quốc.. Thứ tám, nhiệm vụ quản lý chất lượng bệnh viện - Áp dụng, triển khai và xây dựng kế hoạch từng bước thực hiện theo Tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành và các tiêu chuẩn chất lượng khác có liên quan; - Tự đánh giá chất lượng, công khai chất lượng hoạt động Bệnh viện và chịu sự kiểm định chất lượng của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan khác; - Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng của bệnh viện; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ do bệnh viện cung cấp. Thứ chín, nhiệm vụ quản lý bệnh viện - Phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển bệnh viện, tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế; - Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật; 14 - Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện; sử dụng nguồn thu từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi hoạt động của bệnh viện, chi trả lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của bệnh viện theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; - Tạo thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, các Hợp đồng liên danh, liên kết, xã hội hóa và các dự án đầu tư trong nước và quốc tế. 2.2.3.2. Quyền hạn của bệnh viện Bạch Mai Thứ nhất, bệnh viện được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo sự phân cấp của Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế và trước pháp luật về hoạt động của Bệnh viện. Nghị định 43/2006/NĐ-CP là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị sự nghiệp nói chung và bệnh viện Bạch Mai nói riêng đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính. Theo đó, nguồn tài chính đầu tư cho bệnh viện Bạch Mai bao gồm: - Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: thu phí, lệ phí; thu dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ hoạt động dịch vụ; thu khác - Nguồn khác Bảng 2.3: Các nguồn tài chính của bệnh viện Bạch Mai (2015 – 2018) Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016 - 2015 (%) Năm 2017 So sánh 2017 -2016 (%) Năm 2018 So sánh 2018 - 2017 (%) I Số thu (gồm viện phí và dịch vụ) 2.725.326 3.481.200 127 4.086.108 117 4.322.204 105,78 1 Viện phí 2.355.672 2.831.468 120 3.425.395 121 3.659.445 106.57 -Thu trực tiếp 787.978 830.932 946.797 937.452 99 -Thu BHYT 1.567.693 2.000.535 2.478.597 2.721.993 110 2 Thu dịch vụ khác (thu bổ sung nguồn kinh phí NN cấp) 369.64 649.71 175 660.713 102 662.758 100,31 (Nguồn: Báo cáo tài chính của bệnh viện Bạch Mai) Theo báo cáo hiệu quả tài chính năm 2018, tổng số thu năm 2018 là hơn 4.322 t đồng đạt 105,78% so với năm 2017 (4.086 t đồng). Trong đó tổng thu viện phí và BHYT là 3.659 t (năm 2017: 3.425 15 t ); Thu từ các hoạt động dịch vụ khác: 662 t (năm 2017: 660 t ). Mức chi năm 2018 cũng đạt 108,7% so với 2017 ( tăng từ hơn 3.200 t đồng lên hơn 3.400 t đồng) nhưng chênh lệch thu chi năm 2018 vẫn giảm so với 2017. Thứ hai, bệnh viện được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi khi thực hiện các hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và đào tạo nhân lực y tế. Thứ ba, được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn và các công tác khác theo quy định của pháp luật, được đưa ra những kết luận khoa học làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý và ứng dụng thực tiễn. Thứ tư, ký kết các hợp đồng liên danh, liên kết, hợp tác với các đơn vị, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và các chuyên gia trong nước và ngoài nước để phục vụ có hiệu quả trong công tác khám, chữa bệnh và đào tạo chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện theo quy định của pháp luật. Thứ năm, ký kết các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, dài hạn với các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động Bệnh viện theo quy định của pháp luật. Thứ sáu, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Khởi kiện các hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của bệnh viện và các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2.2.4. Thực trạng mối quan hệ phối hợp của bệnh viện Bạch Mai với các bệnh viện khác Trong thời gian qua, bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động liên lạc, giao dịch với các tổ chức, nhà tài trợ trong và ngoài nước về lĩnh vực y tế; tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế; tổ chức các buổi báo cáo về nội dung hoạt động của các đoàn và cá nhân được bệnh viện cử đi nước ngoài về. Về quản lý, theo dõi, xây dựng và thực hiện các dự án tài trợ quốc tế: Bệnh viện phối hợp với các đơn vị trực thuộc bệnh viện xây dựng và trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch đối ngoại và hợp tác quốc tế dài hạn và hàng năm; giúp Giám đốc theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế của bệnh viện; các chương trình, dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc bệnh viện cập nhật thông tin về nguồn tài trợ, lĩnh vực ưu tiên tài trợ của các tổ chức quốc tế và xây dựng mạng lưới đối tác quốc tế trong lĩnh vực y tế; chủ trì, phối hợp với nhà tài trợ quốc tế và các đơn vị trực thuộc Bệnh viện xây dựng các dự án trong lĩnh vực y tế do bệnh viện chủ trì, trình Giám đốc phê duyệt; chủ trì, phối hợp thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo phân công của Giám đốc. 16 Về đoàn ra, đoàn vào: bệnh viện xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí và tổ chức thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đón, tiếp khách quốc tế đến làm việc với Bệnh viện; Chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và các điều kiện khác để Ban Giám đốc làm việc với các đối tác nước ngoài. Soạn thảo văn bản ký kết, tổ chức ký kết giữa Bệnh viện với các đối tác nước ngoài; Tiếp nhận quà tặng và chuẩn bị quà tặng cho khách nước ngoài; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, đề xuất với Giám đốc cử cán bộ, viên chức, người lao động hợp đồng thuộc bệnh viện đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài hoặc tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế; Làm đầu mối quản lý người nước ngoài đến làm việc, học tập, nghiên cứu tại bệnh viện theo kế hoạch hợp tác giữabệnh viện với các tổ chức quốc tế; Xây dựng, trình Giám đốc ban hành theo thẩm quyền các quy chế quản lý viên chức, cán bộ hợp đồng đi nước ngoài; quy chế quản lý người nước ngoài làm việc tại các chương trình, dự án của bệnh viện theo quy định của pháp luật; tổ chức theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi quy chế được ban hành. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Ưu điểm Bệnh viện Bạch Mai đang phát triển xứng tầm là Bệnh viện đa khoa hiện đại theo tiêu chuẩn của các nước có nền y học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm y tế chuyên sâu về kỹ thuật y học, đào tạo và nghiên cứu khoa học y học; hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách, đặc biệt người nghèo; bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế tốt nhất. Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng môt cách thống nhất trong nội bộ bệnh viện với các mức chi phù hợp với tình hình tài chính, hoạt động cho bệnh viện. Bệnh viện đã sử dụng rất hiệu quả nguồn lực theo hướng tích cực đó là tăng thu và tiết kiệm chi. Việc thực hiện tự chủ gắn với tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc; Tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản công đúng mục đích, có hiệu quả; Thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của viên chức và người lao động giúp bệnh viện hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế giao phó. Kết quả thanh tra, kiểm toán cho thấy bệnh viện không có dấu hiệu tham ô, lãng phí, tham nhũng, làm thất thoát tài sản của Nhà nước. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành tựu tích cực đạt được, bệnh viện Bạch Mai vẫn còn tồn tại một số bất cập ảnh hưởng đến địa vị pháp lý bệnh viện hạng đặc biệt. 17 Một là, Bất cập về cơ chế tổ chức bộ máy Bệnh viện Bạch Mai vẫn chưa tuyển đủ số nhân lực theo định mức tối thiểu trên giường bệnh được giao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng nhân lực. Chủ trương giao bệnh viện tiến hành tự chủ nhưng vẫn áp định mức giảm biên chế. Cơ cấu tổ chức các phòng ban chức năng giúp việc cho Giám vẫn đốc còn cồng kềnh, chồng chéo nhiệm vụ. Nguyên nhân của bất cập này là do: Khi thực hiện quá trình tự chủ vẫn còn tồn tại bất cập từ chính sách cho đến thực tế. Đầu tiên phải nhắc tới việc bệnh viện Bạch Mai được giao tự chủ về tài chính nhưng lại chưa được giao tự chủ về các nội dung khác như: bộ máy, tổ chức, cơ chế thu, tuyển dụng và sử dụng nhân lực, Ban giám đốc chưa được tự ý quyết định về phần nhân sự, có thể được thành lập, sáp nhập, hủy bỏ hay không. Bệnh viện chưa được tự thỏa thuận trả tiền lương cho người lao động trên vị trí việc làm, phù hợp với luật, quy định tối thiểu, tối đa mà bệnh viện được phép. Hai là, bất cập trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Thứ nhất là cơ chế tự chủ tài ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_dia_vi_phap_ly_cua_benh_vien_hang_dac_biet.pdf
Tài liệu liên quan