Các văn kiện trong các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII,
IX, X, XI, XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra yêu cầu đổi mới tổ
chức và hoạt động của CQĐP. Cần nhận thức đầy đủ và hiện thực hóa
nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp
và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà
nước ở tất cả các cấp của bộ máy nhà nước nói chung và đặc biệt là chính
quyền cấp xã – đơn vị hành chính cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống
CQĐP ở nước ta. Bởi đây là đơn vị có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội
của địa phương; là đơn vị hành chính nằm ở vị trí thấp nhất trong hệ thống
chính trị nhưng lại có số lượng đông nhất, có diện tích nhỏ nhất, dân số ít
nhất nhưng lại có tính liên kết cộng đồng cao nhất trong các tổ chức hành
chính ở nước ta
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền hạn của HĐND cấp xã.
Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc phát triển kinh tế địa
phương. HĐND cấp xã được ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã đã được phân công, phân cấp.
7
Thứ hai, HĐND cấp xã quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn
cấp xã hội, đấu tranh, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp
luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong vi phạm được phân
quyền, biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự
do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
công dân trên địa bàn xã.
Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức, nhân sự và xây dựng chính
quyền như: HĐND cấp xã có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức
danh trong cơ quan chính quyền cấp xã như: Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ
tịch HĐND xã, Trưởng Ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã. Bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND cấp xã và các
Ủy viên UBND xã. HĐND có nhiệm vụ lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND cấp xã bầu (Chủ tịch HĐND
xã, Phó Chủ tịch HĐND xã, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của HĐND xã,
Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND cấp xã và các Ủy viên ban nhân
dân xã). HĐND có quyền bãi nhiệm Đại biểu HĐND cấp xã và chấp nhận
việc Đại biểu HĐND cấp xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Thứ tư, xuất phát là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ
quan do nhân dân trực tiếp bầu ra, do đó HĐND cấp xã có thẩm quyền
trong việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, dự
toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường
hợp cần thiết phê chuẩn quyết toán ngân sách và quyết định chủ trương đầu
tư chương trình, dự án của trong phạm vi được phân quyền.
Thứ năm, HĐND cấp xã được thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã;
giám sát hoạt động của Thường trực HĐND và UBND cùng cấp, các Ban
pháp chế, Ban kinh tế - xã hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật của
UBND cùng cấp.
Thứ sáu, HĐND cấp xã có quyền bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn
bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp.
1.2.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của UBND
1.2.2.1. Tổ chức UBND cấp xã
Về cơ cấu UBND cấp xã được quy định tại Điều 34 luật Tổ chức
CQĐP 2015 gồm Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND và Phó Chủ
tịch các Ủy viên phụ trách quân sự và Ủy viên phụ trách công an. Đối với
UBND xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch đối với xã loại II và loại III
có một Phó Chủ tịch. UBND tổ chức ra cơ quan Thường trực của UBND
dân, cơ quan này được hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ của
HĐND cùng cấp.
1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã
8
Xuất phát từ vị trí của UBND cấp xã là cơ quan chấp hành và cơ quan
hành chính nên UBND cấp xã có những chức năng chủ yếu là: Quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật và tổ
chức việc thi hành pháp luật, nghị quyết của HĐND cùng cấp để thực hiện
các chức năng trên UBND được phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo
những nguyên tắc nhất định, khi đó UBND xã thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 35 Luật Tổ chức CQĐP 2015,
UBND xã thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng, trình HĐND xã quyết
định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và
tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND xã; Tổ chức thực hiện ngân
sách địa phương; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp
trên phân cấp, ủy quyền cho UBND xã.
1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong
điều kiện cải cách hành chính nhà nƣớc - Yêu cầu cấp bách hiện nay
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung cải cách hành chính
Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ
thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều
đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi
như sáng kiến, thay đổi
1.3.1.1. Khái niệm, đặc điểm cải cách hành chính.
Cải cách hành chính, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu
dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động
tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của
mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ
máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quản quản
lý nhà nước.
1.3.1.2. Nội dung cải cách hành chính
* Cải cách thể chế
Thể chế ở đây được hiểu là toàn bộ các quy định của pháp luật về việc
xây dựng các thiết chế và tổ chức thực hiện chúng trong quá trình thực thi.
Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quy trình này ở nước ta từ trước đến nay còn nhiều bất cập, ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực thi pháp luật và hiệu quả của hệ thống pháp luật.
* Cải cách tổ chức bộ máy hành chính từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng
Hệ thống cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương, đứng
đầu là Chính phủ - cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất cần được xác
định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ; việc phân công, phân cấp giữa Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của người đứng đầu
9
các bộ, ngành; phân cấp Chính phủ với CQĐP phải “trên cơ sở tách chức
năng quản lý Nhà nước với hoạt động kinh doanh, xúc tiến việc đổi mới tổ
chức bộ máy, cơ chế hoạt động và quy chế làm việc của các cơ quan Nhà
nước; phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với nâng cao tính tập
trung thống nhất trong việc ban hành thể chế”.
* Đổi mới, nâng cao chất lƣợng cán bộ, công chức
Đây là nội dung mang tính “động lực” cho quá trình cải cách hành
chính. Bởi lẽ,“cán bộ quyết định tất cả”. Tuy nhiên, đổi mới, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải được đặt trong lộ trình phát triển
kinh tế – xã hội của từng thời kì, có bước đi thích hợp.
* Cải cách tài chính công
Phải khắc phục ngay thực trạng: công tác quản lý tài chính lỏng lẻo;
trình tự thủ tục đầu tư rất phức tạp, rườm rà; hoạt động thanh tra, kiểm tra
không thường xuyên, không cương quyết; hoạt động kiểm toán không duy
trì, thậm chí không được coi trọng.
1.3.2. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới tổ chức và hoạt động
của chính quyền cấp xã trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước
1.3.2.1. Yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước
- Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính nền hành chính nhà
nước ở nước ta trong quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu
cực, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng nhu
cầu của nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao,
thể hiện trên các mặt:
- Trong công cuộc đổi mới Nhân dân đòi hỏi và mong muốn được
thực hiện quyền làm chủ hợp pháp một cách đầy đủ, được yên ổn sinh
sống, làm ăn trong môi trường an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền
hà, sách nhiễu, được đảm bảo cung cấp các dịch vụ công một cách đầy đủ
và có chất lượng. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải phát huy dân chủ, thu hút
sự tham gia của người dân vào quản lí nhà nước và phải công khai, minh
bạch trong các hoạt động của mình.
1.3.2.2. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
- Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Toàn cầu hoá là một quá
trình khách quan có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các quốc gia. Quá trình
này khiến cho các quốc gia trên toàn thế giới trở nên gần nhau hơn, quan
hệ với nhau chặt chẽ hơn và sự thẩm thấu, phụ thuộc vào nhau cũng nhiều
hơn.
- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh
tế thị trường định hướng XHCN Cải cách hành chính hướng tới việc nâng
cao khả năng hoạt động của bộ máy hành chính để giúp cho quá trình quản
10
lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn, trước hết là quản lý nền kinh tế, định
hướng cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ: Những ảnh hưởng của cách
mạng kỹ thuật – công nghệ có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hôi,
trong đó có hoạt động quản lý.
1.3.2.3. Chính quyền cấp xã với cải cách hành chính
Việc triển khai thực hiện phải đồng bộ trên tất cả 6 nhiệm vụ từ cải
cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy; xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính
công và hiện đại hóa hành chính.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Phủ Lý
2.1.1. Về địa lý
Thành phố Phủ Lý là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế và là đô thị
loại 2 của tỉnh Hà Nam, nằm trên quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam
đi qua, là nơi gặp gỡ của 3 con sông: sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ
rất thuận lợi về giao thông thủy - bộ.
Tiếp giáp: Phía Đông Giáp huyện Bình Lục, phía tây giáp huyện Kim
Bảng, phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, phía bắc giáp huyện Duy Tiên,
Thành phố Phủ Lý có vị trí địa lý kinh tế, chính trị khá thuận lợi để phát triển.
Thành phố Phủ Lý có 8.763,95 ha diện tích tự nhiên, với 21 đơn vị
hành chính gồm:
- 11 phường: Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần
Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Quang Trung, Thanh Châu, Liêm Chính, Châu
Sơn, Nam Hạ, Thanh Tuyền;
- 10 xã: Liêm Trung, Phù Vân, Tiên Tân,Tiên Hiệp, Tiên Hải, Đinh
Xá, Trịnh Xá, Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Kim Bình. Thành phố Phủ Lý nằm
ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven núi trên địa hình của Thành phố chia
làm nhiều khu vực hai bên bờ các con sông, Phủ Lý nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa, trên địa bàn thành phố Phủ Lý có hai tôn giáo chính là phật
giáo và Thiên Chúa Giáo.
Thành phố Phủ Lý có 136.654 nhân khẩu, chiếm 15,46% dân số toàn
tỉnh, trong đó dân số thành thị chiếm 59%. Nguồn nhân lực của Thành phố
Phủ Lý khá dồi dào, hiện nay dân số trong độ tuổi lao động là 38.500
người chiếm 51% dân số. Nhìn chung dân cư của Phủ Lý có trình độ học
vấn cao nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, số lao động có kỹ
11
thuật không nhiều. Do vậy cần có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân
lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị xã theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa trong tương lai.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Phủ Lý có tiềm năng đất xây dựng khá lớn. Ngoài một
số đất nông nghiệp kém hiệu quả có thể chuyển mục đích xây dựng, Phủ
Lý còn khả năng mở rộng hàng trăm hecta đất xây dựng ở các xã Phù Vân,
Châu Sơn, Thanh Châu và một số khu vực dọc đường 1A, đường 21..
Tài nguyên nước: Nằm ở ngã ba Sông Đáy, Sông Nhuệ, sông Châu và
có nhiều ao hồ nên Phủ Lý có nguồn nước mặt dồi dào, là điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế và dân sinh.
Tài nguyên khoáng sản: Do nằm kề khu vực có nguồn vật liệu xây
dựng lớn như đá vôi Kiện Khê, Thanh Tân (Thanh Liêm), đá xây dựng
Kiện Khê - Thanh Liêm, xi măng Bút Sơn (Kim Bảng), để sản xuất xi
măng và có nguồn tài nguyên đất sét để sản xuất gạch ngói ở Khả Phong,
Ba Sao (Kim Bảng) và các nguồn vật liệu xây dựng khác.
Tiềm năng du lịch: Phủ Lý nằm trong khu vực có tài nguyên du lịch
khá phong phú, kể cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch tâm
linh như khu du lịch tâm linh Tam Chúc-Ba Sao (Kim Bảng), vực Kẽm
Trống (Thanh Liêm), núi Cấm - Ngũ Động Sơn (Kim Bảng), động Cô Đôi
(Kim Bảng), núi Đọi (Duy Tiên) và nhiều di tích lịch sử gắn với các lễ hội
khác.
2.1.3. Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội
Theo báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2019 của thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam:
- Tổng thu ngân sách ước đạt 783,218 tỷ đồng. Trong đó số thu theo
phân cấp cho thành phố đạt 499,968 tỷ đồng vượt 15,1% kế hoạch, vượt
6,45% so với Nghị quyết HĐND Thành phố Phủ Lý giao; tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trong đó công nghiệp tăng 15-16%, nông nghiệp tăng
khoảng 4% năm và dịch vụ tăng 20%. Cơ cấu kinh tế cũng đang có bước
chuyển đổi tích cực.
- Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP tăng dần và đạt 37,4%,
dịch vụ đạt 50,3%, nông nghiệp giảm xuống còn 12,3% so với cùng kỳ.
- Giá trị sản xuất ước đạt 138, bằng 100% so với kế hoạch giá trị gia
tăng bình quân đầu người đạt 41,65 triệu đồng/người/năm, đạt 100% kế
hoạch tăng 11,7%.
- Tổng số lao động được giải quyết việc làm mới đạt 2121/2.100
người và giải quyết việc làm làm thêm đạt 2175/2150 người vượt 1% so
với cùng kỳ năm trước.
12
Các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền, thể dục thể thao đã đáp
ứng được nhiệm vụ chính trị và thực tiễn cuộc sống. 100% số xã, phường
đã có trạm y tế (trong đó có 11/12 trạm đã được kiên cố hóa); 100% thôn,
xóm có y tá hay bác sĩ ; 81% đạt hộ gia đình văn hóa; 100% số xã phường
đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; 7 trường đạt chuẩn quốc gia; số
học sinh giỏi quốc gia ngày càng tăng.
2.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội
tới chính quyền cấp xã thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
2.1.4.1. Ảnh hưởng tích cực
Với vị trí thuận lợi, đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên và điều kiện
phát triển kinh tế xã hội hiện nay, thành phố Phủ Lý là một thành phố trẻ
năng động có rất nhiều điều kiện, yếu tố thuận lợi để phát triển.
Ngoài ra, các đặc điểm, tình hình trên sẽ tạo thuận lợi cho công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, đảm bảo các phát sinh, vướng mắc tại các xã
được phát hiện nhanh chóng, qua đó theo dõi nắm chắc tình hình thực thi
nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã, đảm bảo ban hành các chế độ,
chính sách phù hợp, khen thưởng kịp thời những người có thành tích. Xử
lý nghiêm những người có hành vi vi phạm.
2.1.4.2. Những khó khăn
+ Hệ thống giao thông còn một số nơi chưa được bê tông hóa, việc
đi lại của Nhân dân và cán bộ, công chức tại địa phương còn gặp một số
khó khăn.
+ Chất lượng đội ngũ lao động thấp, nhiều vấn đề văn hóa - xã hội cần
được tập trung giải quyết như: việc làm, đói nghèo, tệ nạn xã hội, thiên tai
do đó, sự tập trung của địa phương cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã có mặt chưa tốt.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường
vốn, công nghệ, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong khi đó
những kiến thức về các mặt công tác này của đa số cán bộ, công chức cấp xã
còn hạn chế, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh.
+ Kinh tế của thành phố tuy có bước phát triển quan trọng, nhưng
điểm xuất phát lại thấp
Trình độ dân trí cấp xã, phường vẫn còn thấp so với đồng bằng sông
Hồng và so với cả nước, vì vậy khi tạo nguồn, bổ sung cho đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã sẽ khó đạt tiêu chuẩn đặt ra, gây ra một sức ép lớn trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh sau này.
13
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo quy
định hiện hành
Về cơ bản, luật Tổ chức CQĐP 2015 bước đầu đã có sự phân công
quản lý hợp lý. Tuy nhiên, Hiến pháp và Luật tổ chức Chính quyền địa
phương năm 2015 vẫn chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc,
thực tiễn hoạt động CQĐP có nhiều bất cập như: thẩm quyền quyết định
ngân sách vẫn thuộc về Trung ương (đơn cử như quyền quyết định các sắc
thuế, mức thuế suất, nhiệm vụ chi.), CQĐP chỉ được quyền quyết định
đối với một số loại phí, lệ phí nhỏ mà trung ương quy định khung tình trạng
các cơ quan chính quyền cấp trên chuyển giao nhiệm vụ cho chính quyền cơ
sở cấp dưới theo cơ chế chuyển giao nhiệm vụ nhưng không đảm bảo nguồn
lực để thực hiện các nhiệm vụ đó.
2.2.1. Thực trạng về tổ chức hoạt động và nhân sự HĐND xã
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của HĐND cấp xã
Sơ đồ 2.1: Tổ chức HĐND cấp xã
HĐND cấp xã có thường trực HĐND gồm: 01 chủ tịch, một phó chủ
tịch HĐND, 02 ban là ban Pháp chế và ban Kinh tế - xã hội, các đại biểu
HĐND.
Có thể thấy, việc thành lập Ban đối với HĐND là cần thiết, nhưng bên
cạnh việc đảm bảo về số lượng của các ban Ban HĐND, cần chú trọng đế
chất lượng của Ban, cần bố trí thành viên của các Ban phải là người am
hiểu lĩnh vực làm nòng cốt hoặc lựa chọn những đại biểu là trí thức có
trình độ chuyên môn phù hợp tham gia hoạt động của Ban. Song song với
đó, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho
thành viên các ban.
2.2.1.2 Đội ngũ đại biểu HĐND
* Cơ cấu thành phần đại biểu HĐND cấp xã
Luật Tổ chức CQĐP 2015 quy định tiêu chuẩn của đại biểu HĐND
các cấp tại Điều 7, còn số lượng đại biểu HĐND các cấp được quy định cụ
thể cho mỗi cấp. Đối với HĐND cấp xã, số lượng được quy định từ 15 đến
không quá 35 đại biểu theo khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 60, Khoản 1
điều 67 Luật Tổ chức CQĐP 2015.
14
* Đại biểu HĐND cấp xã thành phố Phủ Lý nhiệm kỳ 2016-2021:
Đại biểu HĐND cấp xã thành phố Phủ lý nhiệm kỳ 2016-2021 được
thể hiện qua Bảng 2.1; Bảng 2.2; Bảng 2.3 dưới đây:
Số đại
biểu ấn
định
Đại biểu trúng cử
Tái cử
(tỷ lệ so với số
người trúng cử)
Tự ứng cử
Số lượng
Tỷ lệ đạt
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
530 513 96.8 276 53,8 0 0
Bảng 2.1: Đại biểu HĐND cấp xã được bầu của thành phố Phủ Lý
nhiệm kỳ 2016-2021
Số đại
biểu
ấn
định
Đại biểu trúng
cử
Đại biểu Nữ
Đại biểu
Dân tộc
thiểu số
Trẻ tuổi
(dưới 25
tuổi)
Đại biểu
là người
ngoài Đảng
Số
lượng
Tỷ lệ
đạt
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
530 513 96.8 140 27,29 13 2.4 91 17,74 66 12,87
Bảng 2.2: Cơ cấu thành phần đại biểu HĐND cấp xã thành phố Phủ
Lý nhiệm kỳ 2016-2021
Tổng số đại
biểu
(người)
Trình độ học vấn
(tỷ lệ %)
Trình độ lý luận chính trị
(tỷ lệ %)
Dưới
đại
học
Đại
học
Sau
đại
học
Sơ cấp/
chưa
qua đào
tạo
Trung
cấp
Cao
cấp
513 67 32 1 49 50 1
Bảng 2.3 Chất lượng đại biểu hội đồng nhân cấp xã thành phố Phủ Lý,
nhiệm kỳ 2016-2021
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, số lượng đại biểu được bầu trúng cử là
513/530 đạt tỷ lệ khá cao: 96.8%. Tỷ lệ đại biểu tái cử cũng ở mức khá cao
53,8%. Trong kỳ bầu cử không có đại biểu tự ứng cử.
Về cơ cấu thành phần:
15
Một số cơ cấu, số lượng phân bổ đại biểu tại một số xã, phường chưa
đạt được như định hướng ban đầu, nhất là đại biểu nữ, cả thành phố tỷ lệ
đại biêu là nữ chỉ chiếm 27,29%;
2.2.1.2 Hoạt động của HĐND cấp xã theo quy định hiện hành
Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định tại Hiến pháp 2013
và luật tổ chức CQĐP 2015, HĐND cấp xã ở các địa phương trên cả nước đã
thực hiện theo thẩm quyền được giao quyết định nhiều vấn đề tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. HĐND cấp xã thực hiện
chức năng nhiệm vụ của mình thông qua việc triển khai các hoạt động của
các bộ phận cấu thành, đó là: hoạt động của đại biểu HĐND, hoạt động của
thường trực HĐND, hoạt động của các Ban HĐND. Các bộ phận trên hoạt
động thông qua các hình thức như kỳ họp (hình thức chủ yếu và quan trọng
nhất), hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri (trước và sau kỳ họp), chất vấn, tiếp
nhận đơn thư của công dân và theo dõi quá trình giải quyết đơn thư
2.2.2. Thực trạng về tổ chức hoạt động và nhân sự UBND xã
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của UBND cấp xã
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy UBND cấp xã có 1 phó Chủ tịch
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy UBND cấp xã có 2 phó Chủ tịch
16
2.2.2.2. Hoạt động của UBND cấp xã theo quy định pháp luật hiện
hành
* Hoạt động của UBND cấp xã
Ngay sau khi luật Tổ chức CQĐP có hiệu lực, UBND cấp xã khẩn
trương tiến hành phân công Chủ tịch, các Phó chủ tịch và từng thành viên
khác của UBND phụ trách các lĩnh vực chuyên môn; xác định nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn theo chỉ đạo của chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nghị
quyết của HĐND cùng cấp; xử lý kịp thời những vấn đề cấp thiết đảm bảo
an sinh xã hội của địa phương.
* Hoạt động tập thể của UBND cấp xã:
UBND cấp xã họp mỗi tháng một lần. Đây là hình thức quan trọng
nhất của UBND cấp xã vì phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được
thực hiện tại phiên họp như: chương trình công tác của UBND hàng năm
hoặc trong cả nhiệm kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dự toán ngân
sách quyết toán ngân sách; kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình trọng
điểm các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND cấp xã. Theo quy định
tại khoản 4 điều 5 luật tổ chức CQĐP 2015 thì: “UBND hoạt động theo chế
độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm của chủ tịch UBND”
* Phạm vi, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã.
Các chức năng, nhiệm vụ của UBND được thực hiện bằng chính khả
năng tổ chức và hoạt động của tập thể UBND của từng thành viên. không
thể nói hoạt động của nào quan trọng hơn hoạt động nào nhiệm vụ của
UBND chỉ có thể hoàn thành được bởi tất cả các hoạt động của từng thành
viên. Luật Tổ chức CQĐP 2015 cũng như luật tổ chức HĐND và UBND
trước đó đã dành những quy định riêng để quy định về nhiệm vụ, quyền
hạn của Chủ tịch UBND cũng như các thành viên của UBND. Luật tổ chức
CQĐP 2015 đã dành riêng các điều 121, 122, 123 để quy định cụ thể về
trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành
viên khác của UBND.
2.2.2.3. Nhân sự của UBND cấp xã thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ thành phố Phủ Lý, số lượng
cán bộ, công chức UBND xã tính hết tháng 5 năm 2019 là 411 công chức.
STT Chức danh Số lƣợng
1 Cán bộ cấp xã 200
2 Công chức chuyên môn cấp xã 211
3 Tổng số 411
Bảng 2.4: Số lượng cán bộ, công chức xã thành phố
tính đến hết tháng 6/2019 (đơn vị tính: người)
17
Căn cứ theo số dân mà mỗi chức danh cán bộ, công chức chuyên môn
tại cấp xã được bố trí số lượng tương ứng. Với xã, phường loại 1 được cơ
cấu 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch UBND. Xã, phường loại 2 được cơ cấu 01
chủ tịch và 01 phó chủ tịch UBND.
Số lượng công chức xã tính trung bình theo chức danh tại các xã,
phường của thành phố hiện nay tương đối đủ. Song thực tế, nhiều xã được
cơ cấu công chức tại một chức danh nhiều hơn 1 người, nhưng sau khi
được tuyển dụng và công tác một thời gian lại xin điều chuyển vì điều kiện
gia đình, cá nhân hoặc do trưng tập về các phòng ban tại huyện, thành phố,
vì vậy tại nhiều xã một số chức danh thiếu công chức, trong khi số lượng
biên chế lại đủ.
Trình độ
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
Lý luận chính trị
Cao cấp 05 1.2
Cử nhân 3 0.7
Trung cấp 350 85.2
Sơ cấp/ Chưa qua đào tạo 53 12.9
Quản lý nhà nƣớc
Chuyên viên chính 01 0.4
Chuyên viên 122 29.6
Chưa qua đào tạo 289 70
Chuyên môn
Đại học 248 60.3
Cao đẳng 11 2.7
Trung cấp 139 33.8
Sau đại học 13 3.2
Bảng 2.5: Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã thành phố Phủ Lý
* Về trình độ chuyên môn:
Trình độ lý luận chính trị: Từ Biểu 2.2 có thể thấy trình độ lý luận
chính trị của cán bộ công chức cấp xã thành phố Phủ Lý tương đối đồng
đều, cán bộ công chức có trình độ Trung cấp lý luận chính trị chiếm đa số
tuyệt đối trong cơ cấu: 85.2%, số lượng cán bộ, công chức chưa qua đào
tạo hoặc ở trình độ sơ cấp chiếm tỉ lệ thứ 2: 12.9%. Trình độ cử nhân và
cao cấp lý luận chính trị chiếm tỉ lệ và số lượng khiêm tốn – 2 bậc này chỉ
chiếm chưa đến 3%.
18
*Về độ tuổi:
Độ tuổi
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ (%)
30 tuổi trở xuống 49 11.9
Từ 31 đến 40 133 32.4
Từ 41 đến 50 127 30.9
Từ 51 đến 60 102 24.8
Bảng 2.6: Biểu đồ cơ cấu cán bộ, công chức theo độ tuổi (đơn vị tính: %)
30 tuổi trở xuống
Từ 31 đến 40
Từ 41 đến 50
Từ 51 đến 60
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu cán bộ, công chức theo độ tuổi (đơn vị tính: %)
Từ Bảng số liệu và Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi của cán bộ, công chức
cho thấy công chức cấp xã phần lớn là những công chức có thâm niên công
tác lâu năm. Những công chức trẻ có ưu điểm là được đào tạo chuyên sâu
về trình độ chuyên môn, 100% có trình độ đại học và có trình độ lý luận
chính trị từ trung cấp trở lên, bổ sung công chức trẻ, được đào tạo cơ bản
cho các xã, phường và thay thế đội ngũ cán bộ, công chức đến tuổi nghỉ
hưu tại các cơ quan hành chính, công chức được tuyển dụng với hình thức chính
là thi tuyển.
Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân:
Trong thời gian qua, chính quyền của 21 xã, phường của thành phố
Phủ lý đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp để chủ động tổ chức
thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp phần tích cực cải thiện điều kiện sản
xuất, kinh doanh của người dân, tạo việc làm, giảm nghèo và giải quyết các
vấn đề xã hội khác ở địa phương; thực hiện có hiệu quả các chương trình
mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo nâng
cao đời sống nhân dân; hỗ trợ hình thành các mô hình kinh tế mới như
trang trại, làng sinh thái, làng nghề, làng nông nghiệp công nghệ cao
thúc đẩy sự biến cố về cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_doi_moi_to_chuc_va_hoat_dong_cua_chinh_quye.pdf