Tóm tắt Luận văn Đường Hồ Chí Minh trên biển (1959-1965)

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Lưí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 6

6. Đóng góp của luận văn 7

7. Bố cục của luận văn 7

Chương một

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC-

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN(1959-1962)9

1.1. Đôi nét về tình hình cách mạng miền Nam trong những năm đầu kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước và yêu cầu chi viện chiến trường9

1.1.1. Tình hình cách mạng miền Nam trong những năm đầu kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước9

1.1.2. Chủ trương của Đảng về công tác chi viện lực lượng và vũ khí

trang bị cho chiến trường miền Nam - Đoàn 559 được thành lập23

1.1.3. Những chiếc thuyền vượt biển từ miền Nam ra miền Bắc nhận vũ khí 30

1.2. Thành lập Đoàn 759 - tuyến vận chuyển chi viện chiến lược - đường

Hồ Chí Minh trên biển hình thành35

1.2.1. Đoàn 759 được thành lập 35

1.2.2. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, bến bãi 381.2.3. Chuyến đi trinh sát mở đường 41

Chương 2

HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC -

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN

TRONG NHỮNG NĂM TỪ 1962 ĐẾN 196546

2.1. Âm mưu, thủ đoạn phong toả trên biển Đông và vùng biển Tây Nam

của hải quân Mỹ - ngụy46

2.2. Tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển phát huy

hiệu quả vận chuyển49

2.2.1. Nhanh chóng phát triển lực lượng, phương tiện và chuẩn bị bến

bãi tiếp nhận hàng49

2.2.2. Từ chiếc tàu gỗ "Phương Đông 1" đến những chiếc tàu vỏ sắt

nâng cao hiệu quả vận chuyển52

2.2.3. Mở tuyến chi viện chiến trường Đông Nam Bộ 58

2.2.4. Đoàn 759 trực thuộc Cục Hải quân (đổi tên thành Đoàn 125), tiếp

tục đẩy mạnh vận chuyển chi viện chiến trường67

2.2.5. Mở tuyến chi viện chiến trường Khu 5 76

2.2.5.1. Chuyến mở đường vào Khu 5 giao hàng tại bến Lộ Giao(Bình Định)78

2.2.5.2. Những chuyến tàu vào Vũng Rô 80

2.3. Sự kiện Vũng Rô và phương thức vận chuyển mới 87

2.3.1. Sự kiện Vũng Rô (tháng 2-1965) 87

2.3.2. Chuyển sang phương thức vận chuyển mới 93

2.3.2.1. Địch tăng cường phong toả vùng biển phía Nam 93

2.3.2.2. Ta kịp thời chuyển phương thức vận chuyển 97

Chương 3

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA TUYẾN CHI VIỆN CHIẾN LƯỢC -

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN

GIAI ĐOẠN 1959-1965104

3.1. Quán triệt đường lối quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của 105Đảng, đề ra phương châm, phương thức vận chuyển linh hoạt, sáng tạo, phát

huy hiệu quả hoạt động vận chuyển chi viện chiến trường bằng đường biển

3.2. Dựa vào dân phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các địa

phương, ban ngành, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc

tế để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường miền Nam109

3.3. Tích cực, khẩn trương xây dựng lực lượng, coi trọng công tác huấn

luyện, đồng thời phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của mọi cán bộ, chiến

sĩ làm nhiệm vụ vận chuyển chi viện chiến trường bằng đường biển111

3.4. Tích cực nghiên cứu thiết kế, cải tiến, chế tạo các loại phương tiện

vận chuyển phù hợp với đặc điểm chiến trường và yêu cầu nhiệm vụ vận

chuyển chi viện chiến trường bằng đường biển114

3.5. Tổ chức xây dựng lực lượng tinh gọn; chỉ huy kiên quyết, linh

pdf24 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Đường Hồ Chí Minh trên biển (1959-1965), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển chi viện chiến trường bằng đường biển 114 3.5. Tổ chức xây dựng lực lượng tinh gọn; chỉ huy kiên quyết, linh hoạt và tuyệt đối giữ bí mật là những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của tuyến vận chuyển chi viện chiến trường bằng đường biển 117 KẾT LUẬN 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 PHỤ LỤC 135 Phụ lục 1 136 Phụ lục 2 137 Phụ lục 3 138 Phụ lục 4 139 Phụ lục 5 143 Phụ lục 6 145 Phụ lục 7 146 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, công tác chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam giữ vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Cùng với tuyến đường chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên bộ nổi tiếng thế giới, dân tộc ta còn lập một kỳ tích nữa trong lịch sử, đó là tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một kỳ tích có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đứng đầu; là biểu hiện của ý chí sắt đá, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trong bức điện gửi cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 1251 hải quân nhân kỷ niệm 35 năm mở đường Hồ Chí Minh trên biển (1961-1996), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá: "Năm tháng sẽ qua đi, nhưng chiến công anh hùng và sự hy sinh cao cả của các lực lượng mở đường vận tải chiến lược mang tên Bác Hồ kính yêu trên biển Đông, của những con tàu “không số”, của quân và dân các bến bãi, làm nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, sẽ mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển". [73; 349] Trong lịch sử xây dựng, hoạt động và chiến đấu anh dũng của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển, giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1965 là giai đoạn tuyến chi viện chiến lược từng bước hình thành và nhanh chóng đi vào hoạt động. Kết quả vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường giai đoạn này chẳng những có ý nghĩa chiến đấu, chiến dịch mà còn có ý nghĩa chiến lược to lớn. Trong khi tuyến vận chuyển trên Trường Sơn đang trong giai đoạn soi đường, chủ yếu vận chuyển bằng phương thức gùi thồ và gặp rất nhiều khó khăn do địch ngăn chặn thì tuyến chi viện chiến lược trên biển lại có những đóng góp to lớn, hiệu quả, với khối lượng lớn vũ khí chi viện chiến trường miền Nam và vận chuyển trực tiếp cho các địa bàn chiến lược mà tuyến chi viện trên bộ chưa thể vươn tới được. Nhờ đó đã góp phần bảo đảm cho quân và dân ta ở miền Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - nguỵ. Những đóng góp hiệu quả của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển giai đoạn 1959-1965 đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, vượt lên những tính toán thông thường về chiến tranh của chính quyền Mỹ - ngụy, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hôm nay và mai sau. Với lòng biết ơn và tri ân đối với những hy sinh, đóng góp của các thế hệ cha anh, tôi chọn: "Đường Hồ Chí Minh trên biển (1959-1965)" làm đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. Nhiều công trình đã được công bố trong và ngoài nước. 2.1. Ở trong nước, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các địa phương, đơn vị, các cấp, các ngành đều tiến hành tổng kết và biên soạn lịch sử chiến tranh, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. Theo đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu có thể phân các công trình trên theo các nhóm sau: 1. Đoàn 125 (khi mới thành lập có phiên hiệu là 759) - đơn vị trực tiếp xây dựng tuyến chi viện chiến lược và làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển. 2.1.1. Những công trình nghiên cứu ở cấp chiến lược như: - Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1996. - Ban Tổng kết chiến lược trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000. - Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H, 2005. - Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, H, 1997. - Ban Tổng kết - Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu, Tổng kết Bộ Tổng Tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, H, 1997. - Tổng cục Hậu cần, Lịch sử vận tải Quân đội nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, H, 1992. - Tổng cục Hậu cần, Lịch sử Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, H, 1995. - Tổng cục Hậu cần, Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (1954-1975), tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, H, 1999. - Tổng cục Hậu cần, Tổng kết công tác hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, H, 2001, Những công trình trên đều đề cập đến tổ chức, hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển - một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song do nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, các công trình trên không đi sâu làm nổi bật vị trí, vai trò của tuyến chi viện chiến lược trên biển trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 2.1.2. Nhiều công trình lịch sử đơn vị và địa phương cũng đề cập đến tuyến vận tải chi viện chiến lược trên biển như: - Bộ Tư lệnh Hải quân có các công trình: Lịch sử Đoàn 125 hải quân (1961- 2001), Nxb Quân đội nhân dân, H, 2002; Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị hải quân trong vận tải quân sự đường biển chi viện chiến trường miền Nam (1961 -1975), Nxb Quân đội nhân dân, H, 2004; Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H, 2005; Lịch sử Ngành kỹ thuật Hải quân nhân dân Việt Nam, tập I (1955-1975), Nxb Quân đội nhân dân, H, 2005; Các công trình của địa phương gồm có: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đường Hồ Chí Minh trên biển Bà Rịa - Vũng Tàu, Nxb Chính trị quốc gia, H, 1993; Ban chỉ huy quân sự Đồ Sơn, Thị xã Đồ Sơn - Lịch sử kháng chiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1945-2002), Nxb Quân đội nhân dân, H, 2003; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên - Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên: Vũng Rô - những chuyến tàu lịch sử, Phú Yên, 2007 và Sự kiện tàu “không số” Vũng Rô (Kỷ yếu hội thảo khoa học), Phú Yên, 2007,... Các công trình trên đã khai thác được nhiều tư liệu tốt, có giá trị nhưng chỉ đề cập từng mặt chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội... trong phạm vi của mỗi ngành, mỗi địa phương, đơn vị, nên không phản ánh được tính toàn diện của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển; nhiều số liệu và sự kiện chưa chính xác. Ngoài những công trình kể trên, còn có một số bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự; các báo Trung ương và địa phương như: Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh niên, Cà Mau, Phú Yên,... trình bày tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển theo từng góc độ, nội dung cụ thể . 2.2. Nhiều công trình của người nước ngoài viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, trong đó có đề cập đến tuyến vận chuyển chi viện chiến lược trên biển, một số đã được dịch ra tiếng Việt. Trong đó các công trình đáng chú ý là: - Giôn Pho và Rô-bớt Uy-li-am (John Forbes and Robert Williams), Lực lượng trên sông (Force in river), Nxb Bantani Books, New York, bản dịch của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, 1987. - Ga-bi-en Côn-cô (Gabriel Kolko), Giải phẫu một cuộc chiến tranh - Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1991 (Anatomy of a war - Vietnam, the united states and the modern historical experience, Pantheon books, New York, 1985). - Giôn Pra-đốt (John Prados), Con đường máu (The Blood Road), New York: John Wiley and Sons, 1998. - Da-ni-en En-béc (Daniel Ellsberg), Những bí mật về chiến tranh Việt Nam: Hồi ức về Việt Nam và tài liệu Lầu Năm góc (Secrets: A Memmoir of Việt Nam and the Pentagon Papers), người dịch: Tĩnh Hà - Kiều Oanh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006. - Gioóc-phây Pắc-cơ (Geoffrey Parker), Lịch sử chiến tranh (War history), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, ... Các công trình trên trình bày khá tỉ mỉ bối cảnh, diễn biến của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ và ít nhiều đều đề cập đến sự chi viện của hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam cả trên bộ và trên biển. Tuy nhiên trong các công trình trên, tuyến chi viện chiến lược trên biển chỉ được đề cập có mức độ. Mặt khác, do quan điểm, phương pháp nghiên cứu nên hầu hết các công trình đó đều chưa có những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học. Điểm lại tình hình nghiên cứu có thể thấy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. Ở một số công trình, nhiều tư liệu, số liệu chưa được đối chiếu, so sánh, phân tích theo phương pháp khoa học nên chưa bảo đảm tính chính xác. Song tất cả các công trình trên đều là nguồn tài liệu quý giá, gợi mở để tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những hoạt động, kết quả đóng góp của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển trong nhiệm vụ chi viện chiến trường. - Khẳng định tầm vóc ý nghĩa, vai trò của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giai đoạn 1959-1965. Qua đó làm rõ vị trí, vai trò của hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Kế thừa thành quả của các tác phẩm, công trình nghiên cứu đã xuất bản và dựa trên những nguồn tư liệu mới, luận văn trình bày một cách hệ thống, phân tích, đánh giá toàn diện, khách quan, theo quan điểm lịch sử về quá trình hình thành và hiệu quả hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giai đoạn 1959-1965. Qua đó, làm nổi bật tầm vóc ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh trên biển đối với thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. - Phân tích làm sáng tỏ đường lối, chủ trương của Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Hải quân trong tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. - Bước đầu rút ra một số nhận xét về tổ chức và hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển giai đoạn 1959-1965. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển giai đoạn 1959-1965. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh và quân đội; đường lối chung và đường lối quân sự, nghệ thuật tổ chức chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh và các phương pháp khác như phân tích và khai thác tư liệu kể của các nhân chứng... 5.3. Nguồn tư liệu Luận văn chủ yếu khai thác các tài liệu gốc lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, các phông: Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu... các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, báo cáo của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Hải quân và một số địa phương tham gia tuyến vận tải chi viện chiến lược trên biển như Cà Mau, Bà Rịa, Bến Tre, Trà Vinh, Phú Yên,... Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số tư liệu thu thập được qua khai thác các nhân chứng trực tiếp tham gia tuyến vận chuyển chi viện chiến trường, cùng một số sách, báo, tài liệu đã được xuất bản trong nước và nước ngoài. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Luận văn làm nổi bật quá trình hình thành, hoạt động và tầm vóc ý nghĩa đặc biệt quan trọng của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giai đoạn 1959- 1965. 6.2. Lần đầu tiên tuyến chi viện chiến lược trên biển giai đoạn 1959-1965 được tái hiện đầy đủ và toàn diện, qua đó, luận văn nêu bật những chủ trương, biện pháp kịp thời, đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong công tác chi viện chiến trường bằng đường biển. 6.3. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn bổ sung nhiều tư liệu mới, đồng thời chỉnh lý nhiều tư liệu chưa chính xác trong một số công trình nghiên cứu trước đây. 6.4. Luận văn góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, tổng kết và giảng dạy lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước... ở các học viện nhà trường trong và ngoài quân đội, đồng thời góp phần bồi dưỡng, giáo dục truyền thống yêu nước, “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ trẻ. Với những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn đấu tranh cách mạng để giành độc lập, thống nhất sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện những chủ trương, biện pháp đúng đắn, sáng tạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước theo đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Quá trình hình thành tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển (1959-1962) Chương 2: Hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển trong những năm từ 1962 đến 1965 Chương 3: Một vài nhận xét về tổ chức và hoạt động của tuyến chi viện chiến lược - đường Hồ Chí Minh trên biển giai đoạn 1959-1965 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt: 1. Lê Đình An, “Hành quân phá hủy mật khu Vũng Rô”, 2. Huỳnh Ba - Trần Phong (2004), "Đón giao thừa giữa biển Đông", nguyệt san Sự kiện và nhân chứng (số 121, tháng 1-2004), tr. 22-23. 3. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1982), Lịch sử Đảng bộ Cảng Hải Phòng, Nxb Hải Phòng. 4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1993), Đường Hồ Chí Minh trên biển Bà Rịa - Vũng Tàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Ban chỉ đạo và Ban biên soạn truyền thống khu Tây Nam Bộ (2000), Tây Nam Bộ - 30 năm kháng chiến (1945-1975). 7. Ban Liên lạc chiến sĩ đường Hồ Chí Minh trên biển và Đoàn 125 hải quân (1998), "Đường Hồ Chí Minh trên biển khu vực miền Trung", tạp chí Huế xưa và nay. 8. Ban Lịch sử Đảng huyện Tuy Hoà (1988), Tuy Hoà - những chặng đường đấu tranh cách mạng. 9. Ban Lịch sử quân sự - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Minh Hải (1994), Hậu cần nhân dân Minh Hải (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 10. Ban Tổng kết chiến lược trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Ban Tổng kết - Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu (1980), Thống kê số liệu trong kháng chiến chống Mỹ, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 12. Ban Tổng kết - Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu (1997), Tổng kết Bộ Tổng Tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 13. Ban Tuyên giáo tỉnh Minh Hải (1979), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Minh Hải (1930-1975), Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau. 14. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên (1996), Lịch sử Phú Yên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Phú Yên. 15. Ban chỉ huy quân sự Đồ Sơn (2003), Thị xã Đồ Sơn - Lịch sử kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1945-2002), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 16. Thiếu tướng Võ Bẩm (2006), Những nẻo đường kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 17. Bộ chỉ huy quân sự Bà Rịa - Vũng Tàu (2000), Lịch sử lực lượng vũ trang Bà Rịa - Vũng Tàu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 18. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1990), Hải Phòng - Lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 19. Bộ chỉ huy quân sự Minh Hải (1986), Minh Hải - 30 năm chiến tranh giải phóng, Nxb Mũi Cà Mau, Cà Mau. 20. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên (1993), Phú Yên - 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), Phú Yên. 21. Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng (1989), Quảng Nam - Đà Nẵng - 30 năm chiến đấu và chiến thắng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 22. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh (1996), Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 23. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 24. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 25. Bộ Tư lệnh Hải quân (1996), 35 năm đường Hồ Chí Minh trên biển và thành lập Lữ đoàn 125, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 26. Bộ Tư lệnh Hải quân (1996), Công tác đảng, công tác chính trị hải quân nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện (1955-2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 27. Bộ Tư lệnh Hải quân (1998), Cục Kỹ thuật hải quân - Biên niên sự kiện (1970-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 28. Bộ Tư lệnh Hải quân (2002), Kỷ niệm 40 năm đường Hồ Chí Minh trên biển, Thông tin Hải quân. 29. Bộ Tư lệnh Hải quân (2003), Lịch sử Bộ Tham mưu hải quân - Biên niên sự kiện (1959-2004), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 30. Bộ Tư lệnh Hải quân (2004), Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị hải quân trong vận tải quân sự đường biển chi viện chiến trường miền, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 31. Bộ Tư lệnh Hải quân (2005), Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 32. Bộ Tư lệnh Hải quân (2005), Tổng kết công tác hậu cần hải quân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 33. Bộ Tư lệnh Hải quân (2008), Tổng kết công tác kỹ thuật hải quân trong vận tải quân sự đường biển chi viện chiến trường miền Nam (1961-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 34. Bộ Tư lệnh Hải quân (2007), Lịch sử công tác chỉ huy tham mưu hải quân trong vận tải quân sự đường biển chi viện chiến trường miền Nam (1961-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 35. Bộ Tư lệnh Hải quân (2008), Tổng kết công tác tổ chức xây dựng lực lượng và hoạt động tác chiến Hải quân nhân dân Việt Nam (1955- 2005), tập 1 thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1955-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 36. Bộ Tư lệnh Quân khu 3 (1995), Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 37. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1989), Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 2 (1954-1968), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 38. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1995), Lịch sử Khu 6 kháng chiến chống Mỹ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 39. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (1993), Miền Đông Nam Bộ kháng chiến, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 40. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (1996), 50 năm lực lượng vũ trang Quân khu 7, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 41. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2000), Chiến thắng Tua Hai và phong trào Đồng Khởi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 42. Bộ Tư lệnh Quân khu 8 (1999), Quân khu 8 - 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 43. Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (1996), Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 44. Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (1999), Lịch sử hậu cần lực lượng vũ trang nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 45. Vũ Tang Bồng (1992), “Đồ Sơn - cột mốc số không của đường Hồ Chí Minh trên biển”, tạp chí Lịch sử quân sự (số 6-1992), tr. 42-45. 46. Nguyễn Chơn (2008), Những chặng đường chiến đấu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 47. Da-ni-en En-sbét (Daniel Ellsberg) (2006), Những bí mật về chiến tranh Việt Nam: Hồi ức về Việt Nam và tài liệu Lầu Năm góc, nguyên bản tiếng Anh "Secrets: A Memmoir of Việt Nam and the Pentagon Papers", người dịch: Tĩnh Hà - Kiều Oanh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 48. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 49. Lê Duẩn (1970), Cách mạng miền Nam và chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 50. Lê Duẩn (1985), Về chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 51. Nguyễn Quốc Dũng (1984), "Sự ra đời của Đoàn 559, biểu tượng của ý chí giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam", tạp chí Lịch sử quân sự (số 5-1984), tr. 44-47. 52. Tảo Dương (1986), "Những ngày đầu mở đường trên biển", tạp chí Lịch sử quân sự (số 5-1986), tr. 47-51. 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 15 (1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 54. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 20 (1959), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 21 (1960), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 22 (1961), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 23 (1962), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 24 (1963), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 25 (1964), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 26 (1965), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Đảng ủy - Ban chỉ huy quân sự Trà Vinh (1998), Lực lượng vũ trang Trà Vinh 30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 62. Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (1999), Lịch sử lực lượng vũ trang Bà Rịa - Vũng Tàu (1945-1995), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 63. Đoàn 559 (1999), Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 64. Đoàn 962 anh hùng (2007), hồi ức và ghi chép, Nxb Phương Đông, Tp Hồ Chí Minh. 65. Nguyễn Tư Đương (1989), "Chuyến tàu cho chiến dịch Bình Giã", tạp chí Lịch sử quân sự (số 12-1989), tr. 20-23. 66. Nguyễn Tư Đương (2003), Đường mòn trên biển, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 67. Giôn Pho và Rô-bớt Uy-li-am (John Forbes and Robert Williams) (1987), Lực lượng trên sông (Forces in river), Nxb Bantani Books, New York, bản dịch của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam. 68. Ga-bi-en Côn-cô (Gabriel Kolko) (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh - Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội (Anatomy of a war - Vietnam, the united states and the modern historical experience, Pantheon books, New York, 1985). 69. G. Pắc-cơ (Geoffrey Parker) (2006), Lịch sử chiến tranh (War history), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 70. Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập luận văn, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 71. Võ Nhân Huân (1996), "Đường Hồ Chí Minh trên biển - sự thể hiện sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và bản lĩnh chính trị của Hải quân nhân dân Việt Nam", tạp chí Quốc phòng toàn dân (số tháng 11-1996), tr. 46-48. 72. Đình Kính (2001), "Đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường huyền thoại", báo Quân đội nhân dân (số ra ngày 28-11-2001), tr. 11. 73. Đình Kính (2004), Đi tìm dấu tích con đường, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 74. Vũ Như Khôi - Văn Đức Thanh - Trần Xuân Phú (2005), Chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân 1975 - sự hội tụ chín muồi chiến lược quân sự cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Trần Ngọc Long (2007), Căn cứ địa U Minh (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 76. Nguyễn Duy Luân (2003), "Diễn biến tình hình và công tác xây dựng, tổ chức: tiếp nhận vũ khí của tàu "không số" vào Vũng Rô (1964-1965)", Phú Yên một thời để nhớ, tập 2, Thư viện Phú Yên. 77. Lê Ngọc Lương (2000), "Sự kiện Vũng Rô", tạp chí Lịch sử quân sự (số 3-2000), tr. 35-37. 78. Lịch sử Đoàn 125 hải quân (1961-2001), (2001), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 79.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01430_0035_2008035.pdf
Tài liệu liên quan