Tóm tắt Luận văn Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Lê Công Hùng

CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

1.3.1 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế và

xã hội

Tất cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh hưởng đến việc

xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo, giải

quyết việc làm, cho thanh niên

1.3.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc

Chính sách và cơ chế của nhà nước sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp

ảnh hưởng đến giải quyết việc làm, cơ chế chính sách hợp lý sẽ thúc

đẩy sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và tạo nhiều việc làm

hơn. Chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội7

Giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay là vấn đề bức thiết

của xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp cán bộ

Đoàn thanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã

hội và của chính thanh niên. Chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã

hội vừa chỉ đạo, vừa tổ chức các chương trình bồi dưỡng,tuyên

truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng, định hướng để lao động thanh

niên có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Lê Công Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham gia vào thị trường lao động. Đó là lao động có chuyên môn kỹ thuật (có nghề); Nhóm bị mất việc làm hoặc thất nghiệp đang có nhu cầu việc làm, sẵn sàng tham gia hoặc trở lại thị trường lao động. 1.1.4. Ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch hợp lý thì sẽ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội nói chung và bản thân thanh niên nói riêng. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1.2.1. Giải quyết việc làm mới cho thanh niên Phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đối cơ cấu kinh tế giải quyết việc làm cho thanh niên, phát triển nghề truyền thống, tạo điều kiện vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Chính sách thị trường giúp cho việc sản xuất kinh doanh của thanh niên phát triển thuận lợi như giúp trưng bày sản phẩm, quảng bá, giới thiệu ấn phẩm, tham gia hội chợ. Tạo điều kiện về thủ tục đầu tư và xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân có các dự án xây nhà cho thuê, 5 bán cho thanh niên theo phương thức trả góp với thời hạn và giá cả hợp lý. Tiêu chí: Số lượng việc làm mới tạo ra trong một thời kỳ, tỷ lệ tăng việc làm mới so với tổng việc làm, cơ cấu việc làm mới được tạo ra 1.2.2. Kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động Hình thành các Trung tâm giới thiệu, xúc tiến việc làm cho thanh niên. Hướng dẫn, định hướng các Trung tâm này trong việc: thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, tư vấn quan hệ lao động, tư vấn pháp luật cho thanh niên và người sử dụng lao động, tư vấn về học nghề, việc làm, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động cho thanh niên Tiêu chí: số lượng việc làm tạo ra trong một thời kỳ từ kết nối, tỷ lệ tăng việc làm do hoạt động kết nối, cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối, số lượng cơ sở được kết nối, tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/ tổng cơ sở kết nối. 1.2.3. Đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động cho thanh niên * Đào tạo nghề, dạy nghề cho thanh niên Kết hợp khả năng, nguyện vọng của thanh niên và yêu cầu xã hội. Bản thân thanh niên phải tự khẳng định mình, đánh giá, cùng với sự hỗ trợ tích cực của xã hội thông qua các hoạt động tạo điều kiện, tư vấn, hướng dẫn. Hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên phải thông qua 3 giai đoạn: Giáo dục hướng nghiệp, chọn nghề để học,chọn nghề để làm. Tiêu chí: Số thanh niên được định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, tỷ lệ thanh niên được giải quyết việc làm thông qua hoạt động định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giới 6 thiệu việc làm * Xuất khẩu lao động cho thanh niên Xuất khẩu lao động cho thanh niên là việc đưa người lực lượng lao động là thanh niên trong nước ra nước ngoài làm việc. Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế xã hội phổ biến của mọi địa phương trong cả nước.Vì vậy, biện pháp xuất khẩu lao động là hoạt động cơ bản trong phát triển kinh tế, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Tiêu chí: Số lượng thanh niên được xuất khẩu lao động, tỷ lệ tăng việc làm nhờ XKLĐ, cơ cấu việc làm đi xuất khẩu 1.2.4 Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên Trong việc giải quyết viên làm cho thanh niên, chính sách là một yếu tố quan trọng hành đầu, có tính xuyên suốt và rất quyết định cho sự thành công. Tiêu chí: Số lượng việc làm mới tạo ra trong một thời kỳ, tỷ lệ tăng việc làm mới so với tổng việc làm. 1.3. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1.3.1 Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội Tất cả các yếu tố về điều kiện tự nhiên đều ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức, danh mục nghề đào tạo, giải quyết việc làm, cho thanh niên 1.3.2 Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Chính sách và cơ chế của nhà nước sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giải quyết việc làm, cơ chế chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và tạo nhiều việc làm hơn. Chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội 7 Giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay là vấn đề bức thiết của xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm không những của các cấp cán bộ Đoàn thanh niên mà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của toàn xã hội và của chính thanh niên. Chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội vừa chỉ đạo, vừa tổ chức các chương trình bồi dưỡng,tuyên truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng, định hướng để lao động thanh niên có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Thanh niên là lực lượng lao động trẻ, có thể lực, có trình độ, tiếp cận nhanh với công việc đầy nhiệt huyết, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, đây cũng là bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực quốc gia, “Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người”. Giải quyết việc làm cho thanh niên phải phù hợp với nhu cầu và định hướng thị trường, tạo nhiều cơ hội để thanh niên có điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm, học nghề phù hợp, phát huy mọi tố chất, năng lực để cống hiến vào sự phát triển chung của xã hội. Trong chương 1, luận văn đã trình bày các lý luận chung về việc làm, giải quyết việc làm, những đặc điểm của thanh niên ảnh hướng đến giải quyết việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, luận văn c òn đưa ra các tiêu chí xác định người có việc làm, những hoạt động giải quyết việc làm cho thanh niên. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ 2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN CẨM LỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, trong đó công nghiệp-xây dựng chiếm 74,25%, thương mại-dịch vụ đạt 25,34% và nông nghiệp 0,41%. Bảng 2.2. Giá trị sản xuất trên địa bàn quận giai đoạn 2012 – 2016 Năm Tổng số Trong đó ( Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) NN CN - XD DV NN CN-XD DV 2012 8,200.3 55.1 6,321.2 1,824.0 0.67 77.08 22.25 2013 9,399.2 56.2 7,317.9 2,025.1 0.60 77.86 21.54 2014 11,156.1 57.1 8,241.0 2,858.0 0.51 73.87 25.62 2015 12,353.4 58.7 9,137.7 3,157.0 0.48 73.97 25.55 2016 13,515.1 55.8 10,035.2 3,424.1 0.41 74.25 25.34 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2016) 2.1.3 Đặc điểm xã hội Trong giai đoạn 2012 – 2016, lao động trong theo các ngành tăng lên từ 45.355 người lên 53.620 người, tức tăng 8.265 người. Cơ cấu lao động có sự chuyển hướng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận. Tuy dồi dào về nguồn nhân lực nhưng nguồn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao còn thiếu. 9 Bảng 2.3. Lực lượng lao động theo thành phần kinh tế ĐVT: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1.Dân số trung bình 100.722 104.03 106.383 108.485 111.468 Trong đó: - Nam 49.789 51.686 52.873 53.936 55.555 - Nữ 50.933 52.344 53.51 54.549 55.913 2. Lao động trong ngành KT 45.355 47.632 49.392 51.368 53.620 Trong đó: - Ngành CN 21.759 22.893 23.893 25.295 26.879 - TM-DV 16.763 18.724 19.724 21.001 22.235 - Nông nghiệp 6.833 6.015 5.775 5.072 4.506 Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2016 Giáo dục-Đào tạo: Không ngừng phát triển về qui mô, mạng lưới trường lớp và chất lượng giáo dục toàn diện, gần 100% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Bảng 2.4. Danh sách các trường thành lập mới 2012 - 2016 Stt Tên trƣờng Năm thành lập Ghi chú 01 Trường MN Phong Lan 2013 02 Trường MN Mầm Xanh 2015 03 Trường MN Ban Mai Xanh 2015 04 Trường MN Bông Sen 2017 05 Trường MN Khánh An 2017 06 Trường MN Chú Ếch Con 2017 07 Trường TH Tôn Đức Thắng 2017 (Nguồn: Phòng giáo dục và Đào tạo quận Cẩm Lệ) 10 2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ 2.2.1. Khái quát về giải quyết việc làm thanh niên trong độ tuổi lao động quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng Với trên 69% dân số trong độ tuổi lao động, quận Cẩm Lệ có lực lượng lao động khá dồi dào. Tổng số lao động trên địa bàn quận năm 2016 là 77.234 người, trong đó số lao động trong độ tuổi thanh niên là 13.098 chiếm tỷ lệ là 16,96% so với số lượng lao động; số lao động thất nghiệp 3.216 người, tương đương 4,2%. Bảng 2.5. Thống kê lực lượng lao động quận Cẩm Lệ Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Dân số (người) 100.722 104.03 106.383 108.485 111.468 Lực lượng lao động (người) 70.272 70.501 71.497 76.731 77.234 Tỷ lệ (%) 69.77 67.77 67.21 70.73 69.29 Lao động thanh niên (người) 11.211 11.453 11.455 12.261 13.098 Tỷ lệ (%) 15,95 16,25 16,02 15,98 16,96 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ, năm 2016) Tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 có giảm so với năm 2015 nhưng tỷ lệ giảm thấp chỉ có 1%. Mặc dù nền kinh tế của quận những năm qua tăng trưởng khá cao, số lượng việc làm tạo thêm hàng năm cũng tăng nhưng tỷ lệ lao động thất nghiệp giảm không đáng kể cho thấy sự tăng trưởng của quận chưa có tính ổn định, kinh tế tăng trưởng nhưng số chỗ làm việc được tạo ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của lực lượng lao động đang tăng lên một cách rất nhanh chóng. 11 Bảng 2.6. Tỷ lệ lực lượng lao động thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên của quận Cẩm Lệ ĐVT: người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 SN TL (%) SN TL (%) SN TL (%) SN TL (%) SN TL (%) LLLĐ 70.272 100 70.501 100 71.497 100 76.731 100 77.234 100 TN có việc làm 11.211 15,95 11.453 16,25 11.455 16,02 12.261 15,98 13.098 16,96 TN thất nghiệp 6.712 9,6 6.012 8,5 5.124 7,1 4.015 5,2 3.216 4,2 (Nguồn: Báo cáo Phòng LDTB &XH quận Cẩm Lệ Về cơ cấu lao động theo ngành nghề, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế lao động theo ngành cũng có sự thay đổi đáng kể. Bảng 2.8. Lực lượng lao động theo thành phần kinh tế ĐVT: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1.Dân số trung bình 100.722 104.03 106.383 108.485 111.468 Trong đó: - Nam 49.789 51.686 52.873 53.936 55.555 - Nữ 50.933 52.344 53.51 54.549 55.913 2. Lao động trong ngành KT 45.355 47.632 49.392 51.368 53.620 Trong đó: - Ngành CN 21.759 22.893 23.893 25.295 26.879 - TM-DV 16.763 18.724 19.724 21.001 22.235 - Nông nghiệp 6.833 6.015 5.775 5.072 4.506 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2016) 12 Tỷ trọng ngành Công nghiệp đang có xu thế tăng dần, năm 2012 tỷ trọng ngành Công nghiệp là 21,75 % thì năm 2016 là 26,87 % tăng 5,12 %. Ngàng Thương mại – Dịch vụ đang có xu hướng tăng trưởng nhanh nhất, tỷ lệ tăng từ năm 2012 đến năm 2016 là 5,47%. Xu thế hiện đại và việc mất đất sản xuất là điều tất yếu, ngành Nông nghiệp có xu thế giảm dần năm 2012 là 6,83%, năm 2014 là 5,77% và đến năm 2016 là 4,50%. 2.2.2. Thực trạng giải quyết việc làm từ tạo việc làm mới cho thanh niên Bảng số liệu cho thấy tổng việc làm mới tạo ra chung hàng năm khá lớn. Nếu năm 2012 là 4012 chỗ làm mới đến năm 2016 là 6534 chỗ làm mới, đây là một nỗ lực của cả hệ thống chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay. Số việc làm tăng thêm cho thanh niên là khá lớn và có xu thế như tình hình chung, năm 2012 có 2955 thì năm 2016 là 4738. Bảng 2.9. Tình hình tạo việc làm mới cho thanh niên ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số việc làm tăng thêm Người 4012 5014 4991 5912 6534 Tổng VL tăng thêm cho TN Người 2955 3470 3237 4044 4738 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2016) Việc làm mới được tạo ra ở tất cả các ngành kinh tế nhưng ngành nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 11-15% nhưng giảm dần. Công nghiệp và dịch vụ tạo ra hơn 80% việc làm mới, điều này cũng phù hợp 75% với xu hướng chung của nền kinh tế đang quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 13 Bảng 2.10. Cơ cấu việc làm mới cho thanh niên theo ngành ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 Số việc làm mới tạo ra cho TN VL 2955 3470 3237 4044 4738 Nông nghiệp % 15 13 13 12 11 Công nghiệp % 46 43 45 47 44 Dịch vụ % 39 44 42 41 45 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2016) Hiện ngân hàng chính sách xã hội của quận uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã cho lực lượng lao động là thanh niên trong giai đoạn 2012 đến năm 2016 tổng số dự án cho thanh niên vay là 329 dự án với tổng số tiền là 7.576 triệu đồng. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên. Bảng 2.11. Số dự án cho thanh niên vay giải quyết việc làm Năm Toàn quận Thanh niên Số dự án Số tiền Số dự án Số tiền (tr.đồng) (tr.đồng) 2012 510 9.927 31 590 2013 492 9.543 40 780 2014 724 14.286 75 1.477 2015 432 8.69 29 580 2016 964 26.024 154 4.140 Tổng 3122 68.470 329 7.576 (Nguồn: Báo cáo Ngân hàng chính sách quận Cẩm Lệ 2012 -2016) 2.2.3. Thực trạng giải quyết việc làm thông qua kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động Hằng năm UBND quận đã thường xuyên phối hợp với Sở LĐTB&XH tổ chức hội chợ việc làm, qua đó thu hút được lao động trong độ tuổi thanh niên đến tìm kiếm việc làm, đăng ký học nghề để 14 tự tạo việc làm cho mình. Đồng thời, cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động và thanh niên. Có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các trung tâm đào tạo nghề. Bảng 2.12. Việc làm cho thanh niên nhờ kết nối ĐVT 2013 2014 2015 2016 Số lượng việc làm nhờ kết nối VL 546 671 195 274 hoạt động giới thiệu việc làm % 75 70 82 73 hội chợ việc làm % 25 30 18 27 (Nguồn: Báo cáo phòng LDTB &XH quận Cẩm Lệ 2012 - 2016 2.2.4. Thực trạng giải quyết việc làm thông qua đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho thanh niên * Giải quyết việc làm thông qua đào tạo, dạy nghề, giới thiệu việc làm Trong những năm qua, chính quyền, các Hội đoàn thể, Quận Đoàn và Phòng Giáo dục & Đào tạo quận đã phối kết hợp tổ chức các hoạt động tư vấn định hướng nghề nghiệp và khuyến khích thanh niên lập nghiệp. Tổng số học sinh các trường THPT trên địa bàn quận năm học 2017 – 2018 là 3.246 học sinh. Tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên thành phố tổ chức các buổi tư vấn, hỗ trợ định hướng nghề nghiệp, chọn việc cho sinh viên khi ra trường. *Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động thông qua các chương trình hợp tác của thành phố và các Bộ. Nhìn chung, số thanh niên có việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu của quận Cẩm Lệ tuy giảm dần nhưng cũng đã giải quyết được một số lao động trong độ tuổi thanh niên. 15 Bảng 2.13. Số việc làm thanh niên nhờ xuất khẩu lao động Đơn vị tính 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số việc làm nhờ XKLĐ Người 261 132 92 60 90 Tổng số việc làm nhờ XKLĐ cho thanh niên % 77 81 80 70 75 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2016) Về hỗ trợ kinh phí cho công tác xuất khẩu lao động cho thanh niên giai đoạn 2012-2016: Đối với ngân sách nhà nước, thông qua đào tạo, giáo dục định hướng và dạy nghề đã hỗ trợ cho 126 thanh niên với số tiền 99 triệu đồng; Ngân hàng chính sách xã hội cho 150 thanh niên (hộ nghèo, hộ chính sách) vay để đi xuất khẩu lao động với số tiền trên 1,529 tỷ đồng, còn lại là thanh niên khi được đi xuất khẩu lao động tự chi trả. 2.2.6. Tình hình thực hiện hiệu quả, đồng bộ các chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể của quận đã tập trung chỉ đạo công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là gia đình có thanh niên bị thu hồi đất sản xuất do quá trình quy hoạch, chỉnh trang đô thị của quận. Bên cạnh đó, những giải pháp hỗ trợ đối với thanh niên: cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tư vấn giới thiệu việc làm cho người thanh niên, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và thanh niên. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN CẨM LỆ 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc Một là, giải quyết việc làm cho thanh niên được xác định là một chương trình kinh tế xã hội quan trọng đã được cấp uỷ, chính quyền 16 và các ban ngành đoàn thể. Kết quả đã giảm tỷ lệ thất nghiệp từ năm 2012 là 9,6% xuống còn 4,2% năm 2016. Hai là, Quận đã tập trung cả hệ thống chính trị từ Quận đến Phường tuyên truyền các chủ trương, chính sách trong công tác đào tạo nghề, điều tra khảo sát nhu cầu lao động thanh niên theo những giai đoạn khách nhau và đặc biệt quan tâm lực lượng lao động thanh niên thuộc trong vùng di dời giải toả. Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn giải quyết việc làm cho thanh niên. Đặc biệt là nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội của quận, hiện Ngân hàng chính sách xã hội của quận đã thực hiện chương trình uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông Dân, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh quận thông qua các chương trình cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm, di dời giải toả, cho vay học sinh sinh viên...với 156 tổ với 5.761 hộ vay, đến nay tổng số dư nợ là 94.768 triệu đồng. Bốn là, thị trường lao động trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, nguồn cung lao động phong phú đa dạng. 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế Một là, phát triển thị trường lao động ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên. Hai là, chính sách đào tạo nghề trên địa bàn quận chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay. Ba là, hoạt động xuất khẩu lao động chưa đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động cho thanh niên. Bốn là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp chưa đồng bộ. b. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động thanh niên. Hai là, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế. Ba là, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm còn ít, và hiệu quả hoạt động 17 thấp. Bốn là, về trình độ, điều kiện làm việc của thanh niên. Năm là, công tác quản lý của Nhà nước với thanh niên. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Qua phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên luôn được lãnh đạo quận, chính quyền và các hội đoàn thể quận quan tâm. Thanh niên được giải quyết việc làm thông qua các chương trình xúc tiến việc làm, dạy nghề, giới thiệu việc làm, định hướng nghề nghiệp và khuyến khích thanh niên lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm vẫn còn những tồn tại hạn chế như: quy mô giải quyết việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của thanh niên, việc sử dụng nguồn vốn vay giải quyết việc làm chưa thực sự hiệu quả, công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm chưa được thường xuyên, đồng bộ. CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. 3.1.1. Các quan điểm chung Một là, giải quyết việc làm là trách nhiệm và nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị Hai là, giải quyết việc làm là phải bằng mọi biện pháp tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Ba là, huy động tối đa các nguồn vốn trong nước kết hợp với 18 thu hút các nguồn vốn bên ngoài, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn Bốn là, giải quyết việc làm cho thanh niên trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Năm là, tập trung ưu tiên tạo thêm việc làm mới cho người nghèo, các đối tượng lao động yếu thế trong cộng đồng. 3.1.2 Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội ở quận Cẩm Lệ và dự báo nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên. a. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở quận Cẩm Lệ Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 quận Cẩm Lệ trở thành quận phát triển khá của Thành phố với GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình chung của Thành phố và cả nước, cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp” có kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của đô thị loại I. Mục tiêu cụ thể: Về kinh tế: tăng trưởng bình quân hàng năm 14-15%, phấn đấu đến từ năm 2017 đến năm 2020 là 15-16%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp đến năm 2020 là: 44,8%-54,9%-0,3%. Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng bình quân 25-26% (2015-2020).Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2016 đạt 1.900-2.000USD đến năm 2020 đạt 3.000-3.500USD. Về xã hội: hàng năm giải quyết việc làm cho 1.500-2.000 thanh niên.Về môi trƣờng: xây dựng quận trở thành “Quận môi trường” vào năm 2020. b. Dự báo nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn quận Cẩm Lệ Cẩm Lệ phải đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 4.500 - 5.000 lao động thanh niên; đây là bài toán khó giải cho lãnh đạo quận trong việc hoạch định chính sách. 19 3.1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2020 Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, theo nhu cầu, định hướng thị trường, bảo đảm việc làm ổn định cho lao động thanh niên, từng bước nâng cao tay nghề, kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động thanh niên. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Giải pháp tạo việc làm mới cho thanh niên Chính quyền địa phương, đơn vị quan tâm đầu tư để phát triển, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển nhằm tạo nhiều việc làm mới, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển của địa phương đơn vị, phát triển các ngành nghề khai thác được lợi thế của địa phương nhằm thu hút lực lượng lao động lớn tham gia. Đẩy nhanh tiến độ của dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các làng nghề để thu hút các doanh nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Quy hoạch và xây dựng vùng chuyên canh rau sạch gắn với du lịch như : Vùng rau La Hường phường Hòa Thọ Đông, Yến Bắc phường Hòa Thọ Tây. Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, góp phần quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển KT_XH. 3.2.2. Tăng cƣờng kết nối thanh niên với các cơ sở sử dụng lao động Xây dựng và phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên của Quận và thành phố. Đây là nơi tìm đến của thanh niên 20 về thị trường lao động và tìm kiếm việc làm. Thúc đẩy phát triển các yếu tố thị trường và kết nối liên thông với các quận huyện, tỉnh thành khác, trước mắt tạo điều kiện để phát triển thị trường lao động phù hợp. Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động 3.2.3. Hoàn thiện và đẩy mạnh việc đào tạo, dạy nghề cho thanh niên quận Cẩm Lệ. * Tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề Có chính sách và cơ chế tập trung nguồn lực đầu tư của quận và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, ngành công nghệ cao như: như tin học, viễn thông, tự động hoá. Chính sách, giải pháp ưu đãi, trọng dụng nhân tài trong thanh niên: Lao động có tài (nhân tài), nhất là ở lứa tuổi thanh niên là một trong những nguồn lực vô cùng quý giá trong giai đoạn hiện nay. Khuyến khích người sử dụng lao động liên kết với các trường đào tạo để phát hiện nhân tài ngay trong quá trình đào tạo ở các trường nghề, trường đại học để sau khi tốt nghiệp được sử dụng đúng người, đúng việc. Đối với thanh niên là sinh viên: tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tổ chức các hoạt động thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên, qua đó cổ vũ, hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên tự đánh giá thế mạnh, ưu khuyết điểm của bản thân để chọn việc phù hợp sau khi tốt nghiệp, cũng như bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình học để có tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp * Các giải pháp chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên, học sinh cuối cấp THCS và THPT 21 Tổ chức Đoàn Thanh niên ở trường học đứng ra mời tư vấn viên tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, tập hợp những câu hỏi của học sinh, phụ huynh thường hau hỏi và hướng dẫn cách trả lời, từ đó tổ chức tư vấn theo khối, theo lớp thì sẽ hiệu quả hơn. Không chỉ tư vấn cho học sinh mà phải tổ chức tư vấn cả với phụ huynh học sinh vì đây là đối tượng có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn ngành nghề của các em sau này. 3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc ở trong và ngoài nước. Công tác xuất khẩu lao động được coi là công tác mũi nhọn trong giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của quận thông qua các hoạt động ký kết hợp đồng lao động, giới thiệu làm ra nước ngoài. Mời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_giai_quyet_viec_lam_cho_thanh_nien_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan