Tóm tắt Luận văn Giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Quan tâm xây dựng, củng cố về tổ chức bộ máy, thường xuyên tổ chức tập

huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực, kỹ năng giám sát và

phản biện xã hội cho cán bộ chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc, thành viên Ban

thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và Trưởng ban công tác Mặt

trận khu dân cư ,Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội đồng tư vấn,

Ban tư vấn.

Thường xuyên lắng nghe, tập hợp các ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp Nhân

dân và nắm bắt dư luận xã hội để kịp thời tham mưu, đề xuất đối với cấp ủy, chính

quyền cùng cấp giải quyết, tháo gỡ và tạo điều kiện, hỗ trợ cho Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam tổ chức giám sát và phản biện. Cùng với đó cần tăng cường phối hợp với Đoàn

đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trong công tác giám

sát việc thực hiện lời hứa của các cơ quan chức năng đối với các ý kiến, kiến nghị của

cử tri và Nhân dân, qua đó kịp thời đề xuất biện pháp, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi,

bổ sung về cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thứ nhất, về quy trình giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm các bước sau: 1) Chuẩn bị giám sát; 2) Tổ chức giám sát; 3) Báo cáo kết quả giám sát; 4) Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị giám sát. Thứ hai, về quy trình phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm 4 bước cơ bản: 1) xây dựng kế hoạch phản biện; 2)thu thập thông tin; 3) viết các văn bản phản biện; 4) Theo dõi việc tiếp thu kiến nghị. 1.2.5. Mối quan hệ giữa giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trước hết, giám sát là tiền đề cho phản biện xã hội. Mặt khác, phản biện xã hội góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giám sát. Như vậy, giám sát và phản biện xã hội là yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình hoạch định và thực thi quyết sách của các chủ thể quyền lực, là công cụ kiểm soát quyền lực, thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1.3.1. Yếu tố chính trị Với đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta “có một Đảng duy nhất cầm quyền, cơ chế quyền lực nhà nước tập quyền xã hội chủ nghĩa đã đặt sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vào trạng thái không có đối trọng. Trong bối cảnh đó, không thể không nói đến nguy cơ chủ quan, lạm quyền và quan liêu trong bộ máy Đảng và Nhà nước” [34, tr.33]. Để đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng và thực thi quyền lực của Nhà nước luôn đúng đắn, thể hiện đầy đủ ý chí nguyện vọng của nhân dân, cần có cơ chế đảm bảo sao cho chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng phải được sự phản biện; quyền lực Nhà nước phải được giám sát. Ở nước ta, sự giám sát một mặt mang tính nhà nước được tiến hành từ các cơ quan quyền lực nhà nước, mặt khác, rất quan trọng là giám sát của xã hội, mang tính nhân dân, mà một trong những hình thức giám sát đó là giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội. 9 1.3.2. Yếu tố pháp luật Pháp luật là yếu tố quan trọng, là cơ sở pháp lý hữu hiệu đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội. Các quy định pháp luật đó cũng là thước đo đánh giá mức độ mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. 1.3.3. Yếu tố văn hóa – xã hội Yếu tố văn hóa gắn liền với một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡngCác yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do đó khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện giám sát, phản biện xã hội cũng cần am hiểu tình hình văn hóa xã hội, lựa chọn vấn đề, nội dung sát với thực tế, phù hợp vào đặc điểm văn hóa, xã hội (phong tục tập quán, trình độ dân trí) ở mỗi địa phương, đơn vị. 1.3.4. Yếu tố nguồn lực Để thực hiện có hiệu quả giám sát và phản biện thì cần có nguồn lực đảm bảo gốm nhân lực (người thực hiện) và vật lực (cơ sở vật chất, kinh phí). Chất lượng đội ngũ cán bộ quyết định đến chất lượng giám sát, phản biện xã hội. Đội ngũ cán bộ phải đảm bảo đủ về số lượng, về phẩm chất, năng lực, bản lĩnh, kinh nghiệm. Do lĩnh vực giám sát, phản biện xã hội là vô cùng rộng lớn đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải huy động đội ngũ chuyên gia về pháp luật, về lĩnh vực khoa họcvà phải có sự phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội khác để tập trung nguồn lực, triển khai một cách đồng bộ hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội cũng là một yếu tố quan trọng. Có những hình thức giám sát, phản biện xã hội không cần kinh phí nhưng ngược lại có những hoạt động bắt buộc phải bố trí kinh phí mới thực hiện được nghiên cứu thực địa, phỏng vấn đối tượng bị tác động bởi chính sách . 1.3.5. Yếu tố nhận thức Nhận thức là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bởi nếu các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân không nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người được ủy quyền thực thi quyền lực của Nhân dân trong các hoạt động quản lý, điều hành xã hội thì không tránh khỏi tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức lạm dụng quyền lực để tư lợi cá nhân, làm sai trái quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước 10 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÕA BÌNH 2.1. Khái quát về tỉnh Hoà Bình và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình 2.1.1. Khái quát về tỉnh Hoà Bình Hòa Bình là tỉnh miền núi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên khoảng 4.600km²; đơn vị hành chính bao gồm 9 huyện và 01 thành phố; 151 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 85 vạn người, có 07 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 74,14% (dân tộc Mường chiếm trên 63%). Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 531 tổ chức cơ sở đảng, trong đó: Đảng bộ cơ sở 285, chi bộ cơ sở 246, đảng bộ bộ phận 08, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở 3.111 với 66.894 đảng viên. 2.1.2. Khái quát về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hoà Bình Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình được chính thức thành lập từ năm 1943 với tên gọi tiền thân là Mặt trận Việt Minh tỉnh Hòa Bình. Về cơ cấu, tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn. Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập Ban công tác Mặt trận ở tổ dân phố, khu dân cư, xóm, bản. Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định. 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 2.2.1. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Theo báo cáo đánh giá số 553-BC/TU, ngày 13/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TQQ, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; báo cáo kết quả thực hiện giám sát và phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và quá trình theo dõi, tổng hợp số liệu theo chức năng, nhiệm vụ của học viên, từ năm 2014 đến 2019, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình đã tổ chức được trên 3040 cuộc giám sát, trong đó cấp tỉnh 250 cuộc, cấp huyện 700 cuộc, cấp xã 2090 cuộc với các hình thức: 11 - Giám sát thông qua tiếp thu ý kiến phản ánh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý kiến của Nhân dân là 608 cuộc. - Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của công đồng là 1.342 cuộc. - Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng; hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị là 1.090 cuộc. Nội dung giám sát chủ yếu tập trung vào việc thực hiện và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; việc triển khai thực hiện các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh có liên quan mật thiết đến người dân cụ thể như: - Lĩnh vực kinh tế: Giám sát công tác quản lý Nhà nước về khai thác đất, đá, cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ các thôn, bản khó khăn trên địa bàn để thực hiện giảm nghèo, thoát nghèo bền vững, hỗ trợ sản xuất; thực hiện Quy chế dân chủ, phát huy vai trò của Nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện Đề án đầu tư hỗ trợ các thôn, bản khó khăn trên địa bàn tỉnh; việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, vật tư nông nghiệp, chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; thực hiện quy định tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và những kiến nghị của tổ chức, công dân trong lĩnh vực tranh chấp đất đai... - Lĩnh vực văn hóa, xã hội: Giám sát việc thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; các chế độ chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, đoàn viên, hội viên trong các tổ chức chính trị - xã hội; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; công tác bảo vệ môi trường gắn với thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, chất lượng bữa ăn ca và an toàn vệ sinh thực phẩm trong các doanh nghiệp có đông lao động, các khoản đóng góp, thu chi ngoài quy định của Nhà nước đối với các trường công lập; việc thực hiện các nội dung của chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012 - 2020 và thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giám sát Điều 8, Điều 9, 10 Luật Hôn nhân và gia đình... 12 - Lĩnh vực quốc phòng, an ninh: Giám sát việc thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; công tác lập hồ sơ quản lý và đưa người nghiện ma túy vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh và lao động xã hội; 2.2.2. Hoạt động phản biện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Kết quả, từ năm 2014 đến 2019, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tổ chức phản biện xã hội được trên 515 cuộc với 520 văn bản dự thảo của các cơ quan chính quyền, trong đó: + Tổ chức hội nghị các cơ quan thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 103 cuộc với 103 văn bản. + Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của đoàn thể mình hoặc gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện được 336 cuộc với 336 văn bản + Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện được 76 cuộc với 76 văn bản. Kết quả, từ năm 2014 đến năm 2019 Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã tham gia góp ý được trên 6.980 lượt, cụ thể: + Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể chính trị - xã hội góp ý 2.903 lượt, trong đó cấp xã 2.386 lượt, cấp huyện 455 lượt, cấp tỉnh 62 lượt. + Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động và công dân góp ý 4.077 lượt. Quá trình góp ý đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng và phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước; không lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến quy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân. Các ý kiến, góp ý được tổng hợp bằng văn bản gửi đến các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, tiếp thu và điều chỉnh bổ sung trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên; tạo niềm tin, sự đồng thuận cao trong xã hội. Kết quả, trong 5 năm qua các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đã tiếp thu trên 6.980 lượt ý kiến góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân. Có được những kết quả trên là do có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội giữa Mặt trận Tổ quốc với các ngành chức năng, trong đó có chính quyền các cấp.Với vai trò là chủ thể giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hằng năm Mặt trận Tổ quốc các cấp đã chủ động phối hợp với ủy Ủy ban nhân dân cùng cấp xây dựng 13 chương trình giám sát, phản biện, báo cáo với cấp ủy và tổ chức ký chương trình phối hợp thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu của địa phương và chức năng của tổ chức; phân công các đồng chí lãnh đạo phụ trách và bộ phận giúp việc trực tiếp triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc để triển khai, thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã thông tin kịp thời cho đối tượng được giám sát, phản biện những nội dung liên quan. Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị được giám sát, phản biện đã cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, văn bản dự thảo liên quan đến nội dung giám sát, phản biện. Trong quá trình tổ chức, thực hiện thường xuyên phối hợp, trao đổi những vấn đề chậm, mới phát sinh hoặc khó thực hiện để cùng thống nhất, đưa giải pháp khắc phục để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Hằng năm, cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được cư tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về giám sát, phản biện xã hội do Trung ương và tỉnh tổ chức. Trong giai đoạn từ 2014 - 2019, toàn tỉnh đã tổ chức được 25 lớp tập huấn cho trên 1.860 lượt cán bộ Mặt trận Tổ quốc các cấp. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 55/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 quy định nội dung, mức chi bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo cơ quan chức năng đảm bảo cho cán bộ, công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội được hưởng đúng, đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ triển khai các dự án tăng cường năng lực giám sát trong cộng đồng. Tổ chức hội thảo chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm thúc đẩy giám sát xã hội, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc về nghiệp vụ, kỹ năng giám sát nhân dân; Ban giám sát đầu tư cộng đồng và Ban thanh tra nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 2.3.1.1. Ưu điểm Một là, đã khuyến khích và phát huy được quyền làm chủ và trí tuệ của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước. Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì 14 dân, trong xu hướng hoạt động của Chính phủ sẽ chuyển mạnh sang Chính phủ kiến tạo và phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả hoạt động của Chính phủ, chính quyền các cấp thì hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tạo điều kiện, cơ hội cho người dân thực hành quyền dân chủ tham gia tích cực hơn vào công việc của nhà nước. Hai là, từ kết quả giám sát, phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giúp cho các cơ quan nhà nước nhận thấy những bất cập, khoảng trống của chính sách luật pháp luật, xem xét, sửa đổi, bổ sung ban hành mới chính sách góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới. Ba là, góp phần xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Hoạt động phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giúp cho các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của địa phương phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao. Hoạt động giám sát giúp cho cơ quan nhà nước, cán bộ thực thi công vụ, đại biểu dân cử có ý thức chấp hành pháp luật, làm đúng, làm đủ, nhận ra những thiếu sót và tự chỉnh đốn, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, hạn chế bớt quan liêu xa dân của các cơ quan, tổ chức Đảng, nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bốn là, qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thực hiện tốt hơn chức năng đại diện của mình và ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội. Bước đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã chọn được những nội dung giám sát thiết thực, phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu của quần chúng nhân dân. 2.3.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm Có được những kết quả tích cực trong giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua, trước hết là do có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát xao của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp chính quyền, các ngành chức năng liên quan, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là sự chủ động, sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác Mặt trận các cấp. Thứ hai, hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện ghi nhận quyền và trách nhiệm giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này. Thứ ba, có sự tham gia ủng hộ và đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trong giám sát và phản biện xã hội, thông qua việc cung cấp thông tin, phản ánh, kiến nghị 15 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Một là, hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở một số nơi còn lúng túng, mang tính hình thức. Hai là, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn thấp, chưa đạt yêu cầu và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Ba là, hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn chưa tập trung chọn những vấn đề kinh tế- xã hội bức xúc của xã hội, đặc biệt là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư. Bốn là, sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai kế hoạch giám sát một số nội dung, ở một số nơi còn chưa chặt chẽ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chưa chủ động chọn cơ quan, tổ chức phù hợp với nội dung, đối tượng giám sát phản biện xã hội để từ đó xây dựng và ký kết các chương trình giám sát phản biện xã hội. 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương về vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn chưa đầy đủ nên chưa tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham mưu và thực hiện nhiệm vụ. Hai là, thiếu những quy định pháp luật cụ thể và đồng bộ đảm bảo cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát, phản biện xã hội thực chất và hiệu quả. Ba là, một số cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội, đối tượng được giám sát chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định. Bốn là, năng lực của cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội ở các cấp còn nhiều hạn chế (thiếu hiểu biết pháp luật, kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng giám sát và phản biện xã hội, tâm lý còn ngại va chạm, né tránh), không đồng đều ở các cấp, ở các vùng miền, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Năm là, các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phục vụ cho hoạt động giám sát, phản biện xã hội còn thiếu. 16 Chƣơng 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÕA BÌNH 3.1. Dự báo hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình được dự báo sẽ có những bước phát triển nhanh về kinh tế, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiều chính sách, chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh sẽ được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho Nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên, vẫn còn những khó khăn, thách thức sẽ xuất hiện trong thời gian tới, đó là: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập và thay đổi chất lượng cuộc sống của Nhân dân, tuy nhiên sẽ khiến cho mức độ phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, tỉnh Hòa Bình còn nhiều xã khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa với phần lớn là đồng bào dân tộc nghèo, trình độ dân trí thấp. Mặc dù được dự báo sẽ có bước phát triển nhanh chóng, tuy nhiên quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, một số tiềm năng chưa được khai thác có hiệu quả, nguồn lực đầu tư vẫn còn hạn h p, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp, nền kinh tế vẫn có nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh lân cận. Ngoài ra, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường; các tệ nạn xã hội, tội phạm diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp; tình trạng tham nhũng, lãng phí ... những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống Nhân dân, tác động đến công tác vận động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, trong đó có hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp. 3.1.1. Những yếu tố chủ quan Sự phát triển kinh tế dẫn đến sự phân hóa xã hội và nguy cơ xung đột cục bộ: Những bất cập trong thực hiện một số chính sách tại địa phương như hỗ trợ, đền bù khi thu hồi đất để thực hiện các công trình phúc lợi xã hội, các dự án phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng; việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trên địa bàn chưa được thực hiện hiệu quả, thiếu công khai, dân chủ, minh bạch, nhất là cấp cơ sở; một số chính quyền cơ sở yếu trong quản lý, điều hành hoạt động là nguyên nhân gây ra bất bình của một bộ phận Nhân dân và dẫn đến sự phản 17 kháng bằng các hình thức như khiếu kiện kéo dài của nông dân, tiểu thương, đình công của công nhân, thậm chí dẫn đến xung đột cục bộ giữa Nhân dân với chính quyền. Trình độ dân trí phát triển, nhu cầu dân chủ ngày càng cao sẽ tạo ra áp lực đối với Mặt trận và các đoàn thể phải có những hành động thiết thực và hiệu quả để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tầng lớp Nhân dân, yêu cầu của hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ngày càng cấp bách hơn. 3.1.2. Những yếu tố khách quan Quá trình toàn cầu hóa tạo ra khả năng tiếp nhận, trao đổi, xâm thực lẫn nhau về những giá trị, trong đó có giá trị dân chủ. Nếu trình độ dân trí thấp thì việc phản biện với những trào lưu tư tưởng bên ngoài sẽ khó khăn và phức tạp. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa đã tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội của nước ta. Một mặt, tạo ra khả năng tiếp nhận, trao đổi, giao thoa lẫn nhau về những giá trị, trong đó có giá trị dân chủ, mặt khác là ảnh hưởng của các trào lưu dân chủ khác nhau, tác động tích cực và tiêu cực đến quá trình thực hành dân chủ trong nước. Toàn cầu hóa đem đến sự bùng nổ thông tin, có tác dụng tích cực đến nhận thức của người dân về quyền làm chủ của mình, người dân ngày càng ý thức hơn về quyền của mình và cùng với Nhà nước tham gia tích cực vào quá trình quản lý xã hội. Ngược lại, toàn cầu hóa với sự đa dạng về thông tin sẽ làm cho công chúng lúng túng trước nhiều xu hướng dân chủ khác nhau, nếu không tỉnh táo, nhận thức đúng đắn dễ sa vào bẫy “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, với mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu Mặt trận khẳng định được năng lực giám sát của mình thì đây là một phương thức hữu hiệu để thực hành dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_giam_sat_phan_bien_xa_hoi_cua_mat_tran_to_q.pdf
Tài liệu liên quan