Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Lê Huy Phục

Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hƣởng

đến công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

a. Thuận lợi

Huyện cũng tập trung nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để

nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ

xã hội cơ bản và huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện

tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Các phong trào “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống

nước nhớ nguồn” được tổ chức thường xuyên.

Các chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được

hoàn thiện.

b. Khó khăn

Công tác giảm nghèo chưa bền vững, các loại hình BHXH còn

hạn chế, chưa đa dạng hóa, thủ tục thanh toán còn nhiều trở ngại. Đối

tượng người có công trên địa bàn lớn, việc xác định có công cách

mạng mất giấy tờ hoặc các liệt sĩ hy sinh chưa tìm thấy hài cố.

Các đối tượng cần trợ giúp trên địa bàn huyện ngày càng tăng cao

do chịu tác động của chiến tranh và của nền kinh tế, phân hóa giàu

nghèo có xu hướng gia tăng. Nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp xã

hội và đền ơn đáp nghĩa của địa phương còn ít, chưa đáp ứng được

nhu cầu hiện nay.1

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - Lê Huy Phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h viên bị suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập. 1.2.2. Đặc điểm công tác an sinh xã hội - Công tác ASXH là hoạt động có ý nghĩa nhân văn, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng thụ hưởng. Đối tượng thụ hưởng ASXH không chỉ là những cá nhân đã trong tình trạng khó khăn mà còn là những đối tượng đang sinh sống bình thường hoặc chỉ mới có nguy cơ, đối tượng đó cũng có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng cụ thể. Phạm vi hoạt động của ASXH không chỉ trong phạm vi một quốc gia, chủ thể tham gia vào hoạt động ASXH là toàn xã hội và cả nước ngoài, tuy nhiên phải tuân thủ theo pháp luật. Công tác ASXH cũng luôn vận động và phát triển theo sự phát triển chung của xã hội. 1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI 1.3.1. Công tác bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. 5 * Các tiêu chí đánh giá công tác bảo hiểm xã hội: - Tiêu chí nguồn lực - Tiêu chí phạm vi tác động - Tiêu chí khả năng tiếp cận - Tiêu chí lợi ích của người thụ hưởng 1.3.2. Công tác bảo hiểm y tế - Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm chăm sóc sức khỏe cho người tham gia theo quy định của pháp luật, không vì mục đích lợi nhuận. * Các tiêu chí đánh giá công tác bảo hiểm y tế bắt buộc - Tổng số đối tượng tham gia BHYT - Mức độ bao phủ BHYT - Tốc độ tăng trưởng của các đối tượng tham gia BHYT qua các năm - Mức độ tác động của công tác BHYT - Mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHYT - Bảo hiểm y tế hộ gia đình: + Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình bao gồm: thành viên hộ gia đình; học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; hội viên các hội, đoàn thể, tôn giáo; thân nhân của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động * Các tiêu chí đánh giá công tác bảo hiểm y tế hộ gia đình - Tổng số đối tượng tham gia BHYT - Mức độ bao phủ BHYT - Tốc độ tăng trưởng của các đối tượng tham gia BHYT qua các năm - Mức độ tác động của công tác BHYT - Mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHYT 1.3.3. Công tác trợ giúp xã hội Trợ giúp xã hội là đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm đối tượng yếu thế cần trợ giúp xã hội có cuộc sống ổn định và có điều kiện hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Nội dung bao 6 gồm hai nội dung chính là trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ cấp xã hội đột xuất. * Các tiêu chí đánh giá công tác trợ giúp xã hội: - Số đối tượng được cứu trợ và số kinh phí thực hiện cứu trợ qua các năm - Tốc độ tăng của các đối tượng - Mức độ tác động của công tác trợ giúp xã hội: Tác động của công tác trợ giúp có cải thiện được cơ bản cuộc sống của những người yếu thế trong xã hội. 1.3.4. Công tác ƣu đãi xã hội Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt của nhà nước và cộng đồng về vật chất và tinh thần đối với những người có công với cách mạng, với dân, với nước và một số thân nhân chủ yếu trong gia đình họ trong các lĩnh vực. Đối tượng hưởng ưu đãi: Những người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Kinh phí để thực hiện chủ yếu từ NSNN và từ các nguồn hỗ trợ đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. * Các tiêu chí đánh giá công tác ưu đãi xã hội: - Tổng số đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi xã hội - Kinh phí thực hiện chi trả ưu đãi xã hội - Tốc độ tăng của các đối tượng - Mức độ tác động của công tác chi trả ưu đãi xã hội 1.3.5. Công tác xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo là các chính sách của nhà nước và xã hội hay là chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo theo quy định áp dụng theo từng giai đoạn và từng địa phương. * Các tiêu chí đánh giá công xóa đói giảm nghèo: 7 - Tổng số đối tượng thuộc diện hộ nghèo được đào tạo nghề - Tỷ lệ giảm hộ nghèo qua các năm - Mức độ tác động của công tác xóa đói giảm nghèo 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI 1.4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội Bao gồm các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, địa hình và tình hình phát triển kinh tế xã hội. 1.4.2. Thể chế chính sách về công tác an sinh xã hội Bao gồm các chính sách về công tác an sinh xã hội nhằm xây dựng và phát triển các chính sách an sinh xã hội như quyền tham gia các loại hình bảo hiểm, quyền được hưởng trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội từ cộng đồng phụ thuộc vào các quy định. 1.4.3. Các nguồn lực tài chính để thực hiện Bao gồm các nguồn tài chính để thực hiện công tác an sinh xã hội, phí quản lý và tính bền vững về tài chính của việc thực hiện công tác an sinh xã hội. 1.4.4. Nhận thức của ngƣời dân Nhận thức của người dân hiểu được quan trọng của công tác an sinh xã hội, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì công tác an sinh xã hội mới có cơ hội phát triển và ngược lại. 1.4.5. Thu nhập của ngƣời dân Thu nhập của người dân ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của công tác an sinh xã hội. Thu nhập của người dân được nâng lên thì giảm số đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội và tham gia đóng góp cho công tác ASXH lớn và ngược lại. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Đại Lộc là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tọa độ địa lý từ 15053’29’’ vĩ độ Bắc đến 108007’5’’ kinh độ Đông, có dòng sông chính là sông Vu Gia, chảy ngang qua huyện theo hướng Tây – Đông. Phía bắc giáp với thành phố Đà Nẵng, Phía Đông giáp Thị xã Điện Bàn, phía Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, Phía Tây Bắc giáp huyện Đông Giang, phía Nam giáp huyện Quế Sơn, phía Tây Nam giáp huyện Nam Giang. b. Đất đai và dân số Huyện Đại Lộc có diện tích tự nhiên khá rộng lớn, đất chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm 57,44%, đất nông nghiệp chiếm 23,39% và đất chuyên dùng 6,79% và đất ở là 4,04%. Dân số và mật độ dân số tăng, dân số năm 2012 là 146.966 người, đến nay 2016 tăng lên 152.538 người, năm 2011 mật độ dân số của huyện là 250,33 người/km2 đến năm 2016 tăng lên là 263,42 người/km2. c. Khí hậu và thời tiết Huyện Đại Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,9oC, Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 82,3%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Tập trung vào các tháng 9, 10, 11. 2.1.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội - Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của 9 huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016 là tương đối cao đạt 12,52%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế không đồng đều và có biến động qua các năm. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tính đến năm 2016 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 56,49%; ngành dịch vụ chiếm 26,38%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 17,13%. 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện. a. Thuận lợi Huyện cũng tập trung nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản và huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Các phong trào “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” được tổ chức thường xuyên. Các chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện. b. Khó khăn Công tác giảm nghèo chưa bền vững, các loại hình BHXH còn hạn chế, chưa đa dạng hóa, thủ tục thanh toán còn nhiều trở ngại. Đối tượng người có công trên địa bàn lớn, việc xác định có công cách mạng mất giấy tờ hoặc các liệt sĩ hy sinh chưa tìm thấy hài cố. Các đối tượng cần trợ giúp trên địa bàn huyện ngày càng tăng cao do chịu tác động của chiến tranh và của nền kinh tế, phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội và đền ơn đáp nghĩa của địa phương còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. 10 c. Nguyên nhân khó khăn Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, nhiều vấn đề ASXH mới nảy sinh chưa được giải quyết một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn. Cùng với sự phát triển thì các nguy cơ, rủi ro kinh tế và xã hội ngày càng có xu hướng tăng và phúc tạp. Hệ thống dịch vụ xã hội chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của trị trường lao động. Giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; chênh lệch giàu - nghèo về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Mức trợ cấp xã hội còn thấp, đời sống đối tượng bảo trợ xã hội còn rất khó khăn. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Tình hình tổ chức bộ máy và công tác các bộ thực hiện công tác an sinh xã hội: Các cơ quan thực hiện công tác an sinh xã hội UBND huyện, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội huyện, phòng Y tế huyện Đại Lộc. Các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, đoàn thể, mặt trận và các cá nhân trong và ngoài nước. 2.2.2. Các văn bản ban hành để chỉ đạo hoạt động của công tác an sinh xã hội: Trong những năm qua, công tác ASXH huyện Đại Lộc thực hiện theo chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác ASXH như Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2011); Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Các văn bản dưới luật: pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư và thông tư liên tịch. 11 Ngoài các văn bản chỉ đạo của cấp trên và UBND huyện Đại Lộc còn ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện về công tác BHXH, BHYT, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội, xóa đói giảm nghèo 2.2.3. Tình hình thực hiện công tác an sinh xã hội a. Công tác Bảo hiểm xã hội: Công tác BHXH được thực hiện bởi cơ quan BHXH huyện Đại Lộc dưới sự quản lý, theo dõi của ngành dọc cấp trên, của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Đại Lộc và Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Nam và các cơ quan có liên quan. Bảng 2.4. Số người tham gia bảo hiểm xã hội Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 1. BHXH bắt buộc 4.015 4.260 4.430 4.895 5.211 2. BHXH tự nguyện 515 660 930 1.021 1.245 Tổng cộng 4.530 4.920 5.360 5.916 6.456 Nguồn: Báo cáo Bảo hiểm xã hội huyện Đại Lộc năm 2016 b. Công tác bảo hiểm y tế: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 18 trạm y tế xã, thị trấn và có 860 giường bệnh, cơ sở vật chất phục vụ cho bệnh nhân cơ bản đáp ứng được khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng qua các năm. Điều đó thể hiện ở bảng 2.5 Bảng 2.5. Số người tham gia bảo hiểm y tế của huyện các năm qua Đối tƣợng 2012 2013 2014 2015 2016 Làm công ăn lương 2.049 2.249 2.344 2.480 2.749 Đối tượng chính sách 2.750 2.859 2.964 3.050 3.153 Đối tượng hưu trí, mất sức lao động 1.707 1.811 1.892 1,941 2.021 Nghèo, cận nghèo 15.196 14.182 14.311 14.893 13.193 Học sinh, sinh viên 22.981 23.278 23.171 24.188 24.978 BHYT tự nguyện khác 37.428 41.753 46.223 50.625 54.223 Tồng số 82.111 86.132 90.905 97.177 100.317 12 c. Công tác trợ giúp xã hội Tình hình triển khai chính sách trợ cấp: Chính sách trợ cấp là một trong những chính sách không thể không có trong công tác quy hoạch cũng như công tác thực hiện các chính sách an sinh xã hội của huyện. - Trợ giúp thường xuyên: Số đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội thường xuyên của huyện khá đông và tăng dần qua các năm. - Trợ giúp đột xuất: Được thực hiện kịp thời và chu đáo d. Công tác ưu đãi xã hội Hiện nay, Đại Lộc có 3.284 đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi, chiếm trên 2,15% dân số toàn huyện. Trong các nhóm đối tượng đang hưởng thì tập trung chủ yếu ở 3 nhóm lớn đó là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; nhóm trợ cấp tuất thân nhân nhân liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng. Cả 3 nhóm đối tượng này là 2.863 đối tượng, chiếm 87, 18% số ngường đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Công tác “đền ơn đáp nghĩa” luôn được quan tâm, vận động trao tặng nhà tình nghĩa; quản lý chặt chẽ đối tượng, chi trả trợ cấp ưu đãi kịp thời, đúng quy định e. Công tác xóa đói giảm nghèo: Kết quả cơ bản chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2016 được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 2.9. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo huyện Đại Lộc giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị hành chính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Tổng số 4.768 12 3.669 9 2.829 7,09 3.394 8,79 2.921 7,17 TT Ái Nghĩa 546 12 302 7 174 4,01 289 6,66 206 4,5 Xã Đại Sơn 347 37,37 336 34,78 294 29,61 422 44,94 355 34,57 13 Xã Đại Lãnh 416 18,18 346 15,14 263 11,39 212 9,21 147 6,41 Xã Đại Hưng 430 21,18 356 17,68 271 13,47 363 18,04 266 12,89 Xã Đại Hồng 200 7,71 123 4,66 94 3,56 74 2,80 66 2,44 Xã Đại Đồng 334 11,10 280 9,29 194 6,42 150 4,95 134 4,42 Xã Đại Quang 252 8,65 126 4,29 111 3,75 110 6,71 101 3,4 Xã Đại Nghĩa 354 11,96 242 8,08 167 5,53 148 4,90 97 3,21 Xã Đại Hiệp 89 3,40 53 2,19 34 1,40 28 1,14 23 0,89 Xã Đại Thạnh 250 20,41 221 17,81 203 16,05 287 22,69 266 20,94 Xã Đại Chánh 289 18,86 283 18,33 267 17,29 416 26,94 419 27,05 Xã Đại Tân 374 23,42 320 19,94 270 16,46 403 24,71 407 24,44 Xã Đại Phong 165 8,77 119 6,30 70 3,72 75 3,96 80 4,14 Xã Đại Minh 135 6,63 103 5,09 80 3,95 67 3,29 63 3,05 Xã Đại Thắng 164 8,56 148 7,73 117 6,09 118 6,11 75 3,86 Xã Đại Cường 149 6,79 97 4,38 77 3,50 75 3,4 62 2,8 Xã Đại An 182 9,31 145 7,10 93 4,48 106 5,12 102 4,91 Xã Đại Hòa 92 5,67 69 4,24 50 3,07 51 3,11 52 3,00 Nguồn: Báo cáo Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Đại Lộc 2016 Qua bảng 2.9 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm nhanh từ 12% năm 2012 giảm còn 7,17% năm 2016 (theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020). Trong giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020, huyện thực hiện 14 các chương trình, chính sách giảm nghèo góp phần hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tập trung vào những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao mà chủ yếu là ở các xã miền núi. Qua 05 năm 2012-2016, toàn huyện đã giải quyết việc làm mới cho 1.500 lao động, trong đó có 350 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Chương trình chăm sóc y tế với mục tiêu giảm nghèo: Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. 2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc Các đối tượng tham gia ngày càng tăng về số lượng, mức độ bao phủ cũng tăng liên tục qua các năm. Chất lượng thụ hưởng an sinh xã hội thông qua BHXH ngày càng nâng cao. Công tác an sinh xã hội thông qua công tác bảo hiểm y tế ngày càng tăng nhanh về số lượng người tham gia ở tất cả các hình thức. Diện bao phủ của BHYT ngày càng lớn. Công tác chăm sóc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công được tiến hành thường xuyên và từng bước được nâng lên, đã cấp 100% thẻ BHYT cho đối tượng hưởng ưu đãi xã hội. Công tác an sinh xã hội thông qua công tác xóa đói giảm nghèo đã được quan tâm chú trọng của lãnh đạo các cấp, đã cơ bản giảm được số lượng và tỷ lệ hộ nghèo theo chỉ tiêu đề ra. Đời sống của người dân vùng nghèo được cải thiện đáng kể. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế - Công tác bảo hiểm xã hội: Số người và doanh nghiệp tham gia BHXH có tăng nhưng chỉ chiếm tỷ lệ chưa cao. Chưa có biện pháp cụ thể để xử lý hiệu quả đối với các đơn vị kinh tế không tham gia 15 BHXH hoặc tham gia nhưng xảy ra nợ đọng BHXH kéo dài hoặc trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra. - Công tác bảo hiểm y tế: Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, các trạm y tế chưa có bác sĩ để khám ban đầu cho nhân dân, dẫn đến tình trạng vượt tuyến khám chữa bệnh còn xảy ra, trình độ của đội ngũ y tế ở cơ sở còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia BHYT. - Công tác trợ giúp xã hội: Các chương trình trợ cấp xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình thực tế hiện nay. Thiếu cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội; việc phối hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ; mức độ tác động trợ giúp xã hội còn thấp. Công tác xác định đối tượng khuyết tật còn khó khăn. - Công tác ưu đãi người có công: Công tác xác nhận người có công gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như thất lạc thông tin để làm hồ sơ, nhiều đối tượng có công không có thân nhân để kê khai, công tác xác minh nhiều hồ sơ phức tạp, khó khăn như hồ sơ truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hồ sơ liệt sĩ, hồ sơ thương binh, nhiều liệt sĩ hy sinh chưa tiềm kiếm được mộ. - Công tác xóa đói giảm nghèo: Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với XĐGN phát huy hiệu quả chưa cao, tiếp cận của người nghèo với các chính sách hỗ trợ còn khó khăn, công tác XĐGN chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. b. Nguyên nhân của hạn chế - Trong lĩnh vực công tác bảo hiểm xã hội: Do chú trọng lợi ích kinh tế nên các doanh nghiệp tìm cách trốn đóng BHXH bằng nhiều hình thức khác nhau như đóng BHXH không theo bảng lương thực tế; do nhu cầu trước mắt thu nhập và việc làm mà người lao động không dám yêu cầu chủ sử dụng lao động đóng BHXH; do công tác quản lý và thống kê về thu nhập, việc làm chưa sát với yêu cầu của việc tham gia BHXH. 16 - Trong lĩnh vực công tác bảo hiểm y tế: Nhóm nguyên nhân từ công tác quản lý: Công tác thống kê đối tượng tham gia BHYT chưa thường xuyên; chưa có biện pháp tốt để huy động đối tượng tham gia BHYT tự nguyện; chưa kiểm sát tốt đối tượng miễn, giảm phí khi cấp thẻ BHYT để loại trừ những trường hợp bị trùng lắp; việc giám sát chi của đội ngũ cán bộ giám định BHYT còn yếu; công tác thông tin tuyên truyền về BHYT còn chưa tốt. Nhóm nguyên nhân từ đơn vị cung cấp dịch vụ: Đạo đức, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt; dịch vụ y tế cho các bệnh nhân sử dụng BHYT chưa cao. Nhóm nguyên nhân từ đối tượng tham gia, thụ hưởng: Chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của việc tham gia BHYT và nhiề hộ dân có mức sống thu nhập thấp. Trong lĩnh vực trên lĩnh vực công tác trợ giúp xã hội: Việc xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ mồ côi, người khuyết tật, người có công. Do năng lực cán bộ làm công tác còn yếu, mức trợ cấp còn thấp, sự phối hợp giữa các phòng, ban, hội, đoàn thể, chưa tốt. - Trong lĩnh vực công tác ưu đãi xã hội: Do các thành viên trong gia đình chính sách thường có sức khỏe yếu và có ít kinh nghiệm sản xuất kinh doanhnên việc lao động sản xuất gặp nhiều khó khăn; một số cán bộ làm công tác ưu đãi đối với người có công thiếu năng lực nên việc thực hiện chưa tốt. Đối với công tác tiềm kiếm mộ liệt sĩ, thì khó khăn về quy trình xác nhận giám định ADN; nhiều thân nhân của liệt sĩ muốn tìm nhà ngoại cảm tìm mộ, sau đó xin được lấy mẫu sinh phẩm đi giám định ADN nhưng công việc giám định lâu do có nhiều thân nhân đi giám định ADN. 17 Trong lĩnh vực công tác xóa đói giảm nghèo: Do sự điều chỉnh chuẩn nghèo chậm; sự tự chủ về hoạt động XĐGN của huyện bị giới hạn trong các chính sách chung của Trung ương và tỉnh; Do tiềm lực kinh tế thấp; sự không công tâm khách quan của một bộ phận cán bộ làm công tác XĐGN. Người dân chưa chủ động vươn lên để thoát nghèo, tâm lý trông chờ ỷ lại vào các cấp chính quyền. Trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh còn hạn chế nên không thể đáp ứng được tình hình sức khỏe cho người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo. Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa rộng khắp, nên việc nắm bắt thông tin về những chính sách của nhà nước trong công tác xóa đói giảm nghèo. Thiếu đội ngũ cán bộ cả về số lượng lẫn chất lượng, họ không được đào tạo chính quy và thường xuyên. Thường thì một người kiêm nhiệm nhiều công việc, không thường xuyên lui tới giám sát việc làm ăn sử dụng nguồn vốn vay của người nghèo có đạt hiệu quả hay không. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và tỉnh Quảng Nam Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”. Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT – BLĐTBXH - BYT – BTC - BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội – Bộ Tài chính – Bộ y tế - Bộ giáo dục và đào tạo Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện; Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định đối tượng chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài các văn bản chỉ đạo của cấp trên và căn cứ vào tình hình thực tế tại tỉnh Quảng Nam, Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND, ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam Về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017 – 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3.1.2. Mục tiêu phát triển a. Mục tiêu tổng quát Phải phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, phải vận dụng những nguyên tắc chung của hệ thống chính sách ASXH từ kinh nghiệm của các nước; gắn các chính sách với các chương trình phát triển kinh tế - xã 19 hội; Từng bước mở rộng cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của nhân dân; Tăng cường nguồn lực cho chính sách ASXH. b. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 có trên 90% số trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ và trên 90% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5% - 2% mỗi năm, năm 2020 còn dưới 2%. Bảo đảm các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, các hoạt động vui chơi, giải trí góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các hộ nghèo, người có công và trợ giúp xã hội. Nâng tỷ lệ lao động nông thôn đào tạo nghề... đạt 60%. Hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới 16/18 xã trên địa bàn huyện. Hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới về các tiêu chí y tế, giáo dục, hộ nghèo, lao động có việc làm, lao động có việc làm qua đào tạo đến năm 2020. Toàn huyện phấn đấu BHYT toàn dân đến năm 2020 đạt 90% và đến năm 2025 đạt 100% trở lên. Phấn đấu đến năm 2020 giải quyết 100% hồ sơ tồn đọng về chế độ người có công và thủ tục xác nhận người có công bị thất lạc giấy tờ. Vận động tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ kịp thời các trường hợp cần trợ giúp xã hội khi có bị sự cố bất khả kháng xảy ra. Phấn đấu 80% các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vào năm 2020. 3.1.3. Định hướng hoàn thiện công tác an sinh xã hội huyện Đại Lộc Cải tiến việc chi trả BHXH, BHYT thuận lợi cho người lao động, kiểm tra chặt chẽ việc tham gia BHXH, có biện pháp xử lý những trường hợp không tham gia BHXH của các đơn vị kinh tế. 20 Mở rộng số người tham gia BHYT, giám sát việc chi trả BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh, có các chính sách thu hút đội ngũ y, bác sĩ có trình độ năng lực về các trạm y tế công tác. Tăng cường các hoạt động trợ giúp xã hội, tận dụng các nguồn tài trợ quy hoạch và hỗ trợ tốt hơn cho các đối tượng, tổ chức các hoạt động phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro nhất là đối phó với thiên tai, bão lụt. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, phấn đấu mỗi năm giảm 1,5%-->2% hộ nghèo và thực hiện thành công chương trình nông thôn mới. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến từ huyện đến xã, thị trấn và nhân dân về các chính sách của nhà nước về công tác an sinh xã hội. Thường xuyên kiểm tra nắm bắt và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác ASXH. 3.2.1. Nhóm giải pháp về bảo hiểm xã hội Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức đến người lao động, người sử dụng lao động tham gia và tuân thủ các quy định, pháp luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoan_thien_cong_tac_an_sinh_xa_hoi_tren_dia.pdf
Tài liệu liên quan