Chi cục thuế Thành phố Huế liên tục triển khai các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ ở tất cả các khâu.
Giai đoạn 2016-2018 đã thực hiện các bước công việc từ lập kế
hoạch đến tổ chức thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ NNT và đã đạt
được những kết quả khá tích cực, nhiều hình thức tuyên truyền chính
sách thuế được áp dụng.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 90% số
doanh nghiệp tại thành phố. Là đối tượng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Để thực hiện tốt Luật quản lý thuế nhằm chống thất thu, ngăn chặn và xử
lý kịp thời những vi phạm về thuế, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thu
ngân sách Nhà nước, Chi cục thuế thành phố Huế đang nghiên cứu tìm
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế nói chung và quản lý
thuế TNDN vừa và nhỏ nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi
2
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục Thuế thành phố Huế” có ý
nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn để làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về mục đích nghiên cứu: từ những nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước tác giả nhằm đánh giá những ảnh hưởng của chính
sách thuế đến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói
riêng. Từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét, rút ra được những hạn chế và
vướng mắc còn tồn tại trong chính sách quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp, làm cơ sở để tìm hướng khắc phục, đưa ra những giải pháp và
kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu được sử dụng như phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, đánh giá và phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế lên hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như mức độ tuân thủ các chính sách thuế của doanh
nghiệp.
Về kết quả nghiên cứu: Nhìn chung các nghiên cứu đã đạt
được một số kết quả trên các khía cạnh nghiên cứu. Các tác giả đã
chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong: Đối tượng nộp thuế; Biểu
tính thuế; Về ưu đãi, miễn giảm thuế. Từ đó các tác giả đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế hiện hành.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
- Về mặt lý luận: nghiên cứu, hợp tuyển lý luận về công tác
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
vừa và nhỏ nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực hiện Luật Quản lý Thuế,
đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh
nghiệp tại chi cục Thuế thành phố Huế.
- Nhiệm vụ:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản
3
lý thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý thuế các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Kiến nghị, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ
máy và công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
chi cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Chi cục thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố
Huế trong giai đoạn 2016 - 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:
- Tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánhnhững thông tin đã có sẵn.
- Nguồn dữ liệu thu thập:
+ Báo cáo hoạt động, kết quả thu ngân sách nhà nước của chi
cục thuế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Các luận văn thạc sĩ và nhiều công trình nghiên cứu khác
liên quan đến đề tài.
+ Các văn bản thuế và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã
và đang triển khai trong thời gian qua.
6. Kết cấu luận văn
Căn cứ vào vấn đề trên, bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
4
đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế thành phố Huế
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Chi cục thuế thành phố Huế.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Tổng quan về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập doanh
nghiệp
Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu
thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế .
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế đánh vào thu nhập
phát sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian
nhất định thường là một kỳ kinh doanh.
Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là một loại thuế trực thu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của
doanh nghiệp, chỉ khi các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận mới
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc
điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính
sách công bằng xã hội.
1.1.1.2. Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN
phải nộp
=
Thu nhập
tính thuế
x
Thuế suất
thuế TNDN
Thuế suất: Năm 2017, thuế suất thuế TNDN là 20% (Không
phân biệt mức doanh thu giống như các năm trước)
6
Xác định thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập
chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết
chuyển từ các năm trước theo quy định. Thu nhập tính thuế được xác
định theo công thức sau:
Thu nhập
tính thuế
=
Thu
nhập
chịu
thuế
-
Thu nhập
được
miễn
thuế
+
Các khoản
lỗ được kết
chuyển theo
quy định
Xác định thu nhập chịu thuế tính thuế bao gồm thu nhập từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập
chịu thuế
= Doanh
thu
- Chi phí
được trừ
+ Các khoản
thu nhập khác
1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh
doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ,
vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài
sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tổ chức sản xuất, quản lý linh hoạt, gọn nhẹ.
- Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh.
- Nguồn vốn tài chính hạn chế.
- Cơ sở vật chất,trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém,
lạc hậu.
Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
- Tạo ra tổng sản phẩm trong nước.
- Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, tham gia các hoạt
động xã hội, môi trường bảo đảm sự phát triển bền vững của nền
kinh tế.
- Giữ vị trí quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho NSNN.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu trong quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
7
1.2.1. Mục tiêu của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đảm bảo thực hiện tốt nhất dự toán thuế thuế TNDN.
Quản lý thu thuế TNDN phải đảm bảo thi hành nghiêm pháp
luật về thuế và phát huy được vai trò tích cực của thuế.
Chống thất thu thuế TNDN đối với các DNVVN trên địa bàn.
1.2.2. Yêu cầu đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảo đảm đúng pháp luật.
Bảo đảm tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời nuôi dưỡng
nguồn thu.
Bảo đảm tính khoa học và khách quan trong quản lý thuế.
Bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế.
1.3. Nội dung quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy trình quản lý thuế gồm các khâu như sau: Tổ chức bộ
máy quản lý thuế đối với doanh nghiệp; Lập dự toán thu thuế; Tổ
chức thực hiện; Đánh giá thực hiện dự toán thu thuế.
Tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Bộ máy
quản lý thuế được tổ chức theo nhiều cách khác nhau: theo đối tượng
nộp thuế, theo sắc thuế, theo chức năng quản lý thuế và kết hợp giữa
các hình thức đó.
Lập dự toán thu thuế là khâu đầu tiên của chu trình ngân
sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương.
Trên cơ sở xây dựng dự toán thu hàng năm, CQT thực hiện quản lý
thu các khoản thuế theo dự toán, đảm bảo đạt và vượt dự toán.
Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế là giai đoạn quan trọng
có tính quyết định đến việc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu dự toán
thu thuế đã được giao.
Cuối cùng là đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu thuế
được thực hiện khi kết thúc năm tài chính
Tổ chức thực hiện
8
1.3.1. Kê khai và kế toán thuế.
Khâu kê khai và kế toán thuế được thực hiện trên nguyên tắc cơ
quan thuế giả thiết rằng các đối tượng nộp thuế đều tự giác và thực
hiện tốt nghĩa vụ kê khai, nộp thuế.
1.3.2 Thanh tra, kiểm tra thuế.
Nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi gian
lận, trốn thuế về đảm bảo công bằng về việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
1.3.3. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Cơ quan thuế phải phân loại nợ, nguyên nhân nợ của từng đối
tượng để có biện pháp thu hồi nợ thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước.
1.3.4 Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế.
Thông qua các biện pháp, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ cụ thể
nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêm túc của
người nộp thuế.
1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của
một số địa phương trong nước
Từ thực tế quản lý thuế các cục thuế trong nước, có thể rút ra
một số bài học:
- Tổ chức thực hiện tốt các nội dung quản lý thuế, có chế tài đủ
mạnh để xử lý các vi phạm.
- Hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế, đặc biệt là ứng dụng
CNTT.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa thời
gian kê khai nộp thuế, thực hiện cơ chế “một cửa”.
- Bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ thuế.
9
Chương 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Huế
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện
tích khoảng 70,67 km2 và dân số 455.230 người (theo niên giám
thống kê năm 2018), mật độ dân số: 6.442 người/km2, gồm 27
đơn vị hành chính.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Tổng dân số toàn Thành phố Huế năm 2018 là 455.230
người. Nguồn lao động năm 2018 so với năm 2016 tăng đều
qua mỗi năm. Bên cạnh đó thu nhập bình quân đầu người tăng
đáng kể.
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của Thành phố Huế
Trong những năm qua, kinh tế thành phố Huế không ngừng tăng
trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, các thành phần
kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh thành
phố văn hóa - du lịch dịch vụ - thương mại - công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp (CN –TTCN).
10
2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc phân cấp
quản lý của Chi cục thuế thành phố Huế
Bảng 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Huế
giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
2017/2016 2018/2017
(%) (%)
1 Tổng thu
ngân sách
1.040 1.177 1.258,7 13,17 6,94
2
Sản xuất
CN - TTCN
6.502 7.292 8.240 12,15 13,00
3 Nông
nghiệp
230 237 240 3,04 1,27
4
Doanh thu
du lịch
2.005 2.300 2.750 14,71 19,57
Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành
phố Huế vẫn tiếp tục giữ được ổn định. Tốc độ tăng trưởng giá trị các
hàng hóa công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm sau đều cao hơn năm
trước, doanh thu du lịch tiếp tục giữ được mức phát triển ổn định.
Bảng 2.2. Số lượng DNVVN đóng trên địa bàn Thành phố Huế
giai đoạn 2016-2018 (phân theo ngành nghề kinh doanh)
ĐVT: Doanh nghiệp
TT Ngành nghề
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
2017/2016 2018/2017
(%) (%)
1 Sản xuất 425 410 476 -3,53 16,10
2 Thương
mại
735 739 752 0,54 1,76
3 Dịch vụ 752 758 774 0,80 2,11
4 Khác 334 331 367 -0,90 10,88
Tổng cộng 2.246 2.238 2.369 -0,36 5,85
(Nguồn: Đội Kê khai – Kế toán thuế & Tin học Chi cục Thuế
11
thành phố Huế)
Qua số liệu ở bảng 2.2: Số lượng DN do Chi cục Thuế thành
phố Huế được phân cấp quản lý giảm nhẹ trong năm 2017 và tăng trở
lại trong năm 2018, DN tại thành phố Huế đã bắt đầu đa dạng hóa
kinh doanh, tập trung khai thác những ngành nghề trước đây còn yếu
kém, nhỏ lẽ.
2.2. Giới thiệu tổng quan về Chi cục Thuế Thành phố Huế
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Thực hiện Quyết định 254/QĐ-TCT 2019 của Tổng cục thuế
về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục
Thuế. Đến nay, Chi cục thuế thành phố gồm 5 đội chức năng và 4
đội thuế liên phường, xã.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
12
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ
Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Tổng
Cục Thuế quy định: Chi Cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực
hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân
sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2.2.4. Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục thuế thành
phố Huế
Bảng 2.3. Tình hình lao động của Chi cục thuế Thành phố Huế
giai đoạn 2016 -2018
Đơn vị: Người
TT Chỉ tiêu
Năm 2016
Năm
2017
Năm 2018
SL % SL SL % SL
I Tổng số cán bộ công
chức
151 100 142 151 100 142
II Theo giới tính 151 100 142 151 100 142
1 Nam 86 56,95 80 86 56,95 80
2 Nữ 65 43,05 62 65 43,05 62
III Theo nhiệm vụ 151 100 142 151 100 142
1 Lãnh đạo 4 2,6 4 4 2,6 4
2 Cán bộ đội thuế VP 83 54,97 82 83 54,97 82
3 Cán bộ đội thuế xã,
phường
64 42,43 56 64 42,43 56
(Nguồn: Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn chỉ Chi cục thuế
thành phố Huế)
2.2.5. Tình hình và kết quả thu Ngân sách nhà nước tại Chi
cục Thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018
Trong giai đoạn 2016-2018 tình hình kinh tế trong tỉnh Thừa
Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng tuy đã có dấu hiệu
khởi sắc, nhưng cũng đang còn gặp nhiều khó khăn.
13
Bảng 2.4. Kết quả thu NSNN từng sắc thuế tại Chi cục thuế
Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
TT
Chỉ
tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
2017/2016 2018/2017
(+/-) (%) (+/-) (%)
1 Thuế
TNDN
35.589 35.359 33.675 -230 -0,65 -1684 -4,76
2
Thuế
Tài
nguyên
612 1.296 2.065 684 111,76 769 59,34
3
Thuế
giá trị
gia
tăng
161.081 188.549 211.259 27.468 17,05 22710 12,04
4
Thuế
tiêu thụ
đặc
biệt
2.806 2.432 2.285 -374 -13,33 -147 -6,04
6
Thu
tiền
phạt,
tiền
chậm
nộp
11.670 16.584 14.795 4.914 42,11 -1789
-
10,79
7 Thuế
TNCN
49.996 55.829 68.978 5.833 11,67 13149 23,55
8
Thu
tiền
SDĐ
115.265 137.588 164.691 22.323 19,37 27103 19,70
9
Các
loại
thuế,
139.733 127.562 148.095 -
12.171
-8,71 20533 16,10
14
phí và
lệ phí
khác
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi cục thuế thành phố Huế)
2.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Thành phố Huế
2.3.1. Quản lý đăng ký thuế
Bảng 2.5. Tình hình hoạt động của các DNVVN ở thành phố Huế
giai đoạn 2016-2018
TT Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh
(2017/2016)
So sánh
(2018/2017)
(+/-) (%) (+/-) (%)
1
Số DN được cấp
mã số thuế mới
449 422 452 -27 -6,01 449 422
2
Số DN ngừng
nghỉ kinh doanh
145 203 192 58 40,00 145 203
3 Số DN giải thể 105 121 157 16 15,24 105 121
4
Số DN bỏ kinh
doanh
170 193 184 23 13,53 170 193
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016- 2018)
2.3.2. Quản lý khai thuế và nộp thuế
2.3.2.1. Tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ kê khai tại Chi cục thuế
Thành phố Huế
Chi cục thuế thành phố Huế đã triển khai triệt để tới các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố về việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kê
khai (cung cấp phần mềm và hỗ trợ cài đặt miễn phí).
15
Bảng 2.6. Tình hình DN nộp hồ sơ kê khai nộp thuế giai đoạn
2016-2018
ĐVT: Lượt hồ sơ
TT Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh
(2017/2016)
So sánh
(2018/2017)
(+/-) (%) (+/-) (%)
1
Số lượng DN
đăng ký khai
thuế
2.246 1.739 2.366 -507 -22,57 627 36,06
2 Lượt DN phải
nộp HSKT
17.38511.95017.249 -5435 -31,26 5299 44,34
3
Lượt DN đã nộp
HSKT
17.17311.55416.758 -5619 -32,72 5204 45,04
4
Lượt DN không
nộp HSKT
212 394 491 182 85,85 97 24,62
(Nguồn: Đội Kê khai – Kế toán thuế & Tin học Chi cục Thuế
thành phố Huế)
2.3.2.2. Tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Sau khi triển khai đăng ký nộp thuế điện tử, việc kê khai và nộp
thuế thuận lợi hơn rất nhiều. Điều này cho phép người nộp thuế nộp
hồ sơ khai thuế và nộp tiền vào ngân sách thông qua Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế
16
Bảng 2.7. Kết quả thu thuế TNDN của DNVVN tại Chi cục
thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh
(2017/2016)
So sánh
(2018/2017)
(+/-) (+/-) (+/-) (%)
1 Tổng thuế
NQD
220.642 244.410 254.080 23.768 10,77 9.670 3,96
2 Thuế
TNDN
35.589 35.359 33.675 -230 -0,65 -1.684 -4,76
3
Thuế
TNDN
DNVVN
33.831 33.625 31.478 -206 -0,61 -2.147 -6,39
4
Tỷ trọng
thuế
TNDN
DNVVN/
thuế
TNDN
(%)
95,06 95,10 93,48 0,04 0,04 -1,62 -1,70
5
Tỷ trọng
thuế
TNDN
DNVVN/
tổng thu
NQD (%)
15,33 13,76 12,39 -1,57 -10,26 -1,37 -9,95
(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Huế)
17
Bảng 2.8. Tình hình nộp thuế TNDN của DNVVN tại Chi
cục thuế Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
2015/2014 2016/2015
(+/-) (+/-)
1 Sản xuất 7.135 6.977 6.053 -158 -924
2
Thương
mại 9.806 9.730 9.335 -76 -395
3 Dịch vụ 8.452 8.379 8.156 -73 -223
4 Ăn uống 479 467 475 -12 8
5
Xây
dựng 4.452 4.420 4.150 -32 -270
6 Vận tải 3.507 3.652 3.309 145 -343
Thuế
thu
nhập
DNVVN
33.831 33.625 31.478 -206 -2.147
(Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học -Chi cục Thuế
thành phố Huế)
2.3.3. Quản lý thuế qua công tác kiểm tra
* Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế:
Trên cơ sở phân tích rủi ro ngay tại Chi cục, lập kế hoạch kiểm
tra trong các quý và năm, đội kiểm tra chú trọng chấn chỉnh sai sót,
kiểm tra ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp
* Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
Nếu công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế có nhiều
điều nghi vấn thì cơ quan thuế sẽ phải thực hiện việc kiểm tra hồ sơ
khai thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
2.3.4. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Chi cục Thuế thành phố Huế đã rà soát, phân loại nợ, đôn đốc thu
nộp và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định. Tiến hành đánh giá nợ
theo tiêu chí phân loại nợ hợp lý, từ đó có giải pháp quản lý thu nợ.
18
Bảng 2.9. Tình hình nợ thuế của DNVVN tại Chi cục thuế
Thành phố Huế giai đoạn 2016-2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
(2017/2016)(2018/2017)
(+/-) (+/-)
Tổng thu NS 636.427 767,842 803,730 131.415 -687.469
Nợ có khả năng thu 27.622 34.000 36.449 6.378 2449
Nợ thuế TNDN có
khả năng thu 4.585 5.253 6.595 668 1342
Tỷ lệ nợ (%) 4,34 4,45 4,53 0,11 0,08
Nợ thuế TNDN/
Nợ có khả năng
thu (%)
16,60 15,45 18,09 -1,15 2,64
(Nguồn: Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế-Chi cục thuế
Thành phố Huế)
2.3.5 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Chi cục thuế Thành phố Huế liên tục triển khai các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ ở tất cả các khâu.
Giai đoạn 2016-2018 đã thực hiện các bước công việc từ lập kế
hoạch đến tổ chức thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ NNT và đã đạt
được những kết quả khá tích cực, nhiều hình thức tuyên truyền chính
sách thuế được áp dụng.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thuế thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Thành
phố Huế
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Công tác quản lý đăng ký thuế: đã được thực hiện nhanh gọn
và hiệu quả từ khâu tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp mã số thuế đến
khâu đóng cửa mã số thuế NNT.
- Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế: ngày càng được đầu tư
và ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ quản lý
19
- Công tác kiểm tra NNT: số tiền thuế phát hiện và truy thu qua
công tác kiểm tra tăng dần qua từng năm
- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: kết quả thu nợ
thuế đã góp phần hoàn thành kế hoạch thu ngân sách chung của toàn
Chi cục thuế Thành phố Huế.
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT: thông qua các hình thức
tuyên truyền hỗ trợ đã truyền tải và cung cấp các thông tin đa chiều
tới NNT.
2.4.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
- Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế:
Chưa thực hiện xử phạt đối với NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế
qua mạng internet, chưa đôn đốc NNT nộp đầy đủ các phụ lục phải
đính kèm theo hồ sơ khai thuế, chưa thực hiện ấn định thuế đối với
NNT nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định hoặc NNT
không nộp hồ sơ khai thuế.
- Công tác kiểm tra NNT:
Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và phân tích rủi ro
trên hồ sơ khai thuế chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.
20
- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:
Ứng dụng phần mềm quản lý thuế đôi khi không chính xác gây
khó khăn cho việc xác định nợ, phân loại nợ và đôn đốc thu nợ. Tình
trạng NNT nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn diễn ra
thường xuyên nên vẫn tồn tại nhiều số liệu nợ thuế ảo.
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT:
Phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, kịp thời và chưa
được hiện đại hóa, chủ yếu là tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng như báo, đài, hoặc tư vấn tại chỗ.
- Một số nguyên nhân khác:
+ Kết quả thu thuế TNDN chưa khai thác hết nguồn thu trên địa
bàn thành phố Huế:
+ Công tác phối kết hợp với các sở ban ngành liên quan:
21
Chương 3.
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ HUẾ
3.1. Định hướng chung về hoàn thiện quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và và phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Huế
Trong những năm tới, thành phố Huế tiếp tục xác định phát triển
kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành. Tăng
cường quảng bá, xúc tiến đầu tư các lĩnh vực tiềm năng trên địa bàn,
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước hợp tác đầu tư,
kinh doanh.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Chỉ đạo quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách.
- Triển khai thực hiện tốt Luật quản lý thuế.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản
hoá, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân
người nộp thuế .
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch Thanh tra, Kiểm tra trên cơ sở
phân tích rủi ro, đảm bảo kế hoạch đã đề ra.
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ, thường xuyên sự biến động của
các khoản nợ thuế, xây dựng các giải pháp hữu hiệu thu hồi các
khoản nợ đọng.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch Kiểm tra nội bộ đạt mục tiêu đã
đề ra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm .
- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức và cá
nhân người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực.
- Đẩy mạnh công tác luân chuyển, luân phiên và chuyển đổi vị
trí công tác.
22
- Thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
và phòng chống tham nhũng.
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận
thức cán bộ, công chức trong đơn vị.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.1. Giải pháp mang tính vĩ mô
- Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế TNDN
- Tăng cường đào tạo đội ngũ công chức ngành thuế
- Hiện đại hoá công nghệ thông tin ngành thuế
3.2.2. Giải pháp mang tính vi mô tại Chi cục thuế Thành phố
Huế
- Quản lý chặt chẽ các nguồn thu
- Hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức
- Đơn giản hóa thủ tục nộp thuế
- Hiện đại hóa hoạt động tuyên truyền chính sách thuế cho NNT
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Tổng cục thuế
Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Quan tâm đến chế độ thi đua khen thưởng
Ứng dụng côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_thue_thu_nhap_d.pdf