Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh
Gia Lai 2015 -2017
a.Về hoạt động huy động vốn
BIDV Gia Lai có quy mô huy động vốn khá lớn và có sự tăng
trưởng qua từng năm, đến 31/12/2017 đạt 4.874 tỷ đồng, tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt 3,9%/năm. Về cơ cấu vốn huy
động của chi nhánh thì chủ yếu là tiền gửi qua tài khoản (≈ 99%).
b. Về hoạt động tín dụng
BIDV chi nhánh Gia Lai có quy mô tín dụng khá lớn và tăng
trưởng đều qua các năm, thị phần đứng thứ hai địa bàn, đến
31/12/2017 đạt 12.414 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2015 - 2017 đạt 15,21%/năm. Dư nợ cho vay bán lẻ giai đoạn
2015 – 2017 cũng đạt mức tăng trưởng khá cao (28,25%/năm), tuy
nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so dư nợ cho vay khách hàng doanh
nghiệp. Chi nhánh có tỷ trọng cho vay TDH khá cao. Chất lượng tín
dụng tại chi nhánh được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 ở mức
0,34%.
c. Về các hoạt động kinh doanh khác
Đến 31/12/2017 chi nhánh có 77.975 TK gồm tổ chức 2.91410
TK, cá nhân 75.061 TK, 85.099 thẻ ATM, 50.460 BSMS, 20.811
khách hàng sử dụng IBMB, trong năm thực hiện 241.359 giao dịch
chuyển tiền trong năm 2017, trong đó chuyển tiền tại quầy là 88.940
lượt và 152.419 lượt chuyển qua IBMB. Đồng thời chi nhánh đã nỗ
lực phát triển hoạt động bảo lãnh, TTQT, kinh doanh ngoại tệ, các
hoạt động này là nền tảng quan trọng để chi nhánh gia tăng nguồn
tiền gửi và thu phí dịch vụ.
d. Kết quả tài chính của chi nhánh
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao, lợi
nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, năm 2017 đạt 295 tỷ đồng,
tăng bình quân 4,9%/năm giai đoạn 2015-2017, đảm bảo hoạt động
kinh doanh có lãi với hiệu quả cao, lợi nhuận trước thuế bình
quân/cán bộ đạt 1,9 tỷ đồng
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động huy động vốn của Agribank” của Trịnh Thế
Cường (2015), “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các
ngân hàng thương mại” của Nguyễn Hồng Yến và Vũ Thị Kim
4
Thanh (2017)
6.3. Khoảng trống nghiên cứu
Vấn đề nhận tiền gửi của NHTM đã được nghiên cứu khá
nhiều do tính chất quan trọng về cả lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên,
đối với mỗi NH thì thực tế hoạt động nhận tiền gửi khác nhau do đặc
điểm thực tiễn phát sinh tại mỗi NH khác nhau. Hơn nữa, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và
lan rộng ra tất cả các lĩnh vực, các khách hàng cũng có những yêu
cầu mới đối với hoạt động nhận tiền gửi của NHTM nên các kiến
nghị đưa ra trước đây chưa thể giải quyết trọn vẹn các vấn đề phát
sinh trong điều kiện mới. Ngoài ra, tại BIDV Gia Lai, trong thời gian
qua chưa có công trình nghiên cứu nào về đề tài hoàn thiện hoạt
động nhận tiền gửi. Chính vì vậy, nghiên cứu về hoạt động nhận tiền
gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Gia Lai là hết sức cần thiết, giúp Ngân hàng hoạt động minh bạch, an
toàn, lành mạnh, giảm rủi ro và có hiệu quả hơn. Nghiên cứu này
càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam
đang trong tiến trình thực hiện đề án cơ cấu lại theo Quyết định số
1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 TIỀN GỬI CỦA NHTM
1.1.1 Các loại nguồn vốn của NHTM
a. Vốn tự có của NHTM
b. Vốn huy động của NHTM
(i) Nhận tiền gửi
(ii) Các khoản vay phi tiền gửi
1.1.2 Các loại tiền gửi của NHTM
a. Phân theo đối tượng khách hàng gửi tiền: Tiền gửi của
khách hàng tổ chức, tiền gửi của khách hàng cá nhân.
b. Phân theo kỳ hạn gửi tiền: Tiền gửi không có kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn.
c. Phân loại theo mục đích gửi: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, tiền gửi hưởng lãi, tiền gửi khác.
d. Phân loại theo tính chất thường xuyên: Nhận tiền gửi qua
tài khoản, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu.
1.1.3 Vai trò của tiền gửi đối với hoạt động kinh doanh của
NHTM
Tiền gửi là cơ sở cho sự phát triển bền vững của NHTM, quy
mô tiền gửi là thước đo quan trọng về sự chấp nhận của khách hàng
đối với ngân hàng. Tiền gửi là nguồn gốc của lợi nhuận và sự phát
triển trong NHTM. Tiền gửi giữ vai trò quyết định quy mô tín dụng
và các hoạt động khác của ngân hàng và cơ cấu tiền gửi cũng ảnh
hưởng đến cơ cấu cho vay của NHTM. Quy mô tiền gửi quyết định
năng lực cạnh tranh của NH, tăng cường quan hệ với các đối tác, đo
lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng.
6
1.2 HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NHTM
1.2.1 Khái niệm hoạt động nhận tiền gửi của NHTM
Hoạt động nhận tiền gửi là các hoạt động do NHTM triển khai
thực hiện nhằm nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình
thức và có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi
tiền theo thỏa thuận.
1.2.2 Mục tiêu hoạt động nhận tiền gửi của NHTM
Trong từng thời kỳ, tùy thuộc vào môi trường kinh doanh và
nguồn lực của bản thân ngân hàng, các NHTM sẽ xác định mục tiêu
cho hoạt động nhận tiền gửi: Nhận tiền gửi với quy mô và cơ cấu
hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và điều kiện kinh doanh.
Kiểm soát tốt chi phí cho hoạt động nhận tiền gửi, đảm bảo đạt mục
tiêu huy động tiền gửi đã đề ra với chi phí thấp nhất có thể. Kiểm
soát chặt chẽ các rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi của NH. Hoàn
thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi, đáp ứng yêu cầu khách
hàng ngày một tốt hơn.
1.2.3 Đặc điểm của hoạt động nhận tiền gửi của NHTM
Hoạt động nhận tiền gửi của NHTM gồm các chủ thể tham
gia: NHTM và khách hàng. Các hình thức nhận tiền gửi của NHTM
gồm: tiền gửi KKH, tiền gửi CKH, tiền gửi tiết kiệm và phát hành
giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Là hoạt động
có tính hoàn trả và chứa đựng nhiều rủi ro cho NHTM. Hoạt động
nhận tiền gửi của NHTM chỉ có được thực hiện khi khách hàng có sự
tín nhiệm, tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng..
1.2.4 Nội dung hoạt động nhận tiền gửi của NHTM
a. Chiến lược thu hút tiền gửi của NHTM
(i). Phân đoạn thị trường: NHTM thực hiện phân đoạn thị
trường khách hàng tiền gửi và xây dựng các giải pháp phù hợp với
7
từng phân đoạn. Các ngân hàng khi cho ra sản phẩm mới phải tạo ra
được những đặc điểm riêng biệt cho chính sản phẩm của mình.
(ii). Phát triển sản phẩm: có 2 nhóm chiến lược phát triển sản
phẩm: Chiến lược liên quan đến từng sản phẩm riêng lẻ và chiến
lược liên quan đến toàn bộ các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.
(iii). Tạo đặc điểm riêng của sản phẩm và tạo dựng hình ảnh
ngân hàng: NH cần phải tạo ra một vài đặc điểm riêng như hình ảnh
ngân hàng, tên sản phẩm, thương hiệu, tính chất thương mại, khẩu
hiệu và các phương thức phân biệt khác thường gặp ở các hàng hoá
thông thường, tạo ra 1 hình ảnh có lợi in sâu vào tâm trí khách hàng.
(iv). Hệ thống chuyển giao: Một hệ thống chuyển giao phù
hợp sẽ tuỳ thuộc vào đặc điểm khách hàng mà ngân hàng muốn phục
vụ.
(v). Sự hấp dẫn của sản phẩm: NH sẽ quyết định được các yếu
tố như: đặc điểm, nhân sự, nỗ lực tiếp thị, lãi suất, loại cho vay, mức
độ dịch vụ cung ứng cho người gửi tiền để tạo nên sự hấp dẫn của
sản phẩm
b. Kiểm soát chi phí trong hoạt động nhận tiền gửi: NHTM
cần có cơ cấu tiền gửi với chi phí trả lãi là thấp nhất trong khi vẫn
thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn và cơ cấu đồng
thời tích cực triển khai các biện pháp chăm sóc khách hàng và các
dịch vụ gia tăng khác để duy trì và phát triển được nguồn tiền gửi
của NH.
c. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi: rủi ro lãi
suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động (rủi ro con
người, rủi ro hệ thống, rủi ro tác động bên ngoài, rủi ro pháp lý).
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động nhận tiền gửi
của NHTM
8
a. Quy mô tiền gửi
b. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi
c. Cơ cấu tiền gửi
d. Chi phí nhận tiền gửi
e. Đo lường rủi ro tác nghiệp trong hoạt động nhận tiền gửi
f. Chất lượng dịch vụ tiền gửi
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhận tiền gửi của
NHTM
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
a. Môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý
b. Môi trường công nghệ.
c. Các đối thủ cạnh tranh
d. Tâm lý, thói quen gửi tiền của Khách hàng
1.3.2. Các nhân tố bên trong ngân hàng
a. Chiến lược nhận tiền gửi của ngân hàng
b. Uy tín và vị thế của ngân hàng
c. Chính sách lãi suất và sản phẩm
d. Cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động và đội ngũ cán bộ,
nhân viên
e. Hoạt động marketing ngân hàng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH GIA LAI
2.1 TỔNG QUAN VỀ BIDV CHI NHÁNH GIA LAI
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV chi nhánh
Gia Lai
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của BIDV chi
nhánh Gia Lai
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh
Gia Lai 2015 -2017
a.Về hoạt động huy động vốn
BIDV Gia Lai có quy mô huy động vốn khá lớn và có sự tăng
trưởng qua từng năm, đến 31/12/2017 đạt 4.874 tỷ đồng, tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt 3,9%/năm. Về cơ cấu vốn huy
động của chi nhánh thì chủ yếu là tiền gửi qua tài khoản (≈ 99%).
b. Về hoạt động tín dụng
BIDV chi nhánh Gia Lai có quy mô tín dụng khá lớn và tăng
trưởng đều qua các năm, thị phần đứng thứ hai địa bàn, đến
31/12/2017 đạt 12.414 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2015 - 2017 đạt 15,21%/năm. Dư nợ cho vay bán lẻ giai đoạn
2015 – 2017 cũng đạt mức tăng trưởng khá cao (28,25%/năm), tuy
nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so dư nợ cho vay khách hàng doanh
nghiệp. Chi nhánh có tỷ trọng cho vay TDH khá cao. Chất lượng tín
dụng tại chi nhánh được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 ở mức
0,34%.
c. Về các hoạt động kinh doanh khác
Đến 31/12/2017 chi nhánh có 77.975 TK gồm tổ chức 2.914
10
TK, cá nhân 75.061 TK, 85.099 thẻ ATM, 50.460 BSMS, 20.811
khách hàng sử dụng IBMB, trong năm thực hiện 241.359 giao dịch
chuyển tiền trong năm 2017, trong đó chuyển tiền tại quầy là 88.940
lượt và 152.419 lượt chuyển qua IBMB. Đồng thời chi nhánh đã nỗ
lực phát triển hoạt động bảo lãnh, TTQT, kinh doanh ngoại tệ, các
hoạt động này là nền tảng quan trọng để chi nhánh gia tăng nguồn
tiền gửi và thu phí dịch vụ.
d. Kết quả tài chính của chi nhánh
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao, lợi
nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, năm 2017 đạt 295 tỷ đồng,
tăng bình quân 4,9%/năm giai đoạn 2015-2017, đảm bảo hoạt động
kinh doanh có lãi với hiệu quả cao, lợi nhuận trước thuế bình
quân/cán bộ đạt 1,9 tỷ đồng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI
BIDV CHI NHÁNH GIA LAI 2015 -2017
2.2.1 Môi trƣờng kinh doanh có ảnh hƣởng đến hoạt động
nhận tiền gửi của BIDV chi nhánh Gia Lai
a. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Gia Lai
Nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2015 -
2017 phát triển tương đối ổn định: Tính bình quân giai đoạn 2015 -
2017, tổng sản phẩm (GRDP) tăng 7,58%/năm.
b. Các đối thủ cạnh tranh
Đến 31/12/2017 trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 28 TCTD với 121
địa điểm giao dịch đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng.
c. Thu nhập của người dân trên địa bàn
d. Môi trường công nghệ: Các ngân hàng trên địa bàn đều đã
đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0
11
trong sản phẩm dịch vụ tiền gửi.
2.2.2 Mục tiêu hoạt động nhận tiền gửi của BIDV chi
nhánh Gia Lai giai đoạn 2015 -2017
Tập trung các nguồn lực của ngân hàng để gia tăng số dư tiền
gửi, tiếp tục giữ vững vị thế là 1 trong 2 ngân hàng lớn trên địa bàn
về thị phần tiền gửi, phấn đấu tăng dần thị phần, thu hẹp khoảng cách
với ngân hàng có thị phần đứng đầu trên địa bàn, cụ thể:
- Số dư tiền gửi cuối kỳ: Tăng bình quân 10%/năm, đến
31/12/2017 đạt 5.300 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi khách hàng cá nhân
tăng bình quân 11%/năm, đến 31/12/2017 đạt 4.000 tỷ đồng, tiền gửi
khách hàng tổ chức tăng bình quân 6%/năm, đến 31/12/2017 đạt
1.300 tỷ đồng.
- Số dư tiền gửi bình quân: Tăng bình quân 6%/năm, năm
2017 đạt 4.800 tỷ đồng.
2.2.3 Tình hình thu hút tiền gửi của BIDV chi nhánh Gia
Lai giai đoạn 2015 -2017
a. Về công tác phân đoạn thị trường và chính sách khách
hàng
- Đối với khách hàng tiền gửi dân cư, thực hiện phân đoạn và
chăm sóc khách hàng theo 03 nhóm: KHQT, KHTT, KHPT.
- Đối với các khách hàng tổ chức: không phân biệt khách hàng
tiền gửi mà thực hiện phân đoạn và chăm sóc cho tất cả khách hàng
tổ chức theo 03 nhóm: KHPT, Khách hàng VIP, Khách hàng VVIP.
b. Về chính sách sản phẩm: chi nhánh đã triển khai nhiều giải
pháp nhằm tạo ra những sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu của
từng đối tượng KHCN và tổ chức, tạo đặc điểm riêng nổi bật và gia
tăng sự hấp dẫn của sản phẩm. Tuy nhiên số dư tiền gửi của các sản
phẩm tiền gửi thông thường như tiền gửi KKH, tiền gửi CKH, tiền
12
gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn, các sản phẩm tiền gửi khác chỉ
chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu sản phẩm tiền gửi của chi nhánh.
c. Về chính sách lãi suất:
Các sản phẩm tiền gửi của chi nhánh được áp dụng chung một
mức lãi suất, tùy thuộc vào kỳ hạn gửi. Hiện BIDV Gia Lai thực hiện
chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh so với mặt bằng lãi suất của
Agribank, Vietcombank, Vietinbank trên thị trường.
d. Về công tác Marketing và chất lượng phục vụ khách
hàng:
Công tác Marketing và chất lượng phục vụ khách hàng tiền gửi
được chú trọng với những cách làm phù hợp đã góp phần quảng cáo
sản phẩm tiền gửi và tạo dựng hình ảnh thương hiệu của chi nhánh
trên địa bàn, góp phần khắc sâu hình ảnh một BIDV Gia Lai với
những sản phẩm tiền gửi đa dạng, hấp dẫn, hoạt động an toàn, thân
thiện, đáng tin cậy vào tâm trí khách hàng.
e. Về mạng lưới phân phối:
Đến 31/12/2017 ngoài trụ sở chính, chi nhánh có 05 phòng
giao dịch, 22 máy ATM và 82 điểm chấp nhận thẻ, 122 máy POS,
đẩy mạnh triển khai các ứng dụng thanh toán điện tử như Smart
Banking, Mobile Banking, BIDV Online và BIDV Business cho
ph p khách hàng gửi tiền Online, thanh toán qua ứng dụng điện
thoại, máy tính.
f. Kết quả thu hút tiền gửi của BIDV chi nhánh Gia Lai
(i) Về quy mô tiền gửi
13
Bảng 2.8. Quy mô tiền gửi của CN BIDV Gia Lai 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tốc độ tăng trưởng
2016/2015
2017/201
6
1. Tiền gửi cuối kỳ 4.515 4.547 4.874 0,71% 7,19%
% hoàn thành kế hoạch 102% 93% 104%
2. Tiền gửi bình quân 4.565 4.428 4.405 -3,00% -0,52%
3. Số lượng KH 65.043 64.903 64.277 -0,22% -0,96%
KH cá nhân 62.603 62.472 61.798 -0,21% -1,08%
KH tổ chức 2.440 2.431 2.479 -0,37% 1,97%
(Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD của BIDV-CN Gia Lai 2015 – 2017)
Qua bảng 2.8 ta thấy BIDV Gia Lai có số dư tiền gửi cuối kỳ
khá lớn và được duy trì qua các năm, đến cuối năm 2017 đã tăng cao
đạt đến 4.874 tỷ đồng. Đồng thời có nền khách hàng tiền gửi rất lớn,
trên 64.000 khách hàng.
(ii) Về thị phần tiền gửi:Thị phần tiền gửi của chi nhánh đang
ngày một thu hẹp so các đối thủ cạnh tranh do mức độ tăng trưởng
chưa tương xứng với mức tăng của địa bàn
(iii) Về cơ cấu tiền gửi: Do đặc thù số dư tiền gửi tại chi
nhánh thường tăng cao vào dịp cuối năm, vì vậy để đánh giá kết quả
thực hiện về cơ cấu tiền gửi tại BIDV chi nhánh Gia Lai, tác giả sử
dụng số dư bình quân, thể hiện bảng 2.10.
- Về cơ cấu theo loại đồng tiền gửi: Tiền gửi VND chiếm đa
số trong cơ cấu tiền gửi của BIDV Gia Lai và tăng nhanh qua các
năm.
- Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: tiền gửi KKH tại chi nhánh bị
sụt giảm qua từng năm, trong khi đó quy mô và tỷ trọng tiền gửi
14
CKH (bao gồm cả ngắn và TDH) tại chi nhánh lại có sự tăng trưởng
ổn định.
Bảng 2.10. Cơ cấu tiền gửi của Chi nhánh BIDV Gia Lai 2015-2017
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. Theo đồng tiền gửi
a. VNĐ 4.462 97,74 4.386 99,05 4.378 99,39
b. Ngoại tệ 103 2,26 42 0,95 27 0,61
2. Theo kỳ hạn gửi
a. Có kỳ hạn 3.316 72,64 3.571 80,65 3.640 82,63
- Ngắn hạn 2.205 48,30 2.355 53,18 2.395 54,37
- Trung dài hạn 1.111 24,34 1.216 27,47 1.245 28,26
b. Không kỳ hạn 1.249 27,36 857 19,35 765 17,37
3. Theo đối tượng khách hàng gửi
a. Dân cư 2.995 65,61 3.579 80,83 3.618 82,13
b. Tổ chức 1.570 34,39 849 19,17 787 17,87
Tổng cộng 4.565 100 4.428 100 4.405 100
(Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD của BIDV CN Gia Lai 2015 – 2017)
- Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng: Tiền gửi dân cư
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiền gửi của chi nhánh và có sự gia
tăng qua các năm và ngược lại là tiền gửi từ tổ chức
- Cơ cấu tiền gửi theo phân đoạn khách hàng cá nhân: Cơ cấu
tiền gửi dân cư của chi nhánh tập trung chủ yếu vào nhóm KHQT.
Về số lượng khách hàng thì chi nhánh lại bị sụt giảm nền KHPT và
gia tăng nền KHTT, KHQT.
(iv) Về chất lượng dịch vụ tiền gửi
Tác giả thực hiện khảo sát 200 khách hàng có giao dịch tiền
gửi. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Phụ lục 03, cụ thể như sau:
15
- Về thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ tiền gửi: đối với
khách hàng cá nhân yếu tố ảnh hưởng nhất đến mức độ hài lòng của
khách hàng là sản phẩm dịch vụ và lãi suất. Đối với khách hàng tổ
chức là sản phẩm dịch vụ và cơ sở vật chất của ngân hàng.
- Về chất lượng dịch vụ tiền gửi: đa số nhận được sự hài lòng
của khách hàng. Chỉ có tiêu chí mức độ đa dạng của sản phẩm dịch
vụ, mức độ cạnh tranh trong lãi suất, thái độ phục vụ của giao dịch
viên/cán bộ ngân hàng là có điểm đánh giá thấp hơn các tiêu chí khác
2.2.4 Tình hình kiểm soát chi phí trong hoạt động nhận
tiền gửi của BIDV chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2015 -2017
- Nghiêm túc tuân thủ quy định trần lãi suất tiền gửi của
NHNN. Tất cả các khoản cộng lãi suất phụ trội cho khách hàng quan
trọng theo quy định của BIDV được thực hiện qua quy trình x t
duyệt chặt chẽ qua các bộ phận nhằm hạn chế tình trạng cộng lãi suất
tràn lan làm gia tăng chi phí của chi nhánh. Năm 2015 Lãi suất tiền
gửi bình quân là 4,2%, năm 2016 và 2017 là 5% đồng.
2.2.5 Tình hình kiểm soát rủi ro trong hoạt động nhận tiền
gửi của BIDV chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2015 -2017
Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp hoạt động nhận tiền gửi của
chi nhánh được thực hiện khá tốt, các sai sót tác nghiệp của chi
nhánh giảm dần qua các năm. Hoạt động nhận tiền gửi của chi nhánh
chưa để xảy ra trường hợp mất mát tiền của khách hàng.
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI BIDV CHI
NHÁNH GIA LAI
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc của hoạt động nhận tiền gửi
tại BIDV chi nhánh Gia Lai
- Các chính sách, giải pháp triển khai trong hoạt động nhận
16
tiền gửi luôn được Ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm, đầu tư nguồn
lực để triển khai. Tiền gửi từ dân cư ngày càng tăng cao góp phần
đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng trên địa bàn, kế hoạch nhận tiền gửi
luôn vượt hoặc gần đạt kế hoạch hàng năm BIDV giao.
- Hoạt động nhận tiền gửi tại BIDV Gia Lai được đông đảo
khách hàng tổ chức và dân cư trên địa bàn quan tâm, ủng hộ gửi tiền
tại chi nhánh, giữ thị phần đứng thứ hai trên địa bàn.
- Các sản phẩm tiền gửi đã và đang từng bước được đa dạng
hóa, gắn với nhiều tiện ích đi kèm và mang tính cạnh tranh cao.
- Công tác bảo đảm an toàn tác nghiệp trong hoạt động tiền
gửi thường xuyên được quan tâm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, không
để xảy ra tình trạng mất mát tiền của khách hàng.
- Cơ cấu tiền gửi dịch chuyển theo hướng ổn định, giảm dần
sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng quan trọng.
- NIM tiền gửi cao, chi phí nhận tiền gửi được kiểm soát tốt
mặc dù tình hình cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt, mức lãi
suất tiền gửi bình quân cao nhất của giai đoạn 2015 – 2017 tại chi
nhánh không vượt quá 5%/năm, thấp hơn cả mức trần 5,5%/năm của
lãi suất huy động VND kỳ hạn 6 tháng.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, thái độ và phong cách phục vụ khách hàng, lịch sự theo đúng
quy chuẩn phong cách giao dịch của BIDV.
2.3.2 Những tồn tại của hoạt động nhận tiền gửi tại BIDV
chi nhánh Gia Lai
- Về phân đoạn khách hàng: Chưa có chính sách phân đoạn
dành riêng cho khách hàng tiền gửi tổ chức.
- Về sản phẩm tiền gửi: Chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, mục
đích gửi tiền của khách hàng, tính năng của sản phẩm chưa chứa
17
đựng nhiều yếu tố công nghệ. Chính sách lãi suất chưa có sự ổn định,
chưa thật sự cạnh tranh được so với các NHTMNN khác, đặc biệt là
lãi suất tiền gửi dân cư, chính sách lãi suất của chi nhánh phụ thuộc
vào điều hành lãi suất của BIDV.
- Về quy mô và tốc độ tăng trưởng: Số dư tiền gửi tăng thêm
hàng năm thấp, chưa tương xứng với số dư tăng thêm của địa bàn,
dẫn đến chi nhánh bị sụt giảm thị phần tiền gửi. Khả năng tự cân đối
vốn cho hoạt động tín dụng còn thấp, tốc độ tăng trưởng tiền gửi rất
thấp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Số dư tiền gửi bình quân và
số lượng khách hàng tiền gửi (nhóm KHPT) liên tục bị sụt giảm.
Tăng trưởng tiền gửi dân cư có dấu hiệu chững lại và sụt giảm trong
năm 2017. Tiền gửi khách hàng tổ chức không ổn định và lệ thuộc
nhiều vào hoạt động của các khách hàng lớn, tỷ trọng tiền gửi tổ
chức sụt giảm mạnh xuống dưới 20% nguồn tiền gửi.
- Cơ cấu tiền gửi chưa hợp lý về cả kỳ hạn và loại tiền, tập
trung vào nhóm các khách hàng lớn: Tiền gửi KKH thấp, tỷ trọng bị
sụt giảm, tăng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn gây ra bất lợi làm gia tăng
chi phí hoạt động đầu vào của NH. Tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng
không đáng kể trong tổng tiền gửi. Quy mô tiền gửi lệ thuộc nhiều
vào nhóm KHQT, khách hàng VIP.
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động
nhận tiền gửi tại BIDV chi nhánh Gia Lai
- Nguyên nhân khách quan: Do đặc thù khách hàng trên địa
bàn, chất lượng dịch vụ tài khoản, sản phẩm tiền gửi thanh toán còn
hạn chế. Trình độ và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều bất
cập. Chính sách lãi suất của BIDV còn thiếu ổn định.
- Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động Marketing chưa thật sự
chuyên nghiệp và hiệu quả. Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động
18
nhận tiền gửi còn bất cập. Mạng lưới phòng giao dịch của chi nhánh
còn thưa thớt. Công tác giao kế hoạch, đánh giá xếp loại thi đua cá
nhân, tập thể, cơ chế động lực chưa thật sự tạo động lực.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH GIA LAI
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Cơ hội và thách thức trong hoạt động nhận tiền gửi của
BIDV chi nhánh Gia Lai
a. Về cơ hội
b. Về thách thức
3.1.2. Định hƣớng hoạt động nhận tiền gửi của BIDV chi
nhánh Gia Lai
- Về quan điểm quản trị điều hành
- Về quy mô: tiền gửi cuối kỳ tăng trưởng bình quân
20%/năm, đến năm 2020 đạt 7.000 tỷ đồng.
- Về cơ cấu: Đa dạng về nền khách hàng, gia tăng tiền gửi tổ
chức, giảm dần sự phụ thuộc vào các khách hàng tiền gửi lớn; Gia
tăng hợp lý tiền gửi ngoại tệ; Gia tăng tiền gửi trung dài hạn trên cơ
sở kiểm soát chi phí nhận tiền gửi, gia tăng tiền gửi không kỳ hạn
trên cơ sở giảm dần tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn.
- Về kiểm soát chi phí: điều hành lãi suất linh hoạt theo thị
trường đảm bảo tăng trưởng quy mô tiền gửi với chi phí hợp lý, tuy
nhiên vẫn đảm bảo tính ổn định trong chính sách lãi suất theo thời
gian và tuân thủ các quy định của NHNN, BIDV trong từng thời kỳ.
19
- Về kiểm soát rủi ro.
3.2 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
NHẬN TIỀN GỬI CỦA BIDV CHI NHÁNH GIA LAI
3.2.1 Khuyến nghị nhằm gia tăng quy mô tiền gửi
a. Hoàn thiện chính sách khách hàng: theo phân nhóm
khách hàng và thực hiện toàn diện, xuyên suốt từ trước, trong và sau
khi gửi tiền. Chính sách khách hàng được thực hiện thống nhất với
chính sách sản phẩm, lãi suất, khuyến mãi của chi nhánh, gia tăng
tính hấp dẫn của sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh. Chủ động nắm bắt
nhu cầu thị trường, khách hàng để điều chỉnh các chính sách nhanh
nhạy phù hợp. Ngoài chính sách khách hàng chung của hệ thống
BIDV, chi nhánh cần bổ sung thêm một số chính sách về lãi suất,
chính sách chăm sóc, quà tặng, khuyến mãi phù hợp với địa bàn.
b. Hoàn thiện chính sách sản phẩm
- Để hoàn thiện sản phẩm tiền gửi thanh toán: Hoàn thiện các
nghiệp vụ nhận tiền gửi, phát triển các dịch vụ đi kèm tài khoản để
nâng cao tiện ích cho khách hàng.
- Đối với loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: cần linh hoạt về kỳ
hạn tiền gửi, đa dạng về sản phẩm, kết hợp với các sản phẩm tín
dụng và dịch vụ để tạo nên sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có sự khác
biệt và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng như: Tiền gửi tích
lũy nhà ở, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp theo ngày.
- Đối với các sản phẩm tiền gửi hưởng lãi: linh hoạt cộng lãi
suất phụ trội theo chính sách KHQT của TSC và các chương trình
khuyến mãi hiện có của chi nhánh
- Đối với các sản phẩm tiền gửi ngoại tệ: áp dụng linh hoạt đa
kênh hỗ trợ
20
c. Hoàn thiện hệ thống chuyển giao
- Đối với mạng lưới phòng giao dịch: rà soát, đánh giá hiệu
quả và tổ chức lại mạng lưới phòng giao dịch, thành lập các điểm hỗ
trợ khách hàng, quầy giao dịch lưu động tại các khu công nghiệp,
trung tâm hành chính. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo đúng
chuẩn nhận diện thương hiệu của BIDV tại các địa điểm giao dịch.
- Đối với các kênh phân phối hiện đại: đẩy mạnh các kênh
phân phối hiện có đồng thời đẩy mạnh phát triển các kênh chấp nhận
thanh toán thẻ mới. Triển khai các cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh
toán không dùng tiền mặt với các cơ quan ban ngành. Thực hiện đầu
tư nâng cấp đường truyền, bảo trì, bảo dưỡng, trang bị mới đối với hệ
thống máy ATM, POS đảm bảo khách hàng giao dịch ổn định. Đầu
tư mua sắm thiết bị, công nghệ, nhân sự, tổ chức đào tạo nhằm hoàn
thiện tính bảo mật, đảm bảo an ninh mạng, ngăn chặn sớm các rủi ro,
mất mát tiền gửi của khách hàng.
d. Hoàn thiện chính sách Marketing và công tác phục vụ
khách hàng:
* Về chính sách tiếp thị để phát triển khách hàng tiền gửi: Xây
dựng kế hoạch, phân công các phòng phát triển tiền gửi đối với các
khách hàng hiện hữu, khách hàng mới.
* Về công cụ bán hàng: xây dựng phát triển bộ công cụ bán
hàng phù hợp theo từng dòng sản phẩm tiền gửi cụ thể, phù hợp với
từng phân đoạn khách hàng.
* Về công tác quảng bá: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo
rộng rãi về hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng. Tăng cường các
hình thức quảng bá hình ảnh của Ngân hàng thông qua các thông tin
đại chúng. Sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả các công cụ
truyền thông.
21
* Về công tác khuyến mãi, chăm sóc khách hàng: Nghiên cứu
các chương trình khuyến mãi tiền gửi phù hợp tâm lý khách hàng và
thời điểm khách hàng có tiền. Duy trì thường xuyên các hoạt động
khuyến mãi truyền thống nhân dịp các sự kiện. Có chính sách
khuyến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoan_thien_hoat_dong_nhan_tien_gui_tai_ngan.pdf