Trong thời gian qua việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và
phương tiện làm việc cho thanh tra ngành giao thông vận tải nói chung và
Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình nói riêng chưa đáp ứng được
nhu cầu công việc được giao. Tình hình vi phạm về trật tự an toàn giao
thông, tai nạn giao thông và ùn tắc vẫn đang diển ra theo chiều hướng ngày
càng nhiều và phức tạp. Để thanh tra ngành giao thông vận tải hoạt động có
hiệu quả, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thủ tướng
Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông vận tải xây dựng đề án “Tăng cường
biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải” nhằm
thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm
2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn
giao thông và ùn tắc giao thông và Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày
04/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường
bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010. Đề án được yêu
cầu tập trung nghiên cứu thực trạng về giao thông vận tải và các vấn đề bức
xúc hiện nay để đưa ra các giải pháp khắc phục, trong đó tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong ngành giao thông vận tải trên
phạm vi toàn quốc, cụ thể là tưng cường biên chế, trang thiết bị cho lực21
lượng thanh tra giao thông vận tải. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động của thanh tra sở giao thông vận tải Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Bé (2016), Phổ biến, giao dục pháp luật về an toàn
giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn đã đánh giá thực trạng
phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng
4
Ngãi, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà
nước, từ đó Luận văn đã đưa ra một số giải pháp để tưng cường phổ biến,
giáo dục pháp luật an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận
văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, Thừa Thiên Huế.
- Bộ Công an (1998), Tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng,
nguyên nhân giải pháp phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
- Dương Quốc Hoàng (2005), Tăng cường quản lý nhà nước bằng
pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay, Luận án
Tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính (2003), Trật tự an
toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Ngọc Tiến (2004), Giáo dục pháp luật - Biện pháp quan trọng
trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, Tạp chí Giao thông vận tải,
số 7/2004, Hà Nội.
- Lê Sáu (2014), Hoạt động của thanh tra giao thông vận tải trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng của
Thanh tra Sở Giao thông vận tải, tìm ra những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanh tra
Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Luận
văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, Thừa Thiên Huế.
- Nguyễn Xuân Yêm (1999), Một số vấn đề về quản lý nhà nước về
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Nhà xuất bản Công an nhân dân,
Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Quảng Bình, tìm ra các hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải
5
pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát một số lý luận về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và hoạt động Thanh tra Sở Giao
thông vận tải Quảng Bình nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về trật tự an toàn giao thông, công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và
hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình trong những
năm qua.
- Trình bày các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông
vận tải Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về địa bàn: Tỉnh Quảng Bình.
+ Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động của Thanh tra Sở Giao
thông vận tải Quảng Bình từ năm 2014-2018, định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về công tác đảm bảo trật tự an
toàn giao thông.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp
6
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần hoàn thiện
trên cơ sở chỉnh sửa, bổ sung cơ sở lý luận về hoạt động của Thanh tra Sở
Giao thông vận tải trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa trong xu hướng hội nhập quốc tế.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ xác định được thực trạng và
các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực trạng của Thanh tra
Sở Giao thông vận tải Quảng Bình từ đó giúp hiểu rõ nguyên nhân và đưa
ra các giải pháp để hoạt động có hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông
vận tải Quảng Bình.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận
tải Quảng Bình.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH
1.1. Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
Quá trình lao động xã hội đòi hỏi sự quản lý nhà nước như một hiện
tượng tất yếu. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của
bộ máy nhà nước (Hoạt động của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và
cơ quan tư pháp). Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là khái niệm chỉ hoạt
động của hệ thống cơ quan hành pháp - cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.2. Nội dung Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
Quản lý nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông bao gồm
những nội dung sau:
1.1.3. Chủ thể Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
Theo Điều 86 của Luật Giao thông đường bộ, trách nhiệm quản lý
nhà nước gồm:
1.2. Thanh tra gia thông vận tải trong quản lý nhà nước về trật
tự an toàn giao thông
1.2.1. Khái niệm thanh tra giao thông vận tải
Thanh tra, kiểm tra và giám sát, nói chung là kiểm soát là loại hoạt
động trong quản lý, là các chức năng của quản lý nhà nước; mục đích của
thanh tra, kiểm tra và giám sát là phục vụ quản lý nhà nước và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chủ thể của thanh tra, kiểm tra và giám
sát thuộc về nhà nước, việc tổ chức các hoạt động này thường do các cơ
quan chuyên trách thực hiện; Nội dung thanh tra, kiểm tra và giám sát chủ
yếu là việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, việc thực hiện kế
hoạch của đơn vị được nhà nước giao; việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ,
công chức nhà nước, riêng thanh tra còn thực hiện việc thanh tra, giải quyết
8
đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp Luật, góp phần chống tiêu
cực, tham nhũng ở các cơ quan, đơn vị. Về mục đích, các cơ quan thanh tra,
kiểm tra và giám sát cùng có chung mục đích và cùng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước. Về đối tượng, do vị trí, thẩm quyền của các cơ quan
thanh tra, kiểm tra giám sát khác nhau nên đối tượng cũng khác nhau. Về
phương thức thanh tra, kiểm tra, giám sát, do vị trí, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mỗi cơ quan khác nhau nên phương thức, hình thức hoạt
động cũng khác nhau. Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý
nhà nước, hoạt động thanh tra gắn với hoạt động quản lý nhà nước, do đó,
đối tượng thanh tra rộng hơn, trực tiếp hơn so với đối tượng của từng chủ
thể kiểm tra, giám sát. Nói tóm lại Thanh tra, kiểm tra và giám sát được gọi
chung là kiểm soát.
1.2.2. Vai trò của thanh tra giao thông vận tải
- Hoạt động Thanh tra GTVT nhằm đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước trong lĩnh vực
GTVT, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa và an toàn trong hoạt động giao thông vận tải. Trong quản lý nhà
nước, công tác thanh tra nói chung và thanh tra GTVT nói riêng có một ý
nghĩa rất quan trọng. Thông qua hoạt động thanh tra GTVT, những quy
định pháp luật GTVT được trở thành hiện thực, đảm bảo trật tự an toàn giao
thông và qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá
trình thực hiện các quy định về thanh tra GTVT, pháp luật về thanh tra
GTVT tạo ra hành lang pháp lý, bảo đảm cho cơ quan thanh tra GTVT và
thanh tra liên ngành GTVT thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình,
các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được
quy định và thực thi đúng thực tế. Nếu công tác thanh tra GTVT không
được quan tâm và thực hiện không có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực,
tác động đến toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực GTVT, trật
9
tự an toàn giao thông, an toàn xã hội bị vi phạm, quyền lực nhà nước bị
xem thường, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm.
1.2.3. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông
vận tải
Tại Điều 4, Nghị định 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao thông vận tải quy định cơ
quan thực hiện chức năng thanh tra ngành GTVT bao gồm:
1.2.3.1. Cơ quan thanh tra nhà nước
1.2.3.2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành giao thông vận tải
1.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Tại Điều 24 Luật Thanh tra; Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP
ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một
số điều của Luật Thanh tra và Điều 9 Nghị định 57/2013/NĐ-CP ngày
31/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao
thông vận tải quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Giao thông
vận tải.
1.3. Khái quát về tình hình thành, phát triển ngành thanh tra và
thanh tra Giao thông vận tải
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành thanh tra
Nhằm giải quyết những yêu cầu cấp thiết trước mắt đó là thường
xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn, thư khiếu nại và phản ánh của các
tầng lớp nhân dân từ khắp các địa phương gửi lên Chính phủ và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64-
SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, đây là tổ chức tiền thân của ngành
thanh tra Việt Nam. Ban Thanh tra ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc
biệt của cách mạng Việt Nam, được Chính phủ trao cho những quyền hạn
rất lớn và nặng nề, không chỉ là một công cụ thường xuyên của chính quyền
dân chủ nhân dân mà còn có nhiệm vụ quan trọng góp phần làm yên lòng
10
dân, đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh của toàn thể dân tộc trong sự
nghiệp bảo vệ và giải phóng Tổ quốc. Công tác thanh tra góp phần cũng cố
chính quyền, giữ nguyên kỹ cương đường lối chính sách của Nhà nước,
cũng cố lòng tin của nhân dân và chính quyền cách mạng Việt Nam.
1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển thanh tra ngành Giao
thông vận tải
Để tăng cường chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và kiện
toàn tổ chức thanh tra, ngày 13/11/1990 Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện
ban hành Quyết định số 2079-PC về việc thành lập lực lượng thanh tra Giao
thông vận tải. Lực lượng thanh tra GTVT có nhiệm vụ và quyền hạn như
sau:
Tiểu kết Chương i
Hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải là nhiệm vụ của Nhà
nước, cũng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội dưới dự lãnh đạo của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, thể hiện bản chất của pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Từng bước đồng bộ hoá công tác
quản lý nhà nước về thanh tra giao thông vận tải, trong đó nhà nước giữ vai
trò nòng cốt, huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội vào công tác
này.
Với gốc độ lý luận, trong chương I của luận văn đã nói lên những
nội dung sau:
Một là, đưa ra khái nhiệm của thanh tra giao thông vận tải, từ đó xác
định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nó.
Hai là, xác định được nội dung, phương pháp, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
Từ những nội dung chính trên làm căn cứ khoa học để phân tích,
đánh giá thực trạng của hoạt động thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng
Bình.
11
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG BÌNH
2.1. Khái quát về đặc điểm và tình hình của tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Bình
2.1.1.1. Vị trí địa lý
2.1.1.2.Thời tiết, khí hậu
2.1.1.3. Tài nguyên đất
Tính đến hết năm 2017, quỹ đất tự nhiên của Quảng Bình có
800.003 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 89.981 ha; đất lâm nghiệp:
628.260 ha, đất chuyên dùng: 29.927 ha; đất ở: 6.101 ha [25].
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Bình
Đơn vị tính: Ha
TT Địa phận hành chính
Tổng diện
tích
Đất sản
xuất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
1 Thành phố Đồng Hới 15.587 2.983 6.568 3.555 582
2 Thị xã Ba Đồn 16.236 4.349 6.496 1.359 624
3 Huyện Minh Hoá 139.375 7.282 121.222 1.592 508
4 Huyện Tuyên Hoá 112.870 8.509 94.366 2.754 695
5 Huyện Quảng Trạch 44.788 7.887 27.345 4.798 874
6 Huyện Bố Trạch 211.549 28.343 167.083 6.324 1.310
7 Huyện Quảng Ninh 119.418 8.349 100.328 3.732 585
8 Huyện Lệ Thuỷ 140.180 22.239 104.852 5.813 923
Tổng cộng 800.003 89.981 628.260 29.927 6.101
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2018”
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
2.1.2.2. Về hạ tầng kỹ thuật
12
2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển thanh tra Giao thông
vận tải tỉnh Quảng Bình
Ngày 11/6/1997 Ban thanh tra giao thông vận tải Quảng Bình được
thành lập theo Quyết định số 662/QĐ/UB của UBND tỉnh Quảng Bình.
Ban thanh tra giao thông vận tải có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của Thanh tra Sở Giao
thông vận tải
2.2.1. Tình hình giao thông, phương tiện vận tải và người lái trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1.1. Hệ thống giao thông đường bộ
Toàn tỉnh có trên 12.000 km đường bộ các loại, trong đó có 788 km
đường Quốc lộ (Tỉnh quản lý 297,5 km, Trung ương quản lý 490,5 km),
322 km Đường tỉnh, 1.346 km đường huyện và nội thị, 9.400 km đường
giao thông nông thôn và 156 km đường chuyên dùng [25], cụ thể như sau:
2.2.1.2. Hệ thống giao thông đường thủy
Quảng Bình có 6 con sông chính bắt nguồn từ phía Tây và được đổ
ra các cửa biển, với tổng chiều dài là 274,8 km, hàng năm lượng phù sa sau
các trận lũ lụt làm cho đất thêm màu mở, rất thuận lợi cho việc phát triển
cho ngành nông nghiệp. Sông là nơi nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; phục
vụ đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân bằng. Cụ thể gồm các con
sông:
2.2.1.3. Hệ thống giao thông đường sắt
Quảng Bình có tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy qua, đi
song song với Quốc lộ 15, với tổng chiều dài đi qua địa bàn là 174 km, gồm
có 19 ga, trong đó ga Đồng Hới là một trong là một trong 8 ga chính của cả
nước và ga Đồng Lê có tàu Thống Nhất dừng, đổ đón trả khách, được đầu
tư trang bị khá hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn và
trên cả nước.
13
2.2.1.4. Hệ thống giao thông đường không
Quảng Bình có cảng hàng không Đồng Hới, nằm ở phía Bắc cách
trung tâm tỉnh lỵ thành phố Đồng Hới 6 km, thuộc xã Lộc Ninh, thành phố
Đồng Hới, có đường băng dài 300m. Hiện tại đã có các tuyến bay đến một
số tỉnh, thành phố lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Lạt đặc biệt hiện nay đang mở tuyến bay Quốc tế sang nước
Thái Lan. Với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hiện đại, có
khả năng cất và hạ cánh một số máy bay lớn, đáp ứng được nhu cầu vận
chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân trong nước và Quốc tế.
2.2.1.5. Về phương tiện vận tải và người lái
- Về phương tiện cơ giới đường bộ: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có
28.749 xe ô tô cái loại và 456.323 xe mô tô, xe máy được đăng ký và số
lượng phương tiện đang trên đà được tăng nhanh.
ô tô hạng B và C cho nhân dân trên địa bàn và các tỉnh lân cạnh.
2.2.1.6. Về cảng, bến thủy nội địa
- Có 02 cảng biển, gồm: Cảng Hòn La thuộc xã Quảng Đông, huyện
Quảng Trạch và cảng Gianh thuộc xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, đáp
ứng cho tàu có tải trọng lớn ra vào được.
- Có 07 cảng chuyên dùng, gồm các cảng: Lèn Bảng, Nhà máy xi
măng Văn Hóa, Đức Toàn, Thanh Trường, Xăng dầu Ngọc Thanh, Thắng
Lợi và cảng cá Nhật Lệ.
- Có 49 bến thủy nội địa, trong đó 04 bến khách dọc sông, 34 bến
khách ngang sông và 11 bến hàng hóa.
2.2.1.7. Về bến xe khách, xe buýt và trạm dừng nghỉ
Hiện nay toàn tỉnh có 08 bến xe khách, khách (05 bến xe loại IV và
03 bến xe loại V) và 05 trạm dừng nghỉ đã được quy hoạch trên trên hệ
thống Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh.
2.2.1.8. Về tai nạn giao thông
14
2.2.2. Tình hình khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển
bằng đường bộ
2.2.2.1. Tình hình khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ
Tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình tăng dần qua các năm. Năm 2014 khối lượng vận chuyển
hàng hoá 12.860,3 nghìn tấn, tạo doanh thu chiếm 87,91% so với các loại
hình dịch vụ vận tải khác trên địa bàn tỉnh, đến năm 2019 đã tăng lên
20.076,5 nghìn tấn, tạo doanh thu chiếm 93,51% so với các loại hình dịch
vụ vận tải khác.
Bảng 2.3 Tình hình khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Khối lượng vận
chuyển
Nghìn tấn 12.860,3 14.329,3 16.478,7 18.638,2 20.076,5
Khối lượng luân
chuyển
Triệu tấn
.Km
492,9 529,6 609,04 636,5 679,3
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2018”
2.2.2.2. Tình hình khối lượng hành khách vận chuyển đường bộ
Bảng 2.4. Tình hình khối lượng hành khách vận chuyển
bằng đường bộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm
2014 2015 2016 2017 2018
Số lượt hành khách vận chuyển Triệu người 9,7 11,16 12,86 13,55 15,1
Số lượt hành khách luân chuyển Triệu người .Km 655,3 753,60 824,4 890,1 957,4
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2018”
2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất của Thanh
tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
2.3.1. Về tổ chức và biên chế
2.3.2. Trang thiết bị, cơ sở vật chất
- Về phương tiện: Có 04 xe ô tô các loại, trong đó 01 xe 7 chổ được
trang bị năm 2006, hiện tại đang bị xuống cấp, 02 xe ô tô 5 chỗ mới được
trang bị và 01 xe ô tô chuyên dụng của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động
và 04 xe mô tô đã qua hơn 10 năm sử dụng.
15
- Về thiết bị tác nghiệp: Thanh tra Sở có 03 bàn cân kiểm tra tải
trọng xe, 01 bộ cân của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động do Tổng cục
đường bộ Việt Nam cấp và một số máy quay phim, chụp ảnh, máy ghi âm,
máy đo nồng độ cồn, bộ đàm
- Về trụ sở làm việc: Thanh tra Sở Giao thông vận tải có trụ sở chính
tại địa chỉ số 05 đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình và 01 trụ sở của Đội Thanh tra nằm ở địa bàn phía Bắc của tỉnh có địa
chỉ ở thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chi tiết như
Phụ lục 2.3 kèm theo [35].
Với số lượng phương tiện ô tô như hiện nay chưa đáp ứng để phục
vụ tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt có 01 xe đã cũ kỹ sử dụng hơn 10 năm;
chưa được trang bị xe cẩu, cứu hộ và phương tiện đi kiểm tra đường thủy.
Vì vậy hiện vẫn còn tình trạng dùng xe mô tô cá nhân để kiểm tra an toàn
giao thông trên tuyến. Về trụ sở làm việc, tuy đã có trụ sở độc lập nhưng đã
được xây dựng từ năm 2003 hiện nay đã xuống cấp, phòng làm việc cho
cán bộ công chức không đủ, đặc biệt có phòng phải ngăn đôi tạm; chưa có
hội trường để tổ chức hội họp toàn đơn vị mà chỉ có phòng giao ban sức
chứa từ 13 - 15 người.
2.4. Thực trạng về hoạt động thanh tra giao thông vận tải trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.4.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra
- Về công tác kiểm tra theo đoàn
- Về công tác thanh tra theo đoàn
- Về công tác tiếp công dân:
- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Công tác phòng, chống tham nhũng:
- Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra trong 3 năm (bao gồm
độc lập và theo đoàn):
16
Bảng 2.7 Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra trong 3 năm:
TT Danh mục Đơn vị 2016 2017 2018
1 Tổng số vụ vi phạm Số vụ 1.584 954 874
2 Tổ chức vi phạm Số vụ 439 234 317
3 Cá nhân vi phạm Số vụ 1.340 720 557
4 Thanh tra Sở phát hiện Số vụ 701 388 421
5 Tổ chức vi phạm Số vụ 155 108 188
6 Cá nhân vi phạm Số vụ 546 280 233
7 Thanh tra Sở phối hợp Số vụ 883 566 453
8 Tổ chức vi phạm Số vụ 284 126 129
9 Cá nhân vi phạm Số vụ 794 440 324
“Nguồn: Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình từ năm 2016 - 2018”
2.4.2. Về công tác xử phạt vi phạm hành chính
Bảng 2.8. Tổng hợp công tác xử phạt vi phạm hành chính trong 3 năm
TT Danh mục Đơn vị
Năm xử phạt
2016 2017 2018
1 Số quyết định xử phạt Quyết định 675 846 801
2 Số tiền xử phạt Triệu đồng 1.536,50 1.925,8 2.237,7
3 Số quyết định đã thi hành Quyết định 394 634 667
4 Số tiền nộp phạt vào KBNN Triệu đồng 1.332,6 1.624,9 1.812,4
5 Số quyết định còn lại Quyết định 281 212 134
6 Số tiền chưa xử lý Triệu đồng 203,9 300,9 425,3
7 Khắc phục hậu quả % 100% 100% 100%
“Nguồn: Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình từ năm 2016 - 2018”
2.4.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên, Thanh tra
Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các cơ quan như Đài, Báo, tạp chí
trong tỉnh tiến hành đăng các tin, bài, các văn bản quy phạm pháp luật về
trật tự an toàn giao thông, đồng thời chủ động tuyên truyền đến với các đội
ngũ lái xe, chủ xe, chủ hàng, các tổ chức cá nhân trong tỉnh văn bản như:
17
2.4.4. Công tác xây dựng lực lượng
Để hoạt động có hiệu quả, Thanh tra Sở Giao thông vạn tải đã tăng
cường giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh nghề
nghiệp; nâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ,
thanh tra viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
2.5. Những thuận lợi, khó khăn vướng mắc
2.5.1. Về thuận lợi
2.5.2. Về khó khăn, vướng mắc
2.5.3. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc
Tiểu kết Chương 2
Trên cơ sở đặc điểm của tỉnh Quảng Bình và hoạt động thực tiển của
Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình, Chương 2 của luận văn được
thể hiện các nội dung chính sau:
Thứ nhất, nêu được đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh
Quảng Bình.
Thứ hai, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của
Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Thứ ba, nắm bắt được thực trạng về hoạt động của của Thanh tra Sở
Giao thông vận tải
Trên cơ sở lý luận về những nội dung chính trên, luận văn đã nêu ra
được những thuận lợi, khó khăn vướng mắc để từ đó đưa ra những giải
pháp để nâng cao năng lực hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
trong Chương 3.
18
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
QUẢNG BÌNH
3.1. Phương hướng phát triển ngành giao thông vận tải Quảng
Bình và Thanh tra Sở giao thông vận tải trong thời gian tới
3.1.1 Phương hướng của ngành giao thông vận tải Quảng Bình
Trong thời gian qua quy hoạch phát triển giao thông vận tải đã được
giải quyết, hiện nay tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt quy hoạch giao thông
vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đây là cơ sở làm mục tiêu
để phấn đấu hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải góp phần phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế sẽ tiếp tục rà soát
lại để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của
tỉnh. Trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung những vấn đề như sau:
3.1.2. Phương hướng của Thanh tra Giao thông vận tải Quảng
Bình
- Trên cơ sở bộ máy của quản lý hiện tại, Thanh tra Sở Giao thông
vận tải sẽ kiện toàn lại bộ máy phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện
nay.
- Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hoá các trang thiết
bị, công cụ hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu về công tác hiện nay.
- Năng cao năng lực hoạt động, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ
chuyên môn cao, mang tính chuyên nghiệp.
3.2. Giải pháp của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Bình
3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch để thực hiện Đề án số 321/QĐ-TTg ngày 05
tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường biên chế,
trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải”. Mục tiêu tăng
19
cường biên chế, trang thiết bị nhằm củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt
động cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không từ trung ương đến địa phương
nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, góp phần
tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải và bảo đảm trật tự an
toàn giao thông.
Bảng 3.1: Xác định số định biên của Thanh tra Sở Giao thông vận tải
tỉnh Quảng Bình
TT Danh mục
Toàn bộ
tỉnh hiện
có
Đinh biên
Số
định
biên
(người)
1 Hành chính 3 người 3 người 3
2 Đường Quốc lộ ủy thác 297,5 km 35 km/người 8,5
3 Đường bộ quản lý 322 km 70 km/người 4,6
4 Đường thủy nội địa 274,8 km 100 km/người 2,7
5 Phương tiện ô tô 24.548 xe 1.000 phương tiện/người 24,5
6 Phương tiện thủy 1.988 tàu 1.000 phương tiện/người 2,0
7 Trung tâm Sát hạch 2 Trung tâm 1 Trung tâm/người 2
8 Trung tâm đăng kiểm 3 Trung tâm 1 Trung tâm/người 3
9 Bến xe 8 bến xe 1 Bến/người 8
10 Cơ sở đào tạo lái xe 3 cơ sở 1 Cơ sở/người 3
Tổng cộng 61
“Nguồn: Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình”
Như vậy theo định mức như trên Thanh tra Sở Giao thông vận tải
Quảng Bình số biên chế cần có để đả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoat_dong_cua_thanh_tra_so_giao_thong_van_t.pdf