Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đã
được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đã được
chú trọng, đẩy mạnh. Công tác hậu giám sát đã được quan tâm
rất nhiều, thông qua hoạt động giám sát và kết quả giám sát yêu
cầu các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
các yếu cầu kiến nghị
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động giám sát của đoàn đại biểu quốc hội tỉnh – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Đánh giá những kết quả đã được, những tồn tại và hạn
chế từ thực tiễn hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh Quảng Ngãi, từ đó tác giả đề xuất những phương hướng,
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ:
- Luận văn tập trung làm rõ khái niệm giám sát, phân
tích nội dung và hình thức giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh; các yếu tác động đến hiệu quả hoạt động giám sát, các tiêu
4
chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc
hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thuộc về chức
năng giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Quảng Ngãi từ khóa XIII đến nay (từ năm 2011 đến 30.6.2017)
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
của luận văn
5.1. Phương pháp luận:
Trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về tổ
chức quyền lực nhà nước, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Những vấn
đề về Quốc hội và chức năng giám sát của Quốc hội được tác
giả sử dụng là cơ sở lý luận khi nghiên cứu đề tài luận văn này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, là
những phương pháp cơ bản thân tôi lựa chọn để làm nổi bật
chức năng giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu
Quốc hội từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
5
- Luận văn nêu được khái niệm giám sát cũng như khái
quát được những nét cơ bản về đối tượng, nội dung, phạm vi,
hình thức giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh; các yếu tố bảo đảm cho hiệu quả giám sát, các
tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố.
- Đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động giám sát và
hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi từ khóa XIII đến nay (từ năm
2011 – 30.6.2017) trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả giám sát của Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo.
- Xem xét giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất việc sửa
đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật như: Luật
Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp, Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của
quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về hoạt động giám
của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của Đoàn đại
biều Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt
động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG
GIÁM CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỀU QUỐC HỘI TỈNH
1.1. Khái quát về hoạt động giám của Đoàn đại biểu
quốc hội tỉnh
1.1.1. Khái niệm giám sát của Đoàn đại biểu quốc hội
tỉnh
Giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội là việc theo dõi,
xem xét, đánh giá hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân
theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1.1.2. Vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh
Thứ nhất, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc
hội giúp cho đại biểu Quốc hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả Quốc
hội.
Thứ hai, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu quốc
hội góp phần đảm bảo các chính sách, pháp luật được tổ chức
thực hiện ở địa phương một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.
Thứ ba, giúp đại biểu nắm bắt được những thông tin
cần thiết và quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến
nghị đối với việc sửa đổi hệ thống những quy định pháp luật
liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội và Đoàn đại
biểu Quốc hội.
7
Thứ tư, thông qua hoạt động giám sát của Đoàn đại
biểu Quốc hội sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Đại
biểu Quốc hội với cử tri của địa phương.
Thứ năm, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc
hội là hoạt động nhằm góp phần tạo điều kiện cho cử tri địa
phương thực hiện quyền lực của mình thông qua hoạt động này.
Thứ sáu, hoạt động giám sát góp phần nâng cao địa vị
pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương.
1.1.3. Nguyên tắc giám sát của Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh
- Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan, công khai,
minh bạch, hiệu quả.
- Nguyên tắc không làm cản trở đến hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát
1.1.4. Thẩm quyền giám sát của Đoàn đại biểu quốc
hội tỉnh
Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của
Đoàn và tổ chức để Đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện
nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia giám sát với Đoàn
giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại địa phương.
1.2. Nội dung, phương thức giám sát của Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh
1.2.1. Nội dung giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh
1.2.1.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát
8
Đoàn đại biểu Quốc hội căn cứ vào chương trình giám
sát của từng đại biểu Quốc hội, chương trình giám sát của Quốc
hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của
Quốc hội, tình hình thực tế của địa phương, đề nghị của Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ý
kiến, kiến nghị của cử tri tại địa phương lập chương trình giám
sát sáu tháng, hàng năm của Đoàn và báo cáo Ủy ban Thường
vụ Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức thực hiện các
hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đại biểu Quốc hội
trong Đoàn thực hiện chương trình giám sát của mình.
1.2.1.2. Tổ chức thực hiện giám sát
Căn cứ vào chương trình giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội, theo yêu cầu của các Đoàn giám sát của Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội giúp Đoàn đại biểu Quốc hội ra nghị quyết thành lập các
Đoàn giám sát để tiến hành giám sát chuyên đề; giúp Đại biểu
Quốc hội tiến hành giám sát tại địa phương.
1.2.1.3. Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát
Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội là bước rất quan trọng cần phải thực hiện sau khi
Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành các hoạt động giám sát
chương trình, nội dung, kế hoạch đã đưuọc đề ra. Tổng hợp,
báo cáo kết quả giám sát là nhằm để thấy được toàn bộ tiến
trình hoạt động giám sát của Đoàn, qua đó đánh giá và rút kinh
nghiệm cho những hoạt động giám sát của Đoàn sau này.
1.2.2. Phương thức giám sát của Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh
1.2.2.1. Tổ chức giám sát chuyên đề
9
Hoạt động giám sát theo chuyên đề của Đoàn đại biểu
Quốc hội thường được tiến hành theo đúng chương trình, kế
hoạch giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc theo yêu cầu
của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, thực hiện kế hoạch
giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khi được
phân công. Bên cạnh đó, việc tiến hành hoạt động giám sát theo
chuyên đề, Đoàn đại biểu Quốc hội còn dựa trên cơ sở thông tin
nắm bắt được từ hoạt động tiếp xúc của tri, công tác tiếp dân,
xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo công dân chuyển đến.
1.2.2.2. Giám sát thông qua nghe báo cáo
Giám sát thông quan nghe báo cáo của Đoàn đại biểu
Quốc hội là một trong những hình thức thực hiện hoạt động
giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát gián tiếp thông qua
văn bản, không trực tiếp, tiếp cận thực tế ở cơ sở. Trong thực tế
đây là hình thức giám sát được các Đoàn đại biểu Quốc hội lựa
chọn rất nhiều với lý do số lượng Đại biểu Quốc hội trong đoàn
ít, trong khi đó việc tiến hành giám sát tại nhiều đơn vị cơ sở lại
nhiều hoặc đi thực tế tại cơ sở lại gặp nhiều khó khăn... thì hình
thức này là hình thức lựa chọn phù hợp nhất để thực hiện hoạt
động giám sát.
1.2.2.3. Xử lý đơn thư, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc
giải quyết
a. Chuyển cơ quan thẩm quyền giải quyết
Khi nhận được các đơn thư, khiếu nại của công dân gửi
đến Đoàn đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách
nhiệm xem xét, nghiên cứu và phải kịp thời chuyển đến cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, đồng thời
thông báo đến người khiếu nại được biết.
10
b. Công tác nghiên cứu, đánh giá văn bản trả lời việc
giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
Đây là căn cứ để giám sát trách nhiệm trong việc trả lời
của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo của công dân. Qua hoạt động nghiên cứu, đánh giá
văn bản trả lời việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền Đoàn
đại biểu Quốc hội sẽ thấy được mức độ cũng như chất lượng
trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức
có liên quan tại địa phương như thế nào, có kịp thời, đầy đủ,
chính xác hay chưa... từ đó Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành
xem xét có nên giám sát hay không.
c. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm
Căn cứ vào kết quả giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội
có quyền kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần
hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật mới; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan
đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc các
vấn đề của địa phương.
d. Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết
Sau khi Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển các đơn thư,
khiếu nại, kiến nghị của công dân, tổ chức đến các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền giải quyết, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại
biểu Quốc hội có trách nhiệm tiến hành việc theo dõi, đôn đốc,
giám sát việc giải quyết để đảm bảo các đơn thư, khiếu nại,
kiến nghị được tổ chức thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả
nhất.
11
1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động giám sát của
Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh
- Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng
- Yếu tố thuộc về hệ thống pháp luật chi phối hoạt động
giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
- Yếu tố về năng lực, trách nhiệm của từng Đại biểu
Quốc hội
- Yếu tố thuộc về cách thức tổ chức thực hiện giám sát
của Đoàn đại biểu Quốc hội
1.4. Kinh nghiệm giám sát của Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
Qua đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Đoàn đại
biểu Quốc hội, mỗi Đoàn của địa phương đều rút cho mình
những bài học kinh nghiệm để cho hoạt động giám sát đạt kết
quả tốt hơn.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng
Một là, hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc
hội phải đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của cấp ủy Đảng
Hai là, cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch giám
sát một cách chính xác, kịp thời, phát huy tính chủ động sáng
tạo ...
Ba là, trong hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội, Đại biểu Quốc hội cần phải gắn bó mật thiết với cử
tri, liên hệ thường xuyên với cử tri.
Bốn là, cần phải lựa chọn đại biểu bảo đảm về tiêu
chuẩn, trình độ, có đủ năng lực và có điều kiện để tham gia các
hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội.
Năm là, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật trong hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.
12
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN
ĐẠI BIỀU QUỐC HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tổng quan về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Quảng Ngãi
Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, Đoàn ĐBQH tỉnh có 07
đại biểu Quốc hội. Trong số Đại biểu Quốc hội nói trên 03
người là đại biểu trung ương. Có 04 đại biểu là nữ; có 03 đại
biểu là người dân tộc Kor và Hrê, 04 đại biểu là dân tộc kinh.
Về trình độ chuyên môn, Đoàn có có 01 Phó giáo sư, Tiến sĩ;
01 Tiến sĩ; 01 Thạc sĩ và 04 cử nhân .
Với đặc điểm trên, hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh
Quảng Ngãi có một số thuận lợi và khó khăn sau:
- Về thuận lợi:
Việc lựa chọn đại biểu Quốc hội theo quy định Luật
bầu cử Quốc hội đã được tiến hành kỹ lưỡng, chất lượng đại
biểu Quốc hội ngày càng nâng cao, số đại biểu Quốc hội đơn vị
tỉnh Quảng Ngãi có trình độ đại học, sau đại học các khóa đều
cao. Bởi vậy, cả ba chức năng cơ bản của Quốc hội là lập pháp,
giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước,
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đều tham gia khá đầy đủ với chất
lượng cao, nhiều ý kiến xác đáng được Quốc hội ghi nhận.
- Về khó khăn:
+ Đa số đại biểu trong Đoàn hoạt động kiêm nhiệm,
thường bận công tác chuyên môn nên thời gian dành cho hoạt
động giám sát của Đoàn chưa nhiều.
+ Nhiều Đại biểu Quốc hội trong Đoàn là những đại
biểu mới tham gia nhiệm kỳ đầu (có 04 đại biểu) nên thời gian,
điều kiện tiếp cận với thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động dân
13
cử còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu
quả hoạt động của đoàn nói chung và hoạt động giám sát nói
riêng.
2.2. Đánh giá hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Các phương diện đánh giá
2.2.1.1. Về xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát
Việc xây dựng, chương trình, kế hoạch giám sát của
Đoàn đại biểu Quốc hội được xem là điều kiện tiên quyết để
hành hoạt động giám sát. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã căn
cứ vào chương trình giám sát của từng đại biểu Quốc hội,
chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, tình hình thực tế
của địa phương, đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và ý kiến, kiến nghị của cử tri
tại địa phương lập chương trình giám sát hằng quý, sáu tháng,
hàng năm của Đoàn.
2.2.1.2. Về tổ chức thực hiện giám sát
a. Tổ chức giám sát chuyên đề
Đoàn đại hiểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức các cuộc giám
sát chuyên đề; xây dựng kế hoạch giám sát đối với từng chuyên
đề cụ thể, trong đó xác định rõ mục đích, nội dung giám sát,
những yêu cầu đối với đối tượng giám sát và thời gian tiến hành
cụ thể; chủ động phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các sở,
ban, ngành, đoàn thể liên quan để thực hiện giám sát.
b.Giám sát thông qua nghe báo cáo
14
Các Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh cũng đã thực hiện quyền giám sát thông qua hình thức chất
vấn bằng văn bản, chất vấn trực tiếp tại các kỳ họp của Quốc
hội về các vấn đề kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thi hành
pháp luật
c. Xử lý đơn thư, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải
quyết
- Chuyển cơ quan thẩm quyền giải quyết
Qua quá trình tiếp nhận, nghiên cứu, xem xét các đơn
thư, khiếu nại, tố cáo, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu
Quốc hội đã kịp thời chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền
giải quyết 115 đơn.
- Công tác nghiên cứu, đánh giá văn bản trả lời việc
giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
Qua hoạt động nghiên cứu, đánh giá văn bản trả lời việc
giải quyết của cơ quan có thẩm quyền Đoàn đại biểu Quốc hội
nhận thấy được rằng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ
quan, tổ chức có liên quan tại địa phương đã được chú trọng,
mặc dù số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo rất nhiều nhưng các
cơ quan, tổ chức đã tiến hành xử lý một cách kịp thời, đầy đủ,
chính xác, góp phần hạn chế việc đơn thư khiếu nại, tố cáo
nhiều lần.
- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ở địa
phương, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm
Đối với kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa
phương, ngoài các nội dung được đại diện chính quyền địa
phương giải trình trực tiếp tại buổi tiếp xúc cử tri, Đoàn đại
biểu Quốc hội đã tổng hợp kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân tỉnh,
huyện và các Sở, ban, ngành liên quan; tổ chức một số buổi làm
15
việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và một số Sở, ban,
ngành thảo luận về các vấn đề cử tri có ý kiến, kiến nghị để có
hướng giải quyết, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân
dân.
- Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết
Về theo dõi, đánh giá tình hình giải quyết kiến nghị cử
tri và tình hình giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công
dân. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức theo dõi thường
xuyên việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri, đơn, thư khiếu
nại, tố cáo của công dân của các cơ quan Trung ương và địa
phương.
2.2.1.3. Về tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát
Tất cả các nội dung kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh đều được các cơ quan Trung ương và địa phương xem
xét, giải quyết theo hướng có văn bản trả lời trực tiếp hoặc tiếp
thu để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật và
công tác chỉ đạo điều hành.
2.2.2. Đánh giá chung
2.2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
a. Kết quả đạt được
Các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn không chỉ tích cực
tham gia vào công tác xây dựng pháp luật; tham gia thảo luận,
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và các hoạt động
của Đoàn đại biểu Quốc hội mà còn tập trung rất nhiều vào hoạt
động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; giám sát của Đoàn tại
phương.
Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại
biểu Quốc đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện chính
sách pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành nhà nước
16
và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa
phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những
vẫn đề bức xức trong dư luận xã hội, giữ vững niềm tin của cử
tri vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và
vai trò lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng
quốc gia của Quốc hội.
Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đã
được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Công tác giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đã được
chú trọng, đẩy mạnh. Công tác hậu giám sát đã được quan tâm
rất nhiều, thông qua hoạt động giám sát và kết quả giám sát yêu
cầu các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
các yếu cầu kiến nghị.
b. Nguyên nhân của kết quả đạt được
Nhờ có sự lãnh đạo của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; sự
lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, sự phối hợp chặt chẽ với Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc;
chất lượng của Đại biểu Quốc hội trong đoàn nhìn chung là khá
cao, với những đại biểu có trình độ học hàm, học vị cao, trình
độ chuyên môn đa dạng, kèm với nhiệt tình và sự nỗ lực phấn
đấu của từng Đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó Đoàn đại biểu
Quốc hội tỉnh cũng đã không ngừng đổi mới phương thức tổ
chức và hoạt động.
2.2.2.2. Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân
a. Những hạn chế, thiếu sót
- Chương trình giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh chưa lập tách biệt mà chủ yếu còn gắn kết vào chương
trình công tác chung của Đoàn đại biểu Quốc hội.
17
- Các hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trên các lĩnh vực chất vấn, giám
sát các văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành
pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân... chưa được tiến hành một cách thường
xuyên theo quy định; các kiến nghị sau giám sát, khảo sát chưa
được chính quyền các cấp ở địa phương quan tâm giải quyết.
- Công tác giám sát thiếu chiều sâu, thời gian giám sát
ngắn, chủ yếu vẫn dựa trên văn bản báo cáo, đi sâu, đi sát cơ sở
chưa nhiều, hình thức giám sát thiếu phong phú, chưa đáp ứng
được yêu cầu đặt ra.
- Chưa sử dụng hết quyền giám sát tối cao của Quốc
hội, kỹ năng giám sát của một số đại biểu Quốc hội chưa cao,
chưa có điều kiện tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, trong giám sát
đại biểu chưa "đeo bám" đến cùng.
- Mặc dù đã có kinh phí cho hoạt động giám sát của
Quốc hội, song chưa có sự khuyến khích đối với các thành viên
tham gia giám sát.
- Quá trình thực hiện hoạt động giám sát của Đoàn đại
biểu Quốc hội còn có sự nể nang, ngại va chạm, thiếu kiên
quyết trong tranh luận giữa người giám sát và đối tượng chịu sự
giám sát.
- Chương trình giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội đôi
lúc còn dàn trải, coi trọng số lượng, chưa quan tâm đến chất
lượng. Một số cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát chưa
quan tâm và chấp hành nghiêm chỉnh kiến nghị của cơ quan
giám sát.
b. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót
18
Một là, hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động giám
sát của Đoàn đại biểu Quốc hội chưa được hoàn thiện
Hai là, việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát
còn bộc lộ nhiều khó khăn, thiếu tính chủ động nên Đoàn đại
biểu Quốc hội tỉnh thường bị động trong công tác giám sát.
Ba là, phương thức tổ chức giám sát có sự đổi mới
nhưng thật sự chưa có sự đa dạng và phong phú.
Bốn là, năng lực, trình độ, kỹ năng của một số đại biểu
còn hạn chế.
Năm là, sự phân bố không đồng đều về Đại biểu Quốc
hội, nhất là số lượng đại biểu chuyên trách.
Sáu là, thiếu tính chủ động của nhân dân trong việc phát
huy quyền làm chủ, việc am hiểu và tuân thủ pháp luật của
nhân dân còn hạn chế.
Bảy là, bộ máy tham mưu, giúp việc cho đại biểu trong
hoạt động giám sát còn thiếu và yếu.
Tám là, thiếu thông tin, thời gian thực hiện hoạt động
giám sát.
2.2.2.3. Kinh nghiệm đúc kết
Một là, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự phối hợp
với chính quyền, với mặt trận và các ban ngành đoàn thể nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và
Đại biểu Quốc hội.
Hai là, cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch giám
sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội một cách
chặc chẽ, khoa học, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.
Ba là, cần phải chủ động trong việc xác định nội dung,
cải tiến phương thức, hình thức tổ chức hoạt động giám sát.
19
Bốn là, cần tăng cường mối quan hệ hợp tác của Đoàn
đại biểu Quốc hội với các cơ quan trung ương và địa phương
trong hoạt động giám sát.
Năm là, nâng cao chất lượng của Đại biểu Quốc hội,
xây dựng bộ máy tham mưu, giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh đủ mạnh, có năng lực phù hợp.
Sáu là, đề cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu chuyên
trách và lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
Bảy là, chú trọng đến việc xử lý sau giám sát, theo
dõi, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỀU QUỐC
HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Phương hướng
- Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động giám sát
- Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của Đại biểu Quốc
hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát
- Nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động của Đại
biểu Quốc hội, nhất là Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên
trách
- Tạo điều kiện để Đại biểu Quốc hội độc lập, tự chủ
trong hoạt động giám sát
3.2. Giải pháp
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý
về hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu
Quốc hội
20
Cần phải hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt
động chất vấn của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội
trong từng hoạt động giám sát cụ thể: giám sát văn bản quy
phạm pháp luật và việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám
sát thông qua nghe báo cáo; hoạt động tiếp nhận, xử lý các đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân; sửa đổi, bổ sung một số điều
trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cho Đại biểu
Quốc hội và cơ quan tham mưu giúp việc cho đoàn đại biểu
Quốc hội.
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cho Đại biểu
Quốc hội trong hoạt động giám sát:
Cần tạo điều kiện về mọi mặt: tài chính, cơ sở vật chất
kỹ thuật, thông tin... cho đại biểu; mỗi Đại biểu Quốc hội cần
phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao năng lực, trình
độ, kiến thức của mình; Đại biểu Quốc hội phải được tham gia
thường xuyên các lớp tập huấn, các hội thảo khoa học, các khóa
kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giám sát.; trong công tác nhân sự
cần đảm bảo tính kế thừa....
3.2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng của cơ quan
tham mưu giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội:
Cần phải hoàn thiện những quy định pháp luật về cơ
quan tham mưu, giúp việc; đẩy mạnh việc tổ chức nhiều hơn các
hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về tham m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_doan_dai_bieu_quoc_h.pdf