Tóm tắt Luận văn Hoạt động kiểm tra của bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Trong hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí

Minh cần nắm vững phướng hướng hoàn thiện, đó là: bám sát, gắn

liền với chiến lược phát triền ngành BHXH; đảm bảo quyền con

người trong thiết chế BHXH; đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc thanh

tra, kiểm tra của nhà nước; bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ

trong hoạt động kiểm tra. Đồng thời, cơ quan BHXH Thành phố cần

tiến hành đổi mới đồng bộ các nhóm giải pháp đảm bảo hoạt động

kiểm tra: Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế hoạt động kiểm tra;

Nhóm giải pháp đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra; Phát huy

quyền làm chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia, thụ

hưởng chính sách BHXH, BHYT; Tăng cường công tác tuyên truyền;

Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các địa phương trong

cả nước, giữa các cơ quan trung ương và địa phương. Bên cạnh đó,

cơ quan BHXH Thành phố cần kiếm nghị với cơ quan nhà nước,

BHXH Việt Nam và các cấp chính quyền hoàn thiện cơ chế, chính

sách để hoàn thiện bảo đảm ho

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động kiểm tra của bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XH, BHYT, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên cơ sở đó có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT. Thực tiễn cho thấy nếu hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả sẽ làm tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT. Ngược lại, nếu hoạt động này lỏng lẻo, không coi trọng sẽ làm điều kiện làm lan nhanh sự không tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT, hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến sự thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT của người tham gia mà còn tạo ra sự bất công đối với đối tượng chấp hành tốt nghĩa vụ chính sách BHXH, BHYT. 3 BHXH thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh được coi trọng theo đúng với vị trí, chức năng của nó. Thông qua hoat động kiểm tra, cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh đã ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật; hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm của các đối tượng quản lý và khắc phục những kẽ hở của chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế, những điểm bất cập này cần được khắc phục, hoàn thiện như: Năng lực kiểm tra chưa đáp ứng qua thực tế; phạm vi kiểm tra chưa bao phủ hết các mặt hoạt động; quy trình kiểm tra chưa hoàn thiện và đầy đủ; kết luận kiểm tra còn mang tính chung chung... Mặt khác, việc nghiên cứu về đề tài này tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được tiến hành. Vì vậy, học viên quyết định chọn đề tài: “Hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Xuất phát từ vị trí, vai trò của công tác Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý Nhà nước, ở nước ta nhiều năm qua đã có nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học xoay quanh vấn đề này từ nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Nhìn chung, các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước ở các 4 khía cạnh khác nhau theo sự thay đổi của pháp luật về hoạt động này. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về cả lý luận lẫn thực tiễn đối với vấn đề hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh. Là một viên chức công tác trong ngành BHXH, với mong muốn tìm hiểu một cách tương đối toàn diện, hệ thống về hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, tôi chọn đề tài này để đưa ra các nhận định, giải pháp góp phần tiếp tục bảo đảm hoạt động kiểm tra tại cơ quan BHXH Thành phố 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận, luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm bảo đảm hoạt động kiểm tra tại BHXH Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: - Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra nói chung và hoạt động kiểm tra của ngành BHXH nói riêng. - Thứ hai, phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động kiểm tra tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra nguyên nhân những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót và rút ra những kinh nghiệm trong hoạt động kiểm tra của BHXH thành phố Hồ Chí Minh hiện nay; - Thứ ba, đề xuất những giải pháp khả thi nhằm bảo đảm hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu Quy định pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật về kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng: Do khuôn khổ của luận văn có hạn nên tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến công tác kiểm tra với đối tượng là đơn vị sử dụng lao động; đại lý thu đại diện chi trả và tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT. - Về không gian: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Về thời gian: từ 2013 đến tháng 10 năm 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác – Lê nin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích – tổng hợp trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động kiểm tra và tác động của hoạt động này tới thực tiễn. Phương pháp thống kê và mô hình hóa số liệu dưới dạng bảng, biểu c ng được sử dụng để tìm hiểu chất lượng và số lượng về hoạt động kiểm tra tại BHXH thành phố Hồ Chí Minh 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 6 Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH và đi đến thống nhất về nhận thức trong quá trình xây dựng và thực hiện hoạt động kiểm tra của Ngành BHXH hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn chế về hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh đối với các đối tượng tham gia BHXH, BHYT (cụ thể là các đơn vị sử dụng lao động; đại lý thu đại diện chi trả và cơ sở khám chữa bệnh BHYT) hiện nay. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó có thể áp dụng để bảo đảm hoạt động kiểm tra của ngành BHXH. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với sinh viên, học viên chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính và những ai quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương, 11 mục. 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra 1.1.1. Khái niệm về kiểm tra Hiện nay, Nhà nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật có định nghĩa cụ thể về kiểm tra và trên phương diện lý luận thực tiễn thì kiểm tra là khái niệm rộng thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng kiểm tra bao gồm các yếu tố như sau: Chủ thể kiểm tra; Đối tượng kiểm tra; Khách thể kiểm tra; Mục tiêu kiểm tra. Tóm lại, Kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tiến hành xem xét, đánh giá, xử lý hoạt động của đối tượng quản lý trên cơ sở phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kiểm tra Thứ nhất, kiểm tra là một quá trình trong hoạt động quản lý. Thứ hai, tính thường xuyên, liên tục. Thứ ba, tính độc lập khách quan. Thứ tư, tính toàn diện, hệ thống. 1.1.3. Vai trò của kiểm tra trong thực hiện pháp luật Thứ nhất, Kiểm tra là phương thức bảo đảm pháp chế. Thứ hai, Kiểm tra là một biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. 8 Thứ ba, kiểm tra là cơ sở hoàn thiện chính sách pháp luật 1.2. Hoạt động kiểm tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội 1.2.1. Một số nét khái quát về BHXH 1.2.1.1. Sự cần thiết khách quan và bản chất của BHXH BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội. Thứ hai, mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, cơ quan BHXH và bên được BHXH. Thứ ba, những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động trong BHXH. Thứ tư, phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những rủi ro, bất thường sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Thứ năm, BHXH có mục tiêu là nhằm thảo mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. 9 1.2.1.2. Sự ra đời và phát triển của BHXH BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu. Ở Việt Nam, BHXH đã có mầm mống từ những năm 30 của thế kỷ XX dưới thời phong kiến và Pháp thuộc. BHXH Việt Nam ra đời ngày 01/7/1995 và chính thức đi vào hoạt động. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH 1.2.2.1. Khái niệm Hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH là quá trình tiến hành xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT của cơ quan BHXH đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Nhà nước. 1.2.2.2. Đặc điểm Thứ nhất, hoạt động kiểm tra gắn liền với việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT. Thứ hai, tính thường xuyên, liên tục trong hoạt động kiểm tra Thứ ba, tính khách quan và độc lập tương đối trong hoạt động kiểm tra Thứ tư, tính chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ. 1.2.3. Nội dung và hình thức kiểm tra của cơ quan BHXH 1.2.3.1. Nội dung Thứ nhất, việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của BHXH Việt Nam về BHXH, BHYT của các cơ quan, đơn vị, 10 tổ chức sử dụng lao động và cá nhân; công tác quản lý, thực hiện chi trả, thanh quyết toán các chế độ BHXH, BHYT; Thứ hai, việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật đối với các đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT; đại diện chi trả BHXH; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT; Thứ ba, công tác phòng chống tham nh ng Thứ tư, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thứ năm, việc thực hiện kết luận kiểm tra; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra. 1.2.3.2. Hình thức Thứ nhất, Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch Thứ hai, Kiểm tra theo nội dung và phạm vi kiểm tra. 1.2.4. Quy trình kiểm tra Quy trình hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH hiện nay được thực hiện theo 03 giai đoạn và 12 bước:  Giai đoạn 1: chuẩn bị kiểm tra  Bước 1: thu thập thông tin, tài liệu nắm tình hình.  Bước 2: Ra quyết định kiểm tra  Bước 3: Gửi quyết định kiểm tra  Giai đoạn 2: tiến hành kiểm tra  Bước 1: Công bố quyết định kiểm tra  Bước 2: Thực hiện kiểm tra  Bước 3: Lập và thông qua biên bản kiểm tra 11  Giai đoạn 3: giai đoạn kết thúc kiểm tra  Bước 1: Báo cáo kết quả cuộc kiểm tra  Bước 2: kết luận kiểm tra  Bước 3: Báo cáo việc thực hiện kết luận kiểm tra  Bước 4: Theo dõi việc thực hiện kết luận.  Bước 5: đôn đốc việc thực hiện kết luân  Bước 6: kiểm tra lại việc thực hiện kết luận 1.2.5. Vai trò kiểm tra của cơ quan BHXH Thứ nhất, kiểm tra góp phần bảo đảm tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT của cơ quan BHXH. Thứ hai, kiểm tra là phương tiện phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT. Thứ ba, kiểm tra là cơ sở để hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật. Thứ tư, kiểm tra góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH, BHYT Thứ năm, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân và quyền bình đẳng của người tham gia và người thụ hưởng. Thứ sáu, căn cứ khởi kiện nợ đọng BHXH, BHYT; xử lý vi phạm hành chính và chống tội phạm gian lận chính sách pháp luật BHXH, BHYT. 1.3. Kinh nghiệm hoạt động kiểm tra của BHXH ở một số tỉnh/thành phố 12 1.3.1. Kinh nghiệm của BHXH Bình Phước 1.3.2. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Dak Lak 1.3.3. Kinh nghiệm trong công tác phối hợp kiểm tra liên ngành của BHXH thành phố Đà Nẵng. * Kết luận Chƣơng 1 BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng mang tính trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta. BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên phạm vi cả nước. Hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH là một chức năng, quy trình trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Một số nét khái quát về BHXH thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 12/01/1990, Công ty BHXH thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 28/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Ngày 11/6/1992, Ủy ban nhân dân Thành phố có Quyết định số 924/QĐ-UB về việc đổi tên Công ty BHXH thành BHXH thành phố Hồ Chí Minh. 13 Đến năm 2016, số người tham gia BHXH, BHYT là 6.364.816 người với số thu 45.208,319 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng thu của toàn Ngành, góp phần thắng lợi trong mục tiêu chung của Ngành: thực hiện BHYT toàn dân và BHXH cho mọi người lao động vào năm 2020. 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức 2.1.2.1. Vị trí, chức năng 2.1.2.2.Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức 2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm tra của BHXH thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Văn bản về kiểm tra BHXH, BHYT của cơ quan Trung ương Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật Bảo hiểm y tế năm 2008; Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014; Luật Việc làm năm 2013; Luật Vệ sinh, an toàn lao động năm 2015; Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. 2.2.2. Văn bản công tác kiểm tra của BHXH Việt Nam Áp dụng theo các văn bản hoạt động kiểm tra do BHXH Việt Nam quy định, gồm một số nội dung chủ yếu về: Nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thẩm quyền chủ thể kiểm tra, quy trình kiểm tra 2.3. Thực trạng chủ thể, nội dung kiểm tra của BHXH thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Thực trạng chủ thể kiểm tra Chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH là các tổ chức, cá nhân được BHXH Việt Nam giao thẩm quyền tiến 14 hành các hoạt động kiểm tra theo trình tự, thủ tục nhằm đạt mục đích, yêu cầu đề ra trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. 2.3.2. Nội dung kiểm tra 2.3.2.1. Kiểm tra tại đơn vị sử dụng lao động Thứ nhất, Đăng ký tham gia; thu nộp BHXH, BHYT cho người lao động. Thứ hai, Giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Thứ ba, Công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH, BHYT. 2.3.2.2. Kiểm tra tại đại lý thu đại diện chi trả Thứ nhất, Việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật đối với các đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT; đại diện chi trả BHXH; Thứ hai, việc Thu tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ của người tham gia BHXH, BHYT, viết biên lai thu tiền trả cho người tham gia theo quy; Thứ ba, việc giao nhận thẻ và mở các loại sổ theo dõi, biên lai thu tiền; Thứ tư, nộp hồ sơ và tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ của người tham gia BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH. 2.3.2.3. Kiểm tra tại cơ sở khám chữa bệnh Thứ nhất, việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT Thứ hai, thủ tục khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; 15 Thứ ba, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tếvà công tác quản lý hồ sơ, thực hiện chi trả, thanh quyết toán. 2.4. Thực trạng hình thức, phƣơng pháp kiểm tra của BHXH thành phố Hồ Chí Minh 2.4.1. Thực trạng hình thức kiểm tra 2.4.1.1. Theo tính kế hoạch 2.4.1.2. Theo nội dung và phạm vi kiểm tra. 2.4.2. Thực trạng phương pháp kiểm tra 2.4.2.1. Thu thập thông tin, tài liệu và các giấy tờ liên quan 2.4.2.2. Nghiên cứu so sánh, thống kê các dữ liệu. 2.4.2.3. Thu thập ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức 2.4.2.4. Thuyết phục đối tượng kiểm tra 2.4.2.5. Chất vấn đối tượng kiểm tra 2.5. Đánh giá kết quả hoạt động kiểm tra của BHXH thành phố Hồ Chí Minh 2.5.1. Kết quả, ưu điểm và nguyên nhân 2.5.1.1. Kết quả Thứ nhất, cơ quan BHXH đã xây dựng quy chế phối hợp, kế hoạch phối hợp kiểm tra để thực hiện thống nhất trong nội bộ Thứ hai, BHXH Thành phố đã xây dựng, hoàn thiện và thống nhất các quy trình nghiệp vụ kiểm tra trong toàn hệ thống. Thứ ba, BHXH Thành phố đã triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng viên chức và các đoàn kiểm tra trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được duyệt. 16 Thứ tư, cơ quan BHXH Thành phố đã thường xuyên quán triệt cho viên chức kiểm tra thể hiện được vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý thức kỷ luật, chuyên môn trong công tác kiểm tra Thứ năm, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT của đối tượng tham gia và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT Thứ sáu, phát hiện nhiều điều chưa hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Thứ bảy, tạo lập công bằng trong việc tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT giữa các đối tượng tham gia. 2.3.1.2. Ưu điểm Thứ nhất, Hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH Thành phố ngày càng đi vào nề nếp, công tác kiểm tra được thực hiện trên nhiều lĩnh vực thuộc ngành. Thứ hai, công tác kiểm tra tập trung vào các lĩnh vực công tác trọng tâm của ngành. Nội dung kiểm tra bám sát vào những lĩnh vực phức tạp hiện còn nhiều tồn tại, vướng mắc Thứ ba, Thông qua hoạt động kiểm tra, cơ quan BHXH đã phát hiện ra nhiều thiếu sót hạn chế của các chủ thể tham gia BHXH, BHYT Thứ tư, đội ng viên chức chuyên trách công tác kiểm tra và viên chức kiêm nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đảm nhận được nhiệm vụ được giao 2.3.1.3. Nguyên nhân của ưu điểm Thứ nhất, Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và sự phối hợp của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. 17 Thứ hai, Các phòng nghiệp vụ và các BHXH quận, huyện đã quan tâm kiểm tra toàn diện mặt công tác, kiểm tra chuyên sâu về những lĩnh vực công tác trọng yếu. Thứ ba, hệ thống các văn bản về công tác kiểm tra, quy chế phối hợp kiểm tra giữa cơ quan BHXH và các đơn vị, đoàn thể ngày càng hoàn chỉnh, đầy đủ, giúp cho công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành có cơ sở để thực thi nhiệm vụ. Thứ tư, BHXH Thành phố đã xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành hằng năm theo hướng dẫn công tác kế hoạch kiểm tra, thanh tra liên ngành của BHXH Việt Nam, phù hợp tình hình thực tế, có tính khoa học, khả thi. 2.3.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế, bất cập Thứ nhất, pháp luật về kiểm tra chưa chặt chẽ, đồng bộ. Thứ hai, hạn chế trong tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra - Thu thập tài liệu, thông tin kiểm tra còn mang tính bị động. - Tài liệu, sổ tay nghiệp vụ chưa thống nhất và đầy đủ - Phương pháp kiểm tra chưa khoa học: - Quy trình kiểm tra chưa rành mạch và thiếu tính chuyên sâu - Kết luận kiểm tra còn chung chung - Sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. - Kiểm tra của BHXH còn thiếu tính công khai, minh bạch. Thứ ba, hạn chế về đội ng viên chức kiểm tra - Về số lượng, biên chế viên chức nhìn tổng quát còn thiếu - Chất lượng viên chức kiểm tra còn hạn chế. Thứ tư, hạn chế trong sự phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động kiểm tra, thanh tra liên ngành 18 Thứ năm, hạn chế trong công tác tuyên truyền Thứ sáu, kinh phí cho hoạt động kiểm tra còn hạn hẹp 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém Thứ nhất, các văn bản hiện hành của Nhà nước và ngành BHXH về hoạt động kiểm tra hiện nay chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Thứ hai, Nhận thức về chính sách pháp luật BHXH, BHYT của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa đúng và chưa đầy đủ. Thứ ba, Cơ cấu tổ chức kiểm tra chưa phù hợp, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thứ tư, hạn chế trong tổ chức hoạt động kiểm tra. * Tiểu kết chƣơng 2 Cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ chính sách thì công tác kiểm tra c ng đã được chú trọng. Thông qua hoạt động kiểm tra của mình, các hành vi vi phạm pháp luật về chính sách BHXH, BHYT như trốn đóng; gian lận trọng việc thực hiện chi trả, gian lận trong kê khai giấy tờ đăng ký đã được cơ quan BHXH Thành phố phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời. Đồng thời, BHXH Thành phố c ng đã phối hợp với cơ quan Công an điều tra, xét xử các trường hợp vi phạm pháp luật BHXH, BHYT. Điều này góp phần nâng cao kỷ cương pháp luật và tạo sự bình đẳng giữa các đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách chế độ BHXH, BHYT và góp phần nâng cao công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. 19 Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách toàn diện hoạt động kiểm tra của BHXH Thành phố hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định. Hoạt động kiểm tra vẫn chưa được tiến hành nhiều với lĩnh vực có sự vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT nhất là gian lận quỹ BHYT; đội ng viên chức kiểm tra vừa thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ; quy trình kiểm tra chưa hoàn thiện; hoạt động công khai, minh bạch trong công tác kiểm tra chưa được thực hiện đầy đủ Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm hoạt động kiểm tra của BHXH thành phố Hồ chí Minh Thứ nhất, hoạt động kiểm tra bám sát, gắn liền với chiến lược phát triền ngành BHXH và hệ thống an sinh xã hội. Thứ hai, Hoạt động kiểm tra phải đảm bảo quyền con người trong thiết chế BHXH. Thứ ba, Bảo đảm tính đặc thù và đặc điểm bản chất của hoạt động kiểm tra, trên các cơ sở: Tính thường xuyên, liên tục; Trách nhiệm người đứng đầu; Tính độc lập khách quan. Thứ tư, Công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra. 3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH thành phố Hồ Chí Minh 20 Giải pháp bảo đảm hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH được hiểu là cách thức thực hiện đầy đủ và chắc chắn những điều cần thiết cho hoạt động kiểm tra của cơ quan BHXH. 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế hoạt động kiểm tra 3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm tra. Thứ hai, Chính phủ tiếp tục rà soát các chính sách BHXH, BHYT hiện hành để hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung theo hướng tinh gọn, tích hợp chính sách, thu gọn đầu mối quản lý. Thứ ba, Chính phủ cần trao thêm thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt đối với cơ quan BHXH. Thứ tư, Chính phủ tăng cường thống nhất chỉ đạo các cơ quan Nhà nước phối hợp, trao đổi thông tin, liên thông dữ liệu. 3.2.1.2. Đổi mới hoạt động kiểm tra  Tăng cường tính chủ động trong hoạt động kiểm tra  Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.  Tăng cường sự phối hợp khi thực hiện hoạt động kiểm tra.  Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy trình kiểm tra  Đổi mới phương pháp tiến hành hoạt động kiểm tra 3.2.1.3. Tăng cường phối, kết hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các cơ quan, tổ chức, ban ngành trong hoạt động kiểm tra 3.2.1.4. Công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao năng lực chủ thể kiểm tra 21 3.2.2.1. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức 3.2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 3.2.2.3. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại 3.2.2.4. Xây dựng lực lượng thực hiện công tác kiểm tra 3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra Thứ nhất, kế hoạch kiểm tra phân bố thời gian hợp lý. Thứ hai, thời gian thực hiện kiểm tra cần bố trí khoa học. Thứ ba, phương thức tiến hành kiểm tra theo hướng cần sử dụng nhiều biện pháp để thu thập, phân tích thông tin trước khi tiến hành kiểm tra 3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường bảo đảm kinh phí Thứ nhất, đầu tư các nguồn kinh phí cho hoạt động kiểm tra. Thứ hai, Cơ quan BHXH được trích một phần khoản lãi phạt chậm nộp để hỗ trợ nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra. 3.2.5. Giải pháp khác 3.2.5.1. Phát huy quyền làm chủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT 3.2.5.2. Tăng cường công tác tuyên truyền 3.2.5.3. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các địa phương trong cả nước, giữa các cơ quan trung ương và địa phương. * Tiểu kết chƣơng 3 Hoạt động kiểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoat_dong_kiem_tra_cua_bao_hiem_xa_hoi_than.pdf
Tài liệu liên quan