Luận văn Tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tại tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài: .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp luận văn .4

6. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .4

7. Kết cấu của luận văn .5

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI

CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI

CHÍNH 6

1.1Những vấn đề lý luận về đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập .6

1.1.1.1 Khái niệm .6

1.1.1.2 Đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp công .7

1.1.2.Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 9

1.1.3.Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập đối với sự phát triển kinh tế:

 .12

1.2 Sự cần thiết, những yêu cầu cơ bản và các nhân tố tác động đến cơ chế

tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính:

 .13

1.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các

đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính 13

1.2.2 Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với

các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính 14

pdf109 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tại tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hóa này thì sẽ dẫn đến tình trạng những người giàu sẽ được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, còn đối với những người nghèo thì phải chịu đựng bệnh tật, ốm đau và thậm chí cả sự chết 42 chóc do không có đủ tiền để chi trả viện phí, thuốc thang. Do đó, Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải bảo đảm cho mọi người dân, bất kể giàu, nghèo đều được hưởng một mức chăm sóc y tế tối thiểu như nhau. 2.3.1.1 Công tác xây dựng và thực thi chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch: Để tạo ra sự phát triển ổn định, cân bằng hài hòa nhằm đạt được mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế các cơ quan Nhà nước ở trung ương đã thực hiện chức năng điều tiết và định hướng thị trường cho lĩnh vực y tế; trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Nhà nước xây dựng định hướng chiến lược phát triển y tế, đẩy mạnh thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị này. Để nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến tỉnh, Bộ Y tế đã triển khai chiến lược “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các Bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (Quyết định 1816/QĐ-BYT của Bộ Y tế) với nội dung các bệnh viện Trung ương hướng dẫn, giúp đỡ chuyển giao trọn gói kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh, sao cho bệnh viện tuyến tỉnh có đủ khả năng thực hiện các kỹ thuật như bệnh viện Trung ương. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã cụ thể hóa và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước về phát triển dịch vụ y tế, thực hiện tự chủ tài chính trong lĩnh vực y tế như: Chiến lược “Phát triển dịch vụ y tế công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020” trong đó chỉ rõ kế hoạch, mục tiêu thực hiện trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Quảng Nam đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế công lập cho người dân trên địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận. 43 Cụ thể hóa đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các Bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” của Bộ Y tế trong những năm qua tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận 18 bác sỹ tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn. Tháng 10 năm 2011 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam họp thường kỳ đã ban hành chiến lược “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập y tế cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Ngay từ đầu năm 2012 Hội đồng nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, ban nghành liên quan tổ chức thực hiện chiến lược này trong thực tế, kết quả cho thấy các đơn vị sự nghiệp công lập y tế đã từng bước thực hiện tự chủ tài chính về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, tài chính xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ từng bước tăng thu, tiết kiệm chi nâng cao thu nhập cho người cán bộ, viên chức trong đơn vị. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập đơn thuần sang đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trên lĩnh vực y tế của chính quyền trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch chuyển đổi cụ thể như sau: Giai đoạn 2005 – 2010 chuyển đổi 10 đơn vị sự nghiệp công lập sang đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Kết quả đã chuyển đổi 5 đơn vị đạt 50% kế hoạch đề ra. Giai đoạn 2010 – 2020 thực hiện chuyển đổi với 12 đơn vị còn lại, kết quả tính đến hiện nay đã chuyển đổi được 5 đơn vị thành đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trên lĩnh vực y tế. Những chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch trên được xem là mắt xích chủ yếu và quan trọng trong công tác tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là cẩm nang nhằm xác định hướng đi đúng để tạo điều 44 kiện hỗ trợ, phát huy tối đa nguồn lực vốn có tại các đơn vị này khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 2.3.1.2 Công tác xây dựng và thực thi chính sách: Chính sách là công cụ quản lý quan trọng giúp Nhà nước điều chỉnh, bảo vệ, tác động tới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên lĩnh vực y tế thực hiện tự chủ tài chính. Thực hiện chức năng tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế, các cơ quan Nhà nước ở Trung ương mà cụ thể là Bộ Y tế đã ban hành nhiều chính sách để quản lý, cũng như đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như: Chính sách viện phí; chính sách về giường bệnh; chính sách nâng cao chất lượng y, bác sỹ; chính sách tăng cường hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật; Chính sách quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập Cụ thể hóa chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ của Bộ Y tế, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã xác định nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chính quyền tỉnh đặt ra ngay từ đầu nhiệm kỳ công tác 2011- 2016. Tuy nhiên, một số chính sách của trung ương chưa được đầy đủ, hoàn thiện nên các cơ quan Nhà nước ở tỉnh Quảng Nam còn bị động trong quá trình triển khai thực hiện. 2.3.1.3 Ban hành, hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật: Ngay sau khi Nghị định 43 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn có hiệu lực thi hành, đầu năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo các cấp nghành liên quan triển khai thực hiện. Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công do Trung ương ban hành, căn cứ vào tình hình thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, Ủy ban nhân dân 45 tỉnh đã thực hiện chức năng tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế thuộc tỉnh Quảng Nam thông qua việc hướng dẫn, ban hành các văn bản pháp luật cụ thể như sau: Bảng 2.4 – Các văn bản pháp quy đang áp dụng TT Ký hiệu Nội dung Cơ quan ban hành I Văn bản cấp Trung ương 1 NĐ 16/2015/NĐ-CP Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Chính phủ 2 NĐ 69/2008/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường Chính phủ 3 NQ 40/2012/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công” Chính phủ 4 TT 71/2006/TT-BTC Hướng dẫn NĐ 43/2006/NĐ-CP Bộ tài chính 5 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập Chính phủ 6 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP Về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước Chính phủ 7 TT 14/2003/TT- BNV Hướng dẫn việc áp dụng mức lương tối thiểu khi thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; chính sách tinh giản biên chế; chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Bộ Nộ Vụ 46 8 Nghị định 112/2004/NĐ-CP Quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước Chính phủ 9 TT 21/2005/TT-BTC Hướng dẫn công khai tại các đơn vị dự toán Bộ tài chính 10 Nghị định 29/2012/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Chính phủ 11 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập Chính phủ 12 TT 97/2010/TT-BTC Hội nghị, công tác phí trong nước Bộ tài chính 13 TT 01/2010/TT-BTC Tiếp khách, tổ chức hội thảo quốc tế Bộ tài chính 14 QĐ 67/2004/QĐ- BTC Tự kiểm tra tài chính kế toán tại đơn vị Hành chính sự nghiệp Bộ tài chính 15 QĐ 170/2006/QĐ- TTg Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị làm việc Chính phủ 16 TT 94/2006/TT-BTC Hướng dẫn QĐ 170/2006/QĐ-TTg Bộ tài chính 17 TT 51/2008/TT-BTC Quản lý và sử dụng Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Bộ tài chính 18 NĐ 85/2012/NĐ-CP Về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập Chính phủ Nguồn: Kết quả khảo sát tại Quảng Nam tháng 1/2017 Qua bảng thống kê trên ta thấy, trong những số lượng các văn bản được ban hành để điều chỉnh hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên lĩnh vực y tế nói chung và tại tỉnh 47 Quảng Nam nói riêng cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của công tác quản lý. Căn cứ vào các văn bản pháp quy và sự hướng dẫn của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Tài chính kết hợp với Sở Nội vụ đã hướng dẫn các sở chuyên môn cách thức tiến hành tổ chức thực hiện tự chủ tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thực hiện sự hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Nội vụ, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã tổ chức các lớp tập huấn triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở theo các bước như sau: Bước 1: Định biên, xác định biên chế. Bước 2: Xác định định mức phân bổ Bước 3: Tập huấn, giải đáp thắc mắc bằng cách gửi các văn bản pháp quy, tổ chức tập huấn, thu thập các ý kiến và giải đáp thắc mắc. Bước 4: Hướng dẫn, quản lý quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công. Bước 5: Kiểm tra, rà soát quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Các bước trên được thực hiện tương đối tốt tuy nhiên về nội dung quan trọng nhất đó là bước 2 thì các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế chưa thực sự chú trọng vì vậy đã làm hạn chế mục tiêu, tác dụng của cơ chế tự chủ. Việc thảo luận trong các tổ chức công đoàn chưa thực sự nghiêm túc, các đoàn viên chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công tại đơn vị mình điều này được minh chứng bằng câu hỏi khảo sát như sau: “Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức nào dưới đây? Tác giả đã nhận được các phương án trả lời và phân loại như ở bảng 2.5. 48 Bảng 2.5: Nhận biết về quá trình ra quyết định quy chế chi tiêu nội bộ Số người trả lời theo nội dung điều tra Chi cục dân số Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam Bệnh viện Nhi Tổng cộng Tỷ lệ (%) Tổng số người tham gia phỏng vấn 10 10 10 30 100% Số người trả lời theo câu hỏi: 10 10 10 30 Công đoàn cơ quan 10 8 4 22 73% Chủ tịch công đoàn 0 0 2 2 6,8% Các lãnh đạo và các Trưởng phòng, khoa, ban 0 1 1 2 6,8% Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công 0 1 3 4 13,4% Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả tại Sở Y tế tỉnh Quảng Nam 1/2017 Có 73% số người tham gia khảo sát cho biết thủ trưởng cơ quan quyết định ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất bằng văn bản với Công đoàn cơ quan; như vậy còn có gần 30% chưa nắm rõ quy định này. Điều này cho thấy vai trò của Công đoàn cơ quan tham gia vào việc xây dựng, sử dụng quy chế chi tiêu nội bộ chưa được sự quan tâm đúng mức. + Nội dung cụ thể của quy chế chi tiêu nội bộ: 49 Nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ được đánh giá như sau: Về mặt lượng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công. Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng đủ các nội dung theo yêu cầu của Thông tư 03/2006/TTLT-BTC-BNV, bao gồm: a/ Mục đích xây dựng quy chế b/ Nguyên tắc xây dựng quy chế c/ Căn cứ để xây dựng quy chế d/ Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ e/ Quy định việc sử lý vi phạm và giải quyết các trường hợp đặc biệt khi sử dụng vượt mức khoán. Các đơn vị đã thực sự chủ động trong việc thiết lập cơ sở pháp lý cho việc chi tiêu, tiết kiệm đảm bảo mục tiêu của cơ chế tự chủ bằng cách hàng năm đều chỉnh sửa, bổ sung nội dung quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với kinh phí, nhiệm vụ và biên chế được giao. Với câu hỏi: “Ông (bà) cho biết, hàng năm quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan có được sửa đổi, bổ sung và được hội nghị cán bộ, công chức thảo luận, thông qua không?”. Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả như ở bảng 2.6 Bảng 2.6: Nhận biết mức độ hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm Số người trả lời theo nội dung điều tra Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Đa khoa Quảng nam Bệnh viện Nhi Tổng cộng Tỷ lệ (%) Tổng só người tham gia phỏng vấn 10 10 10 30 100% Số người trả lời theo câu hỏi: 10 10 10 30 + Có 10 8 9 27 90% 50 + Không 0 2 1 3 10% Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả tại Sở Y tế tỉnh Quảng Nam 1/2017 Có 90% số người được hỏi cho biết quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan hàng năm được sửa đổi, bổ sung và đưa ra hội nghị cán bộ, công chức thảo luận thông qua. Tuy chỉ có 10% cho rằng không, song qua đó chúng ta thấy vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức không được biết hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Đối tượng áp dụng của Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đã được xác định cụ thể và được đánh giá là rõ ràng và tuân thủ tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mục dích và nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bô được trình bày rõ ràng, không bị bỏ sót nội dung. Sự nhận thức của cán bộ công nhân viên chức nói chung và trong các công sở nói riêng về mục tiêu của xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đã thực sự rõ ràng, và được minh chứng bằng số liệu khảo sát với câu hỏi: Theo ông (bà), thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu nào dưới đây? Bảng 2.7: Mức độ hiểu biết về mục tiêu của cơ chế tự chủ Số người trả lời theo nội dung điều tra Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện đa khoa Quảng Nam Bệnh viện Nhi Tổng cộng Tỷ lệ (%) Tổng số người tham gia phỏng vấn 10 10 10 30 100% Số người trả lời theo câu hỏi: 10 10 10 30 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 7 6 8 21 70% 51 Tăng thu nhập cho cán bộ công chức viên chức 2 2 2 6 20% Tinh giản biên chế 1 2 0 3 10% Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát các tác giả tại Sở Y tế Quảng Nam 1/2017 Mục tiêu của việc thực hiện cơ chế tự chủ đã được những người tham gia khảo sát khẳng định với tỷ lệ từ 70% trở lên cho thấy tại các đơn vị việc triển khai cơ chế này được thực hiện tương đối tốt; tuy nhiên với gần 30% chưa xác định rõ mục tiêu của thực hiện cơ chế này cũng làm cho chúng ta đáng lưu tâm bởi đây là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và việc triển khai cơ chế đã được thực hiện từ nhiều năm. Như vậy, bên cạnh hệ thống văn bản pháp quy mà Trung ương ban hành hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và các cơ quan quản lý trực tiếp chỉ đạo đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể cho đơn vị mình thực hiện tự chủ tài chính. 2.3.1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý: Kiểm tra, giám sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển năng lực của tổ chức, đảm bảo cho tổ chức đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đây có thể xem là hoạt động thu thập thông tin một cách có hệ thống liên quan đến việc triển khai thực hiện văn bản pháp luật, chính sách đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp. Thông tin thu được có thể sử dụng để đánh giá xem các kết quả đầu ra có đạt được như mong đợi của tổ chức, đơn vị hay không và trên thực tế có cần điều chỉnh gì không? 52 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trực tiếp là sở Y tế tỉnh Quảng Nam đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế bao gồm các nội dung chính: - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ văn bản pháp luật về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế thuộc tỉnh Quảng Nam. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế cho thấy hầu hết các văn bản của Trung ương quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đều đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên lĩnh vực y tế. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập trên lĩnh vực y tế về cơ bản được xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2016/NĐ-CP. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, viên chức. Dưới sự hướng dẫn của Sở Nội Vụ, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức của các đơn vị trực thuộc; định kỳ hàng quý, năm yêu cầu các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính tiến hành báo cáo công việc của cán bộ, viên chức theo mô hình “vị trí việc làm”. Ngoài ra Thanh tra Sở Y tế và các cơ quan chức năng cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát về vấn đề tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ trên địa bàn tỉnh. 2.3.1.5 Công tác tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: 53 Tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế được thực hiện bởi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân gồm: y tế dự phòng; khám, chữa bệnh; phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế; dân số; bảo hiểm y tế (Sau đây gọi chung là y tế) Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. - Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có những chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: + Chuẩn bị các văn bản trỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quy định việc phòng bệnh, phòng dịch, khám chữa bệnh, cấp cứu, sản xuất, mua bán thuốc vật tư y tế, hành nghề Y tế tư nhân theo thẩm quyền của địa phương. + Tổ chức và thực hiện công tác phòng bệnh, phòng chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu kịp thời nhằm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với chất lượng ngày càng cao. + Kết hợp đông y với tây y trong công tác khám chữa bệnh, tổ chức tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thực hiện bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình. + Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế, giám định y khoa và pháp y, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự và các đối tượng khác. + Tổ chức thực hiện tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh xã hội, AIDS, nghiện hút ma túy 54 + Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và thông tin các tiến bộ khoa học kỹ thuật về y tế trong và ngoài nước, để phục vụ cho phòng bệnh, huấn luyện đào tạo cán bộ, sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế. + Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, tổ chức đào tạo và đào tạo lại, hoặc gửi đi đào tạo ở Trung ương, chăm lo bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ công chức chuyên môn. + Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật, các quy định về chuyên môn y tế khám chữa bệnh, dược, hành nghề y tế tư nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh thực phẩmgiải quyết đơn, thư khiếu tố theo quy định. Thực hiện việc khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng hoặc ký luật các đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc có những sai lầm khuyết điểm trong hoạt động y tế. + Quản lý tổ chức và viên chức của Sở, quản lý tài sản, tài chính theo quy định của Nhà nước và tỉnh Quảng Nam. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam bao gồm: Lãnh đạo Sở có 1 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc và các phòng, ban được thể hiện bằng sơ đồ sau: 55 Sơ đồ: 2.8. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Trong những năm qua thực hiện chức năng tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế, Sở Y tế tỉnh đã rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan mình, từng bước xóa bỏ tình trạng “hành chính hóa” các hoạt động sự nghiệp. - Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại sở Y tế Quảng Nam. Trong tất cả các cơ quan, đơn vị đội ngũ cán bộ, công chức luôn đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của đơn vị đó. Nếu cán bộ, công chức không làm tổ nhiệm vụ, không có động lực làm việc thì không chỉ làm hạn chế hiệu quả hoạt động của đơn vị mà còn là yếu tố kìm hãm, cản trở sự phát triển của đơn vị đó. Ban giám đốc Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Chi cục thuộc sở Các tổ chức chuyên môn thuộc sở ĐƠN VỊ Văn phòng Phòng Tổ chức cán bộ Thanh tra Sở Phòng nghiệp vụ y Phòng nghiệp vụ dược Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng quản lý hành nghề y, dược tư nhân ĐƠN VỊ Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm ĐƠN VỊ Lính vực y tế chuyên nghành Lĩnh vực y tế dự phòng Lĩnh vực khám, chữa bênh phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam 56 Biên chế hành chính của Sở Y tế được Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm. Sở Y tế Quảng Nam làm việc theo chế độ thủ trưởng, Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành hoạt động của Sở. Giám đốc Sở Y tế quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động các phòng, ban chuyên môn trực thuộc để tham mưu giúp Giám đốc quản lý các mặt công tác của Sở. Bảng 2.9. Tình hình phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam trong 03 năm (2014-2016). Đơn vị: Người Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 QLNN ĐVSN QLNN ĐVSN QLNN ĐVSN Biên chế được giao 55 3.206 57 3.540 59 3.980 Biên chế có mặt 55 3.040 56 3.147 59 3.720 Biên chế tiết kiệm được 0 166 01 393 0 260 (Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam) 57 Bảng 2.10. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. Năm Trên Đại học Đại học (Đúng chuyên nghành) Đại học (Trái chuyên nghành) Cao đẳng Trung cấp Khác 2014 5 22 10 8 4 6 2015 7 23 10 7 3 6 2016 12 22 11 5 3 6 Qua bảng số liệu trên ta thấy về mặt số lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế không ngừng được tăng lên qua các năm, tăng từ 32,3% năm 2014 lên 34,7% năm 2016. Về mặt chất lượng: đa số cán bộ, công chức Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao chiếm khoảng 53,5% tổng số cán bộ, công chức của Sở; năng lực, kiến thức, kỹ năng về quản lý y tế hầu như đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Số cán bộ, công chức trên đại học tăng lên qua các năm tăng từ 10% năm 2014 lên 20,3% năm 2016. 2.4 Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản của hạn chế trong tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh tự chủ tài chính trên lĩnh vực y tế và giáo dục tại Quảng Nam: 2.4.1 Những hạn chế: Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế, giáo dục tại Quảng Nam đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần 58 tiết kiệm, thiết thực,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_thuc_hien_co_che_tu_chu_tai_chinh_doi_voi_c.pdf
Tài liệu liên quan