Trung Hoa, theo cách người Trung Quốc gọi tổ quốc mình, nằm ở nửa phía bắc
của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á - Âu, phía đông và giữa Châu Á, phía
tây của Thái Bình Dương với diện tích khoảng 9,6 triệu km2. Về mặt diện tích, đất
nước Trung Quốc rộng thứ 3 trên thế giới và rộng nhất Châu Á, rộng gấp 30 lần diện
tích Việt Nam. Đất nước Trung Quốc trải rộng 5.000 km từ Đông sang Tây và trải dài
7.000 km từ Bắc xuống Nam. Cả nước trải qua 4 múi giờ nhưng đều lấy giờ Bắc Kinh
làm giờ chuẩn. [6, tr.11]
Trên đất liền, Trung Quốc có chung đường biên giới với 14 quốc gia láng giềng:
Nga, Mông Cổ (phía bắc); Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây); Apghanistan,
Pakistan, Ấn Độ, Nêpan, Buttan (phía tây nam); Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam);
Triều Tiên (phía đông), trong đó có trên 1.000 km tiếp giáp với Việt Nam [23, tr.8]. Bờ
biển Trung Quốc kéo dài 14.000 km tiếp giáp với biển Bột Hải, Hoàng Hải, Biển
Đông. Trung Quốc cũng có hơn 5.000 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là Đài Loan và đảo
Hải Nam [6, tr.11]. Dọc theo biển Hoàng Hải, về phía đông và phía nam bờ biển Trung
Quốc là Nhật Bản, Philippine, Malaysia, Indonesia và Bruney
14 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------
Ngô Minh Châu
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH VIỆT NAM
TẠI TRUNG QUỐC
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HOÀ
Hà Nội, 2009
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung Quốc là đất nước đứng thứ 3 trên thế giới về mặt diện tích, đứng đầu về
mặt dân số và hiện nay đang đứng thứ 4 về mặt kinh tế. Theo số liệu của Cục Thống kê
Quốc gia Trung Quốc (CNBS) công bố, sau 30 năm thực hiện cải cách mở cửa (từ năm
1978 đến năm 2007), tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu
nhập bình quân đầu người từ 190 USD lên 2.360 USD. Với sự phát triển nhanh chóng
về kinh tế, đời sống của người dân Trung Quốc cũng được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người tăng cao dẫn đến nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Trung Quốc
gia tăng mạnh. Năm 2008, số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã lên tới
45,8 triệu lượt người. Do đó, thị trường du lịch Trung Quốc hiện nay đã trở thành thị
trường tiềm năng của các nước trên thế giới.
Đối với du lịch Việt Nam, kể từ khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt
Nam – Trung Quốc năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
đã gia tăng nhanh chóng và luôn ở vị trí dẫn đầu trong bảng tổng kết số lượng khách du
lịch quốc tế hàng năm của Việt Nam. Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam những năm
gần đây đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển này.
Tuy Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, có nguồn tài nguyên du
lịch rất phong phú, đa dạng với những lợi thế hơn các điểm đến khác nhưng số lượng
khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam năm 2008 mới chỉ chiểm 1,4% trong tổng số
khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cùng năm. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách
đầy đủ, có hệ thống thực trạng nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, một thị trường trọng điểm của du lịch
Việt Nam.
Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Đặc điểm của thị trường khách du lịch Trung Quốc gồm những đặc điểm về đất
nước, con người Trung Quốc, đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch Trung
Quốc;
- Các bài học kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch của một số nước trên
thế giới đối với thị trường Trung Quốc;
- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu: ngoại
giao, kinh tế và du lịch;
- Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc và các đánh giá;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam
tại Trung Quốc;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại
Trung Quốc và một số vấn đề liên quan.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài nói chung,
tại Trung Quốc nói riêng có sự tham gia của rất nhiều cơ quan khác nhau như các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, ở địa phương, các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch. Tuy nhiên, trong vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp
trung ương có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu
hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc ở cơ quan quản lý nhà nước cấp
trung ương với mục đích quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia.
4
Nội dung của xúc tiến du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động, nhưng trong khuôn
khổ đề tài xin được tập trung vào các hoạt động xúc tiến chủ yếu như: tổ chức, tham
gia tổ chức các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế; tổ chức các chương trình phát động
điểm đến; tổ chức các đoàn khảo sát của giới báo chí và các hãng lữ hành; tổ chức
tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền quảng bá
qua mạng internet; xây dựng tiêu đề - biểu tượng chung cho ngành du lịch; sản xuất và
phát hành các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch.
Về mặt không gian: vì đất nước Trung Quốc rất rộng lớn với nhiều thể chế chính
trị và các chính sách khác nhau, để vấn đề nghiên cứu không bị dàn trải, thiếu tập
trung, luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung
Quốc đại lục (không bao gồm Đài Loan và 2 đặc khu hành chính là Hongkong và
Macau).
Về mặt thời gian: luận văn tập trung phân tích, đánh giá hoạt động xúc tiến du
lịch Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 5 năm qua, từ 2004 – 2008; đề xuất giải
pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc trong 5 năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ sách,
báo, tạp chí, báo cáo của Tổng cục Du lịch, báo cáo của Tổng cục Thống kê, báo cáo
của các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia một số nước...; Phương pháp thu thập thông
tin sơ cấp: lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên
cứu...
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp quy nạp... để từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi nhất, chung nhất,
rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
5
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như nghiên
cứu đặc điểm thị trường khách Trung Quốc để đưa ra giải pháp phát triển nguồn khách
cho các doanh nghiệp, nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của một số
nước trên thế giới để đề xuất giải pháp cho hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam...
Ngoài ra, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê đã tổ chức các cuộc điều tra về
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với những đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của họ.
Tác giả đã tiếp cận, kế thừa và hệ thống các kết quả đó cho đề tài nghiên cứu của mình
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể về thực trạng và
giải pháp của hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại
Trung Quốc trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiết thực cho ngành du lịch Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách du lịch Trung Quốc,
về đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc, tổng kết mối quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam – Trung Quốc trong một số lĩnh vực chính làm cơ sở cho việc
đưa ra các giải pháp cho việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung
Quốc; phân tích những mặt được, chưa được và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến
du lịch Việt Nam tại Trung Quốc; từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc.
7. Kết cấu của luận văn
Với mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên
cứu ở trên, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung chính của luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc và mối quan hệ
hợp tác Việt Nam – Trung Quốc
Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
6
Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam
tại Trung Quốc
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC VÀ
MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
1.1. Một số đặc điểm về đất nước và con người Trung Quốc theo nhu cầu du
lịch
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Trung Hoa, theo cách người Trung Quốc gọi tổ quốc mình, nằm ở nửa phía bắc
của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á - Âu, phía đông và giữa Châu Á, phía
tây của Thái Bình Dương với diện tích khoảng 9,6 triệu km2. Về mặt diện tích, đất
nước Trung Quốc rộng thứ 3 trên thế giới và rộng nhất Châu Á, rộng gấp 30 lần diện
tích Việt Nam. Đất nước Trung Quốc trải rộng 5.000 km từ Đông sang Tây và trải dài
7.000 km từ Bắc xuống Nam. Cả nước trải qua 4 múi giờ nhưng đều lấy giờ Bắc Kinh
làm giờ chuẩn. [6, tr.11]
Trên đất liền, Trung Quốc có chung đường biên giới với 14 quốc gia láng giềng:
Nga, Mông Cổ (phía bắc); Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây); Apghanistan,
Pakistan, Ấn Độ, Nêpan, Buttan (phía tây nam); Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam);
Triều Tiên (phía đông), trong đó có trên 1.000 km tiếp giáp với Việt Nam [23, tr.8]. Bờ
biển Trung Quốc kéo dài 14.000 km tiếp giáp với biển Bột Hải, Hoàng Hải, Biển
Đông. Trung Quốc cũng có hơn 5.000 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là Đài Loan và đảo
Hải Nam [6, tr.11]. Dọc theo biển Hoàng Hải, về phía đông và phía nam bờ biển Trung
Quốc là Nhật Bản, Philippine, Malaysia, Indonesia và Bruney.
Về mặt khí hậu, Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, có khí hậu đa dạng thay đổi
từ cái giá lạnh khắc nghiệt của vùng Sibêri cho đến khí hậu ôn hoà ấm áp của vùng
nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -40C - 70C, tháng 7 là 260C. Mùa
đông ở miền Bắc vô cùng lạnh giá, nhiệt độ có thể xuống tới -80C. Ở các thành phố
8
miền Bắc, thời tiết lạnh đến mức mùa đông hàng năm ở đây đều có thể tổ chức triển
lãm băng đăng.
1.1.2. Đặc điểm dân cư
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới, hơn 1,3 tỷ người và chiếm
1/5 dân số toàn cầu, gấp 16 lần dân số Việt Nam. Người Trung Quốc còn có ở khắp các
quốc gia trên thế giới, tạo thành những cộng đồng người Hoa đông đảo, đặc biệt là ở
khu vực Đông Nam Á.
Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm 95%, 5% dân số còn lại là
55 dân tộc thiểu số khác cư trú trên 60% diện tích đất đai của Trung Quốc [6, tr.63].
Các dân tộc có ngôn ngữ riêng, nền văn hoá và bản sắc dân tộc riêng tạo thành một nền
văn hoá Trung Hoa rất đặc sắc và phong phú.
Trung Quốc rất giàu có về phương diện ngôn ngữ. Ngoài tiếng phổ thông là ngôn
ngữ chính còn có một số thổ ngữ khác được dùng ở các vùng khác nhau trong cả nước
(Ngô, Xiang, Gan, Keja, Minh Phương Bắc, Minh Phương Nam...). Những thổ ngữ này
thay đổi từ tỉnh này đến tỉnh khác, thậm chí là từ thôn này đến thôn khác.
Các ngôn ngữ của người dân Trung Quốc có cách viết giống nhau nhưng cách
phát âm lại khác nhau. Chính vì vậy, một người miền Bắc rất khó nói chuyện được với
một người miền Nam bằng ngôn ngữ, nhưng có thể hiểu những gì mà họ viết.
Về tôn giáo, ở Trung Quốc có 5 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi,
Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo, trong đó Phật giáo có lịch sử lâu đời và được nhiều
người Trung Quốc chọn là tín ngưỡng hơn cả. [1, tr.81]
1.1.3. Đặc điểm kinh tế và văn hoá xã hội
Trung Quốc có lịch sử rất lâu đời, trải qua hơn 5.000 năm lịch sử, người Trung
Quốc đã xây dựng và để lại cho nhân loại những giá trị văn hoá, các công trình kiến
trúc, mỹ thuật quý giá. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của thế giới
9
hình thành sớm và phát triển rất rực rỡ. Các phát minh vĩ đại của người Trung Quốc là:
giấy, kỹ thuật in ấn, thuốc súng, la bàn
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 01 – 10 – 1949 do Đảng Cộng
sản Trung Quốc lãnh đạo.
Về hành chính, Trung Quốc được chia thành 31 tỉnh thành phố, gồm: 22 tỉnh, 5
khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,
Trùng Khánh). Ngoài ra, Trung Quốc còn có hai đặc khu hành chính đó là Hongkong
và Macau.
Sau 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu
to lớn và trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới. Trong giai đoạn từ 1978 đến
2007, theo thông báo của Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (CNBS), tốc độ tăng
trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu nhập bình quân đầu người từ 190
USD lên 2.360 USD, kim ngạch nhập khẩu từ 10,9 tỷ USD lên 956 tỷ USD, kim ngạch
xuất khẩu từ 9,8 tỷ USD lên 1.220 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ từ 167 triệu USD lên 1.500
tỷ USD.
Mức độ thoả mãn với chất lượng cuộc sống trong những người dân thành thị đã
tăng lên rõ rệt. Theo một cuộc khảo sát trên 10 thành phố lớn của Trung Quốc của
CNBS năm 2001, sự thoả mãn được nâng cao hơn khi người dân thành phố so sánh
cuộc sống của họ trong 5 năm gần đây với 5 năm trước đó: (xem phụ lục 2.1)
- 70% trong số họ nói rằng họ có thu nhập cao hơn;
- 40% đã tăng được thu nhập bình quân theo đầu người;
- 61% người dân đã mua được nhà trong quá trình cải cách hệ thống nhà cửa
- 55% trong số họ đã có trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng và tiền
mặt;
- 91% nghĩ rằng bây giờ có điều kiện thuận lợi và tiện nghi hơn để đi du lịch. [24,
pg.14]
10
Trung Quốc có một lãnh thổ vô cùng rộng lớn. Có rất nhiều sự khác biệt giữa
mức độ phát triển kinh tế cũng như mức thu nhập của người dân. Có nhiều sự khác biệt
giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành thương mại khác nhau, giữa các vùng khác
nhau và thậm chí các thành phố và trong làng quê. Về số liệu thu nhập bình quân đầu
người, tổng dân số của 10 tỉnh và khu tự trị chiếm 35,8% tổng dân số cả nước nhưng
tổng số GDP đạt được chiếm 64,9% tổng số GDP cả nước (xem phụ lục 2.1). Ngành du
lịch cũng được phát triển hơn và người dân ở những khu vực này cũng đi du lịch nhiều
hơn.
Khoảng cách về sức mạnh kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia công nghiệp
phát triển đang dần thu hẹp. GDP của Trung Quốc năm 2008 đạt 4.421 tỷ USD, tương
đương với 30,6% GDP của Mỹ, 90% của Nhật Bản và 120,4% của Đức (Xinhua News
Agency, China’s GDP grows 9% in 2008, 22/01/2009).
Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một trong những nền kinh tế
lớn nhất và quan trọng nhất thế giới. Triển vọng của nền kinh tế vẫn sáng sủa mặc dù
Trung Quốc hiện nay đang chịu hậu quả nặng nề của suy thoái kinh tế và khủng hoảng
tài chính toàn cầu.
1.1.4. Những sở thích của người Trung Quốc
Người Trung Quốc ưa thích sự tao nhã, họ thường tìm đến những thú vui mà
mình ưa thích trong lúc nhàn rỗi. Người Trung Quốc xưa có óc thẩm mỹ cao (thể hiện
qua nghệ thuật thư pháp, các công trình kiến trúc, đồ trang sức, các bức hoạ, đồ gốm
cổ). Thú vui muôn thủa của người Trung Hoa khi nhàn hạ là uống trà, thuật khắc ấn,
ẩm thực, trồng hoa, vui chơi, thăm thú các khu danh thắng.
Người Trung Quốc rất coi trọng món ăn, đồ uống. Các món ăn Trung Quốc
thường chú trọng khẩu vị hơn là hình thức. Đối với bữa tiệc của người Trung Quốc, họ
thường ăn hết mình bất cứ món ăn chính phụ nào. Bữa ăn thường được kéo dài để có
cảm giác thừa thãi và thức ăn có thời gian tiêu hoá.
11
Người Trung Quốc khi nấu nướng luôn cố cân bằng các mùi vị và không để cảm
giác đối nghịch nhau. Người Trung Quốc không bao giờ để hai món ăn cùng có vị chua
ngọt được đưa vào cùng một bữa, cũng như trên bàn ăn không bao giờ có hai món ăn
cùng chế biến một kiểu như rán hoặc xào. Bữa tối là bữa chính trong ngày và thường
vào lúc 5 – 6 giờ tối. Trong bữa ăn thường có trên 10 món ăn, được xếp sẵn lên bàn.
Đồ uống phổ biến của người Trung Quốc là rượu và trà. Rượu Trung Quốc được
làm từ gạo, lúa miến, kê cao lương, hoa quả. Người Trung Quốc thích uống rượu hâm
nóng trong những cái chung nhỏ và thường uống một hơi cạn chung.
Trà là thức uống quan trọng nhất ở Trung Quốc. Người ta uống trà suốt ngày thay
nước và họ tin rằng trà là thứ thuốc uống dùng để chữa bệnh, kích thích khả năng tiêu
hoá, làm hưng phấn hệ thống thần kinh. Sau khi ăn, họ uống trà. Khi có khách đến họ
thường mời trà. Nếu muốn uống nữa thì để lại một ít trà trong cốc, còn nếu không thì
uống cạn cốc.
Ở mỗi vùng miền khẩu vị thức ăn lại khác nhau, thường theo bốn vùng chính: Bắc
Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Quảng Đông.
Tuy nhiên, họ cũng có một số đặc điểm chung như trong ngày tết họ thường ăn
sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân vì họ cho rằng ăn sủi cảo sẽ đem may mắn cho họ.
Gạo trắng và gạo nếp được coi là thông điệp của may mắn, hạnh phúc “cầu được ước
thấy” trong năm mới. Ngoài ra, trong bữa ăn của người Trung Quốc luôn có nhiều rau.
Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9 vì cho đó là con số tốt, đem lại nhiều may
mắn. Số 6, 9 rất giống kí hiệu thái cực của Trung Quốc “âm dương giao hoà - sinh sôi,
nảy nở”. Số 8 thể hiện sự may mắn và thuận lợi.
Họ thích màu đỏ và màu vàng. Màu đỏ mang lại may mắn. Nó thể hiện sự vui
sướng, nồng nhiệt, có sức mạnh, danh vọng, thường được sử dụng trong ngày đại hỉ
như cưới, mừng thọTrẻ em thường được mặc quần áo màu đỏ. Màu vàng thể hiện
quyền uy, giàu sang, phú quý. Trước đây chỉ có vua mới được sử dụng màu vàng.
12
Người Trung Quốc thích chơi cây cảnh có những đường nét mềm mại và uyển
chuyển như những nét hoạ thông qua các dáng thế cơ bản trong tự nhiên như trực, hơi
nghiêng, nghiêng, bán thác đổ và thác đổ. Họ thích các cây cảnh như cây đa, cây sung,
cây bồ đề. Trong ngày tết, họ chuộng hoa đào (xua đuổi tà ma), hoa cúc (thanh tao) và
hoa thuỷ tiên (quý phái, cao quý, quý tộc).
Họ thích các đề tài về lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ ở Trung Quốc.
1.2. Thị trường khách du lịch Trung Quốc
1.2.1. Khái quát về du lịch Trung Quốc
Cơ quan du lịch quốc gia của Trung Quốc là Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc
(CNTA), được thành lập từ năm 1949, ban đầu là một bộ phận của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, sau tách riêng, phụ trách về hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên
phạm vi cả nước. Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc chịu trách nhiệm về: xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, các chính sách liên quan; xây dựng hệ thống thông
tin, phụ trách xúc tiến quảng bá chung; quản lý các doanh nghiệp nhà nước; thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, phê duyệt các dự án đầu tư vào du lịch; quản lý thống nhất để
bảo đảm chất lượng dịch vụ lữ hành, khách sạn cũng như các cơ sở lưu trú khác.
Ngành du lịch Trung Quốc mới thực sự phát triển từ năm 1978, khi Chính phủ
Trung Quốc khẳng định vị trí và sự đóng góp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế
và đầu tư cho ngành du lịch thu hút khách quốc tế đến Trung Quốc. Tuy nhiên, chính
phủ Trung Quốc vẫn rất hạn chế việc người Trung Quốc đi ra nước ngoài, chỉ công
chức nhà nước mới được phép xuất ngoại. Năm 1983, chính phủ Trung Quốc mới cho
phép người dân Trung Quốc đi thăm bạn bè và người thân ở Hongkong và Macau.
Từ năm 1984, chính sách này mới được từng bước dỡ bỏ, chính phủ Trung Quốc
đã cho phép công dân nước mình đi du lịch bằng tiền riêng nhưng lại bị giới hạn bởi
các "điểm đến được phép". Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (CNTA) chịu trách
nhiệm xét duyệt, bổ sung trình chính phủ danh sách "điểm đến được phép", các nước,
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Vĩnh Bảo (Nhóm Thời đại) biên soạn (2005), Một vòng quanh các nước: Trung
Quốc, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 quy định chế độ chi tiêu
đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo
quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước, 2007
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế độ công
tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà
nước bảo đảm kinh phí, 2005
4. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa (1994), Hiệp định Hợp tác Du lịch giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Hà Nội
5. Lâm Ngữ Đường (2001), Trung Hoa đất nước con người, Trần Văn Từ dịch, Nxb.
Văn hoá Thông tin, Hà Nội
6. Trịnh Huy Hoá (biên dịch) (2001), Đối thoại với các nền văn hoá: Trung Quốc, Nxb.
Trẻ, Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Thị Thanh Hương và nhóm nghiên cứu (2006), Để tài khoa học cấp bộ
“Nghiên cứu kinh nghiệm, hoạt động xúc tiến du lịch của nước ngoài, vận dụng, đề xuất giải
pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam”, Hà Nội;
8. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
9. Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu (2001), Đề tài khoa học cấp bộ “Nghiên cứu
và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn
khách của du lịch Việt Nam”, Hà Nội
10. Đỗ Tiến Sâm, Furuta Motoo chủ biên (2003), Kỷ yếu Hội thảo "Chính sách đối
ngoại rộng mở của Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc", Nxb. Khoa học và xã hội,
Hà Nội
11. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
14
12. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (2000), Bản Ghi nhớ
giữa Tổng cục Du lịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Du lịch Quốc gia
Trung Quốc về việc tổ chức cho công dân Trung Quốc đi du lịch Việt Nam bằng tiền riêng, Hà
Nội
13. Tổng cục Du lịch (2001), Non nước Việt Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội
14. Tổng cục Du lịch (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2005 của ngành du lịch, Hà Nội
15. Tổng cục Du lịch (2005), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam năm 2004 - 2005, Hà Nội
16. Tổng cục Du lịch (2006), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2006 của ngành du lịch, Hà Nội
17. Tổng cục Du lịch (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành du lịch, Hà Nội
18. Tổng cục Du lịch (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2008 của ngành du lịch, Hà Nội
19. Tổng cục Du lịch (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2009 của ngành du lịch, Hà Nội
20. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2006,
Nxb. Thống kê, Hà Nội
21. Nguyễn Thị Bạch Tuyết dịch (2004), "Tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Trung Quốc",
Nghiên cứu tôn giáo Số 6-2004, Hà Nội
22. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2006), Luật Du lịch, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
23. Nguyễn Thị Hải Yến (2007), Văn hoá du lịch Châu Á: Trung Quốc đệ nhất Phương
Đông thắng cảnh, Nxb. Thế giới, Hà Nội
24. UNWTO (2003), Chinese outbound tourism, Public house UNWTO, Madrid, Spain
25. UNWTO (2000), World Tourism market trends, East Asia & Pacific, Public house
UNWTO, Madrid, Spain
26.
27.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_xuc_tien_du_lich_viet_nam_tai_trung_quoc_ngo_minh_chau_3235_2007998.pdf