Dựa trên các quy định của trung ương, các cơ quan có thẩm
quyền của tỉnh đã ban hành nhiều quy định nhằm cụ thể hóa các quy
định của trung ương cho phù hợp với đặc điểm của địa bàn, ban hành
danh mục các dự án PPP nói chung và các dự án phát triển hạ tầng
giao thông nói riêng. Những quy định này đã góp phần tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư tiềm năng tìm hiểu về chủ trương, chính sách của
tỉnh trong thu hút đầu tư theo hình thức PPP và tiếp cận thông tin về
các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư dễ dàng hơn. Bên cạnh đó,
tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Tổ phụ trách PPP là cơ quan
chuyên trách về PPP của tỉnh, do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh đứng
đầu và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm thường trực cùng nhiều
đơn vị có liên quan khác
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình giao thông để giải quyết bài toán thiếu vốn, tuy nhiên
do những bất cập trong hệ thống pháp lý, cùng với yếu tố tâm lý nên
hình thức hợp tác công - tư chưa phát triển mạnh tại tỉnh Đắk Lắk.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc triển khai các dự án theo mô hình hợp
tác công - tư trong đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh
Đắk Lắk trong thời gian tới, tôi đã chọn đề tài “Hợp tác công- tư
trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Đắk Lắk” làm nội dung
nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội trong những năm
gần đây, nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở giao thông cũng ngày càng
tăng và việc tìm kiếm các giải pháp huy động và quản lý nguồn vốn
phát triển hạ tầng giao thông, trong đó có hợp tác công - tư, cũng trở
thành một trong những nội dung được các nhà nghiên cứu và quản lý
thực tiễn quan tâm. Chính vì vậy, mặc dù hợp tác công - tư vẫn là
- 5 -
một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới ở nước ta nhưng cũng đã có
một số nghiên cứu về vấn đề này. Một số nghiên cứu chủ yếu bao
gồm:
- Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Các công trình nghiên cứu thực nghiệm về PPP trên thế giới
rất phong phú. Đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới
mô tả khung lý luận cũng như thực tiễn triển khai các dự án hợp tác
công-tư ở các quốc gia khác nhau.
- Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, triển khai chủ trương xã hội hóa của Đảng và
Nhà nước, các nghiên cứu về hợp tác công - tư cũng đã được triển
khai ở nhiều giác độ khác nhau, cả về lý luận và thực tiễn.
Các nghiên cứu đã phần nào đề cập tới các khía cạnh khác
nhau của PPP và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả
trong việc thực hiện nghiên cứu này. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên
cứu nào trong lĩnh vực này được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu là
tỉnh Đắk Lắk, nhất là ở tầm nghiên cứu của một Luận văn Thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp lý luận và đánh giá thực trạng triển khai
PPP trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh
Đắk Lắk, Luận văn đề xuất một số định hướng và giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện PPP trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian
tới.
- 6 -
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ sở hạ tầng giao thông và
hợp tác công - tư trong đầu tư hạ tầng giao thông.
+ Đánh giá, phân tích thực trạng việc triển khai PPP trong
lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, làm rõ
các kết quả đạt được và những khiếm khuyết còn tồn tại trong việc
triển khai PPP tại đây.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp để thực hiện
và phát triển mô hình hợp tác công - tư trong lĩnh vực đầu tư cơ sở
hạ tầng ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian
tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biểu hiện của mối quan hệ giữa chính quyền và khu vực
tư nhân trong phát triển, khai thác và sử dụng các dự án công trình cơ
sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu việc
triển khai PPP trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông;
- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh
Đắk Lắk.
- 7 -
- Thời gian nghiên cứu: số liệu được thu thập và sử dụng từ năm
2010 đến 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu tài liệu để thu thập và xử lý các thông tin thứ cấp; đồng thời đã
sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, để phân tích và xử lý các thông tin phục vụ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Nghiên cứu đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản
nhất về hợp tác công - tư và vai trò của hợp tác công - tư trong đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam, góp phần vào việc
hình thành cơ sở khoa học làm căn cứ triển khai các dự án hợp tác
công - tư trong thực tế.
- Nghiên cứu đã phân tích thực trạng hợp tác công tư trong
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Đắk Lắk và đề xuất giải
pháp nhằm tăng hợp tác công tư trong đầu tư hệ thống hạ tầng giao
thông của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian đến. Các giải pháp này có thể
được các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh tham khảo trong việc xây
dựng chiến lược và triển khai thực hiện hợp tác công - tư trên địa bàn
một cách hiệu quả.
- 8 -
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn
gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở khoa học về hợp tác công - tư trong đầu tư
cơ sở hạ tầng giao thông.
Chương II: Thực trạng triển khai hợp tác công - tư (PPP)
trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đắk Lắk.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường
triển khai hợp tác công - tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- 9 -
CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HỢP TÁC CÔNG - TƢ
TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông và vai trò của cơ sở hạ tầng
giao thông trong phát triển
1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng được hiểu là tổng thể những hệ thống cấu trúc,
thiết bị và các công trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập và phát huy
tác dụng trong mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ, đóng vai trò nền tảng
và điều kiện chung cho sự phát triển kinh tế-xã hội, cho quá trình sản
xuất và đời sống của người dân.
1.1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng giao thông
Cơ sở hạ tầng giao thông có thể được phân loại theo nhiều
tiêu chí khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất và phương pháp quản lý,
trong đó hai tiêu chí phổ biến là phân loại theo tính chất các loại
đường và phân loại theo khu vực, địa bàn.
Theo tính chất các loại đường, cơ sở hạ tầng giao thông được
phân chia thành những loại chủ yếu sau:
- Hạ tầng giao thông đường bộ
- Hạ tầng giao thông đường sắt
- Hạ tầng giao thông đường thuỷ
- Hạ tầng giao thông đường hàng không
Theo khu vực, có thể phân chia hạ tầng cơ sở giao thông
thành:
- 10 -
- Hạ tầng giao thông đô thị
- Hạ tầng giao thông nông thôn
1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông trong phát triển
Giao thông vận tải là huyết mạch trong nền kinh tế quốc dân,
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự giao thương kinh tế, tới sinh hoạt, đời
sống người dân cùng trật tự xã hội, vì vậy phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông hiện nay là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
1.2. Hợp tác công - tƣ (PPP) trong đầu tƣ cơ sở hạ tầng
giao thông
1.2.1. Khái niệm hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ
tầng giao thông
Có thể định nghĩa hợp tác công-tư trong phát triển hạ tầng cơ
sở giao thông là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án phát triển hạ tầng giao thông để thực hiện, quản lý, vận hành
dự án kết cấu hạ tầng giao thông.
1.2.2. Các hình thức hợp tác công - tư
Trên thế giới và Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều các
dạng thức hợp đồng hợp tác công - tư. Tùy thuộc vào sự phân bổ tài
chính giữa hai bên, sự tham gia của tư nhân trong từng giai đoạn dẫn
tới việc hợp tác công - tư được chia thành các hợp đồng khác nhau.
Cụ thể:
- Hình thức “Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao” (BOT:
Build -Operate - Transfer); Hình thức “Xây dựng - chuyển giao -
kinh doanh” (BTO: Build - Transfer - Operate); Hình thức “Xây
- 11 -
dựng - sở hữu - kinh doanh” (BOO: Build - Own - Operate); Hình
thức “Xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ” (BTL: Build-Lease-
and-Transfer); Hình thức “Xây dựng - chuyển giao” (BT: Build - and
– Transfer); Hình thức “Thiết kế - Xây dựng – tài trợ - vận hành”
(DBFO: Design - Build - Finance - Operate); Hình thức Nhượng
quyền khai thác (Franchise)
1.1.4. Vai trò của hợp tác công - tư trong phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông
Việc triển khai các hình thức hợp tác công - tư trong việc
xây dựng hạ tầng cơ sở có vai trò quan trọng hiện nay, đặc biệt là
trong bối cảnh khủng hoảng của ngân sách nhà nước và nhu cầu mở
rộng và nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hợp tác công - tư trong
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một dự
án hợp tác công - tư, trong đó các yếu tố chủ yếu bao gồm:
Thứ nhất, hành lang pháp lý về hợp tác công - tư.
Thứ hai, khả năng sinh lời của các dự án.
Thứ ba, khả năng của các đối tác tư nhân tham gia vào các
dự án.
Thứ tư, sự minh bạch của Nhà nước trong các hoạt động liên
quan tới hợp tác công - tư.
Thứ năm, cơ chế tài chính thỏa đáng cho các dự án hợp tác
- 12 -
công - tư.
1.3. Một số kinh nghiệm về triển khai PPP trong phát
triển hạ tầng giao thông
1.3.1. Kinh nghiệm thế giới về phát triển hạ tầng giao
thông theo hình thức PPP
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong triển khai
các dự án PPP [31][42]
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia
1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam
1.3.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh trong
phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức PPP
1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển
hạ tầng giao thông theo hình thức PPP [27, tr.43-45]
1.3.3. Những giá trị tham khảo cho tỉnh Đắk Lắk
Thực tiễn triển khai các dự án PPP ở nước ngoài và các tỉnh
trong nước đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị quý cho
tỉnh Đắk Lắk khi triển khai thu hút đầu tư vào các dự án giao thông
vận tải.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Hạ tầng giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung
- 13 -
và từng địa phương nói riêng. Phát triển hạ tầng giao thông vận tải là
yêu cầu tất yếu khách quan và có ý nghĩa quan trọng để phát triển.
Các công trình hạ tầng giao thông vận tải thường có thời
gian xây dựng và vận hành lâu dài, đòi hỏi nhiều nguồn vốn đầu tư.
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp hiện nay, việc
tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mới để tăng cường phát triển hạ tầng giao
thông vận tải là rất cần thiết. Huy động nguồn vốn tư nhân vào phát
triển hạ tầng giao thông vận tải theo mô hình PPP là một giải pháp
quan trọng. Việc triển khai PPP trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao
thông hiện nay được thực hiện chủ yếu theo các hình thức BOT,
BTO, BT, và được triển khai rất đa dạng trong thực tế. Thực tế
những năm qua cho thấy, để thực hiện PPP cần có nhiều điều kiện,
trong đó sự ủng hộ của lãnh đạo và một hệ thống pháp lý đầy đủ, ổn
định là điều kiện tiên quyết không chỉ hỗ trợ việc thực hiện các dự án
mà còn góp phần quan trọng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khuyến
khích họ góp vốn vào các dự án phát triển giao thông vận tải.
- 14 -
CHƢƠNG II
HỢP TÁC CÔNG TƢ TRONG ĐẦU TƢ
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TỈNH
ĐẮK LẮK
2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh
Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, được coi là thủ
phủ của vùng, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc
phòng đặc biệt quan trọng của đất nước. Tỉnh Đắk Lắk phía Bắc giáp
tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh
Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía
Tây giáp Vương quốc Campuchia với tổng diện tích tự nhiên của
tỉnh là 1.312.537 ha, dân số 1.750.100 người (năm 2010), chiếm
24% về diện tích và 36,3% về dân số vùng Tây nguyên. Mật độ dân
số trung bình toàn tỉnh là 133 người/km2.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành
phố Buôn Ma Thuột (đô thị loại I), thị xã Buôn Hồ (đô thị loại IV) và
13 huyện là Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn,
Cư M’gar, M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Krông Bông, Krông Ana,
Cư Kuin và huyện Lắk
2.1.2. Khái quát về cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Đắk Lắk
Giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường
bộ, đường thuỷ và đường hàng không.
- 15 -
2.1.2.1. Hệ thống đường bộ: Mạng đường quốc lộ trên địa
bàn tỉnh có tổng chiều dài 576,5km gồm các tuyến quốc lộ
26,27,29,14,14C. Tổng các cầu trên các Quốc lộ là 114 cầu với tổng
chiều dài 4.198,6m; Mạng lưới đường tỉnh gồm 13 tuyến với tổng
chiều dài 457km, quy mô các tuyến đường tỉnh thuộc cấp IV miền
núi, đường 02 làn. Tổng số cầu trên các tuyến đường tỉnh là 78 cầu
với tổng chiều dài khoảng 1.190m; Mạng đường huyện có chiều dài
1.403,82km, trên các tuyến đường huyện có khoảng 67 cầu với tổng
chiều dài khoảng 937,8m; Mạng đường xã và đường thôn, buôn;
Mạng đường xã của các huyện có chiều dài 3.220,07km, hiện nay
còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã; Mạng đường thôn, buôn
tương đối phát triển với tổng chiều dài 4.079,32km; Đường chuyên
dùng của các nông, lâm trường với tổng chiều dài khoảng 675km,
chủ yếu là đường đất.
2.1.2.2. Hệ thống đường thuỷ: Đăk Lăk có khoảng 544km
đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Natạo thành.
2.1.2.3. Đường hàng không: Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột là một trong 3 cảng hàng không của khu vực Tây Nguyên đã
có các chuyến bay đến thành phố Hà Hội, thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Đà Nẵng, thành phố Vinh, thành phố Hải Phòng và ngược
lại.
2.2. Thực trạng triển khai hợp tác công - tƣ trong phát
triển hạ tầng giao thông ở tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý
Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện triển khai hoạt động
đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở các quy định chung
- 16 -
và một số quy định cụ thể của tỉnh.
2.2.2. Đánh giá thực trạng triển khai các dự án PPP trong
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đắk Lắk
2.2.2.1. Về tổ chức bộ máy triển khai PPP
Cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các dự án PPP nói
chung và dự án PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại tỉnh Đắk
Lắk là UBND tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực
tham mưu giúp UBND tỉnh lập và triển khai các kế hoạch xúc tiến
đầu tư đối với các dự án PPP và là đầu mối hướng dẫn các doanh
nghiệp tiếp cận các dự án và hỗ trợ doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục
lập và thực hiện dự án PPP trên địa bàn tỉnh.
2.2.2.2. Về kết quả triển khai các dự án đầu tư PPP trong
lĩnh vực giao thông
Về danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP:
Hiện nay, UBND tỉnh đã thực hiện công bố công khai các dự
án trọng điểm, ban hành danh mục kêu gọi đầu tư theo hình thức đối
tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh tại 02 văn bản với tổng số 58 dự
án; tổng vốn đầu tư dự kiến là 21.891 tỷ đồng (Công văn số
6774/UBND-CN ngày 26/8/2016 gồm có 45 dự án và Quyết định số
1680/QĐ-UBND ngày 6/7/2017 gồm có 13 dự án).
2.3. Kết quả và những khó khăn, hạn chế còn tồn tại
trong triển khai PPP tại tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Kết quả đạt được
- 17 -
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk theo hình thức PPP là lĩnh vực thu hút đầu tư mới, chỉ đến năm
2015 UBND tỉnh mới ban hành danh mục kêu gọi đầu tư. Mặc dù
vậy, việc triển khai các dự án PPP giao thông vận tải cũng đã đạt
được những kết quả nhất định, khẳng định được sự cần thiết và khả
năng tiếp tục triển khai các dự án theo mô hình này trên địa bàn tỉnh:
2.3.2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại
Quá trình triển khai hợp tác công - tư trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk thời gian qua, bên cạnh những kết quả tương đối khả quan đã đạt
được, cũng cho thấy còn nhiều bất cập cần giải quyết để có thể tăng
cường mô hình đầu tư này trong tương lai. Những bất cập chủ yếu
thể hiện trên các mặt sau:
2.3.2.1. Những khó khăn chung
Trong thời gian qua, mặc dù đã được quan tâm hoàn thiện
nhưng các quy định pháp luật về hợp tác công - tư vẫn còn tản mát
và chứa đựng nhiều mâu thuẫn, gặp khó khăn cho các nhà đầu tư
trong việc tiếp cận và triển khai các dự án, chưa lôi cuốn được nhà
đầu tư tiềm năng.
2.3.2.2. Những khó khăn, hạn chế trong triển khai thực hiện
PPP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Về loại hợp đồng được ký kết để triển khai các dự án PPP
tại Đắk Lắk: Đối với tỉnh Đắk Lắk, mặc dù danh mục dự án đã được
đăng tải trên Cổng thông tin xúc tiến đầu tư
tuy nhiên, việc triển khai các dự án PPP
- 18 -
trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên chưa được sự
quan tâm của các nhà đầu tư, đơn vị đề xuất dự án.
- Về lựa chọn nhà đầu tư: Trong tiêu chí lựa chọn sơ bộ dự
án, bao gồm nội dung có nhà đầu tư quan tâm, dẫn đến quá trình xây
dựng đề xuất chưa đảm bảo khách quan, nhất là dự án do nhà đầu tư
đề xuất.
- Về trách nhiệm quản lý nhà nước: Trong quá trình chuẩn bị
và triển khai dự án PPP, việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan như
lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi;
vẫn chưa có một cơ quan đầu mối cụ thể để theo dõi xuyên suốt,
đồng bộ đối với các dự án PPP.
- Về công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng: Đa số quỹ
đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư chưa được phê duyệt quy
hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 trước khi báo cáo nghiên
cứu khả thi được phê duyệt.
2.3.3. Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế
Những khó khăn và hạn chế trên đây xuất hiện do nhiều lý
do khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Đắk Lắk là một tỉnh Tây Nguyên, có vị trí chiến lược cả về
kinh tế - xã hội, văn hóa và an ninh - quốc phòng. Trong vài năm gần
đây, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng
cường triển khai, mở rộng các hình thức đầu tư để tăng cường nguồn
lực đầu tư, hạn chế việc sử dụng ngân sách trong điều kiện nguồn thu
- 19 -
ngân sách eo hẹp, tỉnh Đắc Lắk đã có những nỗ lực nhất định để triển
khai hình thức đầu tư PPP trên địa bàn tỉnh.
Dựa trên các quy định của trung ương, các cơ quan có thẩm
quyền của tỉnh đã ban hành nhiều quy định nhằm cụ thể hóa các quy
định của trung ương cho phù hợp với đặc điểm của địa bàn, ban hành
danh mục các dự án PPP nói chung và các dự án phát triển hạ tầng
giao thông nói riêng. Những quy định này đã góp phần tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư tiềm năng tìm hiểu về chủ trương, chính sách của
tỉnh trong thu hút đầu tư theo hình thức PPP và tiếp cận thông tin về
các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư dễ dàng hơn. Bên cạnh đó,
tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Tổ phụ trách PPP là cơ quan
chuyên trách về PPP của tỉnh, do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh đứng
đầu và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm thường trực cùng nhiều
đơn vị có liên quan khác.
Những nỗ lực này đã mang lại những kết quả cụ thể: các nhà
đầu tư đã quan tâm nhiều hơn tới hình thức đầu tư mới mẻ này, một
số dự án đã được phê duyệt và đang đưa vào triển khai thực hiện, kỳ
vọng những thay đổi tích cực, nhất là trong lĩnh vực phát triển hạ
tầng giao thông vận tải.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải
quyết trong tương lai để hình thức đầu tư PPP mang lại hiệu quả thiết
thực hơn.
- 20 -
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TRIỂN
KHAI HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG-TƢ TRONG PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh
Đắk Lắk trong tƣơng lai
3.1.1. Mục tiêu chung
Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo tính
kế thừa, khả thi, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vận tải ở từng thời kỳ
trên khắp địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ
quốc phòng, an ninh là yêu cầu cấp bách và khách quan, là một chủ
trương của Đảng và chính quyền tỉnh.
3.1.2. Phương hướng phát triển hạ tầng giao thông theo
hình thức PPP
Thứ nhất, tăng cường đầu tư theo hình thức PPP đối với các
dự án phát triển hạ tầng giao thông là yêu cầu tất yếu khách quan
trong thời gian tới.
Thứ hai, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong
cung cấp hạ tầng cơ sở và dịch vụ công dẫn tới những thay đổi nhất
định trong vai trò của nhà nước.
Thứ ba, mặc dù việc triển khai PPP là cần thiết nhưng không
phải lĩnh vực nào, không phải dự án nào cũng có thể thực hiện được
theo mô hình PPP.
- 21 -
Thứ tư, trong hợp tác công - tư đòi hỏi phải có sự bình đẳng
giữa hai đối tác là nhà nước và tư nhân.
Thứ năm, để lôi cuốn các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn để thực
hiện các dự án, cần tạo cho họ niềm tin vào dự án đó.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng triển
khai các dự án hợp tác công - tƣ trong phát triển hạ tầng giao
thông ở tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính
quyền đối với việc triển khai hợp tác công - tư
Hợp tác công - tư là một hình thức đầu tư mới, chưa có nhiều
kinh nghiệm ở nước ta nói chung và Đắk Lắk nói riêng, do đó cả cơ
quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp đều còn khá bỡ ngỡ. Để
các dự án được thực hiện theo hình thức mới này đi vào cuộc sống,
cần có sự cam kết ủng hộ và sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng
và chính quyền.
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để triển khai hợp
tác công - tư
Xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, ổn định là yêu
cầu tất yếu để thực hiện hợp tác công - tư thành công.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý việc triển khai hợp tác công
- tư đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng về thẩm quyền
3.2.4. Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến về hợp tác
công - tư nói chung và các dự án hợp tác công - tư cụ thể trên địa
bàn tỉnh
- 22 -
3.2.5. Phát triển các quỹ tài chính hỗ trợ dự án hợp tác
công - tư
Nhà nước cần thành lập các cơ chế tài khóa là các quỹ hỗ
trợ và phát triển tài chính, bảo lãnh cho các dự án hợp tác công - tư
là điều rất cần thiết, hành động này sẽ giúp làm tăng tính khả thi
cho các dự án hợp tác công - tư và tạo ra sức hấp dẫn đối với khu
vực tư nhân.
3.2.6. Đảm bảo công khai, minh bạch của các dự án PPP
Làm tốt khâu lựa chọn, chuẩn bị, quản lý, giám sát dự án,
đặc biệt là nâng cao năng lực tài chính đầu tư dưới hình thức PPP
đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, công khai, minh bạch.
3.2.7. Nhận dạng và phân bổ rủi ro hợp lý giữa các bên
tham gia dự án
Bản chất của một hợp đồng hợp tác công - tư là sự chia sẻ cả
lợi ích và rủi ro giữa các bên tham gia hợp đồng. Do vậy, khả năng
nhận dạng, phân tích và phân bổ đầy đủ mọi rủi ro liên quan đến dự
án là điều kiện quan trọng quyết định đến sự thành công của một hợp
đồng hợp tác công - tư.
3.2.8. Giải pháp để triển khai hiệu quả các dự án PPP
- Nghiên cứu, rút ngắn giai đoạn chuẩn bị đầu tư bằng cách:
(i) đơn giản hoá thủ tục; (ii) quy định mốc thời gian, khoảng thời
gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư
- 23 -
- Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thẩm định và chế
tài tương ứng trong trường hợp các cơ quan này không thực hiện đầy
đủ trách nhiệm của mình.
3.3. Một số kiến nghị
Qua nghiên cứu thực trạng vấn đề đầu tư giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua hình thức đầu tư PPP, tác giả có
một số kiến nghị sau:
Đối với Chính phủ:
- Chính phủ cần đề xuất và trực tiếp ban hành các quy định
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để triển khai PPP.
Đối với tỉnh Đắk Lắk:
- UBND tỉnh cần ban hành các quy định chi tiết và cụ thể
hơn để hướng dẫn triển khai các văn bản của trung ương phù hợp với
đặc điểm của địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Nhanh chóng rà soát và ban hành thống nhất các dự án phát
triển hạ tầng giao thông và tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư để
các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có cơ hội tiếp cận công khai
các dự án này.
- Giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối thống nhất
để tham mưu, tư vấn về các dự án PPP cho doanh nghiệp theo mô
hình một cửa để giảm nhẹ các thủ tục hành chính trong xây dựng và
phê duyệt hồ sơ các dự án PPP cũng như tham mưu cho UBND tỉnh
giải quyết các vấn đề xuất hiện trong quá trình thực hiện các dự án
PPP trên địa bàn tỉnh.
- 24 -
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong những năm tới, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Đắk Lắk cần được đầu tư
phát triển mạnh hơn nữa, vừa phải tăng cường số lượng, quy mô
mạng lưới giao thông, nhất là giao thông đường bộ, đồng thời phải
nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng giao thông.
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường thực hiện các dự án đầu
tư theo hình thức PPP là hết sức cần thiết. Tăng cường sự tham gia
của khu vực tư nhân trong cung cấp hạ tầng cơ sở và dịch vụ công
dẫn tới những thay đổi nhất định trong vai trò của nhà nước. Nhà
nước không còn là người trực tiếp đầu tư các công trình mà trở thành
người điều tiết, định hướng và kiểm soát. Mặc dù nhận thức rõ ràng
rằng PPP rất quan trọng, nhưng không phải lĩnh vực nào, không phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_hop_tac_cong_tu_trong_dau_tu_co_so_ha_tang.pdf