MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 04
PHẦN NỘI DUNG 18
CHưƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC KHAI THÁC, SỬ
DỤNG TÀI LIỆU LưU TRỮ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY LỊCH
SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 BẬC TRUNG HỌCPHỔ THÔNG18
1.1. Giới thiệu khái quát tài liệu lưu trữ giai đoạn 1945 - 1975 18
1.1.1. Khái niệm 18
1.1.2. Loại hình, số lượng và nội dung tài liệu lưu trữ 20
1.1.2. Công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ 28
1.2. Tài liệu lưu trữ với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
và học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trunghọc Phổ thông32
1.2.1. Tầm quan trọng của giảng dạy lịch sử Việt Nam 32
1.2.2. Khái quát về môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông 35
1.2.3. Thực tiễn công tác giảng dạy lịch sử Việt Nam 41
1.2.4. Kinh nghiệm tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
trong hoạt động giáo dục của Lưu trữ các nước48
CHưƠNG 2: YÊU CẦU, PHưƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH
THỨC TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU LưU
TRỮ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1945 - 1975 BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG514
2.1. Một số yêu cầu trong khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
bậc Trung học Phổ thông51
2.1.1. Yêu cầu đối với tài liệu lưu trữ 51
2.1.2. Yêu cầu đối với các hình thức khai thác, sử dụng tài liệulưu trữ53
2.2. Phương pháp khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục
vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc
Trung học Phổ thông55
2.2.1. Lựa chọn chủ đề khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ 55
2.2.2. Phương pháp lựa chọn tài liệu lưu trữ 55
2.2.3. Phương pháp sử dụng tài liệu lưu trữ 58
2.3. Các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu
trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975 bậc Trung học Phổ thông61
2.3.1. Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ biên soạn sách giáokhoa Lịch sử61
2.3.2. Xây dựng chuyên đề tài liệu lưu trữ 64
2.3.3. Xây dựng website về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ 66
2.3.4. Triển lãm lưu động, triển lãm trực tuyến tài liệu lưu trữ 67
2.3.5. Giới thiệu ấn phẩm lưu trữ 69
2.3.6. Tổ chức chiếu phim tư liệu 70
2.3.7. Tổ chức tham quan kho lưu trữ 71
2.3.8. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử qua tài liệu lưu trữ 725
CHưƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ
DỤNG TÀI LIỆU LưU TRỮ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY LỊCH
SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 BẬC TRUNG HỌCPHỔ THÔNG76
3.1. Các giải pháp chung nhằm tổ chức khai thác, sử dụng
tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông76
3.1.1. Xây dựng chương trình tổng thể 76
3.1.2. Đào tạo cán bộ lưu trữ, giáo viên 78
3.2. Các giải pháp riêng nhằm tổ chức khai thác, sử dụng
tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông80
3.2.1. Đối với cơ quan lưu trữ 81
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý giáo dục 94
PHẦN KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC
Chi tiết chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
bậc Trung học Phổ thông111
Mẫu Phiếu khảo sát 116
Bảng tổng hợp Phiếu khảo sát 118
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ở bậc trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục vụ giảng dạy
lịch sử Việt Nam với nhiều hình thức;
- Từ thực trạng dạy và học lịch sử Việt Nam bậc Trung học Phổ thông,
đặc biệt là chất lượng dạy và học môn Lịch sử lớp 12, qua sự đánh giá của cơ
quan quản lý, đội ngũ giáo viên và của nhân dân, chúng ta thấy được sự cần
thiết, tác dụng của việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong giảng dạy lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975;
- Nghiên cứu các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục
vụ giảng dạy lịch sử của một số nước trên thế giới và căn cứ thực tiễn Việt Nam,
đề xuất các hình thức tổ chức khác thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng
dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông.
3. Mục tiêu
Thực hiện Đề tài, chúng tôi hướng tới 3 mục tiêu chính sau:
- Một là, đưa ra các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục
vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông;
- Hai là, xác định biện pháp nhằm áp dụng các hình thức tổ chức khai
thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông trong thực tiễn;
- Ba là, nghiên cứu, thử nghiệm một số hình thức tổ chức khai thác, sử
dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
trong thực tiễn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích, mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, Đề tài có
nhiệm vụ:
- Nêu được định nghĩa, đặc điểm của tài liệu lưu trữ để từ đó góp phần
khẳng định giá trị của tài liệu lưu trữ trong giảng dạy lịch sử Việt Nam;
- Nghiên cứu, giới thiệu khái quát nguồn tài liệu lưu trữ về lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1975 đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ. Cụ thể là tài liệu
9
lưu trữ tại Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, các Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Thông tấn xã Việt Nam...
- Đánh giá thực tiễn công tác giảng dạy lịch sử Việt Nam bậc Trung học
Phổ thông, đặc biệt là các phương tiện, trang thiết bị đã được sử dụng trong
giảng dạy môn Lịch sử thông qua khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin từ các
phương tiện truyền thông... để từ đó thấy được nguyên nhân tại sao chất
lượng môn Lịch sử còn thấp và sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng
dạy lịch sử Việt Nam.
- Nghiên cứu, đưa ra các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu
trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học
Phổ thông và giải pháp tổ chức thực hiện các hình thức đó.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu
lưu trữ về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng, đang được bảo
quản phân tán tại nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước.
Cho nên, trong Đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu, khảo
sát là tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ trung ương là: Kho
Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Tài liệu lưu trữ phản ánh lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1975 đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ địa phương cũng
là một nguồn sử liệu chân thực, đáng tin cậy, có thể khai thác, sử dụng phục
vụ công tác dạy và học lịch sử địa phương. Tuy nhiên, với thời gian có hạn,
chúng tôi không có điều kiện để khảo sát, thống kê toàn bộ tài liệu lưu trữ giai
đoạn 1945 - 1975 đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ địa phương, bảo tàng,
thư viện, viện nghiên cứu, cá nhân, gia đình, dòng họ ở trong nước và ngoài
nước. Mặt khác, các công cụ tra cứu, thống kê tài liệu lưu trữ tại các cơ quan
lưu trữ nói trên chưa hoàn thiện, đồng bộ nên việc khảo sát, thống kê gặp
không ít khó khăn. Đa số các mục lục thống kê theo vấn đề, chưa có mục lục
10
thống kê theo thời gian. Vì vậy, để thống kê được tài liệu lưu trữ giai đoạn
1945 - 1975, chúng tôi phải nghiên cứu tất cả mục lục của các phông, sưu tập
lưu trữ. Công việc này chiếm khá nhiều thời gian, song kết quả thống kê chỉ
mang tính tương đối. Ngoài ra, nhiều phông, sưu tập lưu trữ đang trong quá
trình xử lý nghiệp vụ nên không có mục lục hồ sơ để nghiên cứu.
Mặc dù chỉ khảo sát, thống kê tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Văn phòng
Trung ương Đảng, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước, nhưng trong quá trình thử nghiệm một số hình thức khai
thác, sử dụng tài liệu, chúng tôi có sử dụng một số lượng tài liệu nhất định từ
các nguồn khác như: Thông tấn xã Việt Nam, mạng Internet, xuất bản phẩm...
để làm phong phú, đa dạng thêm nội dung, hình thức tài liệu.
Theo chương trình lịch sử, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 được
giảng dạy ở bậc Trung học Cơ sở (lớp 9) và bậc Trung học Phổ thông (lớp
12). Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 ở lớp 9 và lớp 12 tuy có
nhiều điểm tương đồng về nội dung song phương pháp giảng dạy lại khác
nhau về mục tiêu, yêu cầu môn học và tâm sinh lý của học sinh. Chính vì vậy,
trong Luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chương trình môn Lịch sử
lớp 12, cụ thể là phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 và đề xuất các
hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử
Việt Nam giai đoạn này.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ là mục đích cuối cùng của công tác lưu
trữ, là cầu nối giữa các cơ quan lưu trữ và độc giả. Do đó, tính đến nay, có
nhiều hội nghị, hội thảo, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học của Cục Lưu trữ
Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; luận văn,
khoá luận, báo cáo khoa học của sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng; bài viết trên các báo, tạp chí, đặc biệt là tạp chí Văn thư, Lưu trữ Việt
Nam về lý luận, thực tiễn khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ. Tuy nhiên, số
11
lượng các nghiên cứu về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động
giáo dục nói chung và giảng dạy môn Lịch sử trong trường học nói riêng
không nhiều. Có thể kể đến các nghiên cứu sau:
- Khoá luận tốt nghiệp “Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong việc biên
soạn sách giáo khoa Lịch sử”, Nguyễn Thị Dinh, Khoa Lưu trữ học và Quản
trị văn phòng, năm 2008 và bài viết “Tài liệu lưu trữ với việc dạy và học môn
Lịch sử Việt Nam”, TS. Nguyễn Liên Hương, CN. Nguyễn Thị Dinh, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Trong khoá luận và bài viết,
các tác giả đã tập trung phân tích vai trò của giáo sách khoa - một công cụ
dành riêng và không thể thiếu trong trong quá trình dạy - học lịch sử, nêu lên
một số điểm còn hạn chế của sách giáo khoa; đồng thời, khái quát thực trạng
dạy và học lịch sử hiện nay ở bậc Phổ thông, phân tích nguyên nhân dẫn đến
thực trạng này để từ đó khẳng định được tầm quan trọng của việc khai thác,
sử dụng tài liệu lưu trữ trong biên soạn sách giáo khoa môn Lịch sử. Khoá
luận và bài viết đã đưa ra một số hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
trong biên soạn sách giáo khoa Lịch sử như: khai thác nội dung thông tin
trong tài liệu để biên soạn sách giáo khoa; khai thác, sử dụng tài liệu ghi âm,
tài liệu phim đi kèm sách giáo khoa; tổ chức tham quan các lưu trữ, bảo tàng;
tổ chức các buổi nói chuyện, giới thiệu về tài liệu lưu trữ.
- Bài viết “Một số ý kiến vế sử dụng tài liệu lưu trữ trong công tác giáo
dục và đào tạo”, Thiên Hương, Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội. Với cách nhìn của người làm lưu trữ, tác giả bài viết đã đưa ra một số gợi
ý về việc sử dụng tài liệu lưu trữ trong giáo dục, đào tạo như: tổ chức các
phòng trưng bày tài liệu tại trường học; tổ chức tham quan bảo tàng, địa danh
lịch sử; chiếu phim tư liệu lịch sử
- Báo cáo khoa học “Hoạt động giáo dục góp phần nâng cao nhận thức
của xã hội đối với lưu trữ - Kinh nghiệm thực tiễn của Lưu trữ Pháp”, TS. Vũ
Thị Minh Hương, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Báo cáo đã nêu kinh
12
nghiệm thực tiễn hoạt động của Lưu trữ Pháp từ xây dựng chính sách hoạt
động giáo dục của Lưu trữ, tổ chức hoạt động giáo dục tại các cơ quan lưu
trữ... Trên cơ sở đó, tác giả báo cáo đưa ra một số đề xuất để triển khai các
hoạt động giáo dục cho Lưu trữ Việt Nam.
Trên thế giới, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong giảng dạy lịch sử là
vấn đề được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước. Ví dụ Trung
Quốc, Singapore, Pháp, Mỹ Lưu trữ Quốc gia Mỹ (NARA) đã tiên phong,
mở đường cho sáng kiến sử dụng tài liệu lưu trữ trong lớp học và khuyến
khích giáo viên sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ như một công cụ giảng dạy.
Sau đó, giảng dạy với tài liệu lưu trữ trở thành một dự án cộng đồng nhằm
cung cấp những bản sao tài liệu lưu trữ có giá trị cho giáo viên giảng dạy lịch
sử bậc trung học. Dự án này bao gồm cả việc xuất bản những ấn phẩm lưu trữ
và xây dựng chương trình giảng dạy lịch sử bằng tài liệu lưu trữ cho giáo viên
và học sinh ở tất cả các cấp học. Hơn 25 năm qua, Văn phòng giáo dục của
NARA đã tiếp xúc thành công với nhiều nhà giáo dục nhằm xúc tiến việc sử
dụng tài liệu lưu trữ trong lớp học, cung cấp phương tiện giảng dạy trực quan
cho giáo viên cũng như chứng minh tài liệu lưu trữ là một phương tiện học
tập năng động, phù hợp với học sinh ở mọi trình độ.
Như vậy, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung và trong hoạt động
giáo dục nói riêng không phải là vấn đề mới mẻ trên thế giới và Việt Nam.
Song có thể khẳng định rằng, chưa có một công trình nghiên cứu tổng thể nào
về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam.
Trước thực trạng dạy và học lịch sử Việt Nam còn nhiều bất cập như hiện nay
cũng như tiềm năng của tài liệu tại các cơ quan lưu trữ, nghiên cứu để tổ chức
khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam là việc
làm thật sự cần thiết và có ý nghĩa.
7. Tài liệu tham khảo
Để thực hiện Đề tài, chúng tôi tham khảo những nguồn tài liệu chủ yếu sau:
13
- Một là, hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nước về:
+ Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ: Pháp lệnh Lưu trữ quốc
gia năm 2001, Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia, Chỉ
thị số 05/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ và
phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và các vấn đề có liên quan đến tổ chức khai
thác, sử dụng tài liệu lưu trữ như: Quy định số 212-QĐ/TW ngày 16 tháng 3
năm 2009 của Ban Chấp hành Trung ương giải mật tài liệu của các cơ quan,
tổ chức trước khi nộp lưu vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng và tài liệu của
Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, Quy trình Giải mật tài liệu lưu trữ theo
TCVN ISO 9001:2000 (ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VTLTNN
ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)...
+ Dạy và học môn Lịch sử Việt Nam bậc Trung học Phổ thông như:
Luật Giáo dục năm 2005 và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
chương trình Lịch sử lớp 10, 11, 12; danh mục thiết bị dạy học môn Lịch sử...
- Hai là, tài liệu lưu trữ giai đoạn 1945 - 1975 đang bảo quản tại các cơ
quan lưu trữ Đảng và Nhà nước
Trong quá trình thực hiện Đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu, sử dụng tài
liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương
Đảng, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước. Ví dụ như: hồ sơ số 1, phông Quốc hội về tập sắc lệnh của Chủ tịch
Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về Tổng tuyển cử
năm 1946; đơn vị bảo quản số 61 - 45, phông Tài liệu ảnh Nguyễn Bá Khoản
về mít tinh của quần chúng nhân dân trước Nhà hát lớn Hà Nội ngày 17 tháng
8 năm 1945... Đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất để chúng tôi xây dựng thử
nghiệm chuyên đề tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông.
- Ba là, sách và giáo trình về lịch sử Việt Nam, công tác lưu trữ
14
+ Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ;
+ Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12;
+ Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia I, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III;
+ Sách giới thiệu tài liệu lưu trữ theo chuyên đề như: Hà Nội - Những
sự kiện, sự việc 1945 - 1954, Nam Bộ kháng chiến giai đoạn 1945 - 1954,
Nguồn tài liệu lưu trữ ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp...
+ Một số sách về lịch sử Việt Nam như: Đại cương lịch sử Việt Nam
tập II và III, Tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Bốn là, các công trình nghiên cứu khoa học (đề tài nghiên cứu khoa
học, khoá luận, luận văn), kỷ yếu hội nghị, hội thảo
+ Đề tài nghiên cứu khoa học, khoá luận, luận văn của sinh viên, học
viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng về khai thác, sử dụng tài liệu
lưu trữ trong nghiên cứu lịch sử: sử dụng tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu lịch
sử cấp Bộ, sử dụng tài liệu lưu trữ biên soạn sách giáo khoa Lịch sử...
+ Kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học: Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thực trạng việc dạy và học
môn lịch sử trong các trường Phổ thông - Nguyên nhân và giải pháp
- Năm là, các bài viết trên báo, tạp chí, Internet về giá trị của tài liệu
lưu trữ và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong giáo dục lịch sử của Việt
Nam và thế giới
+ Các bài công bố, giới thiệu về tài liệu lưu trữ, giá trị của tài liệu lưu trữ
đăng trên Tạp chí Văn thư, Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Dấu ấn thời gian, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, Báo Nhân dân, Báo An ninh Thủ đô, Báo Lao động...
+ Các trang thông tin điện tử của: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Lưu trữ Quốc gia một số nước như: Mỹ,
Anh, Singapore...; báo Thanh niên; báo Tiền phong.
15
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài với các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin
Với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi xác định nguồn,
nội dung tài liệu tham khảo có liên quan đến Đề tài cần thu thập. Sau khi thu
thập được khá đầy đủ tài liệu tham khảo, công việc quan trọng nhất của chúng
tôi là xử lý khối tài liệu này. Để có cách nhìn tổng quát nhất, chúng tôi đã
phân loại, nghiên cứu tài liệu tham khảo theo từng vấn đề và cuối cùng là lựa
chọn những nội dung có giá trị trong tài liệu tham khảo để đưa vào Đề tài
bằng phương pháp đối chiếu, so sánh. Quá trình thu thập, xử lý tài liệu tham
khảo diễn ra trong suốt quá trình thực hiện Đề tài. Bởi vậy, các thông tin mới
có liên quan đến Đề tài được bổ sung, cập nhật thường xuyên.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả ba chương của
Đề tài. Tại Chương I, phương pháp này được sử dụng để phân tích khái niệm
tài liệu lưu trữ, nội dung, loại hình và giá trị của tài liệu lưu trữ giai đoạn 1945
- 1975 đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ; đánh giá thực tiễn công tác
giảng dạy lịch sử Việt Nam bậc Trung học Phổ thông. Để từ đó thấy được
mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ và việc nâng cao chất
lượng dạy và học lịch sử Việt Nam lớp 12. Tại Chương II, trên cơ sở tổng hợp
kết quả Chương I và phân tích khả năng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu
lưu trữ trong tương lai để đưa ra các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài
liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc
Trung học Phổ thông. Đối với Chương III, phương pháp phân tích - tổng hợp
được dùng để phân tích về vai trò, vị trí cũng như các việc cần làm của các cơ
quan lưu trữ, cơ quan giáo dục trong việc áp dụng các hình thức khai thác, sử
16
dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975 lớp 12.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng tại Chương 1 của Đề tài.
Tại phần thực tiễn dạy và học môn Lịch sử tại các trường Trung học Phổ
thông, bên cạnh việc khảo sát, thu thập thông qua các phương tiện truyền
thông như báo chí, mạng Internet..., chúng tôi còn tiến hành khảo sát thông
qua hình thức phát Phiếu khảo sát cho các học sinh bậc Trung học Phổ thông
tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc và miền Trung. Phương pháp
điều tra xã hội học được được áp dụng trong xác định mục đích, hình thức
khảo sát; xây dựng mẫu Phiếu khảo sát; lựa chọn đối tượng khảo sát và phân
tích kết quả khảo sát. Áp dụng phương pháp điều tra xã hội học đã giúp chúng
tôi thu được những thông tin thực tiễn khá chính xác, trung thực và phù hợp
với yêu cầu sử dụng. Ngoài ra, với phương pháp này, các thông tin thực tiễn
được đưa ra trong Đề tài sẽ đa chiều và thuyết phục hơn.
9. Đóng góp của Đề tài
Đề tài được nghiên cứu và triển khai sẽ có những đóng góp về mặt lý
luận và thực tiễn sau:
- Về lý luận: hiện nay, lý luận về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong
hoạt động giáo dục, cụ thể là giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975 chưa có vì đây là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Bởi vậy, trên cơ sở
vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận chung của công tác lưu trữ,
chúng tôi có đề xuất một số vấn đề lý luận về khai thác, sử dụng tài liệu lưu
trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam như: nguyên tắc, yêu cầu về tài liệu
lưu trữ, các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ; phương pháp khai
thác, sử dụng tài liệu lưu trữ... Mặc dù chưa hoàn toàn đầy đủ và sâu sắc
nhưng chúng tôi hy vọng rằng đó sẽ là cơ sở bước đầu để tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện hệ thống lý luận này.
17
- Về thực tiễn: mở ra một hướng đi mới nhằm đa dạng hoá các hình thức
tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động giáo dục nói chung
và giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ
thông nói riêng. Từ đó, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của công tác lưu trữ
trong hoạt động giáo dục lịch sử, tăng cường mối quan hệ giữa lưu trữ và giáo
dục. Đặc biệt, chúng tôi đã xây dựng thử nghiệm một chuyên đề tài liệu lưu
trữ về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 và có thể sử dụng trong giảng
dạy môn Lịch sử tại các trường Trung học Phổ thông.
10. Kết cấu của Đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung Đề tài được chia
thành 3 chương:
- Chương 1: Sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục
vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông
Đây là chương mở đầu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu các chương tiếp
theo. Bởi vậy, tại Chương 1 của Đề tài sẽ làm sáng tỏ các vấn đề sau:
+ Giá trị sử liệu của tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu lịch sử.
+ Khái quát về loại hình, số lượng và nội dung tài liệu lưu trữ giai đoạn
1945 - 1975 đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ;
+ Thực tiễn dạy và học môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông.
Để từ đó, nêu bật lên được sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng tài
liệu lưu trữ phục vụ giảng daỵ lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc
Trung học Phổ thông.
- Chương 2: Yêu cầu, phương pháp và các hình thức tổ chức khai thác, sử
dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975
bậc Trung học Phổ thông
Đây là một trong hai chương chính của Đề tài. Trong Chương 2, các
hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông áp dụng trong và ngoài
18
trường học sẽ được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, trước khi đề cập đến các hình
thức trên, yêu cầu, phương pháp khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ
giảng dạy lịch sử Việt Nam cũng được đặt ra. Các yêu cầu, phương pháp này
là sự kết hợp giữa các yêu cầu, phương pháp của công tác lưu trữ và các yêu
cầu, phương pháp trong công tác giáo dục nhằm mục đích nâng cao chất
lượng, tính khả thi của các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.
- Chương 3: Các giải pháp tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục
vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông
Từ kết quả nghiên cứu Chương 1 và Chương 2, trong Chương 3 các giải
pháp chung và giải pháp riêng đối với cơ quan lưu trữ, cơ quan giáo dục sẽ
được tập trung phân tích để thực hiện thành công các hình thức khai thác, sử
dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -
1975 bậc Trung học Phổ thông.
Trong thời gian thực hiện Đề tài, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp
đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới các thầy cô giáo Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng;
Ban Giám đốc cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ
văn thư, lưu trữ - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; các cán bộ tại Kho Lưu
trữ Văn phòng Trung ương Đảng, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã tạo điều
kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành Đề tài. Đặc biệt, tôi luôn nhận được sự
chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của PGS.NGND Lê Mậu Hãn - người thầy đã
hướng dẫn tôi hoàn thành Đề tài này. Hy vọng rằng, sau khi hoàn thành Đề tài
này, tôi sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của PGS.NGND Lê Mậu
Hãn và các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè.
Mặc dù có nhiều cố gắng song Đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
19
của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm để Đề tài của
tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2009
Học viên
Nguyễn Thuỳ Trang
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách Lịch sử 12, Nhà xuất bản Giáo dục,
năm 2008;
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, sách Lịch sử 12 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo
dục, năm 2008;
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu phân phối chương trình THPT môn
Lịch sử (dùng cho các cơ quan quản lý giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm
học 2008 - 2009), Trung hoc/Su;
4. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn
Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nhà xuất bản Đại học và
giáo dục chuyên nghiệp;
5. TS. Đào Xuân Chúc (2002), Nguồn tư liệu ảnh về cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia;
6. Nguyễn Thị Chinh (2006), Nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000
vào công tác khai thác, sử dụng tài liệu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Luận
văn thạc sỹ khoa học lưu trữ, Tư liệu Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
7. Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ,
8. Nguyễn Thị Côi (2007), Hiệu quả dạy học lịch sử ở trường Phổ
thông thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7, tr.37 - 58;
9. Công văn số 6631/BGDĐT-GDTrH ngày 25 tháng 7 năm 2008 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v sử dụng sách giáo khoa phổ thông và tài liệu
giảng dạy, học tập,
10. Công văn số 322/TTI-HCTC ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I v/v lập danh mục tài liệu quý, hiếm ở trong nước, Hồ
sơ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
21
11. Công văn số 556/TTII-TCSD ngày 24 tháng 11 năm 2008 của
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II v/v lập danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm,
Hồ sơ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Hồ sơ tại Cục Văn thư và Lưu
trữ Nhà nước;
12. Công văn số 453/TTIII-TCSD ngày 26 tháng 11 năm 2008 của
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III v/v thống kê danh mục tài liệu lưu trữ quý,
hiếm tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Hồ sơ tại Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước, Hồ sơ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
13. Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Tài liệu về Chiến dịch
Điện Biên Phủ, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1 năm 2003;
14. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc
tế “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”, tháng 4 năm 2008;
15. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Đề án “Phát huy giá trị tài liệu
lưu trữ quốc gia phục vụ công cuộc đổi mới đất nước và phát triển kinh tế -
xã hội”, năm 2008;
16. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ
quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”, năm 2009;
17. Nguyễn Thị Dinh, Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong việc biên
soạn sách giáo khoa Lịch sử, Khoá luận tốt nghiệp, năm 2008, Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, năm 2009;
18. Diễn đàn “Trả lại vị thế cho môn Lịch sử”,
19. Nguyễn Quốc Dũng (2008), Tình hình khai thác sử dụng tài liệu
Kho Lưu trữ Trung ương Đảng thời gian qua và hướng phục vụ trong thời
gian tới, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5, tr.17 - 19;
20. Điện Biên Phủ văn kiện Đảng, Nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, năm 2004;
22
21. TS. Nguyễn Cảnh Đương, ThS. Nguyễn Minh Sơn (2007), Phát
huy giá trị tài liệu lưu trữ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Tạp
chí Văn thư, Lưu trữ Việt Nam, số 8, tr.21 - 52;
22. ThS. Đinh Văn Đường (1999),
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_5934_2003081.pdf