MỤC LỤC
QUY ƯỚC DANH MỤC ĐO LƯỜNG. 01
DANH MỤC CÁC BẢNG. 02
MỞ ĐẦU . 03
CHƯƠNG 1. LÀNG NGHỀ- PHỐ NGHỀ TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA THĂNG LONG- HÀ NỘI .13
1.1. Khái niệm . 13
1.1.1. Kinh tế hàng hóa . 13
1.1.2. Khái niệm làng nghề. 15
1.1.3. Khái niệm phố nghề . 17
1.2. Tiền đề ra đời của kinh tế hàng hóa ở Thăng Long – Kẻ Chợ . 18
1.2.1. Tiền đề về mặt tự nhiên . 18
1.2.2. Tiền đề về mặt xã hội . 23
1.3. Khái quát về sự phát triển của kinh tế hàng hóa của Thăng Long- Kẻ Chợ
từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX . 25
1.3.1. Tình hình kinh tế hàng hóa của Thăng Long từ thế kỉ XI- XIV . 25
1.3.1.1. Những thay đổi về tổ chức hành chính thời Lý- Trần . 26
1.3.1.2.Những mầm mống của kinh tế hàng hóa . 281.3.2. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa Thăng Long trong những thế kỉ XVXVIII . 30
1.3.2.1. Chính sách mở rộng của nhà nước Lê- Trịnh . 30
1.3.2.2. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa . 33
1.3.3. Tình hình sản xuất hàng hóa của Hà Nội thế kỉ XIX . 38
1.3.3.1. Sự suy yếu về vai trò chính trị của thành Hà Nội . 38
1.3.3.2. Hoạt động kinh tế phong phú ở khu dân cư. . 41
Tiểu kết . 56
CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHỐ NGHỀ - LÀNG NGHỀ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ HÀNG HÓA THĂNG LONG- HÀ NỘI THẾ KỈ XIX. 57
2.1. Nguồn gốc các phố nghề . 58
2.1.1. Thống kê phố có nguồn gốc từ các làng nghề. 58
2.1.2. Phân loại theo địa bàn gốc ra đời của phố nghề. 63
2.2. Quan hệ kinh tế của các phố nghề- làng nghề. 66
2.2.1. Quan hệ theo không gian địa lý . 66
2.2.1.1. Quan hệ với các phường ven đô. 66
2.2.1.2. Quan hệ với vùng phụ cận Hà Nội . 69
2.2.2. Quan hệ theo loại hình hàng hóa . 72
2.2.2. 1. Phân loại theo loại hình sản phẩm các phố nghề. 72
2.2.2.2. Quan hệ của từng nhóm phố nghề với các làng nghề. 77
2.2.3. Quan hệ theo hình thức kinh doanh . 84
2.2.3.1. Phố vừa làm nghề vừa kinh doanh. 84
2.2.3.2. Phố chuyên buôn bán . 87
2.3. Quan hệ về mặt xã hội, văn hóa . 92
Tiểu kết . 96
CHƯƠNG 3. THỬ TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA LÀNG ĐAN LOANPHỐ HÀNG ĐÀO- CỤM LÀNG NGHỀ DỆT . 97
3.1. Từ làng Đan Loan đến phố Hàng Đào . 97
3.2. Hàng Đào và cụm làng dệt . 103
3.2.1. Cụm làng dệt phía Tây kinh thành . 104
3.2.2. Cụm làng dệt Hà Đông . 109
3.3. Vai trò của phố Hàng Đào trong hoạt động kinh tế hàng hóa . 114
Tiểu kết . 121
KẾT LUẬN. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 126
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Mối quan hệ làng nghề - phố nghề ở vùng phụ cận và Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê phố có nguồn gốc từ các làng nghề ........................................ 58
2.1.2. Phân loại theo địa bàn gốc ra đời của phố nghề .................................... 63
2.2. Quan hệ kinh tế của các phố nghề- làng nghề ......................................... 66
2.2.1. Quan hệ theo không gian địa lý ............................................................. 66
2.2.1.1. Quan hệ với các phường ven đô............................................................. 66
2.2.1.2. Quan hệ với vùng phụ cận Hà Nội ......................................................... 69
2.2.2. Quan hệ theo loại hình hàng hóa ........................................................... 72
2.2.2. 1. Phân loại theo loại hình sản phẩm các phố nghề ................................. 72
2.2.2.2. Quan hệ của từng nhóm phố nghề với các làng nghề ............................ 77
2.2.3. Quan hệ theo hình thức kinh doanh ....................................................... 84
2.2.3.1. Phố vừa làm nghề vừa kinh doanh ......................................................... 84
2.2.3.2. Phố chuyên buôn bán ............................................................................. 87
2.3. Quan hệ về mặt xã hội, văn hóa ............................................................... 92
Tiểu kết ............................................................................................................... 96
CHƯƠNG 3. THỬ TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA LÀNG ĐAN LOAN-
PHỐ HÀNG ĐÀO- CỤM LÀNG NGHỀ DỆT ......................................................... 97
3.1. Từ làng Đan Loan đến phố Hàng Đào ..................................................... 97
3.2. Hàng Đào và cụm làng dệt ....................................................................... 103
3.2.1. Cụm làng dệt phía Tây kinh thành ........................................................ 104
3.2.2. Cụm làng dệt Hà Đông ............................................................................ 109
3.3. Vai trò của phố Hàng Đào trong hoạt động kinh tế hàng hóa ............... 114
Tiểu kết ............................................................................................................... 121
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 126
1
QUY ƯỚC DANH MỤC ĐO LƯỜNG
- Cách ghi các con số ghi trong địa bạ được quy ước như sau:
1 mẫu = 10 sào
1 sào = 15 thước
1 thước = 10 tấc
1 tấc = 10 phân
- Riêng đơn vị thước gồm 2 chữ số, nhưng nếu viết 1 chữ số thì hiểu chữ số
còn lại là chữ số 0.
Ví dụ: 7.3.6.0.1= 7.3.06.0.1 là 1 mẫu 3 sào 6 thước 0 tấc 1 phân.
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phạm vi phường thôn tương ứng của 76 tuyến phố cổ hiện nay
Bảng 1.2. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Đông Thọ
Bảng 1.3. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Thuận Mỹ
Bảng 1.4. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Đồng Xuân
Bảng 1.5. Diện tích các loại hình đất đai của tổng Vĩnh Xương
Bảng 2.1. Thống kê nguồn gốc phố nghề
Bảng 2.2. Phân loại theo địa bàn gốc ra đời phố nghề
Bảng 2.3. Bảng thống kê quan hệ buôn bán giữa phố nghề Hà Nội với các
làng nghề phụ cận
Bảng 2.4. Phân loại phố nghề theo loại hình sản phẩm
Bảng 2.5. Phân ngành thủ công mĩ nghệ
Bảng 2.6. Phân ngành nhuộm vải, tơ lụa, thêu và may đồ da
Bảng 2.7. Phân ngành buôn bán, chế biến lương thực thực phẩm
Bảng 2.8. Phân loại phố nghề bán VLXD và công cụ lao động
Bảng 2.9. Bảng thống kê phố vừa làm nghề vừa kinh doanh
Bảng 2.10. Bảng thống kê phố chuyên buôn bán
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủ đô là trung tâm hành chính của một quốc gia. Với mỗi người Việt
Nam, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, là
địa danh rất đỗi gần gũi, thân thuộc trong tâm khảm của mỗi chúng ta. Thăng
Long- Hà Nội, một trong những thủ đô có lịch sử lâu đời ở khu vực Đông
Nam Á cũng như trên thế giới được người Việt trân trọng và yêu mến gọi tên
“Thành phố rồng bay”. Nhiều học giả từng nhận xét, Thăng Long- Hà Nội là
nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, nơi “tụ- tán” tinh hoa đất Việt. Từ bước
ngoặt lịch sử năm 1010, Thăng Long- Hà Nội đã trở thành trung tâm chính
trị- kinh tế- văn hóa, nơi “hội tụ quan yếu của bốn phương” và là “thượng đô
kinh sư mãi muôn đời” [Ngô Sĩ Liên, tập 1, 125]. Trong gần 10 thế kỉ của lịch
sử trung đại Việt Nam, đây là một thành thị tiêu biểu, một hình ảnh thu nhỏ
của toàn bộ xã hội Việt Nam truyền thống. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu về
Hà Nội trước hết là để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về xã hội Việt Nam nói
chung trong quá khứ.
Hà Nội trong hướng đi chung của cả nước, đang đẩy mạnh công nghiệp
hoá- hiện đại hoá. Những thay đổi rõ nét bằng trực quan có thể nhìn nhận
được là sự xuất hiện của hệ thống cơ sở vật chất mới, đặc biệt là các khu đô
thị, khu công nghiệp đã làm cho Hà Nội mang dáng dấp một thành phố
công nghiệp hiện đại. Nhưng cũng có những thay đổi từng ngày, mạnh mẽ và
quyết liệt mà cuộc sống bề bộn hàng ngày khiến chúng ta không để tâm tới.
Đó là những nét văn hóa cổ truyền, dấu ấn của Hà Nội ngàn xưa đang dần dần
mai một, cần phải được nghiên cứu bảo vệ và giữ gìn.
4
Vị thế quan trọng về chính trị, văn hóa và một lịch sử lâu đời đã tạo cho
Hà Nội sự thu hút đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu khoa học trên mọi lĩnh
vực. Với nhiều “bí ẩn” vẫn đang chứa chất trong lòng thành phố 1000 năm
tuổi, những khám phá, nghiên cứu chuyên sâu luôn là cần thiết.
Khu phố cổ Hà Nội mà chúng ta vẫn thường quen gọi là khu “36 phố
phường” là một nét riêng, rất đặc trưng của Hà Nội bởi lưu giữ và hàm chứa
cả giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bảo vệ và tôn tạo giá trị văn hóa này
là nhiệm vụ lâu dài đối với những ai yêu mến Hà Nội. Một trong những
nhiệm vụ trọng điểm là đảm bảo duy trì các nghề truyền thống và mối quan hệ
với các làng nghề. Thành phố Hà Nội mong muốn gìn giữ nghề truyền thống
trong phố cổ Hà Nội để có thể gìn giữ di sản phi vật thể, nâng giá trị hiểu biết
nghề truyền thống, duy trì các hoạt động kinh tế của các nghề truyền thống
trong Phố cổ Hà Nội.
Những lí do trên cùng với mong muốn góp phần hướng tới đại lễ kỉ niệm
thủ đô 1000 năm tuổi Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, tác giả đã chọn nghiên
cứu về “Mối quan hệ làng nghề- phố nghề ở vùng phụ cận và Hà Nội“ làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu chỉ thu
hẹp ở quan hệ kinh tế của làng nghề- phố nghề trong sự phát triển của kinh tế
hàng hóa Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XIX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bề dày truyền thống về lịch sử, kinh tế, văn hóa của Hà Nội đã thu hút
sự chú ý nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực: địa
lý, địa chất, môi trường, lịch sử văn hóa, quân sự... thuộc cả khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội.
Trong các lĩnh vực đó, sử học là ngành có số lượng các công trình
nghiên cứu lớn nhất, lên tới hàng ngàn đầu tài liệu. Những công trình nghiên
5
cứu chuyên sâu từ trước tới nay chủ yếu tập trung vào hai nội dung chính: xác
định vị trí thành lũy Hà Nội trong lịch sử và mô tả diện mạo cũng như những
biến đổi về mọi mặt của thủ đô qua 10 thế kỉ xây dựng phát triển. Những công
trình nghiên cứu tiêu biểu là: cuốn Thành cổ Việt Nam của Đỗ Văn Ninh,
cuốn Tìm lại dấu vết thành Thăng Long của Phạm Hân, cuốn Thành lũy phố
phường con người Hà Nội trong lịch sử của Nguyễn Khắc Đạm, Hà Nội nghìn
năm xây dựng, Kiến trúc Hà Nội thế kỉ XIX, XX của Đặng Thái Hoàng, Địa
chí văn hóa dân gian Thăng Long- Hà Nội, Thăng Long- Hà Nội 10 thế kỉ đô
thị hóa... Bên cạnh những chuyên khảo lớn, trên các tạp chí chuyên ngành
cũng liên tục đăng tải nhiều bài viết có giá trị, đề cập tới từng khía cạnh riêng
biệt khác nhau của Hà Nội. Theo đó, hướng nghiên cứu thứ hai, chủ yếu là
các công trình tập trung giới thiệu sự biến đổi của Thăng Long- Hà Nội về
kiến trúc, văn hóa...
Một lĩnh vực quan trọng để mô tả, hình dung đầy đủ diện mạo Hà Nội là
sự phát triển kinh tế hàng hóa đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu. Một số
tác phẩm như Lịch sử thủ đô Hà Nội, Hà Nội- thủ đô nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Thăng Long- Hà Nội tuy trình bày khái quát về sự biến
đổi mọi mặt của Hà Nội nhưng cũng đã cung cấp nhiều thông tin về kinh tế
nông nghiệp, thủ công nghiệp trên cơ sở khai thác tư liệu chính sử. Hay cuốn
Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX của Nguyễn Văn Uẩn, một tác phẩm đồ sộ khoảng
3000 trang nghiên cứu khá chi tiết tỉ mỉ là bức tranh toàn cảnh về Hà Nội,
trong đó hoạt động kinh tế được hiện lên thông qua mô tả kĩ lưỡng theo không
gian địa lý.
Phải đến tác phẩm Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XVII- XVIII- XIX của
Nguyễn Thừa Hỷ, một chuyên luận sâu sắc và có giá trị khoa học cao, kết cấu
kinh tế- xã hội của một đô thị phong kiến tiêu biểu là Thăng Long- Hà Nội
6
mới được trình bày tập trung, chắt lọc từ các căn cứ khá tin cậy là chính sử,
địa chí và kí sự Hán Nôm...
Tiếp đó, phải kể đến tác phẩm Làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà
Nội ra đời trong dịp kỉ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội nhằm đáp ứng nhu
cầu cấp thiết của thực tiễn trong việc tìm hiểu diện mạo, lịch sử nghề thủ công
truyền thống, những hình thức thực hành nghề, những làng nghề, phố nghề
nổi tiếng, qua đó để khẳng định truyền thống nghề, tinh hoa nghề của thủ đô
văn hiến và tìm giải pháp nghiên cứu, bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị
truyền thống tốt đẹp đó. Nghiên cứu này cung cấp nhiều thông tin về mặt kinh
tế, xã hội dưới góc nhìn văn hóa, văn minh. Ngoài ra, các cuốn sách Nghề thủ
công truyền thống Thăng Long- Hà Nội của Trần Quốc Năm, Làng nghề thủ
công mĩ nghệ miền Bắc của Trương Minh Hằng hay Đường phố Hà Nội của
Nguyễn Vinh Phúc, Phố phường Hà Nội xưa của Hoàng Đạo Thúy cũng là
những tài liệu có giá trị trong nghiên cứu kinh tế hàng hóa của Thăng Long.
Bên cạnh đó, dường như kinh tế Thăng Long- Hà Nội, đặc biệt là kinh tế
thủ công nghiệp là mối quan tâm chung của rất nhiều người yêu mến và tâm
huyết với thủ đô. Trên nhiều đầu báo, tạp chí, liên tục có các bài viết nhỏ trình
bày một vài ý tưởng, nhận xét về vấn đề này, nhất là trong khoảng một thập kỉ
gần đây. Có thể kể một số bài viết: Nghề thủ công Thăng Long- Hà Nội: Thực
trạng và nhu cầu phát triển của tác giả Hồng Dương trên báo Lao động số
138 năm 2000, Nghề kim hoàn ở Việt Nam hôm nay của Nguyễn Ngọc
Khuông, Vấn đề phố nghề cổ truyền trong lòng thành phố mới của Nguyễn
Vinh Phúc, Bảo tồn và phát triển các làng nghề Hà Nội trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô trên tạp chí Thăng Long- Hà Nội số 23 năm
2004, Làng, phố nghề Hà Nội- Sự định hình và biến đổi của Trương Duy Bích
trên tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 2007...
7
Trong các công trình, tác phẩm nghiên cứu về Hà Nội, việc khai thác
triệt để thông tin từ các nguồn tư liệu là vô cùng quan trọng. Tư liệu thành
văn, tư liệu bản đồ, tư liệu địa bạ... được khai thác từ nhiều góc độ khác nhau
làm nổi bật mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả. Chính việc sử dụng linh
hoạt, kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau đã làm cho các nghiên cứu về Hà
Nội rất phong phú, đa dạng. Tuy vậy, mảng nghiên cứu về kinh tế Hà Nội thời
kì trung đại vẫn đang còn nhiều khoảng trống. Các tác giả chủ yếu tiếp cận
kinh tế từ hoạt động thủ công nghiệp theo hai hướng. Hướng thứ nhất là điểm
lại hoạt động của các phố nghề để tìm lại về nguồn gốc của nó. Hướng thứ
hai, xuất phát từ thực trạng các nghề truyền thống đang mai một dần, các tác
giả miêu tả, phục dựng lại hoạt động của một số nghề tiêu biểu. Trong khi đó,
một bộ phận kinh tế khác không kém phần quan trọng là thương nghiệp và
mối quan hệ của nó với hoạt động thủ công nghiệp lại chưa được đề cập
nhiều. Bộ mặt kinh tế Thăng Long- Hà Nội vì thế chưa được tái hiện đầy đủ,
toàn diện.
Kế thừa kết quả của những công trình đi trước để tập hợp những số liệu
thống kê về phố nghề Hà Nội và mong muốn bổ sung vào khoảng trống trong
nghiên cứu về kinh tế Thăng Long qua việc xác định mối quan hệ kinh tế của
khu vực này với các làng thủ công truyền thống khu vực phụ cận, tác giả hi
vọng dựng lại hình ảnh tổng quan về những nhóm quan hệ kinh tế của Hà Nội
thế kỉ XIX theo một cách tiếp cận mới: Khu vực học.
3. Mục đích nghiên cứu
Lịch sử Hà Nội gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế
hàng hóa. Nếu như vị thế thủ đô làm nên yếu tố “thành” của Thăng Long thì
chính sự biến chuyển không ngừng của thủ công nghiệp và thương nghiệp nơi
đây đã tạo dựng phần “thị” đông đúc, nhộn nhịp, sầm uất. Để làm rõ các hoạt
8
động kinh tế hàng hóa của Thăng Long- Hà Nội, không thể tách rời việc
nghiên cứu mối quan hệ Hà Nội và các vùng nông thôn châu thổ sông Hồng.
Đó là những mối quan hệ kinh tế rất đa dạng theo từng nhóm ngành nghề
hoặc theo mục đích sản xuất, buôn bán của các phố nghề. Trong đó, nổi lên
những quan hệ buôn bán, sản xuất chủ yếu, những nhóm nghề chiếm tỉ trọng
lớn của Hà Nội và vai trò của trung tâm kinh tế nằm phía Đông kinh thành:
Khu “36” phố phường.
Tuy vậy, trải bao thăng trầm của lịch sử, có nghề đã biến mất, có nghề đã
thay đổi hình thức kinh doanh để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường.
Tìm hiểu và dựng lại những tuyến quan hệ buôn bán của phố nghề và làng
nghề là công việc không đơn giản nhưng hết sức cần thiết. Qua đó, chúng ta
sẽ nhìn nhận rõ hơn về con đường hình thành kinh tế thị trường của Thăng
Long. Nói cách khác, kinh tế của đô thị này thường xuyên giữ được sự hưng
thịnh bởi nó là đầu ra của thị trường châu thổ sông Hồng. Bảo tồn làng nghề,
phố nghề truyền thống không chỉ là bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể
mà còn nhằm mục đích thiết thực là phát triển kinh tế thủ công nghiệp nông
thôn, kinh tế hộ gia đình. Hiện nay, quy hoạch, định hướng phát triển vùng
thủ đô của Đảng và Nhà nước cũng phải tính đến vai trò, tác động của mối
quan hệ này trong lịch sử.
Xuất phát từ mục đích trên, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu về quan
hệ phố nghề- làng nghề Hà Nội và vùng phụ cận trong sự phát triển của kinh
tế hàng hóa vào thời kì có nhiều biến động của lịch sử dân tộc: thế kỉ XIX.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu như đã trình bày, đối tượng nghiên cứu
của tôi là các làng nghề và phố nghề ở khu vực phụ cận và Hà Nội. Trong
khoảng thời gian và khả năng có hạn, giới hạn phạm vi nghiên cứu trong đề
9
tài về mặt thời gian là thế kỉ XIX, về mặt không gian là 76 tuyến phố cổ theo
quy hoạch của Bộ xây dựng. Hiện nay, khu vực này bao gồm 76 tuyến phố,
chủ yếu tập trung trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Theo quyết định số 70
BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ Xây dựng, khu phố cổ Hà Nội có
phạm vi được xác định:
- Phía Bắc: Phố Hàng Đậu
- Phía Tây: Phố Phùng Hưng
- Phía Nam: Các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.
- Phía Đông: Các phố Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Trong thế kỉ XIX, các tuyến phố ứng với các tổng Đông Thọ, Thuận Mĩ,
Đồng Xuân, Phúc Lâm, Vĩnh Xương này nằm hoàn toàn trong địa phận huyện
Thọ Xương. Diện mạo kinh tế của Hà Nội là khoảng không gian rộng lớn từ
nội thành đến ngoại thành ven đô, nhưng khu vực 76 phố phường vẫn được
coi là trung tâm, là hình ảnh điển hình nhất xuyên suốt lịch sử của thủ đô lâu
đời này. Hơn thế nữa, thế kỉ XIX là khoảng thời gian đánh dấu rất nhiều thay
đổi đặc biệt của Thăng Long suốt thời kì trung đại, sau khi mất vị trí kinh đô,
trở thành một tỉnh thành và trước khi xuất hiện khu phố Tây và hàng loạt các
thay đổi do thực dân Pháp thực hiện. Chính vì vậy, giới hạn nghiên cứu đề tài
của tôi được khoanh vùng sự phát triển kinh tế hàng hóa thế kỉ XIX của Kẻ
Chợ- Hà Nội.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu sử dụng chủ yếu là kết quả nghiên cứu của các chuyên
khảo có giá trị đã được công bố như cuốn: Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XVII-
XVIII- XIX của Nguyễn Thừa Hỷ, Hà Nội nửa đầu thế kỉ XX của Nguyễn
Văn Uẩn, Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc... Bên cạnh đó, các
thông tin điều tra của Ban quản lý phố cổ Hà Nội trong báo cáo tổng hợp
10
Duy trì và phát triển nghề truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội năm 2004
cũng là nguồn tư liệu quan trọng được khai thác.
Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các nguồn tư liệu khác như:
thư tịch cổ (Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Nam thực lục...), các sách địa chí
(Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí...). Nguồn tư liệu kí sự của người
phương Tây, thơ văn dân gian... cũng góp phần bổ sung, làm rõ những quan
hệ mà trước đó, chúng ta chỉ mới có hình dung mờ nhạt.
Để xử lý một lượng tư liệu phong phú trên, phương pháp nghiên cứu chủ
yếu được áp dụng trong đề tài này là phương pháp thống kê mô tả. Ưu điểm
của phương pháp này là thông qua những thông tin, dữ liệu, con số, sắp xếp
lại một cách logic theo chủ đề, trật tự nhất định và phần nào tái hiện lại được
sự vật, hiện tượng từ những thông tin mô tả.
Tuy vậy, thống kê là phương pháp để xử lý các dữ liệu, nên chúng tôi
vẫn sử dụng kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp so sánh đối
chiếu, tổng hợp... và đặc biệt là phương pháp mô tả nhằm cố gắng dựng lại
diện mạo kinh tế khu vực phố cổ phía Đông.
Sử dụng linh hoạt và hiệu quả nguồn tư liệu lớn của các ngành khoa học
khác nhau, phương pháp nghiên cứu bao trùm của luận văn là tiếp cận theo
hướng liên ngành, kết hợp thông tin từ nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm
nhận thức về đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện nhất. Đó là nguồn thư tịch
của lịch sử, nguồn thơ ca dân gian của văn học, thông tin về địa lý, kinh tế...
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn đặt ra vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ làng nghề- phố nghề
giữa Hà Nội và vùng phụ cận về phương diện kinh tế. Đối tượng nghiên cứu
được tiếp cận liên ngành, từ nhiều khoa học khác nhau: địa lý, văn hóa, kinh
tế..., trong đó, khoa học lịch sử giữ vị trí trung tâm.
11
Từ việc thu thập và xử lý tư liệu, luận văn đã đưa ra được những thống
kê phân loại về hoạt động kinh doanh của các phố, mối quan hệ với các làng
nghề theo phạm vi khác nhau. Mặc dù là thử nghiệm bước đầu, kết quả thống
kê trên cũng là một đóng góp quan trọng, là cơ sở cho những nghiên cứu mở
rộng tiếp theo.
Đi vào một trường hợp cụ thể: phố Hàng Đào, từ xuất phát điểm về
nguồn gốc đến các quan hệ buôn bán với nhiều khu vực khác nhau, làm nổi
bật vị trí trung tâm của nó trong sự phát triển kinh tế hàng hóa, luận văn đã
dựng lại, mô tả trường hợp khá điển hình về hoạt động của một phố nghề
trong lịch sử. Đây cũng là một đóng góp quan trọng của luận văn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba
chương sau:
Chương 1: Tổng quan sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa
của Thăng Long- Hà Nội
Chương này đề cập tới một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận văn
và điểm qua lịch sử ra đời, phát triển của kinh tế hàng hóa ở Thăng Long- Hà
Nội. Qua đó, tác giả rút ra nhận xét về vai trò của quan hệ làng nghề- phố
nghề trong bức tranh kinh tế đó.
Chương 2: Quan hệ phố nghề- làng nghề trong sự phát triển kinh tế
hàng hóa Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XIX
Nội dung chính của chương này là đưa ra các thống kê về phố nghề với
những tiêu chí phân loại khác nhau. Từ đó, hoạt động chính của phố nghề sẽ
được làm nổi bật.
12
Chương 3: Mối quan hệ giữa làng Đan Loan- Phố Hàng Đào- Cụm
làng nghề dệt (Một nghiên cứu trường hợp)
Chương 3 đi vào nghiên cứu trường hợp: làng Đan Loan- phố Hàng Đào-
cụm làng nghề dệt để phân tích kĩ hơn mối quan hệ kinh tế của phố này như là
một ví dụ điển hình.
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế- xã hội Việt Nam dưới các đời vua triều
Nguyễn, NXB Sài Gòn.
3. Trần Huy Bá (1956), Hà Nội xưa và nay, Hà Nội.
4. Hoa Bằng (1959), “Lược sử tên phố Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
tháng 2.
5. Nguyễn Bắc- Nguyễn Vinh Phúc (1990), Hà Nội tự điển, NXB Hà Nội.
6. Nguyễn Bắc- Nguyễn Vinh Phúc (2001), Hà Nội- phố làng biên niên sử,
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Ban chỉ đạo quốc gia kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Ủy ban nhân
dân quận Hoàn Kiếm (2002), Di tích lịch sử- văn hóa trong khu phố cổ và
xung quanh hồ Hoàn Kiếm, NXB Hà Nội, Hà Nội.
8. Ban quản lý phố cổ (2004), Duy trì và phát triển nghề truyền thống trong
khu phố cổ Hà Nội, Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.
9. Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.09 - Ủy ban Nhân dân thành phố
Hà Nội (2008), Quản lý và phát triển Thăng Long Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo
khoa học, NXB Hà Nội, Hà Nội.
10. Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt
Nam, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội.
127
11. Trương Duy Bích (2007), “Làng, phố nghề Hà Nội- Sự định hình và biến
đổi”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1.
12. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lê Nin,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Tạ Phong Châu (1977), Truyện các ngành nghề, NXB Hà Nội, Hà Nội.
14. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa
học kỹ thuật.
15. Lý Khắc Cung (2000), Hà Nội văn hóa và phong tục, NXB Thanh Niên,
Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Đại (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển
làng nghề truyền thống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Nguyễn Khắc Đạm (1997), “Hà Nội 36 phố phường”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử.
18. Nguyễn Đình Đầu (2001), “Thăng Long dưới mắt người Âu từng sống ở
Kẻ Chợ thế kỉ XVIII”, Tạp chí Xưa và Nay, số 94 tháng 6.
19. Phan Đại Doãn (1988), Những bàn tay tài hoa của cha ông, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
20. Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam- đa nguyên và chặt, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Đỗ Quang Dũng (2006), Phát triển làng nghề trong quá trình Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây, Luận án tiến sỹ
kinh tế Hà Nội.
22. Triệu Dương (1972), Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội văn nghệ Hà Nội, Hà Nội.
23. Hồng Dương (2000), Nghề thủ công Thăng Long Hà Nội, thực trạng và
nhu cầu phát triển, Báo Lao động số 138.
128
24. Ninh Viết Giao (1999), Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An,
NXB Nghệ An, Nghệ An.
25. Trần Văn Giáp (1971), Phong thổ Hà Bắc, Ty văn hóa Hà Bắc, Hà Bắc.
26. Pierre Gourou (2003), Người nông dân châu thổ Bắc Kì, NXB Trẻ, TP.
Hồ Chí Minh.
27. Trương Minh Hằng (2006), Làng nghề thủ công mĩ nghệ miền Bắc, NXB
Mĩ Thuật, Hà Nội.
28. Đỗ Thị Hảo (1987), Làng Đại Bái- Gò đồng, Hội văn nghệ dân gian Việt
Nam, Hà Nội.
29. Chu Hà (1971), Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội, Hà Nội.
30. Mai Thế Hiển (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội, Luận án Tiến sỹ
kinh tế, Hà Nội.
31. Hiệu sách Thanh Sơn (1951), Tiểu sử các tên phố Hà Nội,
32. Trần Hùng (2004), Thăng Long- Hà Nội mười thế kỉ đô thị hóa, NXB xây
dựng, Hà Nội.
33. Nguyền Thừa Hỷ (1993), Thăng Long- Hà Nội thế kỉ XVII- XVIII- XIX,
Hội sử học Việt Nam, Hà Nội.
34. Phạm Đình Hổ (2001), Vũ trung tùy bút, NXB Văn học, Hà Nội.
35. Ipraus (2003), Hà Nội những chu kì đổi thay, NXB Khoa học- Kĩ thuật,
Hà Nội.
36. Vũ Ngọc Khánh (1991), Lược truyền thần tổ các ngành nghề, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
129
37. Nguyễn Ngọc Khuông (2004), Nghề Kim hoàn ở Hà Nội hôm nay, Tạp chí
Thăng Long Hà Nội, số 23/2004.
38. Nguyễn Thiệu Lâu (1956), Một ít nhận xét về địa lý, lịch sử Hà Nội, Tập
san Đại học Sư phạm Văn khoa số 2, NXB Hà Nội, Hà Nội.
39. Phan Huy Lê (1995), Gốm Bát Tràng thế kỉ XIV- XIX, NXB Thế giới, Hà Nội.
40. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử kí toàn thư,, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Trần Huy Liệu (chủ biên) (2000), Lịch sử thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội,
Hà Nội.
42. Đặng Đình Long (2005), Tính cộng đồng và xây dựng môi trường tại khu
vực làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng- Thực trạng và xu hướng biến đổi,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
43. Lê Thị Minh Lý (2000), Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi
vật thể, Tạp chí Di sản Văn Hóa, số 4.
44. Nguyễn Loan- Nguyễn Hoài (1994), Từ điển đường phố Hà Nội, NXB
Thế giới, Hà Nội.
45. Anđré Masson (2003), Hà Nội giai đoạn 1873- 1888, NXB Hải Phòng,
Hải Phòng.
46. Mác, Ăng- ghen, Lê Nin (1964), Bàn về sản xuất hàng hóa và quy luật giá
trị, NXB Sự thật, Hà Nội.
47. Lâm Bá Nam (1986), “Nghề dệt cổ truyền ở La Khê”, Tạp chí Dân tộc
học, số 3.
48. Lâm Bá Nam (1989), “Mấy ý kiến về nghề thủ công cổ truyền ở nước ta”,
Tạp chí Dân tộc học, số 1.
130
49. Lâm Bá Nam (1989), “Nghề dệt cổ truyền làng lụa Vạn Phúc”, Tạp chí
Dân tộc học, số 1.
50. Lâm Bá Nam (1989), Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Lâm Bá Nam (1991), “Nghề dệt cổ truyền ở Hà Đông (Hà Sơn Bình)”,
Tạp chí Dân tộc h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01445_1434_2008050.pdf