Trong những năm qua, công tác kiện toàn về số lượng, chất
lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn được cấp ủy đảng,
chính quyền quan tâm, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã (Thực hiện Đề án đào tạo,18
tuyển chọn, chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ban hành
kèm theo Quyết định số 8738-QĐ/TU ngày 02/12/2008 và Đề án
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính
trị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm
2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2952-QĐ/TU ngày 30/5/2012
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi) đến nay đã đạt được nhiều
kết quả đáng kể. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ UBND cấp xã
của huyện Sơn Hà có sự chuyển biến tích cực và từng bước được trẻ
hóa. So sánh trình độ chuyên môn năm 2018 so với năm 2015, cán
bộ UBND xã có trình độ đại học tăng 06 người, trung cấp giảm 02
người, không còn cán bộ UBND xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua
đào tạo ; về trình độ lý luận chính trị, cán bộ UBND xã có trình độ
cao cấp tăng 02 người, trung cấp tăng 10 người, không còn cán bộ có
trình độ sơ cấp chính trị.
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Năng lực cán bộ ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môi trường
thuận lợi cho cán bộ chủ chốt cấp xã phấn đấu rèn luyện đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tài liệu “Bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán
bộ” do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh biên soạn, phần những vấn đề nghiệp vụ, trong đó: Bài
4 - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đã trình bày những vấn đề chủ yếu về
xây dựng tiêu chuẩn cán bộ và quy trình xây dựng tiêu chuẩn cán bộ;
5
Bài 5, Bài 6 đề cập đến yêu cầu của việc sử dụng tiêu chuẩn cán bộ làm
cơ sở cho công tác đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm, đánh giá, điều động,
luân chuyển, đào tạo cán bộ và Bài 9 đã nêu lên việc đổi mới và nâng
cao chất lượng tổ chức chính quyền và đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường,
thị trấn, trong đó có phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Sách chuyên khảo “Pháp luật về cán bộ, công chức chính
quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” (Nxb. CTQG, 2009), TS. Nguyễn Minh Sản đã luận giải cơ cở
lý luận hoàn thiện hệ thống pháp luật về cán bộ, công chức chính
quyền cấp xã; đánh giá và phân tích về vai trò, vị trí của cán bộ, công
chức cấp xã; những giải pháp hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công
chức chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay.
- Sách chuyên khảo “Tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách
đối với cán bộ, công chức cơ sở” do ThS. Nguyễn Thế Vịnh và ThS.
Đinh Ngọc Giang đồng chủ biên (Nxb. CTQG, 2009) đã đề cập khá
sâu sắc những vấn đề cơ bản về cán bộ, công chức cấp xã; thực trạng
thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. Tác
giả cho rằng trong thời gian gần đây việc thực hiện các chế độ chính
sách đối với cán bộ cơ sở đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, chuyển từ
việc hưởng chế độ phụ cấp theo chức danh sang hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước. Điều này đã góp phần nâng cao trách nhiệm,
xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra
nhiều bất hợp lý trong các chế độ chính sách đã ban hành. Trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện chế độ chính sách đối
với cán bộ, công chức cơ sở. Đáng chú ý là các giải pháp như thực
hiện tốt chính sách đãi ngộ, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan, hoàn thiện chế độ bầu cử, tuyển dụng, sử
dụng công chức...
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết trên các tạp chí đã đề cập xây
dựng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn ở những mức độ khác
nhau, tiêu biểu như:
6
- “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - vấn đề và
giải pháp” - bài viết của TS. Lê Chí Mai trên Tạp chí Cộng sản số
20/2002 đã đánh giá khá rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp vừa
mang tính cấp thiết, vừa mang tính lâu dài để phục vụ công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở có chất lượng, hiệu quả phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- “Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ
sở” - bài viết của tác giả Vũ Đức Đán trên Tạp chí Quản lý Nhà nước số
05/2002 đã làm rõ thực trạng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
chính quyền cấp cơ sở, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay.
- “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã,
phường” - bài viết của tác giả Thái Vĩnh Thắng trên Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 04/2003 đã luận giải yêu cầu cấp thiết đổi mới hoạt
động của chính quyền cấp xã, phường và kiến nghị những giải pháp đổi
mới hoạt động của chính quyền cấp xã, phường trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước.
- “Bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân” - bài viết của Lê Tư
Duyến trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 04/2005 đã bàn sâu về cơ chế,
cách thức để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bầu cử trực tiếp
Chủ tịch UBND cấp xã.
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở là giải pháp “trước mắt”
và “lâu dài” cho quá trình đô thị hóa nông thôn Điện Bàn” của tác giả
Thúy Hằng đăng trên Báo Điện Bàn ngày 31/3/2013 đã đề cập trực tiếp
đến vấn đề phát huy hiệu quả nguồn lực cán bộ cấp xã thông qua việc
xây dựng quy hoạch, kế hoạch, rà soát, luân chuyển đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp xã; đồng thời có cơ chế, chính sách sử dụng hợp lý đội ngũ
này.
Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu trên đều tập
trung tìm hiểu về vấn đề xây dựng và nâng cao năng lực của đội ngũ
7
cán bộ các cấp ở địa phương đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp
luận cho việc nghiên cứu đề tài mà tác giả lựa chọn. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả chỉ mới đề
cập vấn đề này ở những địa phương khác, chưa có công trình nào
nghiên cứu tại địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Do đó, tác
giả chọn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi để thực hiện công
tác nghiên cứu về năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong quá
trình thực hiện đề tài của mình, tác giả đã tham khảo và tiếp thu có
chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình như đã nêu trên đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về năng lực và
đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ UBND cấp xã,
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn đề xuất các giải pháp chủ
yếu nhằm góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ UBND
cấp xã, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ:
+ Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về UBND cấp xã
và năng lực cán bộ UBND cấp xã.
+ Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cán bộ
UBND cấp xã, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cán bộ
UBND cấp xã, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: năng lực cán bộ UBND cấp xã,
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi không gian: 14/14 xã, thị trấn của huyện Sơn
Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Về phạm vi thời gian: số liệu phục vụ đánh giá đội ngũ cán
bộ UBND cấp xã của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi nêu ra trong
luận văn được sử dụng từ năm 2015 đến hết năm 2018.
8
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của
luận văn
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng về cán bộ và công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước; các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, nghị quyết của Đảng bộ huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi về công tác
cán bộ.
- Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập các tài liệu,
tư liệu thứ cấp để phân tích, tổng hợp, đối chiếu và rút ra các kết
luận.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thống kê, tổng hợp
kinh nghiệm thực tiễn.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Toán học, phân tích, so sánh,
tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về
UBND cấp xã và năng lực cán bộ UBND cấp xã.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã của
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu, thiết thực góp phần nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ UBND cấp xã của huyện Sơn Hà, tỉnh
Quảng Ngãi.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các huyện ủy, thành ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban
9
nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn còn có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy ở
các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thành phố.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn gồm 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về UBND cấp xã và năng lực cán
bộ UBND cấp xã.
- Chương 2: Thực trạng về năng lực cán bộ UBND cấp xã
của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
- Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng
lực cán bộ UBND cấp xã, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
VÀ NĂNG LỰC CÁN BỘ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Vị trí và vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hệ
thống chính quyền bốn cấp ở nước ta hiện nay
1.1.1. Quan niệm về Ủy ban nhân dân cấp xã
Thuật ngữ “chính quyền địa phương” đã được sử dụng tương
đối rộng rãi và phổ biến trong các văn kiện của Đảng, các văn bản
pháp luật của Nhà nước, các sách báo chính trị pháp lý, cũng như các
bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở Trung ương và địa
phương. Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã
đổi tên gọi của cụm từ “Hội đồng nhân dân - HĐND và Ủy ban nhân
dân - UBND” trong Chương IX, Hiến pháp năm 1992 thành “Chính
quyền địa phương”. Đây là sự thay đổi phù hợp với lịch sử lập hiến
cũng như các văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, Hiến
pháp năm 2013 đã quy định về Chính quyền địa phương cụ thể như
sau: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa
phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc
điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
do luật định” [32, tr. 59].
1.1.2. Vị trí, vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hệ
thống chính quyền bốn cấp ở nước ta hiện nay
Theo Điều 110, Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi):
- Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành
phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành
chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh
11
chia thành phường và xã; quận chia thành phường;
1.2. Cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
1.2.1. Những khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm cán bộ
Từ “Cán bộ” được du nhập vào nước ta từ Trung Quốc và
được dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến, dùng để phân biệt với
nhân dân. Nghĩa của từ cán bộ tựu chung có hai nghĩa chủ yếu: Thứ
nhất là cái khung, cái khuôn; nghĩa thứ hai là người nòng cốt, người
chỉ huy. Trong một thời gian dài, ở nước ta từ cán bộ gần như được
dùng thay thế cho từ công chức.
Trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm cán bộ được hiểu như
sau: 1. Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan
nhà nước; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một
tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ. [49, tr. 109].
1.2.1.2. Khái niệm cán bộ UBND cấp xã
Từ quy định chung nêu trên, Khoản 3, Điều 4 Luật Cán bộ,
công chức năm 2008 tiếp tục cụ thể hóa khái niệm cán bộ UBND cấp
xã. Theo đó: “cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ
chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư,
phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”.
1.2.2. Vị trí, vai trò của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở (trong đó có cán
bộ UBND cấp xã) có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức
năng làm “cầu nối” giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà
nước. Sở dĩ như vậy là vì: Họ là người trực tiếp tuyên truyền, phổ
biến, vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn dân cư.
Giải quyết mọi nhu cầu của dân cư, bảo đảm sự phát triển kinh tế của
địa phương, duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội trên địa bàn cấp
xã. Vừa giải quyết những công việc hàng ngày, vừa phải quán triệt
các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, lại phải nắm tình hình thực tiễn
12
ở địa phương để đề ra kế hoạch, chủ trương, biện pháp đúng đắn,
thiết thực, phù hợp. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, vai trò của họ có
tính then chốt xét cả trong quan hệ giữa Đảng với dân, giữa công dân
với Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có
vai trò quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính
trị, tạo dựng các phong trào cách mạng của quần chúng, góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương. Sức mạnh của hệ thống chính trị, sự ổn định của xã
hội, sự phát triển sâu rộng và hiệu quả của phong trào cách mạng của
quần chúng luôn gắn liền với năng lực, phẩm chất đạo đức của đội
ngũ cán bộ này. Họ có khả năng tổ chức, tập hợp và huy động mọi
nguồn lực ở địa phương để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở. Họ giữ vai trò
quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng, năng lực lãnh đạo và quản lý của chính quyền cơ sở. Mọi
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
có thể thành hiện thực hay không nhất thiết phải thông qua phong
trào cách mạng của quần chúng. Hiệu lực của bộ máy quyền lực ở cơ
sở cũng tùy thuộc trước hết vào năng lực của đội ngũ cán bộ này.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu về tiêu chuẩn của
cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
1.3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, phó chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã
Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, chịu trách
nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt
động quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng đã được phân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
1.3.2. Yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chủ tịch, phó chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã
Theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể
13
đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có quy định tiêu chuẩn
đối với chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND như sau:
1.3.2.1. Tiêu chuẩn chung
1.3.2.2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh
1.4. Năng lực của cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
1.4.1. Quan niệm về năng lực
Năng lực (competence) có nguồn gốc tiếng La tinh là
“competentia” có nghĩa là gặp gỡ. Trong tiếng Anh, từ năng lực
được sử dụng với nhiều nghĩa cụ thể gắn với các lĩnh vực khác nhau,
trong những tình huống và ngữ cảnh riêng.
Cũng giống như tiếng Anh, trong tiếng Việt, từ năng lực rất
gần nghĩa với một số từ khác như tiềm năng, khả năng, kĩ năng, tài
năng, thậm chí còn có nét nghĩa gần với năng khiếu...
Năng lực là vấn đề đã được bàn luận, đánh giá từ nhiều bình
diện, góc độ khác nhau, ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
1.4.2. Năng lực và tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ Ủy
ban nhân dân cấp xã
1.4.2.1. Năng lực cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
1.4.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ UBND cấp xã
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ cán
bộ Ủy ban nhân dân cấp xã
1.4.3.1. Các yếu tố thuộc về UBND xã
Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ bản thân lãnh đạo UBND xã
Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ cơ chế, tổ chức xã
1.4.3.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
Có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực quản
lý của lãnh đạo UBND xã đó là:
1.5. Yêu cầu nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ Ủy
ban nhân dân cấp xã
Cấp xã luôn có vị trí rất quan trọng trong bộ máy chính
quyền của nước ta. Chính quyền xã có chức năng bảo đảm việc chấp
14
hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, quyết định của Chính quyền cấp trên; Quyết định và đảm
bảo thực hiện các chủ trương, biện pháp để phát huy mọi khả năng
và tiềm năng của địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa -
xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ của địa
phương với Nhà nước.
Tiểu kết chương 1
UBND cấp xã có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ
thống chính quyền ở nước ta hiện nay. Cán bộ UBND cấp xã là những
người giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy hành chính ở cơ sở.
Năng lực của đội ngũ cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động hành chính ở cơ sở. Vì vậy, để UBND cấp xã hoạt động có
hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ UBND cấp xã phải có trình độ,
kiến thức theo quy định; đồng thời phải có năng lực lãnh đạo, quản
lý, điều hành, năng lực hoạt động thực tiễn; việc xác định tiêu chí
đánh giá về năng lực và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của đội
ngũ cán bộ này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là những căn cứ
để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của đội
ngũ cán bộ UBND cấp xã; đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm góp
phần tích cực vào việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ này
trong thời gian tới.
15
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế -
xã hội của huyện Sơn Hà
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
Sơn Hà là huyện vùng cao nằm ở phía Tây và cách thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 50 km; phía Đông giáp huyện
Tư Nghĩa và Sơn Tịnh; phía Nam giáp huyện Ba Tơ và Minh Long;
phía Tây giáp huyện Sơn Tây và huyện Kon PLong tỉnh Kon Tum;
phía Bắc giáp huyện Tây Trà và Trà Bồng. Có tổng diện tích tự
nhiên 72.892 ha; địa hình khá phức tạp, đồi núi chiếm 90% diện tích,
có nhiều sông, suối, đồi núi chia cắt. Với những đặc thù về vị trí địa
lý, huyện Sơn Hà là địa bàn trọng yếu trong các cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược trước đây và là trung tâm phát triển kinh tế - xã
hội của các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong thời kỳ đổi mới,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
2.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
đến đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã của huyện Sơn Hà
Do đan xen và kết tụ các phong tục, tập quán của nhiều đồng
bào dân tộc cùng chung sống trên một địa bàn; mặt khác, thời gian
gần đây đời sống văn hóa của một bộ phận người đồng bào dân tộc
thiểu số của huyện Sơn Hà đã bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của tôn
giáo ngoại lai (đạo Tin lành) nên nhu cầu mở rộng giao tiếp, tinh
thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tiếp thu cái mới, nhạy bén với cuộc
sống đã hình thành, xuất hiện những cán bộ có phong cách năng động,
tháo vát, biết quản lý, nhạy bén với cơ chế thị trường. Song, mặc dù mỗi
cán bộ UBND xã đều được gắn với một tổ chức và nhiệm vụ cụ thể
nhưng họ chủ yếu là người địa phương nên quan hệ thâm tình anh em, họ
hàng, làng xã luôn chi phối, dẫn đến giản đơn, dễ dãi trong ứng xử; cục
bộ, bè phái, nể nang đôi khi không cẩn trọng trong công việc; hào phóng
16
quá mức trong giao tiếp, trong chi tiêu dẫn đến sai phạm, vi phạm các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.
2.2. Đánh giá chung về năng lực đội ngũ cán bộ Ủy ban
nhân dân cấp xã của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 14 đơn vị hành
chính cơ sở, trong đó có 13 xã và 01 thị trấn. Theo số liệu thống kê
của UBND huyện Sơn Hà [40] về tình hình cán bộ UBND các xã, thị
trấn thuộc huyện cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn cán bộ UBND cấp xã,
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Chức
vụ
Số
lượng
Độ tuổi Nguồn cán bộ
Dưới
30
Tỷ
lệ
(%)
Từ
31-
40
Tỷ lệ
(%)
Từ
41-
50
Tỷ lệ
(%)
Từ
51
-
60
Tỷ lệ
(%) Tại
chỗ
Tỷ
lệ
(%)
Tăng
cường
Tỷ
lệ
(%)
Chủ
tịch
UBND
14 0 0 06 42,8 04
28,6
04 28,6 10
71,4
04 28,6
Phó
CT
UBND
16 0 0 11 68,7 04 25 01 6,2 12 75 04 25
Toàn
huyện
30 0 0 17 56,67 08 26,67 05 16,67 22 73,3 08 26,7
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hà).
Về thực trạng của đội ngũ cán bộ UBND cấp xã của huyện
Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi:
2.2.1. Về trình độ của đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp
xã, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Về chất lượng: 100% đội ngũ cán bộ UBND xã có trình độ
học vấn bậc THPT. Về trình độ chuyên môn: 05 người có trình độ
trung cấp, chiếm 16,67%; có 24 người có trình độ đại học, chiếm 80%;
có 01 người có trình độ thạc sĩ, chiếm 3,3%. (Bảng 2.2). Như vậy, có
thể nói về cơ bản cán bộ UBND cấp xã đáp ứng về yêu cầu chuyên
môn đối với vị trí công tác.
17
2.2.2. Về năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ Ủy
ban nhân dân cấp xã của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Như đã trình bày ở Chương I, để xác định được yêu cầu năng
lực quản lý của cán bộ UBND xã đáp ứng mục tiêu phát triển đến
năm 2020. Tác giả dựa vào các yếu tố sau:
Bảng 2.5. Thang điểm đánh giá
Mức điểm Mức độ năng lực
1,00 - 1,49 điểm Năng lực đó rất yếu.
1,50 - 2,49 điểm Năng lực đó yếu.
2,50 - 3,49 điểm Trung bình.
3,50 - 4,49 điểm Tốt.
4,50 - 5,00 điểm Rất tốt.
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra).
2.2.3. Về năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ UBND
cấp xã của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Về phẩm chất cá nhân, đạo đức nghề nghiệp Người lãnh
đạo xã luôn cần phải có phẩm chất đạo đức để có thể đưa ra các
quyết định đúng, vì tập thể và vì cộng đồng. Sự ổn định và phát triển
của một địa phương được đặt lên vai các lãnh đạo và công chức xã,
những người trực tiếp thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước.
Do đó, các quyết định dựa trên các nguyên tắc đạo
2.3. Những ưu điểm, hạn chế về năng lực đội ngũ cán bộ
Ủy ban nhân dân cấp xã của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Những ưu điểm
- Trong những năm qua, công tác kiện toàn về số lượng, chất
lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn được cấp ủy đảng,
chính quyền quan tâm, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã (Thực hiện Đề án đào tạo,
18
tuyển chọn, chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ban hành
kèm theo Quyết định số 8738-QĐ/TU ngày 02/12/2008 và Đề án
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính
trị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm
2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2952-QĐ/TU ngày 30/5/2012
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi) đến nay đã đạt được nhiều
kết quả đáng kể. Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ UBND cấp xã
của huyện Sơn Hà có sự chuyển biến tích cực và từng bước được trẻ
hóa. So sánh trình độ chuyên môn năm 2018 so với năm 2015, cán
bộ UBND xã có trình độ đại học tăng 06 người, trung cấp giảm 02
người, không còn cán bộ UBND xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua
đào tạo ; về trình độ lý luận chính trị, cán bộ UBND xã có trình độ
cao cấp tăng 02 người, trung cấp tăng 10 người, không còn cán bộ có
trình độ sơ cấp chính trị.
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng nguồn nhân
lực ở cơ sở vẫn còn những hạn chế, yếu kém sau:
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Khách quan:
- Chủ quan:
2.4. Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu thực trạng năng
lực đội ngũ cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã của huyện Sơn Hà,
tỉnh Quảng Ngãi
Một là, cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp
có sự thống nhất cao về nhận thức và trách nhiệm, tích cực, chủ động,
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã.
Hai là, quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
huyện Sơn Hà phải có tầm nhìn xa, dự báo đúng tình hình, bám sát yêu
cầu của nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của từng địa bàn để xây
dựng quy hoạch tổng thể gắn với kế hoạch tạo nguồn, tuyển chọn, đào
tạo, bồi dưỡng thực sự khoa học, bảo đảm tính lâu dài và có lộ trình hợp lý.
19
Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, bảo đảm sự thống nhất, đồng
thời đề cao tính chủ động của cấp cơ sở.
Bốn là, có chế độ, chính sách đãi ngộ nhất quán, công bằng,
có tình có lý, khuyến khích, thu hút được nhiều cán bộ trẻ có trình độ tham
gia công tác ở xã.
Tiểu kết chương 2
Thông qua phiếu khảo sát cũng như số liệu thứ cấp, có thể
thấy thực trạng năng lực cán bộ UBND cấp xã của huyện Sơn Hà có
những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, hầu hết đội ngũ cán bộ UBND cấp xã ở huyện Sơn
Hà trưởng thành từ cán bộ thôn, bản và phong trào quần chúng ở địa
phương nên ít có điều kiện được học tập, đào tạo cơ bản. Do dó, những
hạn chế về mặt trình độ đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực, kỹ năng
điều hành, quản lý của đội ngũ này ở cơ sở trong thời gian qua.
Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Sơn Hà vẫn còn
nhiều khó khăn nên thực tế nhiều cán bộ UBND xã vừa là người lãnh
đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cơ sở, vừa là người trực tiếp tham gia
lao động, sản xuất, buôn bán để có thêm thu nhập ở gia đình (có khi là
lao động chính trong hộ gia đình). Cho nên, ít nhiều đã ảnh hưởng đến
chất lượng công việc cũng như tính “chuyên nghiệp” của đội ngũ này.
Thứ ba, nhiều cán bộ mặc dù có tố chất cần cù, chịu khó
nhưng chỉ mang tính thời vụ, tự do như trong hoạt động sản xuất, đời
sống cùng với tác phong, kỹ năng và kỷ luật lao động thấp đã ảnh
hưởng đến khả năng học hỏi, sáng tạo và phát triển bản thân.
Thứ tư, vì sống gắn bó, trưởng thành ở địa phương nên quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nang_luc_can_bo_uy_ban_nhan_dan_cap_xa_huye.pdf