Tóm tắt Luận văn Năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ trong

những năm tới, một trong những nhiệm vụ xây dựng Đảng trong

sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng là: “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ”, trong đó, “Tiếp tục

đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước”; “Tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân

tộc thiểu số, cán bộ nữ ”.

Ngày 20/01/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành

Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình

hình mới, khẳng định: Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm

nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn

của phụ nữ, về công tác phụ nữ và BĐG. Hoàn thiện luật pháp, chính

sách về BĐG, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Tạo điều

kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ,

nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ đáp ứng yêu

cầu hội nhập và phát triển cuả đất nước.

pdf29 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy nhà nước, góp phần làm sáng rõ thực trạng và xu hướng biến đổi vai trò nữ cán bộ quản lý trong quá trình CNH, HĐH đất nước; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữ vị thế, vai trò của phụ nữ tham gia quản lý lãnh đạo trong bộ máy nhà nước trước những đòi hỏi của yêu cầu quản lý hiện đại. Nguyễn Đức Hạt (2009), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách làm sáng tỏ những vấn đề nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của họ trong bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở nước ta trong tình hình mới. Viện Gia đình và Giới (2009), Kết quả nghiên cứu định tính về nữ lãnh đạo khu vực nhà nước ở Việt Nam. (Báo cáo Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo nữ khu vực Nhà nước EOWP/UNDP). Dự án 5 đã rà soát tài liệu để tìm ra kết quả; phát hiện ra các yếu tố thúc đẩy và các trở ngại chính mà phụ nữ tham gia lãnh đạo gặp phải và từ đó nêu ra kinh nghiệm và sáng kiến, kết luận và khuyến nghị cho vấn đề này. Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của phụ nữ, NXB Dân trí, Hà Nội. Tác giả nêu: Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ; Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; tăng cường BĐG và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Những tác phẩm của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ. PGS.TS. Đỗ Thị Thạch, Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong công tác lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề cơ sở, số 77 (5/2013). Trong bài viết, tác giả đã làm rõ một số căn cứ lý luận và thực tiễn khẳng định sự cần thiết tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Bài viết cũng phân tích thực trạng tham gia lãnh đạo, quản lý - những thành tựu, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân cản trở khi phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý; từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó còn nhiều tạp chí, bản tin, bài viết, website của các viện nghiên cứu, các trung tâm thông tin, các văn kiện về vấn đề này. Tuy các công trình nghiên cứu trên đề cập tới vấn đề giới, bất bình đẳng của phụ nữ mà chưa có công trình nào đề cập tới vấn đề năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng ở các cơ quan HCNN. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có công trình nghiên cứu hoặc một dự án nào đề cập đến với tư cách là một công trình nghiên cứu khoa học về công tác xây dựng đội ngũ công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, việc nghiên cứu về năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là rất 6 cần thiết theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải cách hành chính và thực tiễn phát triển hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh và qua phân tích làm rõ thực trạng năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về năng lực của công chức nữ quản lý như các yếu tố cấu thành, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh. - Phân tích thực trạng năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. - Khách thể nghiên cứu: Công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; bao gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng trong các sở và tương đương thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các yếu tố cấu thành năng lực và kết quả thực thi công vụ. - Về thời gian: năm 2014 - 2018. - Về không gian: Các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước về vị trí, vai trò của phụ nữ, công chức nữ và công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, thống kê, lôgic lịch sử, điều tra xã hội học. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Những tài liệu tham khảo bao gồm: Báo cáo chất lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan HCNN từ năm 2014 đến năm 2018 và một số văn bản khác có liên quan của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp điều tra xã hội học: Học viên đã tiến hành phát 246 phiếu điều tra xã hội học về đánh giá năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đối với công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh (96 phiếu); công chức chuyên môn các CQCM thuộc UBND tỉnh (100 phiếu) và thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng các CQCM thuộc UBND tỉnh (50 phiếu). Số phiếu thu về 246 (Phiếu điều tra ở phần phụ lục). Phương pháp điều tra xã hội học nhằm làm rõ đánh giá của bản thân công chức nữ quản lý, của công chức chuyên môn và lãnh đạo các CQCM thuộc UBND tỉnh đối với năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh. Giúp học viên có thể đánh giá khách quan năng lực của công 8 chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh, làm cơ sở kết luận và đề xuất các giải pháp trong Chương 3 của Luận văn này. Phương pháp xử lý số liệu: - Phương pháp thống kê: Được dùng để thống kê câu trả lời của các đối tượng điều tra trong phiếu điều tra xã hội học. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các ý kiến trả lời thông qua phiếu điều tra xã hội học, tổng hợp phân tích các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp đã thu được. Luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp so sánh, suy luận Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã thực hiện trong nước có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề mà mục đích nghiên cứu đã đề ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở phân tích về năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, đưa ra những nhân tố, tiêu chí cấu thành năng lực, làm rõ các yếu tố tác động đến năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, những yêu cầu khách quan phải nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay, tham gia vào việc xây dựng khung tiêu chuẩn năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Những số liệu và kết luận của Luận văn sẽ góp phần làm rõ thực trạng, những ưu điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu thực hiện trong thực tế, góp phần nâng cao năng lực của công chức 9 nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà hoạch địch chính sách trong tổ chức chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc có thể được tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về quản lý hành chính. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh Chương 2: Thực trạng năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC NỮ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.1.1. Cơ quan chuyên môn và phòng ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.1.1.1. Quan niệm về CQCM và phòng ở CQCM thuộc UBND cấp tỉnh 1.1.1.2. Đặc điểm của phòng ở các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh 1.1.1.3. Nhiệm vụ của các phòng ở các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh 1.1.2. Công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.1.2.1. Khái niệm Khái niệm công chức Khái niệm công chức các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh Khái niệm công chức quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh: Là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, làm việc trong các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chức năng quản lý, điều hành công việc của những công chức dưới quyền nhằm định hướng phát triển của phòng, ban mình theo các mục tiêu đã đề ra, góp phần giữ vững ổn định và thúc đẩy xã hội phát triển. Khái niệm công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh: Là những công chức quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh, có đặc trưng về giới tính là nữ. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh 1.1.2.3. Đặc điểm tâm lý của công chức nữ quản lý 11 Sự khéo léo ứng xử trong quá trình điều hành công việc. Đức tính cẩn thận, kiên trì, chịu thương, chịu khó, tính trách nhiệm cao. Sự nhạy cảm về tổ chức. Biết cách lựa chọn, đặt mỗi thành viên trong phòng của mình vào vị trí thích hợp, để họ có thể đóng góp được nhiều nhất, tốt nhất cho công việc chung. Tính quảng giao giúp cho công chức nữ quản lý dễ dàng hòa nhập với quần chúng. 1.2. Năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực của công chức nữ quản lý 1.2.1.1. Khái niệm: Năng lực (cá nhân) là tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhân đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho họat động đó đạt hiệu quả cao. 1.2.1.2. Khái niệm năng lực của công chức quản lý và năng lực quản lý công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh Khái niệm năng lực của công chức quản lý Khái niệm năng lực quản lý công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh: Là tổng hợp toàn diện các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ của công chức nữ quản lý để tham gia giải quyết, xử lý các công việc chuyên môn được giao nhằm tham mưu, giúp CQCM thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN trên các lĩnh vực, góp phần đạt được mục tiêu chung đã đề ra. 1.2.1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực công chức nữ quản lý Năng lực của công chức nữ quản lý bao gồm các yếu tố cấu thành chủ yếu sau: kiến thức, kỹ năng và thái độ. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 12 1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá thông qua các yếu tố cấu thành năng lực a. Kiến thức (thể hiện qua trình độ) b. Kỹ năng nghiệp vụ c. Thái độ 1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá thông qua kết quả thực thi công vụ 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.2.3.1. Các yếu tố chủ quan Yếu tố tâm lý. Đặc điểm giới. 1.2.3.2. Các yếu tố khách quan Về quan hệ xã hội. Về mặt giáo dục. Về cơ chế, chính sách tạo nguồn, quy hoạch Về đào tạo, bồi dưỡng công chức nữ quản lý. Về sử dụng công chức nữ quản lý. Về tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với công chức nữ quản lý. Về đánh giá công chức nữ quản lý. Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1, học viên đã đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh; vai trò, đặc điểm tâm lý của công chức nữ quản lý; năng lực quản lý của công chức nữ, các yếu tố cấu thành năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh; các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND cấp tỉnh. Đây chính là nền tảng quan trọng cho việc đánh giá thực trạng năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ở Chương 2 và đề xuất một số giải pháp 13 ở Chương 3. 14 Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC NỮ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh và đội ngũ công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế 2.1.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội 2.1.1.4. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo 2.1.2. Đội ngũ công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh 2.1.2.1. Về đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND tỉnh Hiện nay, có 20 CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ. Năm 2018, đội ngũ công chức trong các CQCM thuộc UBND tỉnh có 1.447 người. Về ngạch công chức, chuyên viên cao cấp và tương đương: 19 người (1,3%); chuyên viên chính và tương đương: 262 người (18,1%); chuyên viên và tương đương: 1.084 người (74,9%); cán sự: 42 người (2,9%); nhân viên: 40 người (2,8%). Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Sơ cấp: 47 người (3,2%); trung cấp: 59 người (4,1%); cao đẳng: 8 người (0,6%); đại học: 1.019 người (70,4%); thạc sĩ: 292 người (20,2%); tiến sĩ: 22 người (1,5%). Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân: 215 người (14,9%); trung cấp: 275 người (19,0%); sơ cấp: 688 người (47,5%). Về trình độ quản lý nhà nước: Chuyên viên cao cấp và tương đương: 47 người (3,2%); chuyên viên chính và tương đương: 427 người (29,5%); chuyên viên và tương đương: 609 người (42,1%). Về trình độ ngoại ngữ: Số người có chứng chỉ ngoại ngữ là 1.295 người (89,5%); số có 15 trình độ đại học ngoại ngữ trở lên là 152 người (10,5%); số có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số là 26 người (1,8%). Về trình độ tin học: Số người có chứng chỉ tin học là 1.357 người (93,8%); trung cấp tin học trở lên: 90 người (6,2%). 2.1.2.2. Về đội ngũ công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2018, công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh là 96 người, chiếm 23,2% tổng số công chức nữ (414 người); chiếm 23,9% tổng số công chức quản lý cấp phòng (401). Trong đó, trưởng phòng 36 người, phó trưởng phòng 60 người. Tỷ lệ công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh còn thấp (23,9%), chưa tương xứng với tỷ lệ công chức nữ (28,6%); cá biệt, có 1 sở không có công chức nữ quản lý cấp phòng, 2 sở chỉ có 1 công chức nữ quản lý cấp phòng. Công chức nữ quản lý phần lớn giữ chức danh Phó Trưởng phòng. Có 20% số sở (4/20) không có trưởng phòng là nữ, 20% số sở (4/20) có 1 trưởng phòng là nữ. 2.2. Phân tích thực trạng năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay 2.2.1. Thực trạng năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các yếu tố cấu thành năng lực 2.2.1.1. Về trình độ a. Về trình độ chuyên môn 16 b. Về trình độ lý luận chính trị c. Về trình độ QLNN d. Về trình độ ngoại ngữ e. Về trình độ tin học 17 2.2.1.2. Về kỹ năng: Qua điều tra, khảo sát, một số kỹ năng của công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh được đánh giá cao là tốt hoặc rất tốt như: kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề, kỹ năng quản lý bản thân và kỹ năng quan hệ và giao tiếp ứng xử. Nhiều kỹ năng được cho chỉ là mức khá và đạt mức trung bình trở xuống như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức hội họp 2.2.1.3. Về thái độ Trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, tinh thần, thái độ thực thi công vụ của đội ngũ công chức nói chung và công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh nói riêng được nâng lên. Tuy nhiên, tác phong, lề lối làm việc, tinh thần, thái độ phục vụ của một bộ phận công chức chưa thực sự nghiêm túc; tình trạng đi muộn về sớm, đùn đẩy công việc vẫn còn, tinh thần trách nhiệm chưa cao, gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình thực thi công vụ đã ảnh hưởng đến kỷ luật, kỷ cương hành chính, tác động xấu đến kỷ cương xã hội. 2.2.2. Thực trạng năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua kết quả thực thi công vụ Báo cáo tổng hợp đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2018 của các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Số công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh có mức độ xếp loại công chức hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 95 người, chiếm 99%. * Điều tra của học viên kết quả công tác của Ý Tỷ lệ 18 công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh: kiến (%) - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao 46 23,5 - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 132 67,3 - Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức trung bình 18 9,2 - Chưa hoàn thành nhiệm vụ 0 0 Tổng số: 196 100 Kết quả trên cho thấy đánh giá công chức hằng năm chưa phản ảnh đúng toàn bộ kết quả công tác của công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh, cần phải có những thay đổi cho phù hợp trong thời gian đến. 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Ưu điểm Sống và làm việc trên mảnh đất Cố đô, thừa hưởng những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” nói chung, của người phụ nữ Huế nói riêng nên công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh chịu khó học hành; dịu dàng, chung thủy, luôn hết lòng vì gia đình. Hiện nay, có 19/20 CQCM thuộc UBND tỉnh có công chức nữ quản lý cấp phòng, có nhiều chị còn đảm nhận cả công tác Đảng và đoàn thể. Nhìn chung, đội ngũ công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh có bản lĩnh chính trị, trung thành với sự nghiệp cách mạng, kiên định với định hướng XHCN mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn; là nền tảng vững mạnh giúp năng lực giải quyết công việc của công chức nữ quản lý cấp phòng ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh nhà. 2.3.2. Hạn chế Hạn chế về cơ cấu giới: Tỷ lệ công chức nữ đảm nhận các chức vụ trong các CQCM thuộc UBND tỉnh còn thấp. Hạn chế về trình độ chuyên môn: Công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh về cơ bản chỉ đáp ứng được 19 ngạch, bậc đang giữ; chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của công việc hay yêu cầu của chức danh. Hạn chế về trình độ lý luận chính trị và trình độ QLNN: Trình độ lý luận chính trị của công chức nữ quản lý các CQCM thuộc UBND tỉnh có 69,8% đạt trình độ từ trung cấp trở lên. Hạn chế một số kỹ năng nghiệp vụ: thuyết trình; làm việc nhóm; thu hút cấp dưới; tổ chức, quản lý và điều hành; quan hệ và giao tiếp ứng xử. Bản tính của đa số công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh còn an phận, ngại va chạm trong công việc và trong cuộc sống, ngại thay đổi môi trường công tác. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, nhận thức về giới và BĐG trong hệ thống chính trị chưa đầy đủ và sâu sắc. Thứ hai, cơ chế, chính sách tạo nguồn, quy hoạch công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh chưa có tính chiến lược lâu dài, thiếu tính đột phá. Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh chưa có tính chiến lược lâu dài, chưa có kế hoạch cụ thể; quy định về một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh ban hành đã lâu, đến nay chậm được bổ sung, sửa đổi. Thứ năm, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ nữ chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; một số nữ cán bộ trẻ được chuẩn hóa nhưng thiếu kinh nghiệm, uy tín chưa cao. Thứ sáu, tình trạng tự ti hoặc níu kéo lẫn nhau trong giới nữ là nguyên nhân tác động tiêu cực trực tiếp tới việc nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh. Thứ bảy, vai trò tham mưu của hội phụ nữ trong triển khai thực hiện Nghị quyết còn lúng túng. Việc thực hiện chức năng đại diện của hội vẫn còn một số hạn chế. 20 Tiểu kết Chương 2 Ở chương 2, trên cơ sở tập trung phân tích thực trạng, đánh giá năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, học viên đã làm rõ ưu điểm và những hạn chế về năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh và những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó. Đây là cơ sở cho việc đề ra những phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực công chức nữ quản lý cấp phòng ở các CQCM thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến được đề cập trong Chương 3. 21 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÔNG CHỨC NỮ QUẢN LÝ CẤP PHÒNG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Quan điểm về nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ nữ Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ trong những năm tới, một trong những nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là: “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ”, trong đó, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; “Tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ”. Ngày 20/01/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, khẳng định: Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và BĐG. Hoàn thiện luật pháp, chính sách về BĐG, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện. Tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học, tiếp cận với khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển cuả đất nước. 3.1.2. Quan điểm nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.2.1. Công tác cán bộ nữ nói chung là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh 3.1.2.2. Yêu cầu nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh gắn liền với giải pháp đột phá chiến lược cho thời kỳ 2015 - 2020 22 3.1.2.3. Nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh góp phần tạo động lực thúc đẩy BĐG trong đời sống xã hội, thu hút ngày càng đông phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống chính trị 3.1.2.4. Nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các CQCM thuộc UBND tỉnh là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi được tiến hành đồng bộ với các mục tiêu, chính sách, giải pháp cụ thể 3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực của công chức nữ quản lý cấp phòng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1. Nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong toàn xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và phương thức lãnh đạo của cấp ủy và người đứng đầu Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ nữ. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về BĐG, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội tham gia QLNN. Làm tốt công tác truyền thông để thay đổi nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_nang_luc_cua_cong_chuc_nu_quan_ly_cap_phong.pdf
Tài liệu liên quan