Nghiên cứu của đề tài đã làm rõ cơ sở khoa học về thẩm quyền, trách nhiệm và
năng lực tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó đã phân tích
làm rõ khái niệm về tiếp công dân; phân tích quy trình tiếp người khiếu nại, người
tố cáo, người kiến nghị, phản ánh và đối thoại của Chủ tịch UBND xã với nhân
dân, hoạt động phối hợp trong tiếp công dân; Năng lực, các tiêu chí về khung năng
lực đối với Chủ tịch UBND cấp xã; Giải pháp hoàn thiện năng lực tiếp công dân
của Chủ tịch UBND cấp xã
24 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Năng lực tiếp công dân của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nền hành chính
Nhà nước, tiếp công dân.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý thuyết, tài liệu liên quan đến năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp xã.
+ Thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu có được về năng lực Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
4
+ Ngoài ra, Luận văn cũng sử dụng một số phương pháp của khoa học hành chính
và các môn khoa học khác như: so sánh, xã hội học, lý thuyết hệ thống...
3. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ lý luận về năng lực tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp xã;
- Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực tiếp công dân của Chủ tịch UBND
cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện năng lực tiếp công dân của Chủ tịch
UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện xây dựng nền
hành chính phục vụ;
- Kết quả có giá trị làm tài liệu tham khảo đối với các cơ quan có thẩm quyền, trực
tiếp là Chủ tịch UBND cấp xã trong triển khai công tác tiếp công dân; là tài liệu tham
khảo cho nhiều địa phương khác có đặc điểm, điều kiện tương đồng như huyện Ea Súp,
tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, Luận văn cũng là nguồn tham khảo cho bất cứ đối tượng nào
muốn tìm hiểu, mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này.
4. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học về tiếp công dân và năng lực tiếp công dân của Chủ tịch
UBND cấp xã.
Chương 2: Thực trạng năng lực tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp xã, huyện Ea
Súp, tỉnh Đắk Lắk..
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện năng lực tiếp công dân của Chủ tịch
UBND cấp xã, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ NĂNG LỰC TIẾP CÔNG DÂN
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về năng lực, năng lực quản lý
1.1.1.1. Khái niệm về năng lực
Năng lực là một khái niệm khá phức tạp và cũng được nhiều tác giả trình bày
dưới nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo Alan Speed “Năng lực là tập hợp thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, hành
vi và những tiêu chuẩn đủ để một người có thể thực hiện được vai trò công việc theo
đúng tiêu chuẩn đã đạt ra” [42]. Với cách tiếp cận này, tiêu chuẩn là một bộ phận
mới của năng lực ít được đề cập đến. Và như vậy, mỗi quốc gia hay tổ chức đều có thể
đưa ra những tiêu chuẩn cho những vai trò công việc khác nhau và tiêu chuẩn này
cũng có thể thay đổi. Việt Nam cũng thường quan tâm trước hết là tiêu chuẩn (nếu
là công chức, viên chức thường do pháp luật quy định). Và có thể tiêu chuẩn cũng
chứa đựng những thành tố năng lực chung nhất cho mọi vai trò công việc (chỉ theo
ngạch, chức danh,v.v.).
Các tổ chức quan tâm chủ yếu đến năng lực gắn với thực thi nhiệm vụ được
giao cho từng cá nhân- gọi chung là năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp được
cấu thành bởi 3 yếu tố :
1 . Kiến thức, hiểu biết về chuyên môn;
2 . Kỹ năng thực thi công việc được giao (mức độ thành thạo);
3 . Thái độ, cách ứng xử khi thực thi công việc.
“Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng
những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao”.
1.1.1.2. Năng lực quản lý
- Cơ sở để xác định năng lực quản lý
Năng lực quản lý gắn liền với những công việc hoạt động quản lý mà các nhà
quản lý và tập thể những nhà quản lý phải thực hiện.
- Các yếu tố xác định năng lực quản lý
6
+ Năng lực xây dựng và phát triển nhóm
+ Năng lực động viên nhân viên
+ Năng lực điều hành hoạt động (sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch
được) trao cho tổ chức (cục, vụ, viện,v.v.), tức quản lý việc thực thi nhiệm vụ được
giao cho tổ chức.
+ Năng lực quản lý sự thay đổi và đặt đúng mọi sự kiện đúng vào vị trí
+ Năng lực phối hợp với các bộ phận khác trong tổ chức nhằm tạo ra một tổ
chức lớn hơn thống nhất.
+ Năng lực tổ chức phối hợp hoạt động, cầu nối giữa đơn vị với các bộ phận
trong cơ cấu của tổ chức
+ Nhóm năng lực quyết định
+ Nhóm năng lực lãnh đạo
+ Nhóm Năng lực giải quyết vấn đề
+ Nhóm năng lực truyền thông, giao tiếp
Trong đề tài luận văn này chỉ tiếp cận ở 03 nhóm năng lực, đó là: Nhóm năng lực
lãnh đạo, nhóm năng lực giải quyết vấn đề, nhóm năng lực giao tiếp để nghiên cứu năng
lực tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp xã.
1.1.2. Khái niệm về tiếp công dân
1.1.2.1. Kiến nghị, phản ánh
Theo Luật Tiếp công dân năm 2013: “Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung
cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống
xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó”.
1.1.2.2. Khiếu nại
Theo Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán
7
bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
1.1.2.3. Tố cáo
Theo Luật Tố cáo năm 2011: “Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức,
cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”
1.1.2.4. Đối thoại
- Khái niệm và cơ sở pháp lý của đối thoại
Theo Đại từ điển tiếng Việt thuật ngữ "đối thoại" có hai nghĩa là:
“1. Nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau.
2. Bàn bạc, thương lượng trực tiếp giữa hai hay nhiều bên với nhau để giải quyết
các vấn đề tranh chấp.”
Theo Luật Tiếp công dân năm 2013: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân quy định tại Điều 4 đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật”.
Tiếp công dân bao gồm: Tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và
tiếp công dân đột xuất.
Như vậy:
+ Chủ thể: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định tại Điều 4, Luật Tiếp công
dân.
+ Đối tượng: Công dân có kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo.
+ Nội dung: Lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công
dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh theo quy định.
Từ các nội dung đã chỉ ra như trên, theo cách hiểu của tác giả, thì: “Tiếp công dân
là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp xúc, gặp gỡ công dân ở nơi quy
định để lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công
8
dân; đối thoại, giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo
đúng quy định pháp luật”
1.1.3. Khái niệm về UBND cấp xã và Chủ tịch UBND xã
1.1.3.1. Khái niệm về UBND cấp xã
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp
và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015) quy định nhiệm vụ và
quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.1.3.2. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã
- Cách thức hình thành chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã
+ Điều 36, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) quy định Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Điều 71, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (2015) quy định Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thị trấn là người đứng đầu Ủy ban nhân dân thị trấn và có các nhiệm vụ,
quyền hạn.
- Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Hệ thống tiêu chuẩn chung:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc
- Cần kiệm liêm chính
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị,
- Am hiểu và tôn trọng văn hóa, phong tục, tập quán
+ Hệ thống tiêu chuẩn cụ thể:
- Tuổi đời: không quá 45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ;
- Trình độ văn hóa: tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Lý luận chính trị: có trình độ trung cấp trở lên.
- Chuyên môn nghiệp vụ: có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ: Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước.
1.1.4. Năng lực của Chủ tịch UBND cấp xã
9
Năng lực Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là tập hợp các hệ thống kiến thức,
kỹ năng, phẩm chất và tác phong có thể thực hiện được vai trò công việc theo đúng
tiêu chuẩn đã đạt ra.
1.1.5. Khái niệm năng lực tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp xã
Năng lực t i ếp cô ng d ân củ a Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là khả năng
vận dụng linh hoạt các hệ thống kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và tác phong của Chủ tịch
UBND cấp xã trong hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ công dân ở nơi quy định, để lằng nghe,
tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân; đối thoại, giải
thích, hướng dẫn công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp
luật.
1.2. Những căn cứ pháp lý quy định chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp xã về tiếp công dân
- Điiều 16, 17, Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/ 2008;
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/ 2015;
- Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011.
- Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011.
- Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013.
Từ những nội dung về lý luận và căn cứ pháp lý nêu trên, chúng tôi mạnh dạn lựa
chọn và đề xuất một số tiêu chí về nội dung tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp xã
như sau:
+ Tiêu chí 1: Có kiến thức ( Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị - Hành chính, có kiến thức về Văn hóa các dân tộc, phong tục tập quán vùng,
miền).
+ Tiêu chí 2: Có các kỹ năng ( Nghe, nói, đọc, phân tích, đối thoại)
+ Tiêu chí 3: Có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, tôn trọng mọi
người.
+ Tiêu chí 4: Có bản lĩnh, có lập trường, khách quan, công tâm khi thực thi công
vụ.
1.3. Vai trò và sự cần thiết về năng lực tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp
xã trong hoạt động quản lý, điều hành chính quyền cấp cơ sở
10
- Tạo mối quan hệ gần gũi hơn giữa chính quyền cơ sở và người đứng đầu chính
quyền cơ sở với nhân dân, tạo sự đồng thuận trong giải quyết những vấn đề nảy sinh từ
cơ sở. Góp phần trực tiếp vào việc giải quyết tốt các quyền và lợi ích h ợ p p h á p
của người dân
- Năng lực tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp xã quyết địch chất lượng công tác
tiếp dân ở cơ sở, sẽ giúp các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền cơ sở tiếp thu
các kiến nghị, góp phần hoàn thiện các cơ chế quản lý, cải tiến tổ chức bộ máy hành
chính phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Năng lực tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp xã giúp các cơ quan nhà nước xử
sớm phát hiện, lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân, loại trừ các
hành vi vi phạm, bảo vệ sự công bằng, tính nghiêm minh của pháp luật, làm trong sạch
của bộ máy nhà nước.
- Năng lực tiếp công dân của chủ tịch UBND cấp xã gắn với việc cải cách nền hành
chính, giúp nhà nước điều chỉnh kịp thời các chính sách, các chế tài quản lý chưa phù
hợp hoàn thiện hơn, đồng thời đề ra những chính sách mới kịp thời, hiệu quả.
11
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TIẾP CÔNG DÂN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng –
an ninh huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Vị trí của huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh ĐăkLăk, cách trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuật 70 km theo đường tỉnh lộ 1.
Dân số của huyện tính đến cuối năm 2018 có khoảng 68 nghìn người, có 28 thành
phần dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,4%, mức giảm tỷ
lệ sinh 0,5‰.
An ninh chính trị cơ bản ổn định; thường xuyên xây dựng, điều chỉnh các phương
án, kế hoạch bảo vệ an ninh chính trị trong tình hình mới.
2.2. Đặc điểm đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea súp được thành lập năm 1977 theo Nghị định số 230/NĐ-CP ngày
30/8/1977 của Chính phủ;
Thực hiện Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, ngày 25/5/2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc Hội khóa 13, về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị
hành chính. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, toàn huyện Ea Súp có 10 đơn vị hành chính cấp xã,
gồm 9 xã và 1 Thị trấn. Trong đó, xã Khu vực I ( Thị trấn Ea Súp, xã Ea Bung ); xã khu
vực II ( Xã Cư M’Lan, xã Ea Lê ); xã Khu vực III ( xã Ya Tờ Mốt, Ea Rốk, Cư K’Bang,
Ia J’Lơi, Ia Lốp, Ia R’Vê ).
Phân loại đơn vị hành chính cấp xã:
- Xã loại I: Gồm 6 xã ( Ia Lốp, Ia R’Vê, Ia J’Lơi, Ea Bung, Ea Lê, Ea Rốk )
- Xã loại II: Gồm 4 xã ( Thị trấn Ea Súp, Cư K’ Bang, Cư M’Lan, Ya Tờ Mốt ).
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp xã
trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Để có cơ sở đánh giá thực trạng năng lực tiếp công dân đối với chủ tịch UBND cấp
xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tác giả đã tiếp cận nguồn dữ liệu bằng 2 cách, đó là:
12
- Cách tiếp cận 1: Lấy số liệu trên cơ sở báo cáo đánh giá kết quả tiếp công dân
và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (nguồn: theo báo cáo Tổng kết từ năm 2016 đến
2018 của UBND huyện Ea Súp);
- Cách tiếp cận 2: Phiếu khảo sát
+ Lá phiếu khảo sát đối với Chủ tịch UBND (LP1) các xã trên địa bàn huyện Ea
Súp. Số lượng phiếu phát ra là 10 phiếu. Số phiếu thu về là 10 phiếu.
Thời gian thực hiện: Từ 19/11 đến 07/12/2018
+ Lá phiếu khảo sát dùng cho đối tượng là các công dân (LP2) đã đến UBND các
xã trên địa bàn huyện Ea Súp để giải quyết công việc và đăng ký được chủ tịch UBND
xã tiếp dân. Số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu. Số phiếu thu về 96 phiếu.
Thời gian thực hiện: Từ 19/11 đến 07/12/2018
Căn cứ sổ theo dõi tiếp công dân của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ea
Súp, từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2018, có thể thấy về cơ bản các nguyện
vọng, kiến nghị chính đáng của nhân dân đã được tiếp thu, giải quyết, tuy nhiên hiệu
quả chưa cao; số lượt công dân đến chính quyền kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo
những năm gần đây vẫn còn nhiều, vẫn có tình trạng khiếu nại đông người, vượt cấp.
Các vụ việc phức tạp, kéo dài vẫn chưa được giải quyết triệt để. Một phần, do công dân
chưa nắm được chính sách, pháp luật của nhà nước nên có nhiều vướng mắc. Mặt khác,
chủ tịch UBND xã ở một số địa phương chưa thực sự phát huy hết tinh thần, trách
nhiệm, còn tư tưởng xem nhẹ công tác tiếp công dân, năng lực tiếp công dân giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân còn hạn chế, cụ thể; có những vụ
việc với tính chất, mức độ không phức tạp nhưng để trì trệ, kéo dài, giải quyết không
dứt điểm.
2.4. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
2.4.1. Ưu điểm
- Công tác tiếp công dân được Chủ tịch UBND các xã xác định là nhiệm vụ chính
trị quan trọng, mang tính lâu dài và quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
công tác này ở cơ sở.
- Công tác phối hợp giữa chính qyền cấp xã với các cơ quan chuyên môn đã được
quan tâm hơn, góp phần giải quyết kịp thời đơn, thư của công dân.
13
- Tinh thần trách nhiệm, năng lực giải quyết công việc của đội ngũ Chủ tịch
UBND cấp xã và công chức kiêm nhiệm công tác tiếp công dân được nâng lên..
2.4.2. Hạn chế
- Thứ nhất: Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp công dân
chưa được quan tâm đầu tư xây dựng và trang bị.
- Thứ hai: Việc phân công công chức kiêm nhiệm công tác tiếp công dân không có
nhiều sự lựa chọn; không được đào tạo, trang bị kiến thức chuyên môn sâu để có thể
nắm bắt và xử lý thông tin chính xác.
- Thứ ba: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị của Chủ tịch
UBND được đào tạo thiếu đồng bộ, chắp vá, ít được tham gia bồi dưỡng các ký năng
cần thiết.
- Thứ tư: Công chức các bộ phân chuyên môn có liên quan khi được giao xác minh
đơn, thư, kiến nghị phản ánh còn lúng túng.
- Thứ năm: Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương chậm phát triển, dân trí thấp,
nhiều thành phần dân tộc. Các thế lực thù địch không từ bỏ ý định chống phá, lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhận thức pháp luật của người dân bị hạn chế, chúng kích
động, quấy rối, xúi giục, lôi kéo người dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tụ tập đông
người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội trên địa bàn huyện.
- Thứ sáu: Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương còn buông
lỏng, để xảy ra nhiều sai phạm nhưng không phát hiện hoặc phát hiện chậm.
- Thứ bảy: Các chế tài xử lý các sai phạm thẩm quyền của cấp xã chỉ dừng lại ở
phạt vi phạm hành chính, buộc công dân tự giác khắc phục vi phạm, dẫn đến việc chấp
hành nộp phạt xong lại tiếp tục vi phạm, chưa đảm bảo tính răn đe của pháp luật.
- Thứ tám: Việc lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng triển khai các dự
án còn chậm, chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân khi đã giao đất
để thực hiện dự án mà chưa được chi trả bồi thường theo quy định.
- Thứ chín: Công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa được quan tâm đúng
mức; việc đánh giá tác động môi trường của các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất
chưa sát với thực tế triển khai sản xuất; ý thức của công dân trong chăn nuôi tại gia đình
chưa cao.
14
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Một là, Hệ thống văn bản Luật và văn bản dưới luật ở một số lĩnh vực như đất
đai; Tín ngưỡn, tôn giáo; quản lý, bảo vệ và phát triển rừngthiếu tính ổn định. Chưa
có chế tài xử lý các vi phạm đảm bảo sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật.
Cụ thể, Hiện nay chưa có nghị định hướng dẫ xử phạt vi phạm hành chính đối với
lĩnh vực Tín ngưỡng, tôn giáo. Trong khi đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phức tạp, dễ
bị lợi dụng.
- Hai là, Là địa phương thực hiện chính sách đón dân “ Kinh tế mới” và dân “ Di
cư tự do ngoài kế hoạch”, nên phần lớn các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai,
có vụ việc trải qua nhiều thời kỳ thực hiện chính sách đất đai, hồ sơ tài liệu liên quan
vừa thiếu ( thực hiện cấp đất cho nhân dân nhưng không có quyết định cấp đất) hệ
thống bản đồ hoàn công khai hoang, bản đồ dải thửa, sổ mục kê, sổ địa chính thiếu
chính xác nên có nhiều vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai kéo dài mà không thể
giải quyết.
- Ba là, Chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, gắn với
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa có; nên có công dân lợi dụng gửi đơn thư
khiếu nại, tố cáo nhằm làm giảm uy tín đối với cán bộ, công chức, nhưng không có
chứng cứ liên quan.
- Bốn là, Giao thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường cho Chủ tịch
UBND cấp xã. Nhưng không trang bị máy móc, thiết bị đánh giá mức độ ô nhiễm,
không bố trí nguồn kinh phí để quy hoạch, thu gom và xử lý rác thải
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Một là, Chủ tịch UBND một số xã vẫn chưa xác định được tiếp công dân
là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả trong tiến trình cải cách nền hành chính
nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, phát huy quyền dân chủ của công dân.
- Hai là, Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị đối với
Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chưa được quan tâm đào tạo xứng tầm chức trách,
nhiệm vụ được giao.
15
- Ba là, Chưa chủ động phối hợp, phát huy sức mạnh hệ thống chính trị của địa
phương trong việc tiếp công dân, gắn với giải quyết đơn thư của công dân; một số địa
phương tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các Hội, đoàn thể chưa thực sự vào cuộc trong
việc vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước; chưa chủ động thực hiện tuyên truyền, vận động
nhân dân, còn né tránh, ngại va chạm.
- Bốn là, Kiến thức của Chủ tịch UBND xã về văn hóa, phong tục tập quán các
vùng miền, các dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Không tìm được tiếng nói chung khi
tiếp công dân.
- Năm là, Lịch sử để lại nhiều bất cập, nhiều sai phạm luật đất đai dẫn đến việc thu
hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân không được thỏa đáng ( Cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thường sai lệch so với thực địa, cấp đất lấn ra hết hành
lang an toàn giao thông...).
- Sáu là, Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân ở một
số địa phương chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; phương pháp tuyên truyền nghèo
nàn, chưa hấp dẫn để thu hút người nghe, nội dung tuyên truyền chưa phù hợp với tình
hình mới; dẫn đến khả năng hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của công
dân còn hạn chế.
- Bảy là, Chưa được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối
thoại dành riêng cho thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân.
16
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NĂNG LỰC TIẾP CÔNG DÂN CỦA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Quan điểm, nhận thức đối với Chủ tịch UBND xã về tiếp công dân
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống
chính trị. Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, phát huy tinh thần Chỉ thị số
35/CT-TƯ ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Chỉ thị số 14/CT-
TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong thời gian tới. Do vậy, Chủ tịch
UBND cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp cần phải có quan điểm, nhận thức đúng đắn về
tiếp công dân:
- Nhận thức đúng đắn và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị, Kết
luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ, Chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; thể hiện vai trò lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền, giám sát của Hội
đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phát huy
vai trò giám sát trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức tốt công tác tiếp công dân, triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Tiếp
công dân năm 2013. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, người đứng đầu cơ quan, đơn vị
phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân theo quy định, dành thời gian thích đáng trực
tiếp gặp và đối thoại với dân, lắng nghe dân, thực sự “gần dân, hiểu dân”, kịp thời giải
quyết đúng chính sách, pháp luật những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn rà soát, thống kê những vụ việc khiếu
nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, có kế hoạch cụ thể để phối hợp với các ngành
chức năng của huyện tập trung giải quyết dứt điểm.
17
- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thanh tra
huyện, Công an huyện và các phòng ban chuyên môn của huyện để giải quyết tình trạng
công dân tập trung khiếu nại, tố cáo đông người.
- Tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm cán bộ, công chức công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, yếu kém, xử lý
nghiêm minh cá nhân, tổ chức vi phạm.
3.2. Giải pháp hoàn thiện năng lực tiếp công dân của Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Tác giả đề xuất các giải pháp như sau:
- Một là, Tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp xã.
- Hai là, Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn
trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước
- Ba là, Xây dựng khung năng lực đối với chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
xã trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
- Bốn là, Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch nguồn Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp xã gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng
- Năm là, Phối hợp, phát huy sức mạnh hệ thống chính trị của đị phương trong việc
tiếp công dân, gắn với giải quyết đơn thư, phòng chống tham nhũng.
- Sáu là, Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất tại trụ sở tiếp công dân
- Bảy là, Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tám là, Thường xuyên kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
trong công tác tiếp công dân.
- Chín là, Giải pháp ngăn ngừa công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để thực
hiện mục đích riêng
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nang_luc_tiep_cong_dan_cua_chu_tich_uy_ban.pdf