CHưƠNG 2
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU TUYẾT LẠC RỪNG VÀ LÍNH TRẬN QUA HÌNH
TưỢNG NGưỜI KỂ CHUYỆN
2.1. HÌNH TưỢNG NGưỜI KỂ CHUYỆN
2.1.1. Người kể chuyện ngôi thứ nhất
Người ngôi thứ nhất đóng vai trò chủ đạo trong tiểu thuyết Lạc
rừng và Lính trận. Đây là cách kể mang đậm tính tự truyện. Hơn nữa
ngôi kể này cũng phù hợp với câu chuyện kể về kí ức. Người kể
chuyện ngôi thứ nhất trong Lạc rừng và Lính trận vừa là người kể
chuyện, vừa là người tiêu điểm hóa. Khi chuyển đổi từ ngôi thứ nhất
số ít sang ngôi thứ nhất số nhiều, nhà văn muốn làm tăng thêm tính
trung thực, khách quan cho lời kể. Bởi có nhiều người “làm chứng”
cho câu chuyện. Hình thức ngôi kể này cũng chi phối đến kết cấu,
ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện. Khó khăn mà nhà văn cần xử lí là
sự hạn chế trường nhìn.
2.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ ba
Sử dụng hình thức kể chuyện ngôi thứ ba là một trong những
thủ pháp mở rộng trường nhìn cho người kể chuyện. Về cơ bản,
người kể chuyện ngôi thứ ba trong Lạc rừng và Lính trận luôn gắn
với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ở Lạc rừng, người kể chuyện
ngôi thứ ba rất ít. Trong Lính trận thì nhiều hơn, nên câu chuyện của
họ cũng có bề dày nhất định. Qua lời người kể chuyện ngôi thứ ba,
có nhiều điều được “bật mí”. Hầu hết các câu chuyện ấy đều thuộc
“vùng cấm” cả. Trung Trung Đỉnh đã đụng đến những vấn đề nhạy
cảm văn học trước đây hay né tránh, vì người cầm bút dễ bị “thổi
còi” khi đề cập đến chúng. Đó là một cái nhìn giải thiêng.
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh qua Lạc rừng và Lính trận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị Hồng Duyên,
học viên cao học của Đại học Vinh, đã chọn đề tài Tiểu thuyết Trung
Trung Đỉnh trong thời kì đổi mới để nghiên cứu. Hai tác giả này đã
khảo sát khá kĩ hầu hết các tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.
Năm 2010, Nguyễn Văn Thiện thực hiện đề tài Đặc điểm tiểu
thuyết Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh (luận văn thạc sĩ, Đại học
Vinh). Năm sau, từ một góc nhìn khác, Đặng Thị Đức Vui cũng
nghiên cứu Lạc rừng trong đề tài Văn hóa và con người Tây Nguyên
trong Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh (luận văn thạc sĩ, Đại học Đà
Nẵng). Hai tác giả này đã nghiên cứu Lạc rừng theo chiều sâu.
Qua các luận văn nói trên, chúng tôi nhận thấy, một mặt, tiểu
thuyết Trung Trung Đỉnh luôn có sức hút nhất định với các nhà
nghiên cứu, phê bình, với các học viên cao học. Các tác giả đã có
gắng soi chiếu tiểu thuyết của ông từ nhiều góc nhìn khác nhau và có
những kiến giải khá thú vị. Mặt khác, các tác giả hoặc là thiên về tìm
hiểu diện rộng mà thiếu chiều sâu (nghiên cứu nhiều tiểu thuyết cùng
một lúc, hay kết hợp tìm hiểu tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh với các
tiểu thuyết của những tác giả khác trong cùng thời kì), hoặc ngược
lại, chỉ tập trung nghiên cứu một tác phẩm, nhất là Lạc rừng. Dù có
5
đắp đổi qua lại cho nhau, các luận văn ấy vẫn để trống tiểu thuyết
Lính trận (Điều này cũng xuất phát từ một lí do khách quan: Lính
trận là tác phẩm mới được Trung Trung Đỉnh trình làng, sự thẩm
thấu của độc giả vẫn chưa sâu). Trong khi đó, theo cách nhìn của
chúng tôi, Lạc rừng và Lính trận là hai mảnh ghép khác nhau của
một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc chiến tranh. Chính mối quan hệ
máu thịt ấy, nghiên cứu chúng đồng thời với nhau sẽ hợp lí hơn.
Tất cả các bài báo, luận văn kể trên, không nhiều thì ít, không
trực tiếp thì gián tiếp, đã đề cập đến vấn đề nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết Trung Trung Đỉnh, nhất là trong tác phẩm Lạc rừng. Nhưng
chưa một công trình nào đặt ra vấn đề nghiên cứu nghệ thuật tự sự
một cách hệ thống. Tuy vậy, những bài viết, luận văn ấy đều trở
thành những gợi ý đáng quý, sẽ hỗ trợ tích cực cho chúng tôi trong
quá trình thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong hai tiểu
thuyết Lạc rừng và Lính trận.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ giới hạn tìm hiểu nghệ thuật tự sự thông qua các
yếu tố cốt lõi:hình tượng nhân vật người kể chuyện, kết cấu cốt
truyện, ngôn ngữ và giọng điệu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp, Phương pháp tiếp cận hệ
thống, Phương pháp so sánh.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn có mấy đóng góp sau: Phát hiện nét riêng trong bút
pháp sáng tạo của một nhà văn; cho thấy được sự vận động và phát
6
triển của tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuyết truyền thống; cung
cấp thêm tài liệu tham khảo tình hình văn học nói chung và văn xuôi
Việt Nam, nói riêng đang diễn ra hiện nay.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo; phần nội dung của luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1. Vài nét về nhà văn Trung Trung Đỉnh và tiểu
thuyết của Trung Trung Đỉnh.
Chương 2. Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lạc rừng và
Lính trận qua hình tượng người kể chuyện.
Chương 3. Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lạc rừng và
Lính trận qua kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.
7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
VÀI VÉT VỀ NHÀ VĂN TRUNG TRUNG ĐỈNH
VÀ TIỂU THUYẾT TRUNG TRUNG ĐỈNH
1.1. VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN TRUNG TRUNG ĐỈNH
1.1.1. Từ ngƣời “lính trận” đến nhà văn
Trung Trung Đỉnh tên thật là Phạm Trung Đỉnh, sinh năm
1949, người Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 18 tuổi, ông vào bộ đội.
Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với Tây Nguyên. Vốn hiểu biết
phong phú về mảnh đất, con người Tây Nguyên là tiền đề quan trọng
cho những sáng tác của ông sau này. Là một người có tình yêu và
năng khiếu văn chương, lại được đào chuyên nghiệp, Trung Trung
Đỉnh sớm khẳng định được chỗ đứng của mình trên văn đàn với năm
tập truyện ngắn, bảy tiểu thuyết được xuất bản. Ngoài ra ông cũng
viết thơ, trường ca và kịch bản phim Ông là Hội viên Hội nhà văn
Việt Nam, được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ
thuật năm 2007. Hiện nay ông sống tại Hà Nội, là Giám đốc Nhà
xuất bản Hội nhà văn và vẫn tiếp tục sáng tác.
Trung Trung Đỉnh rất chịu khó trau dồi kiến thức, vốn sống và
rèn luyện ngòi bút của mình. Trước sau, ông vẫn trung thành với lối
viết mang đậm tính hiện thực của mình.
1.1.2. Hành trình tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh
Thành danh từ truyện ngắn, Trung Trung Đỉnh đến với tiểu
thuyết khá thuận lợi. Chính tiểu thuyết giúp ông mở rộng trường
nhìn và phạm vi phản ánh hiện thực, tái hiện cuộc sống toàn diện,
sâu sắc, đa chiều hơn. Ông tỏ ra khá nhạy bén trong việc nắm bắt và
phản ánh hiện thực đời sống phức tạp. Nhưng đề tài ưa thích nhất,
8
ám ảnh ông nhiều nhất chính là chiến tranh và Tây Nguyên. Chính
nó đã đem lại cho ông những giải thưởng cao quý. Các tiểu thuyết
của Trung Trung Đỉnh có mối liên hệ máu thịt với nhau, nhất là Lạc
rừng và Lính trận. Người đọc có cảm giác, các tác phẩm riêng lẻ là
một phần của tác phẩm lớn hơn.
1.1.3. Quan niệm sáng tác của Trung Trung Đỉnh
Thứ nhất, nhà văn phải và chỉ làm công việc của nhà văn,
không được làm thay công việc của người khác. Điều cốt tử của nhà
văn là viết, là sáng tạo và hư cấu. Nhưng cũng không được làm văn
quá vì sẽ phản văn”. Muốn làm đúng công việc của người sáng tác,
nhà văn phải luôn giữ được bản lĩnh, lập trường, nhân cách của
mình. Cái khó nhất của nhà văn là “giữ cho mình đừng trượt” trong
cuộc sống thường nhật, trong ngòi bút và trượt về nhân cách của
người cầm bút.
Thứ hai, yêu cầu quan trọng nhất đối với nhà văn là sự trung
thực. Trung thực trong lối sống và khi viết. Sống thế nào, nghĩ thế
nào, thấy thế nào thì viết thế đó. Trung thực cũng có nghĩa là nói
được chiều sâu, đúng bản chất của sự thật, không phải khơi khơi, hời
hợt bên ngoài. Trung thực còn ở cách dùng ngôn ngữ thô mộc, trần
trụi, để đưa văn học đến gần với cuộc sống. Sự trung thực trong lối
viết không đối lập với việc “làm văn”.
Thứ ba, nhà văn phải là người không ngừng khát vọng, không
được bằng lòng, thỏa mãn với những gì đã có. Nhà văn phải không
ngừng trau đồi, học và nỗ lực vượt qua chính mình. Ông từng
nói:“Tác phẩm nào cũng quan trọng đối với tôi. Và tác phẩm quan
trọng nhất tôi vẫn còn chưa viết ra”. Hướng tới một tác phẩm có
giá trị hơn, người cầm bút phải viết rất cẩn trọng. Nhà văn cũng nên
cố gắng viết sao cho những vấn đề đặt ra phải có ý nghĩa với muôn
đời, chứ không phải một thời.
9
Ba luận điểm chưa phải là tất cả những gì Trung Trung Đỉnh
muốn nói. Nhưng qua đó, có thể thấy nhà văn này có suy nghĩ tích
cực về việc sáng tác văn chương.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT TRUNG
TRUNG ĐỈNH
1.2.1. Một lối viết cô đúc ngắn gọn mà sâu sắc
Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh thường có quy mô vừa và nhỏ,
từ hơn một trăm trang đến dưới ba trăm trang. Số lượng nhân vật hạn
chế. Những câu chuyện trong tác phẩm cũng rất vụn vặt, đời thường.
Nhưng tiểu thuyết của ông lại có “sức chứa lớn về dung lượng, một
độ mở về cấu trúc, một sức nổ về tư tưởng nghệ thuật” (Bùi Việt
Thắng). Đó là bức tranh đời sống rất bề bộn của một xã hội thu nhỏ
với nhiều loại người khác nhau, với những quan niệm sống khác
nhau.
Tiểu thuyết của ông cũng phản ánh cơ chế xã hội lỗi thời, lạc
hậu với nhiều tệ nạn, khiến bao nhiêu người phải điêu đứng, khổ sở.
Trong xã hội ấy, tất cả mọi chuẩn mực đều đảo lộn đến thảm hại.
Nếp sống gia đình cũng đảo điên. Đồng tiền lên ngôi và trở thành
thước đo giá trị.
Tác phẩm của ông có khả năng khơi gợi nhiều vấn đề lớn lao
về cuộc sống và con người để độc giả suy ngẫm. Khép lại các trang
văn, người đọc vẫn không nguôi day dứt. Ngắn mà sâu, đó là một
trong những thế mạnh của tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh vậy. Chúng
ta sẽ thấy rõ thêm điều này ở những phần sau.
1.2.2. Đậm chất văn hóa Tây Nguyên
Rất nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết của ông viết về vùng đất
Tây Nguyên. Điều quan trọng là, những tác phẩm của Trung Trung
Đỉnh đã nói được cái hồn cốt, cái đặc sắc của văn hóa, con người nơi
10
đây. Đó là những con người mang vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên, bộc
trực của những con người chưa hề bị tác động bởi làn sóng “văn
minh”. Chính những con người ấy đã tạo nên những nét văn hóa vô
cùng độc đáo như uống rượu, âm nhạc, lễ hội... Trong các lễ hội, tất
cả những thứ đó sẽ hòa vào nhau thành một khối. Nó quyến rũ người
ta đến nỗi có cảm giác như trên đời này chẳng có gì tồn tại, chẳng có
gì đáng quan tâm ngoài chúng.
Trung Trung Đỉnh kể bằng lời văn tự nhiên. Hình như tất cả đã
có sẵn trong người ông, cứ thế chảy tràn trên trang giấy. Trang văn
của ông kết hợp được vẻ đẹp giữa sử thi và đời thường. Rõ ràng đã
có một vùng thẩm mỹ Tây Nguyên trong tác phẩm của nhà văn này.
1.2.3. Chiến tranh và ngƣời lính, nỗi ám ảnh không nguôi
a. Ngẫm về chiến tranh
Trung Trung Đỉnh viết chiến tranh như một sự hối thúc của
trách nhiệm, như một hành động trả nợ cho các đồng đội. Chiến
tranh cũng là một chất thử để định giá con người. Nói đến chiến
tranh là nói đến sự tàn phá và hủy diệt: tàn phá thiên nhiên, làm cuộc
sống con người điêu linh. Chiến tranh – nguy hại và đáng sợ hơn,
còn phá hủy nhân cách từ bên trong. Từ một người trong sáng, hồn
nhiên, nhân bản, chiến tranh sẽ làm chấn thương nghiêm trọng về
mặt tinh thần, sự sa đọa về nhân cách, biến con người ích kỉ tàn ác.
Đó là lời tố cáo sâu sắc sự tàn bạo của chiến tranh.
b. Nghĩ về người lính
Trong tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, ngoài người chỉ huy, du
kích, người “lính trận” là hình tượng trung tâm. Đó là những người
lắm tài nhiều tật, tuy bồng bột, nông cạn, non nớt nhưng vẫn giữ
được vẻ đẹp truyền thống của người vệ quốc. Sự khốc liệt của hoàn
cảnh sống càng làm cho những người lính trẻ yêu thương, gắn bó, sẻ
11
chia với nhau hơn. Đó là những tình cảm chân thành, cao đẹp, đồng
cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi của người Việt Nam.
Bước ra khỏi cuộc chiến, những người lính của Trung Trung
Đỉnh, không kiểu này thì kiểu khác, đều là những người khù khờ
trong cuộc sống thời bình. Ngay những người có cấp bậc cao nay lại
bằng lòng với cuộc sống độ nhật của những thường dân. Cuộc sống
thời bình trở nên quá sức với những người từng là lính. Trách nhiệm
là do chiến tranh, do thời cuộc hay do chính họ? Có lẽ là tất cả! Có
cái gì đó xót xa, day dứt trên trang văn của Trung Trung Đỉnh. Đằng
sau đó chính lời đánh động, thức tỉnh nhân tâm. “Những gì thuộc về
người lính” phải được ghi nhớ và tri ân.
12
CHƢƠNG 2
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG
TIỂU TUYẾT LẠC RỪNG VÀ LÍNH TRẬN QUA HÌNH
TƢỢNG NGƢỜI KỂ CHUYỆN
2.1. HÌNH TƢỢNG NGƢỜI KỂ CHUYỆN
2.1.1. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất
Người ngôi thứ nhất đóng vai trò chủ đạo trong tiểu thuyết Lạc
rừng và Lính trận. Đây là cách kể mang đậm tính tự truyện. Hơn nữa
ngôi kể này cũng phù hợp với câu chuyện kể về kí ức. Người kể
chuyện ngôi thứ nhất trong Lạc rừng và Lính trận vừa là người kể
chuyện, vừa là người tiêu điểm hóa. Khi chuyển đổi từ ngôi thứ nhất
số ít sang ngôi thứ nhất số nhiều, nhà văn muốn làm tăng thêm tính
trung thực, khách quan cho lời kể. Bởi có nhiều người “làm chứng”
cho câu chuyện. Hình thức ngôi kể này cũng chi phối đến kết cấu,
ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện. Khó khăn mà nhà văn cần xử lí là
sự hạn chế trường nhìn.
2.1.2. Ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba
Sử dụng hình thức kể chuyện ngôi thứ ba là một trong những
thủ pháp mở rộng trường nhìn cho người kể chuyện. Về cơ bản,
người kể chuyện ngôi thứ ba trong Lạc rừng và Lính trận luôn gắn
với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ở Lạc rừng, người kể chuyện
ngôi thứ ba rất ít. Trong Lính trận thì nhiều hơn, nên câu chuyện của
họ cũng có bề dày nhất định. Qua lời người kể chuyện ngôi thứ ba,
có nhiều điều được “bật mí”. Hầu hết các câu chuyện ấy đều thuộc
“vùng cấm” cả. Trung Trung Đỉnh đã đụng đến những vấn đề nhạy
cảm văn học trước đây hay né tránh, vì người cầm bút dễ bị “thổi
còi” khi đề cập đến chúng. Đó là một cái nhìn giải thiêng.
13
2.2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
2.2.1. Điểm nhìn cận cảnh
Đó là điểm nhìn của người người kể chuyện trực tiếp tham gia
câu chuyện. Mọi sự việc, con người đều được nhìn ở cự li gần nhất
và được kể chân thực. Mọi lời kể sai đều bị “đính chính”, mọi lời
“bốc phét” đều bị đối thoại để câu chuyện được nhìn chân thực nhất.
Sự thực từ điểm nhìn cận cảnh này là những điều mà văn học trước
đây thường né tránh. Dùng điểm nhìn này, người kể chuyện sẽ
hướng đến khía cạnh đời thường và những con người trong cuộc
chiến ấy. Nhờ đó, các nhân vật trong tác phẩm hiện lên gần gũi, chân
thực, sống động hơn, Người hơn. Đó là một trong những điểm khác
biệt cơ bản của văn học hai thời kì trước và sau đổi mới.
Như vậy, từ điểm nhìn cận cảnh, nhà văn đã thể hiện cái nhìn
giải thiêng chiến tranh và con người. Cái nhìn sử thi đã được thay
bằng cái nhìn hiện thực. Đó là cái nhìn xét lại cần thiết trên tinh thần
hợp lí hơn.
2.2.2. Điểm nhìn thời gian
Điểm nhìn thời gian được biểu hiện ở hai dạng thức là điểm
nhìn hiện tại và điểm nhìn kí ức. Điểm nhìn hiện tại là điểm nhìn
trực tiếp ngay lúc sự việc xảy ra. Điểm nhìn kí ức là điểm nhìn có độ
lùi thời gian. Nó biểu hiện ở hai phương diện. Đó là dùng kí ức để
xét lại sự việc và cách hành xử trước đây, hoặc là dùng điểm nhìn kí
ức để nhìn một sự việc khác đã xảy ra trong quá khứ. Với điểm nhìn
kí ức thứ nhất, cùng một sự việc, nhưng được nhìn hai lần bởi cùng
một người. Sự đối lập giữa điểm nhìn hiện tại và điểm nhìn kí ức cho
thấy hai con người trong một con người. Đây chính là một trong
những cách xây dựng con người tự ý thức. Hình thức điểm nhìn kí
ức thứ hai là người kể chuyện đứng ở hiện tại để kể về một việc khác
đã xảy ra trong quá khứ bằng hồi ức của mình. Kí ức này có thể xuất
hiện theo quy luật liên tưởng. Cũng có khi, dòng kí ức hiện về một
14
cách ngẫu nhiên, hoặc thông qua ước mơ. Kí ức sẽ đưa người kể
chuyện về với quê hương, người thân. Đây chính là chỗ dựa tinh
thần để họ có thêm sức mạnh đương đầu với thử thách gian nguy.
2.2.3. Điểm nhìn không gian
Tổ chức điểm nhìn không gian cũng là cách mở rộng trường nhìn
cho người kể chuyện. Nhà văn tạo tình huống cho người kể chuyện “lạc”
vào không gian khác để nhìn cuộc chiến từ những người du kích như ở
Lạc rừng, hay để cho người kể chuyện chỉ đóng vai người lính trơn, rồi
“bốc” anh ta từ trên mặt trận về “phía sau” làm thu dung, hay “lạc” vào
làng du kích như trong Lính trận. Người du kích và cuộc sống, chiến đấu
của họ được nhìn cận cảnh, cụ thể, chính xác hơn. Cuộc chiến tranh cũng
được nhìn cận cảnh từ “hậu trường”. Ngoài ra, bằng cách này, nhà văn
còn tạo ra được cuộc va chạm giữa các nền văn hóa cũng như có điều
kiện nhìn người lính đối phương hợp lí hơn. Điểm nhìn không gian cũng
có ý nghĩa nhất định trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm; giúp cho cuộc
chiến được nhìn đa chiều hơn. Nó cũng giúp ta thấy được một vẻ đẹp
khác của người lính.
2.2.4. Sự phối hợp các điểm nhìn trần thuật
Trong Lạc rừng và Lính trận, Trung Trung Đỉnh sử dụng kết
hợp nhiều loại điểm nhìn trần thuật khác nhau. Có khi cùng một sự
việc, nhưng được nhìn ở hai thời điểm khác nhau bởi một người kể
chuyện. Có khi đang nhìn sự việc ở thời điểm hiện tại, bằng sự liên
tưởng, hồi ức, người kể chuyện lại chuyển điểm nhìn sang một sự
việc khác tương tự. Cũng có khi cùng một sự việc, nhưng lại được
nhìn bởi hai hình thức người kể chuyện khác nhau Sự phối hợp
các điểm nhìn giúp cho người đọc thấy con người đang “lớn” hơn về
suy nghĩ. Người ta chín chắn hơn khi xét đoán mình hay người khác.
Quan trọng hơn, sự kết hợp nhiều điểm nhìn trần thuật cho thấy,
cuộc sống và con người luôn được nhìn đa chiều.
15
CHƢƠNG 3
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG LẠC RỪNG VÀ LÍNH TRẬN
QUA TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU
3.1. TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN
3.1.1. Tổ chức cốt truyện ngộ nhận – vỡ lẽ
Thông thường, mỗi tác phẩm đều có một cách tổ chức cốt
truyện khác nhau. Nét chung nổi bật về tổ chức kết cấu cốt truyện
của Lạc rừng và Lính trận là kiểu cốt truyện khám phá.
Trong Lạc rừng, cốt truyện xoay quanh tình huống “lạc rừng”
không ngờ của người lính trẻ miền Bắc. Lần theo lời kể của nhân vật
chính duy nhất, người đọc sẽ lần lượt cùng anh ta khám phá ra những
điều mới mẻ chưa từng trải qua trong đời. Trước một sự việc, Bình
tưởng nó thế này, nhưng kết cục thì hoàn toàn khác. Gần như không
có một điều gì diễn ra đúng như Bình nghĩ. Vì vậy, Cốt truyện Lạc
rừng có thể gọi tên cụ thể hơn là ngộ nhận – vỡ lẽ. Mỗi lần “vỡ lẽ” là
một lần khám phá ra một điều mới về cuộc sống, chiến đấu và văn
hóa, con người Tây Nguyên, về con người và nền văn hóa xa lạ, và
về chính mình. Cũng là cốt truyện khám phá, nhưng ở Lính trận có
sự khác biệt nhất định. Những khám phá của Bỉnh là sự khám phá về
chiến tranh và những người lính trong cuộc chiến tranh ấy. Có điều,
khác với Bình, tâm thế của Bỉnh chủ động hơn.
Là câu chuyện của những người lính trận, nhưng được kể
nhiều nhất là những câu chuyện về cái ăn cái uống, về đời sống tình
cảm, nhất là tình yêu. Đây là câu chuyện kể ít gặp trong những tác
phẩm viết về chiến tranh. Tất nhiên, bên cạnh những ham muốn đó,
nhà văn vẫn cho thấy được những phẩm tốt đẹp của những người
16
lính trận. Vậy thì những ham muốn tự nhiên của họ không có gì là
xấu, là đáng trách, cũng chẳng cần phải né tránh.
3.1.2. Tổ chức cốt truyện song tuyến
Để phù hợp với cốt truyện khám phá như nói trên, cốt truyện
của cả Lạc rừng và Lính trận đều được nhà văn tổ chức thành hai
tuyến song song. Tuyến chính và tuyến phụ. Tuyến chính được kể
theo trình tự thời gian. Tuyến phụ thì theo mạch tâm lí – liên tưởng.
Hai cách kể đó đan xen vào nhau. Một bên là lôgic, chặt chẽ; một
bên là tùy hứng, xộc xệch, lỏng lẻo. Hai mạch truyện đan cài, nương
tựa nhau để tạo nên tính thống nhất trong toàn tác phẩm. Ở đây chính
tuyến phụ mới đóng vai trò chính tạo nên giá trị nội dung, tư tưởng
của tác phẩm. Tuyến chính chỉ là cái nền cho các sự kiện tồn tại, cái
cớ để các câu chuyện trong tuyến phụ nảy sinh.
Như vậy, đã có một sự đảo lộn vai trò, giá trị. Tuyến chính lại
có vai trò phụ và ngược lại. Đó là kiểu kết cấu giải trung tâm, đẩy
trung tâm ra khu vực ngoại biên, từ chối các đại tự sự để quan tâm
đến các vấn đề tiểu tự sự. Những mảnh kí ức, những ham muốn hàng
ngày của người lính trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn.
Chiến tranh vì thế được nhìn từ góc độ đời thường của mỗi cá nhân.
Đây là một nét đặc trưng của văn học hiện đại.
3.1.3. Cốt truyện mảnh ghép
Từ mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa Lạc rừng và Lính trận,
chúng ta thấy, mỗi tác phẩm như là một “mảnh” lớn được ghép lại
với nhau để góp phần tạo nên một tác phẩm lớn hơn. Vì có rất nhiều
nhân vật, tình tiết, sự việc trong hai tác phẩm trùng nhau hay từa tựa
nhau. Chuyện của Bình chẳng khác gì chuyện của Bỉnh khi anh theo
Chuốt vào làng nhận cơm và muối. Có chăng, một bên là thụ động
17
lâm vào tình huống ấy, một bên là người thực hiện nhiệm vụ được
phân công; một bên là kể chi tiết, cụ thể, một bên là kể tóm lược.
Dùng cách ghép như thế, Trung Trung Đỉnh muốn nhìn chiến
tranh một cách toàn diện, đầy đủ hơn, với những phương diện khác
nhau. Ghép hai tiểu thuyết lại, chúng ta có một bức tranh hoàn thiện
về cuộc sống, chiến đấu của người lính chủ lực Bắc Việt trong sự
phối hợp với du kích và nhân dân địa phương ở Tây Nguyên.
Như vậy, trong cách xây dựng kết cấu tiểu thuyết, Trung
Trung Đỉnh không khước từ cách làm truyền thống để chạy theo
cách làm hoàn toàn lạ lẫm với người đọc Việt Nam. Ông cũng không
chấp nhận đóng khung, chết cứng trong cách làm truyền thống. Ông
lấy truyền thống làm nền tảng, làm bàn đạp, từ đó nỗ lực, trong mức
độ có thể chấp nhận được, làm mới truyền thống.
3.2. NGÔN NGỮ
3.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện
Lớp ngôn ngữ trần thuật chiếm phần lớn dung lượng trong Lạc
rừng và Lính trận. Chức năng của nó là “cho người đọc biết ai, xuất
hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào” (Trần Đình
Sử). Hầu hết các câu chuyện được kể là những chuyện vụn vặt đời
thường. Người kể chuyện dùng lối kể dân dã, với ngôn từ và giọng
điệu đậm chất khẩu ngữ. Ở Lạc rừng, ngôn ngữ có “sạch sẽ” hơn,
nhưng cũng không phải là lối ngôn ngữ trang trọng, xa đời sống.
Ngôn ngữ kể kết hợp với ngôn ngữ tả: tả việc, tả người, tả
cảnh, tả tâm trạng. Không chiếm số lượng nhiều, nhưng những dòng
văn miêu tả lại tạo được nhiều ấn tượng cho người đọc, đặc biệt là
khi nhà văn tả những nét văn hóa độc đáo của người Tây Nguyên.
Trung Trung Đỉnh tả với lượng vừa đủ. Quan trọng hơn là khả năng
18
sử dụng ngôn ngữ chính xác, nói được cái hồn cốt, nét đặc trưng, độc
đáo, khác biệt của văn hóa Tây Nguyên.
Tóm lại, việc tả cảnh, tả tình, kể người, kể việc đều được thể
hiện bằng một lớp ngôn ngữ trần thuật thích hợp. Khi thì đơn giản, tự
nhiên, khi thì kĩ lưỡng, sâu sắc. Lối viết chân thực, mộc mạc phù hợp
ngôn ngữ của người kể chuyện, với bản thân các câu chuyện được
kể. Trung Trung Đỉnh đã không bị “trượt”, mà ông khá tỉnh táo,
khách quan, làm chủ được ngòi bút của mình.
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Trong Lạc rừng và Lính trận, Trung Trung Đỉnh cũng dùng
ngôn ngữ độc thoại nội tâm để khám phá thế giới bên trong của nhân
vật. Những nét tính cách nổi bật nhất chủ yếu được thể hiện qua kiểu
ngôn ngữ này. Để cho nhân vật nói trong giấc mơ cũng là cách sử
dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, thậm chí, đây là cách mà các nhân
vật thể hiện được những điều sâu kín, cháy bỏng, thiết tha nhất mà
nhiều khi anh ta cũng chưa ý thức được, vì thế mà nó chân thực nhất.
So với Lạc rừng, độc thoại nội tâm trong Lính trận chiếm tỉ lệ
ít hơn. Vì Bỉnh trong Lính trận chủ yếu sống với thế giới bên ngoài,
còn hoàn cảnh buộc Bình phải sống với thế giới bên trong nhiều.
Qua độc thoại nội tâm, ta thấy nhân vật cũng không ngừng “lớn” hơn
về nhận thức, về tư tưởng, ý thức, tình cảm và hành động. Bằng kiểu
ngôn ngữ ấy, ta thấy các nhân vật dường như cùng lúc phải sống với
hai con người. Con người bên ngoài và con người bên trong, nhờ đó
nhân vật hiện lên trọn vẹn hơn, dày dặn, đa chiều đa diện hơn.
3.2.3. Ngôn ngữ đối thoại
Trong Lạc rừng và Lính trận, cách tổ chức đối thoại thường
ngắn và thiếu tính trọn vẹn. Nó có thể bất chợt nảy sinh và kết thúc,
có thể nói và chuyển sang bất cứ đề tài nào. Đó là một kiểu nói
19
chuyện tùy hứng, Bởi nó là những câu chuyện vụn vặt hàng ngày nên
nó không tuân theo một nguyên tắc nào.
Hơn thế, người đọc còn có cảm giác đó là những câu chuyện
“lạc đề”. Các nhân vật không bàn nhiều đến chuyện kĩ năng chiến
trận, tư tưởng chính trị, mà nói đến những chuyện tán gái, chuyện
yêu đương nhăng nhít, chuyện thèm cơm, thiếu thuốc, chuyện nấu
nướng, tư tỏi, chuyện nhớ nhà, nhớ người thân Đó là một biểu
hiện của tinh thần giải trung tâm trong tiểu thuyết hiện đại. Ngôn
ngữ đối thoại trong Lạc rừng và Lính trận là một lối văn thô mộc,
mang đậm hơi thở cuộc sống. Bởi những câu chuyện mà các nhân
vật nói với nhau đều là những chuyện tán gẫu, không có tính chất
trang trọng, vì thế ngôn ngữ mà họ dùng không cần trang trọng.
Cách nói của mỗi người là do tính cách, tâm trạng, không phải
do tính chất công việc hay do vai xã hội của nhân vật quy định. Cho
nên nó trần trụi, đời thường và chân thực.
Các loại ngôn ngữ trên đan cài vào nhau, nhiều khi không thể
tách biệt rạch ròi. Mỗi kiểu ngôn ngữ đóng vai trò khác nhau, tạo
thành tiếng nói khác nhau. Đó là một trong những biểu hiện của tính
đa thanh trong ngôn ngữ tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.
3.3. GIỌNG ĐIỆU
3.3.1. Giọng tự nhiên, trần trụi, đời thƣờng
Trung thành với lối viết hiện thực nghiêm ngặt, Trung Trung
Đỉnh đã xác định giọng điệu chủ âm là giọng kể tự nhiên trần trụi đời
thường. Biểu hiện của giọng điệu ấy là lối viết trung tính, cách dùng
từ ngữ mang tính khẩu ngữ, hay dùng câu kể. Khi cần thì người kể
chuyện sẽ đính chính những gì mình cho là chưa đúng Giọng kể
ấy cũng phù hợp với tính chất hệ thống sự kiện được kể trong câu
20
chuyện. Không phải là những đại tự sự mà hầu hết là các sự kiện
trong cuộc sống sinh hoạt đời thường.
Dùng giọng tự nhiên trần trụi đời thường là một yêu cầu tất
yếu của tiểu thuyết hiện đại: Phải phá bỏ khoảng cách giữa nghệ
thuật với cuộc đời, khắc phục lối viết sử thi đã tồn tại từ lâu.
3.3.2. Giọng trẻ trung tinh nghịch
Kể về những người lính, các nhà văn vẫn thường sử dụng
giọng vui tươi, tinh nghịch của những thanh niên mới lớn. Những
câu chuyện tập thể rôm rả, những lời chen ngang, những tiếng “mắng
chửi” thô tục. Chuyện “xi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vovandai_tt_2719_1947949.pdf