Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Vai trò của chính sách kế toán đối với việc điều chỉnh lợi

nhuận

Chính sách kế toán là một trong những chính sách quan trọng

của doanh nghiệp; bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương

pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và

trình bày Báo cáo tài chính. Chính sách kế toán áp dụng ở mỗi doanh

nghiệp được chuẩn mực kế toán cho phép lựa chọn phù hợp với đặc

điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, do việc áp dụng các

chính sách kế toán khác nhau sẽ mang lại những thông tin khác nhau

được trình bày trên báo cáo tài chính, nên bên cạnh việc lựa chọn chính

sách kế toán phù hợp theo chuẩn mực, doanh nghiệp còn phải lựa chọn

chính sách kế toán có thể giúp họ “quản trị” lợi nhuận, mang lại những

thông tin có lợi nhất cho họ.

Ở nước ta đang tồn tại rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, với

mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh và các

nguồn thông tin tài chính khác nhau nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên

ngoài, mà các thông tin tài chính này do kế toán cung cấp. Chính vì

vậy, thông tin kế toán cung cấp ngày càng phát huy tính hữu hiệu trong

việc ra quyết định của các đối tượng có liên quan và báo cáo tài chính

là công cụ thể hiện thông tin này.

Rõ ràng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khích lệ

mạnh mẽ hành động quản trị lợi nhuận chịu thuế theo hướng điều

chỉnh lợi nhuận giảm trong năm 2008.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhuận Chính sách kế toán là một trong những chính sách quan trọng của doanh nghiệp; bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày Báo cáo tài chính. Chính sách kế toán áp dụng ở mỗi doanh nghiệp được chuẩn mực kế toán cho phép lựa chọn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, do việc áp dụng các chính sách kế toán khác nhau sẽ mang lại những thông tin khác nhau được trình bày trên báo cáo tài chính, nên bên cạnh việc lựa chọn chính sách kế toán phù hợp theo chuẩn mực, doanh nghiệp còn phải lựa chọn chính sách kế toán có thể giúp họ “quản trị” lợi nhuận, mang lại những thông tin có lợi nhất cho họ. Ở nước ta đang tồn tại rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh và các nguồn thông tin tài chính khác nhau nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, mà các thông tin tài chính này do kế toán cung cấp. Chính vì vậy, thông tin kế toán cung cấp ngày càng phát huy tính hữu hiệu trong việc ra quyết định của các đối tượng có liên quan và báo cáo tài chính là công cụ thể hiện thông tin này. Rõ ràng giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ khích lệ mạnh mẽ hành động quản trị lợi nhuận chịu thuế theo hướng điều chỉnh lợi nhuận giảm trong năm 2008. 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN 1.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling 5 trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. - Quan hệ nhà quản lý và cổ đông: Các giải pháp để giảm chi phí ủy quyền là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình. - Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Để giảm chi phí ủy quyền, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chính sách kế toán khi lập báo cáo tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay. 1.2.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information) Lý thuyết bất cân xứng thông tin lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 bởi George Akerlo. Ngoài ra, trong một nghiên cứu của Myers và Majluf vào năm 1984, đã chỉ ra rằng việc bất cân xứng thông tin ảnh hưởng lên quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp. Theo đó, so với các nhà đầu tư bên ngoài, các nhà quản lý thường có thông tin đầy đủ hơn về tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý có thể xây dựng các chính sách kế toán theo hướng làm tăng lợi nhuận để tăng giá cổ phiếu, trong khi thực sự kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không như vậy. 1.2.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political cost) Chi phí chính trị được đề cập trong một công bố về lý thuyết kế 6 toán thực chứng của Watts và Zimmerman vào năm 1986. Trong tác phẩm này, Watts và Zimmerman xây dựng giả thuyết chi phí chính trị. Chi phí chính trị là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu thông qua một hành vi mang tính chính trị từ tác động bên ngoài (Nhà nước, nghiệp đoàn hay các nhóm cộng đồng). Những chi phí chính trị trên ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, điều này dẫn đến khả năng nhà quản lý hạn chế chi phí chính trị bằng cách lựa chọn chính sách kế toán. 1.3. CÁC MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 1.3.1. Mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp Nói đến sản xuất kinh doanh dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào không ai có thể quên vấn đề hiệu quả. Năng suất - chất lượng- hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mọi nền sản xuất, là thước đo trình độ phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị cơ sở. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tích luỹ cho xã hội. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp không chủ động khai thác hết khả năng sẵn có của mình để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao mà có thái độ ỷ lại trông chờ vào nhà nước. Từ khi bước sang cơ chế thị trường với sự quản lý vĩ mô của nhà nước đã có không ít các doanh nghiệp do không thích nghi được với cơ chế mới nên đã bị đào thải (giải thể hoặc phá sản). Nền kinh tế thị trường đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hội nhập và phát triển nhưng để thực hiện được điều đó thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả mà biểu hiện cụ thể là phải tạo ra lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng tăng. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, là chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý sử dụng vật tư, lao động, 7 tiền vốn, trình độ tổ chức sản xuất sản phẩm. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. 1.3.2. Mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận). Từ năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp ở các khu vực và công tác cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, cải tiến công tác quản lý thuế nói riêng đã góp phần quan trọng nâng cao tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu của NSNN. Năm 2006, số thu thuế TNDN chiếm 9,48% trong tổng thu NSNN, năm 2007 là 12,48%, 2008 là 11,05% Nguồn thu từ thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong NSNN không chỉ phản ánh sự gia tăng các doanh nghiệp mà còn phản ánh về chất nguồn thu của NSNN do kết quả lao động thặng dư mà có, đồng thời tạo cho NSNN có tính ổn định nhất định. Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà 8 còn cả công bằng về chiều dọc. Tóm lại, thuế TNDN trong thực thi có vai trò quan trọng không chỉ đối với nguồn thu NSNN mà còn là công cụ trợ giúp Nhà nước trong việc điều chỉnh các mục tiêu của kinh tế vĩ mô, bảo đảm yêu cầu công bằng trong phân phối thu nhập giữa các doanh nghiệp. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN 1.4.1. Chi phí thuế Như ta đã biết, giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có sự khác biệt. Sự khác biệt này do quy định về đo lường, ghi nhận doanh thu, thu nhâp và chi phí trong kế toán và thuế khác nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Công Phương, ở nước ta tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, luật thuế can thiệp mạnh mẽ vao lĩnh vực kế toán để quy định các nguyên tắc đánh giá, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính. Các nguyên tắc kế toán bị áp đặt để xác định lợi nhuận chịu thuế. Từ đó, các phương pháp kế toán được sử dụng để xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận chịu thuế chính là lợi nhuận kế toán được điều chỉnh lại một số khoản chi phí được cho là không hợp lý, hợp lệ. Mối quan hệ chặt chẽ này cho thấy rằng, khi một nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận kế toán, trong mức độ nào đó lợi nhuận chịu thuế cũng bị ảnh hưởng. Hay nói cách khác, nhà quản trị có thể thực hiện hành động quản trị lợi nhuận để tiết kiệm thuế thu nhập khi có cơ hội. Các yếu tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Mà thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được luật thuế quy định có tính bắt buộc chung đối với từng loại hình doanh nghiệp, nên nếu cố định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm, thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 9 Mục tiêu của nhà quản trị có thể là tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư, bán cổ phiếu ra thị trường, mà họ sẽ lựa chọn điều chỉnh giảm hoặc tăng lợi nhuận. Cụ thể lựa chọn chính sách kế toán như sau: · Lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí. · Tiếp theo việc lựa chọn phương pháp kế toán, các nhà quản trị cũng có thể vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí và các ước tính kế toán. · Lựa chọn thời điểm mua hoặc bán tài sản cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. 1.4.2. Mức vay nợ DN vay càng nhiều, càng có động cơ thực hiện CSKT tăng LN để tác động đến quyết định cho vay của chủ nợ và ký kết được những điều khoản thuận lợi hơn. Holthausen và Leftwich (1983), Watts và Zimmerman (1990), Colin.R. Dey et al. (2007) cũng đã thực hiện các nghiên cứu chứng minh được sự ảnh hưởng của nhân tố này. 1.4.3. Khả năng vi phạm các hợp đồng vay nợ Các điều khoản hạn chế (restrictive covenants) trong hợp đồng vay nợ thường liên quan đến chỉ tiêu LN và dễ bị DN vi phạm, việc lựa chọn CSKT tăng LN có thể giúp DN tránh được tình trạng này. Steven Young (1998), Steven và Laurie S. Swinney (2004) đã thực hiện những nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của nhân tố này đến việc lựa chọn CSKT. 1.4.4. Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị Mức lương, thưởng này được tính dựa trên tỷ lệ % cho trước nhân với LN, LN càng cao nhà quản trị càng được hưởng mức lương, thưởng cao, do vậy các nhà quản trị có xu hướng lựa chọn CSKT sao cho có thể tối đa hóa mức lương, thưởng của mình. Một số nghiên cứu liên quan về nhân tố này gồm có Watts và Zimmerman (1990), Steven Young (1998)... 10 1.4.5. Tình trạng niêm yết Các DN niêm yết có động cơ thực hiện CSKT tăng LN để nâng giá trị cổ phiếu. Cloy et al. (1996), Christos Tzovas (2006) đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để xem xét và kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến việc lựa chọn CSKT. 1.4.6. Mức độ sử dụng các hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế toán DN sử dụng càng nhiều các hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế toán càng có động cơ thực hiện CSKT sao cho có thể giúp họ đạt được các chỉ tiêu này nhằm thuận lợi hơn trong việc ký kết hợp đồng. Một số nghiên cứu liên quan về nhân tố này gồm có Steven Young (1998), Christos Tzovas (2006)... 1.4.7. Quy mô của doanh nghiệp Qui mô được xem là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Các DN có qui mô lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế rất cao và do vậy việc vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ đầy đủ hơn. Đặc biệt các doanh nghiệp niêm yết có động cơ thực hiện chính sách kế toán tăng lợi nhuận để nâng giá trị cổ phiếu. Cloy et al. (1996), Christos Tzovas (2006) đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để xem xét và kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến việc lựa chọn chính sách kế toán. 1.4.8. Trình độ của kế toán viên Trình độ của kế toán viên ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn các kỹ thuật, chính sách kế toán phù hợp để tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp. Nếu kế toán có khả năng vận dụng các chính sách ké toán một cách nhuần nhuyễn sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đạt được những mục tiêu cần thiết. Việc vận dụng hay thay đổi các chính sách ké toán giữa các kỳ có khi phải áp dụng hồi tố các chính sách đã thay đổi,do đó kế toán phải tính toán lại các số liệu đã cung cấp ở những 11 năm trước nên hầu như các doanh nghiệp ít thay đổi các chính sách kế toán đã áp dụng trước đó. CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trên thế giới, ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thế thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam cũng vậy. Khi tổng kết bức tranh kinh tế toàn cảnh, người ta thường chú ý đến 3 chỉ số: Việc sử dụng đất đai, việc sử dụng lao động và sản lượng. Những số liệu thống kê chính thức trong nhiều năm đã cho phép chúng ta cùng hình dung ra các nét cơ bản nhất của ngành công nghiệp xây dựng. Theo các số liệu gần đây nhất, thì hiện nay ở Việt Nam, ngành Xây dựng là ngành trực tiếp và gián tiếp đào tạo việc làm cho khoảng 15% lực lượng lao động và chiếm gần 15% GDP. Đà Nẵng là thành phố trẻ, có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Sự phát triển không những về quy mô đô thị mà còn phát triển cả về chất lượng đi theo hướng hiện đại hóa, nhưng phải bảo đảm mục tiêu thành phố thân thiện với môi trường và lấy lợi ích của người dân làm trung tâm. Để đạt được điều này phải nói đến sự đóng góp của ngành Xây dựng Đà Nẵng trong việc quy hoạch phát triển đô thị tạo nền cho việc phát triển kinh tế - xã hội không những ở hiện tại mà cho cả một tương phát triển bền vững của địa phương. 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm vừa đề khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng và lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp tại TP. Đà Nẵng. 12 Nghiên cứu được tiến hành như sau: Đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm 20 người đang làm công tác kế toán tại các doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng Chương trình và nội dung thảo luận nhóm được thiết kế theo dàn bài thảo luận nhóm do tác giả soạn thảo (phụ lục 1) 2.2.2. Nghiên cứu định lượng a. Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ và chính thức Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với 2 nguồn dữ liệu chính là sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua bảng hỏi điều tra với các doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp xâp lắp tại TP. Đà Nẵng và có hế tống kế toán hoàn chỉnh. b. Kết cấu bảng câu hỏi Bảng câu hỏi được thiết kế thành 2 phần: · Phần 1: Thông tin cơ bản của doanh nghiệp như Số năm hoạt động, Quy mô của doanh nghiệp, Loại hình doanh nghiệp, và Lợi nhuận trên tổng doanh thu. · Phần 2: Đánh giá của doanh nghiệp (thông qua thang đo Likert 5 mức độ) về ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng và lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp tại TP. Đà Nẵng. c. Nội dung bảng câu hỏi Mức độ phức tạp của chuẩn mực: có 4 biến bao gồm · Các chuẩn mực kế toán VAS đang được áp dụng toàn diện tại doanh nghiệp · Mức độ có sẵn của các thông tin nội bộ đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực · Cán bộ tài chính kề toán không gặp khó khăn trong việc đáp ứng các chuẩn mực VAS · Các chuẩn mực kế toán được truyền đạt hiệu quả đến từng cán bộ tài chính 13 Tính độc lập về nghề nghiệp: có 2 biến bao gồm · Cán bộ tài chính tuân thủ đúng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán · Cán bộ tài chính đáp ứng việc độc lập về tài chính với các bộ phận sử dụng chi phí của doanh nghiệp Trình độ của kế toán viên: có 3 biến bao gồm · Cán bộ tài chính được đào tạo đảm bạo thực hiện các nguyên tắc chính sách kế toán theo VAS · Cán bộ tài chính phải có các chứng chỉ kế toán của Bộ Tài Chính · Mức độ tham gia của cán bộ tài chính vào việc tham gia vào các quyết định liên quan đến áp dụng lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp · Hiệu quả của kế toán viên trong việc áp dụng các chính sách kế toán là tốt Ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán: có 3 biến bao gồm · Tổ chức kiểm toán Nhà Nước có vai trò quan trọng trong việc tuân thủ thực hiện việc áp dụng các chính sách kế toán của doanh nghiệp · Tổ chức kiểm toán Nhà Nước giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm yếu trong hệ thống kế toán tài chinh của doanh nghiệp · Tổ chức kiểm toán Nhà Nước giúp giảm thiểu các gian lận về mặt tài chính tại các doanh nghiệp Ảnh hưởng của thuế đối với công tác kế toán: có 3 biến bao gồm · Doanh nghiệp luôn luôn nộp thuế doanh nghiệp đầy đủ định kỳ · Sự thay đổi của mức thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng nhỏ đến việc áp dụng các chính sách kế toán · Công tác kế toán giúp việc nộp thuế của doanh nghiệp đúng thời gian và đầy đủ Nhận thức của chủ doanh nghiệp: có 3 biến bao gồm 14 · Cấp độ Ban lãnh đạo công ty có trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng hệ thống kế toán của doanh nghiệp · Mức độ tham gia của ban lãnh đạp cấp cao đến quá trình cải tiến chất lượng hệ thống kế toán tài chình của doanh nghiệp là cao · Cấp độ của những mục tiêu áp dụng các chính sách kế toán được cụ thể hóa trong công ty Quy mô của doanh nghiệp: có 2 biến bao gồm · Quy mô hiện tại của doanh nghiệp là phù hợp với việc lựa chọn các chính sách kế toán · Quy mô của doanh nghiệp trong tương lai yêu cầu việc tuân thủ thực hiện các chính sách kế toán theo VAS Khả năng sinh lời: có 2 biến bao gồm · Việc áp dụng đầy đủ các chính sách kế toán đảm bảo khả năng sinh lời của doanh nghiệp · Khả năng sinh lời của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến việc áp dụng các chính sách kế toán VAS Lợi ích của vận dụng VAS: có 4 biến bao gồm · Mức độ giảm thiểu chi phí thông qua vận dụng VAS · Mức độ giảm thiêu những khiếu nại từ kiểm toán Nhà Nước · Mức độ cạnh tranh của công ty sau khi vận dụng VAS Mức độ hay khả năng tăng lợi nhuận khi vận dụng VASẢnh hưởng của thuế đối với công tác kế toán: có 3 biến bao gồm · Doanh nghiệp luôn luôn nộp thuế doanh nghiệp đầy đủ định kỳ · Sự thay đổi của mức thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng nhỏ đến việc áp dụng các chính sách kế toán · Công tác kế toán giúp việc nộp thuế của doanh nghiệp đúng thời gian và đầy đủ Mức vay nợ: có 2 biến bao gồm · Mức vay nợ hiện tại của doanh nghiệp 15 · Mức vay nợ của các doanh nghiệp có ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán Khả năng vi phạm các hợp đồng vay: có 2 biến bao gồm · Các điều khoản hạn chế trong hợp đồng vay nợ có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT · Doanh nghiệp có sử dụng CSKT tăng lợi nhuận để tránh khả năng vi phạm hợp đồng Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị: có 2 biến bao gồm · Các nhà quản trị có xu hướng lựa chọn CSKT sao cho có thể tối đa hóa mức lương, thưởng của mình · Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị có ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT Trình trạng niêm yết: có 2 biến · Các DN niêm yết có động cơ thực hiện CSKT tăng LN để nâng giá trị cổ phiếu · Tình trạng niêm yết có ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT của các DN Mức độ sử dụng các hợp đồng liên quan đến các chỉ tiêu kế toán: có 2 biến: · DN thực hiện CSKT sao cho có thể giúp họ đạt được các chỉ tiêu kế toán nhằm thuận lợi hơn trong việc ký kết hợp đồng · Cấp độ của những mục tiêu áp dụng các chính sách kế toán được cụ thể hóa trong công ty Quy mô doanh nghiệp: có 2 biến · Quy mô hiện tại của doanh nghiệp là phù hợp với việc lựa chọn các chính sách kế toán · Quy mô của doanh nghiệp trong tương lai yêu cầu việc tuân thủ thực hiện các chính sách kế toán theo VAS Trình độ của kế toán viên: có 3 biến bao gồm 16 · Cán bộ tài chính được đào tạo đảm bạo thực hiện các nguyên tắc chính sách kế toán theo VAS · Cán bộ tài chính phải có các chứng chỉ kế toán của Bộ Tài Chính · Mức độ tham gia của cán bộ tài chính vào việc tham gia vào các quyết định liên quan đến áp dụng lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp · Hiệu quả của kế toán viên trong việc áp dụng các chính sách kế toán là tốt Lợi ích của lựa chọn chính sách kế toán: có 4 biến bao gồm · Mức độ giảm thiểu chi phí thông qua lựa chọn chính sách kế toán · Mức độ giảm thiêu những khiếu nại từ kiểm toán Nhà Nước · Mức độ cạnh tranh của công ty sau khi lựa chọn chính sách kế toán · Mức độ hay khả năng tăng lợi nhuận khi lựa chọn chính sách kế toán d. Thu thập thông tin Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn các doanh nghiệp bằng bản câu hỏi chi tiết. Bản câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát giấy hay thông qua được dẫn trên mạng internet. Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: - Phân tích thống kê mô tả - Phân tích độ tin cậy (cronbach’s alpha) - Phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis) - Phân tích hồi quy tuyến tính (linear regression) 2.2.3. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua một quy trình như trong sơ đồ dưới đây 17 Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Thang đo nháp 1 Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm) Điều chỉnh thang đo Thang đo nháp 2 Phỏng vấn thử (n=20) Thang đo hoàn chỉnh Nghiên cứu chính thức (n = 150) Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích hồi quy Thảo luận kết quả, ý nghĩa của nghiên Kiến nghị Kiến nghị 18 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ MẪU Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện thu thập các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bao gồm: (1) số năm hoạt động, (2) quy mô của doanh nghiệp, (3) loại hình doanh nghiệp, và (4) lợi nhuận trên tổng doanh thu. Các thông tin này được thu thập từ mẫu 100 doanh nghiệp tại địa bàn TP. Đà Nẵng. Bảng dưới đây được chuẩn bị với mục tiêu mô tả thông tin cơ bản của 100 doanh nghiệp. Cụ thể: Bảng 3.1: Thông tin cơ bản của doanh nghiệp Thông tin Biến Số lượng Phần trăm (%) Số năm hoạt động Nhỏ hơn 1 năm 4 4% 1-3 năm 25 25% 3-5 năm 33 33% Trên 5 năm 38 38% Quy mô của doanh nghiệp Nhỏ hơn 10 tỷ đồng 3 3% 10-20 tỷ đồng 12 12% 20-30 tỷ đồng 65 65% 30-50 tỷ đồng 11 11% Trên 50 tỷ đồng 9 9% Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà Nước 27 27% Công ty liên doanh 8 8% Công ty cổ phần 8 8% Công ty trách nhiệm hữu hạn 51 51% Khác 6 6% Lợi nhuận trên tổng doanh thu Nhỏ hơn 5% 11 11% 5-10% 9 9% 10-15% 71 71% 19 15-20% 2 2% Trên 20% 7 7% Qua bảng 3.1 cho thấy, các doanh nghiệp tham gia vào điều tra hiện đang có số năm hoạt động chủ yếu từ 3 năm trở lên, chiếm 71% trong tổng số doanh nghiệp tham gia. 3.2. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 3.2.1. Xây dựng mô hình và đề ra các giả thuyết nghiên cứu Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Các giả thuyết nghiên cứu: Chi phí thuế Mức vay nợ Khả năng vi phạm các hợp đồng vay Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị Tình trạng niêm yết Mức độ sử dụng hợp đồng liên quan các chỉ Quy mô của doanh nghiệp Trình độ kế toán viên Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại 20 · H1: Chi phí thuế có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng · H2: Mức vay nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng · H3: Khả năng vi phạm các hợp đồng vay có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng · H4: Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng · H5: Tình trạng niêm yết có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng · H6: Mức độ sử dụng hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế toán có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng · H7: Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng · H8: Trình độ kế toán viên của doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng 3.2.2. Lựa chọn các biến cho mô hình a. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chi phí thuế b. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tính mức vay nợ c. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố khả năng vi phạm của các hợp đồng vay d. Phân tích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_lua_chon_chinh.pdf
Tài liệu liên quan