CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết “Hành động ngôn từ”(Theory of Speech Act)2 của John L. Austin và
John R. Searle
1.1.1. Lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L. Austin
1.1.1.1. Bối cảnh ra đời của “How to Do Things with Words”
Austin, nhà triết học thuộc trường phái Triết học “Theo nội hàm” (Intentionalist), là
người đầu tiên đưa ra quan niệm về “Hà nh độ ng ngôn từ ” (Speech Act), trình bày tại
Trường Đại học Harvard, được in thành sách với tên gọi “How to Do Things with
Words” năm 1962 sau khi ông mất. Trong cuốn này Austin đã phát biểu một mệnh đề rất
quan trọng đến nỗi bất kì ai đọc nó đều phải nhớ, đó là “khi tôi nói tức là tôi hành động”
(When I say, ( ) I do) [64, 6]. Nghĩa là, nói năng là một HĐ giống như các HĐ khác của
con người, có điều đây là loại HĐ được thực hiện bằng lời. HĐ của người nói gây ra biến
đổi nào đó trong thực tế và những ảnh hưởng nào đó ở đối tượng tiếp nhận
19 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu đối chiếu hành động bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứa hẹn vì cấu trúc ngôn ngữ dùng để thực hiện HĐBB rất phong phú.
Đặc biệt là HĐNT này liên quan đến một loạt nhân tố ngữ dụng thú vị, chẳng hạn như
phải chọn chiến lược bác bỏ (BB) như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng những
biểu thức điều biến (modification) nào để có thể bảo đảm được tính lịch sự. Có thể nói
BB là một trong những HĐ dễ làm mất lòng người đối thoại nhất, vì thế việc nghiên cứu
loại HĐNT này sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trung tâm nhất của ngữ dụng học.
Theo từ điển tiếng Việt (1997) của Hoàng Phê (Chủ biên), BB là: “bác đi, gạt đi
không chấp nhận” [40, 22]. Còn theo từ điển tiếng Việt (2001) của Bùi Quang Tịnh, BB
là: “không nạp, không nhận” [57, 30]. Hiệu lực của lời nói BB được Nguyễn Thị Thìn
(2003) mở rộng, cụ thể hóa ở phương diện phạm vi, đó là: “phủ định một lời khẳng
định, đoán định, phê phán buộc tội trước đó của người đối thoại” [55, 174]. BB là một
trong những HĐ dễ đe dọa đến thể diện người nghe nhất cho nên trong tiếng Thái và
tiếng Việt có những chiến lược làm giảm thiểu sự mất thể diện. Ở đây, cũng cần phân biệt
BB với từ chối. BB khác với từ chối vì BB là BB về mặt thông tin, tức là có một người
đưa ra một nhận định (tiếng Anh gọi là “statement” hoặc “assertion”) sau đó có người
phủ định (PĐ) thông tin đó. Còn từ chối là không chấp nhận lời mời. Ví dụ, có người
mời: “Em có muốn đi ăn cơm với anh không?” Người được mời có thể từ chối: “Em
không đi được vì em có hẹn rồi”.
Mặc dù tiếng Thái và tiếng Việt có nguồn gốc khác nhau (tiếng Thái có nguồn gốc
“Thái Kadai” và tiếng Việt có nguồn gốc “Nam Á” [96, 1] ), có diện mạo ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp khác nhau, chúng tôi vẫn đặt ra giả thuyết nghiên cứu là: bên cạnh những
điểm khác biệt thì HĐNT nói chung và BB nói riêng trên cứ liệu hai thứ tiếng ắt có nhiều
điểm tương đồng, thể hiện những phương diện chung nào đó trong chiến lược giao tiếp.
Việc tìm hiểu HĐBB theo hướng đối chiếu, so sánh như vậy là rất quan trọng trong việc
dạy và học tiếng với tư cách là một ngoại ngữ.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng của luận án là HĐBB, một loại HĐNT luôn luôn đe dọa xúc phạm
thể diện, và do đó nó đặt ra nhiều vấn đề có liên quan về lịch sự, về ứng xử văn hóa. Nói
cách khác, đối tượng nghiên cứu của luận án là HĐBB trong tính toàn diện của nó. Việc
nghiên cứu HĐBB trong tính toàn diện, nhiều chiều kích của nó sẽ cho phép hiểu sâu hơn
những đặc trưng văn hóa ứng xử của người Thái Lan và người Việt Nam.
2.2. Cũng như các HĐ khác, BB có trường hợp gián tiếp, có trường hợp trực tiếp.
Khi nào người ta bác bỏ gián tiếp (BBGT) là vấn đề rất thú vị, có liên quan đến những
nguyên tắc giao tiếp chung, nhưng cũng liên quan đến những đặc thù văn hóa riêng của
các cộng đồng dân tộc.
2.3. HĐBB là HĐ có rất nhiều dấu hiệu tường minh (explicit), đã ổn định hay đang
trên đường ổn định. Trong trường hợp lí tưởng nhất, khi dấu hiệu BB là ổn định, có thể
thấy quan hệ giữa BB (một HĐ) và một loại câu, đó là câu PĐ1 (một kiến trúc ngôn ngữ).
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ sau đây:
3.1. Khảo sát HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và tiếng Việt.
3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ
nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt.
1
Ở đây, cần nhắc lại rằng bác bỏ không nhất thiết phải dùng câu phủ định (đây là trường hợp chọn lối bác bỏ gián
tiếp), và ngược lại, câu phủ định không nhất thiết chỉ dùng để bác bỏ, mà có thể dùng để miêu tả cũng như thực hiện
nhiều hành động ngôn từ khác.
3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với HĐBB, qua đó đưa ra những
nhận xét về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy của hai dân tộc Thái và Việt được
thể hiện qua HĐBB.
4. Đóng góp mới của luận án
Về ý nghĩa lý luận, luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của
HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa-ngữ
dụng. Sau nữa, đối với một loại HĐNT có nhiều điểm thú vị như BB, luận án cũng đặt
cho mình nhiệm vụ bước đầu giải thích những tương đồng, khác biệt của HĐ này trong
tiếng Thái và tiếng Việt từ góc độ tư duy và văn hóa.
Về ý nghĩa thực tiễn, chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có tác
dụng tích cực trong việc biên soạn các tài liệu giảng dạy và xây dựng phương pháp học
ngoại ngữ theo lí thuyết HĐNT, ứng dụng trong lĩnh vực dịch thuật, góp phần tăng sự
hiểu biết về phép lịch sự, về ứng xử văn hóa ngôn từ và về phương thức tư duy của người
Thái Lan và người Việt Nam. Tất cả đều là chìa khóa cho sự hợp tác thành công và có
hiệu quả giữa hai dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng tỏ HĐBB trên cứ liệu tiếng Thái và
tiếng Việt, luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp qui nạp
và phương pháp diễn dịch, vận dụng chúng một cách linh hoạt, trong đó phương pháp qui
nạp là phương pháp chủ đạo.
Phương pháp qui nạp được thực hiện qua việc thu thập tư liệu về HĐBB trong tiếng
Thái và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa hai chiến lược BB với những biểu hiện cụ
thể của chúng.
Phuơng pháp diễn dịch được thể hiện trong luận án thông qua nguyên lí lịch sự,
diễn giải nguyên lí này với tư cách là nguyên lí phổ quát chi phối giao tiếp ngôn từ nói
chung và BB nói riêng.
Đi vào những vấn đề cụ thể, luận án sử dụng một loạt các thủ pháp nghiên cứu ngôn
ngữ học như thủ pháp miêu tả định tính, thủ pháp so sánh đối chiếu và thủ pháp phân tích
ngữ cảnh. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp khảo sát mang tính xã hội học,
áp dụng cho các phiếu điều tra HĐBB.
5.2. Tư liệu nghiên cứu: Ngữ liệu nghiên cứu được khai thác từ các nguồn chính sau
đây:
5.2.1. Tư liệu chính được rút ra từ những phiếu điều tra HĐBB của sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tiếng Thái và Ngôn ngữ học của Khoa
Ngôn ngữ học, Trường Đại học Chulalongkorn, Băng Cốc, Thái Lan và sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn Ngữ học của Khoa Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Số
lượng của phiếu điều tra cho mỗi ngôn ngữ là 100 phiếu, được phát bằng cách gửi thư
điện tử và phát trực tiếp. Những câu trả lời tiêu biểu được người viết chọn để làm ví dụ
cho luận án. Trong trường hợp có phát ngôn BB hay mà chúng tôi chưa hiểu rõ hoặc
muốn tìm hiểu thêm về ý nghĩa và cách sử dụng phát ngôn đó, chúng tôi sẽ phỏng vấn
thêm bằng cách chát online, gửi thư điện tử, hoặc hỏi trực tiếp chủ nhân của lời BB đó.
5.2.2. Ngoài ra không thể không kể đến những phát ngôn BB được quan sát từ thực
tế tiếng Thái và tiếng Việt vì người viết luận án trực tiếp trải nghiệm môi trường sinh ngữ
trong cả hai xã hội Thái Lan và Việt Nam.
5.2.3. Một số phát ngôn BB được chọn lọc và suy ngẫm dựa trên tư liệu quan sát
được trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong các ấn phẩm chính thức về ngôn
ngữ học trong tiếng Thái và tiếng Việt.
Cả 3 phương pháp trên vừa mang tính ngoại quan (extrospective) (quan sát, thu thập
tư liệu) nhưng vừa mang tính nội quan (introspective), có tính đến những đánh giá chủ
quan của bản thân người viết luận án.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm bốn chương:
Chương thứ nhất: Phần cơ sở lí thuyết. Chương này nhấn mạnh vào lí thuyết HĐNT
của John L. Austin và John R. Searle. Sau đó là lí thuyết về nguyên lí lịch sự của
Penelope Brown và Stephen C. Levinson, cùng một số vấn đề có liên quan khác như vấn
đề cặp thoại (xác tín / BB), tiền giả định (TGĐ) và hàm ý (HY). Tất cả nhằm đến mục
đích là nêu ra một cái phông (background) tri thức cần thiết cho việc tìm hiểu HĐBB.
Chương thứ hai: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Thái.
Chương thứ ba: Miêu tả về HĐBB trong tiếng Việt.
Chương thứ tư: Đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt trong HĐBB giữa
tiếng Thái và tiếng Việt. Trong chương này, một số khuôn mẫu của HĐBB trong hai
ngôn ngữ sẽ được xem xét tỉ mỉ. Chương này cũng phân tích nguyên lí lịch sự, cách ứng
xử văn hóa có liên quan và cách thức tư duy được thể hiện trong HĐBB của người Thái
và người Việt.
7. Kết quả có thể đạt đƣợc
7.1. Trong phối cảnh so sánh, luận án đi đến xác định những nét tương đồng và
khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của các phát ngôn được dùng để thực
hiện HĐBB trong tiếng Thái và tiếng Việt, nghiên cứu phép lịch sự cùng những đặc trưng
văn hóa-tư duy được thể hiện trong HĐBB nói riêng và hoạt động giao tiếp liên nhân nói
chung trong tiếng Việt và tiếng Thái.
7.2. Kết quả của luận án này có thể giúp cho việc biên soạn các sách dạy tiếng Thái
và tiếng Việt theo định hướng giao tiếp. Kết quả của luận án cũng có thể được áp dụng để
nâng cao chất lượng biên-phiên dịch Thái-Việt có liên quan đến HĐBB nói riêng và
HĐNT nói chung.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết “Hành động ngôn từ”(Theory of Speech Act)2 của John L. Austin và
John R. Searle
1.1.1. Lý thuyết “Hành động ngôn từ” của John L. Austin
1.1.1.1. Bối cảnh ra đời của “How to Do Things with Words”
Austin, nhà triết học thuộc trường phái Triết học “Theo nội hàm” (Intentionalist), là
người đầu tiên đưa ra quan niệm về “Hành động ngôn từ ” (Speech Act), trình bày tại
Trường Đại học Harvard, được in thành sách với tên gọi “How to Do Things with
Words” năm 1962 sau khi ông mất. Trong cuốn này Austin đã phát biểu một mệnh đề rất
quan trọng đến nỗi bất kì ai đọc nó đều phải nhớ, đó là “khi tôi nói tức là tôi hành động”
(When I say, () I do) [64, 6]. Nghĩa là, nói năng là một HĐ giống như các HĐ khác của
con người, có điều đây là loại HĐ được thực hiện bằng lời. HĐ của người nói gây ra biến
đổi nào đó trong thực tế và những ảnh hưởng nào đó ở đối tượng tiếp nhận.
1.1.1.2. Những “Hành động ngôn từ” theo quan điểm của John L. Austin
Trước hết, trong thực tiễn hành ngôn, Austin phân biệt 2 kiểu câu:
1) Câu tường thuật (Constative Sentence)3 là câu người ta dùng để thông báo về cái
gì đó với ý nghĩa tương đối ổn định và người ta có thể nhận xét câu nói đó là đúng hay
sai.
Ví dụ: Chị Siriwong là nghiên cứu sinh, người Thái Lan.
Câu này là đúng nếu có bằng chứng thực tế chứng minh như hộ chiếu, lí lịch khoa
học v.v. của chị Siriwong.
2 Tên gọi “Lý thuyết hành động ngôn từ” dùng theo Cao Xuân Hạo (2005) cho hợp với thuật ngữ tiếng Thái vì
tiếng Thái gọi “hành động ngôn từ” là “วัจนกรรม” [wa!t&ca&na!?&kam], วัจน [wa!t&ca&na!?] là ค าพูด
[kHam&pHu#:t] nghĩa là “lời nói”, tiếng Anh dùng từ “speech”, còn กรรม [kam] là การกระท า
[ka:n&kra&tHam] nghĩa là “hành động”, tiếng Anh dùng từ “act”. Vì vậy, tất cả có nghĩa là “hành động của lời
nói”. Hiện nay còn có một số cách dịch khác: “Hành vi ngôn ngữ” (Nguyễn Đức Dân, 2000; Đỗ Hữu Châu, 2003),
“Hành vi nói năng” (Nguyễn Văn Khang, 1999), “Hành động phát ngôn” (Nguyễn Thị Thìn, 2003), v.v.
3 Thuật ngữ dùng theo Cao Xuân Hạo (2005).
Câu ngôn hành (Performative Sentence) là câu mà người nói không nhằm để nói về
một cái gì đó mà là để thực hiện HĐ. Câu ngôn hành khác với câu tường thuật ở chỗ
không thể đánh giá được là đúng hay sai theo chân lí.
Ví dụ: I bet you six pence it will rain tomorrow. [64, 5]
„Tôi đánh cược 6 xu với bạn là mai trời sẽ mưa.‟
Câu này thể hiện HĐ đánh cược của người nói, theo đó nếu ngày mai trời không
mưa thì người nói phải đưa cho người nghe 6 xu, và ngược lại.
Sau đó, ông tiếp tục phát triển tư tưởng của mình, khi cho rằng tất cả câu nói đều là
ngôn hành, tức nói (saying) cũng là HĐ, có điều cần phân biệt ngôn hành tường minh
(explicit), tức có dấu hiệu ngôn ngữ chỉ ra loại HĐ đang được thực hiện, và ngôn hành
nguyên cấp (primary), tức trường hợp không có dấu hiệu ngôn ngữ đặc thù, chỉ có thể
nhận biết được nhờ vào ngữ cảnh.
Hơn thế nữa, theo Austin, khi ta nói ra một câu cụ thể trong một ngữ cảnh nào đó, ta
sẽ thực hiện không phải một HĐ mà là đồng thời 3 kiểu HĐNT sau đây:
1) Hành động tạo lời (Locutionary act) là HĐ mà người nói sử dụng các yếu tố ngôn
ngữ và quy tắc ngữ pháp để tạo ra câu nói ít nhiều có nghĩa. Đây chỉ là nghĩa bề mặt,
nghĩa hiển ngôn, chưa tính đến bất kì hàm ý gì trong câu nói.
Ví dụ: Sáng nay trời mưa rất nhiều, bố ạ. (con nói với bố)
Câu này chỉ có nghĩa đơn giản là người con muốn thông báo cho bố biết tình hình
thời tiết sáng nay.
2) Hành động tại lời (Illocutionary act) là HĐ mà cả người nói và người nghe hiểu
được “lực ngôn trung” (Illocutionary force) của phát ngôn. Lực ngôn trung là ý nghĩa thật
sự của phát ngôn trong một hoàn cảnh giao tiếp hiện thực. Ví dụ: HĐ chào, hỏi, khen,
xin lỗi, từ chối, bác bỏ, v.v.
Ví dụ: Áo dài của bạn đẹp lắm? (bạn nói với bạn)
Câu này có “Lực ngôn trung” là người nói muốn khen áo dài của người nghe.
Theo Austin, “Hành động tại lời” phân ra 2 kiểu sau đây:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương , Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội.
2. Thái Duy Bảo (1988), Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh - Việt, Luận án
Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
3. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà
Nội.
4. Đỗ Hữu Châu (Chủ biên), Cao Xuân Hạo (1998) Tiếng Việt 12, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
5. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học (tập I), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học tập hai ngữ dụng học, Nxb Giáo
dục, TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Phương Chi (2004), Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng xử của hành
vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ khoa
học ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dân (1983), “Phủ định và bác bỏ”, Tạp chí Ngôn ngữ số 1, tr. 27-34.
9. Nguyễn Đức Dân (1987), Lô gích ngữ nghĩa cú pháp, Nxb Đại học và Trung học
Chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Dân (1990), “Logích và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả”, Tạp
chí Ngôn ngữ số 1, tr. 5-8.
11. Nguyến Đức Dân (1999), Lô gích và tiếng Việt, Nxb bản Giáo dục, TP. Hồ Chí
Minh.
12. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học (tập một), Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí
Minh.
13. Nguyễn Đức Dân (2005), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Kim Dung, (2006), Hành động phản bác trong tiếng Việt, Luận văn
Thạc sĩ khoa học ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Huế.
15. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
16. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và
Đông Nam Á, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Phạm Đức Dương (2007) Có một vùng văn hóa Mekong (Does a Mekong Cultural
Area Exist?), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb Văn hóa -
Thông tin.
19. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa-ngữ dụng câu hỏi chính danh (Trên ngữ liệu tiếng
Việt), Luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn,Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội.
20. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (1996), “Cấu trúc đề thuyết của một kiểu câu tiếng
Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 3, tr. 22-27.
21. Lê Đông, NguyễnVăn Hiệp (2003), “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học”, Tạp
chí Ngôn ngữ số 7 (170), 17-26.
22. Nguyễn Thiện Giáp (2004), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nô ̣i.
23. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Dương Tuyết Hạnh (2006), “Hành vi chủ hướng hàm ẩn trong tham thoại”, Tạp chí
Ngôn ngữ số 6(205), tr. 1-6.
25. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt văn Việt người Việt, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ
Chí Minh.
26. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa, Nhà
xuất bản Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
27. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục, TP.
Hồ Chí Minh.
28. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu
Anh - Việt Việt - Anh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Hiệp (2006), “Về hàm ngôn quy ước (Trên tư liệu tiếng Việt)”, Tạp
chí Ngôn ngữ số 2 (201), tr. 1-12.
30. Nguyễn Văn Hiệp (2007), “Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ”,
Tạp chí Ngôn ngữ số 8 (219), tr. 14-28.
31. Vũ Thị Thanh Hương, Hoàng Tử Quân (dịch) (2006), Ngôn ngữ văn hóa và xã hội,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
32. Cao Xuân Huy (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
33. Lương Văn Hy (Chủ biên) (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội Từ thực tiễn tiếng
Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
35. Lado, Robert (Hoàng Văn Vân, dịch) (2003), Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Lyons, John (Nguyễn Văn Hiệp, dịch) (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
37. Trần Chi Mai (2005), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong
tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
38. Nguyễn Quang Ngoạn (2007), “Một số chiến lược phản bác thường dùng trong
tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ số 7(218), tr. 39-45.
39. Hoàng Phê (1975), “Phân tích ngữ nghĩa”, Ngôn ngữ số 2, tr. 10-26.
40. Hoàng Phê (Chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
41. Hoàng Phê (2003), Logic-Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Hà
Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng.
42. Sái Phu (2005), Viết nhịu lapsus calami Dọn vườn ngôn ngữ học, Nxb trẻ, TP. Hồ
Chí Minh.
43. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
44. Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn Hóa, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
45. Nguyễn Văn Quang (1999), Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách
thức khen và tiếp nhận lời khen. Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
46. Vũ Thị Hạnh Quỳnh (biên soạn) (2007), Văn hóa du lịch châu Á Thái Lan đất
nước nụ cười, Nxb Thế giới, Hà Nội.
47. Sapir, Edward (Vương Hữu Lễ, dịch) (2000), Ngôn ngữ dẫn luận vào việc nghiên
cứu tiếng nói, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
48. Sophana Srichampa (2004), Các lối nói phủ định và khẳng định trong tiếng Việt và
tiếng Thái. Hội thảo Ngôn ngữ học Liên Á lần thứ 6 (ngày 25-26 tháng 11năm
2004), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
49. Đặng Thị Hảo Tâm (2001), “Bước đầu tìm hiểu cơ chế lý giải nghĩa hàm ẩn của
một số hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại”, Tạp chí Ngôn ngữ số 14
(145), tr. 34-39.
50. Đặng Thị Hảo Tâm(2002), Cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ
gián tiếp trong hội thoại. Luận án Tiến sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà
Nội, Hà Nội.
51. Đặng Thị Hảo Tâm (2003), “Thử tìm hiểu hiệu lực bác bỏ trong mối quan hệ với
hành vi hỏi”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 4 (90), tr. 5-8.
52. Phạm Thị Thành (1995), Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn:
chào, cám ơn, xin lỗi, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học ngữ văn, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
53. Lý Toàn Thắng (1983), “Vấn đề ngôn ngữ và tư duy”, Tạp chí Ngôn ngữ số 2,
tr.13-19.
54. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
55. Nguyễn Thị Thìn (2003), Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường phổ
thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
56. Nguyễn Chí Thông (2000), Từ điển Thái Lan - Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, TP.
Hồ Chí Minh.
57. Bùi Quang Tịnh (2001), Từ điển tiếng Việt 2001, Nxb Văn hóa - Thông tin, TP. Hồ
Chí Minh.
58. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và
tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với dân tộc khác), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
59. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt 2005, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ
điển học Hà Nội - Đà Nẵng, Đà Nẵng.
60. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học - Xã hội,
Hà Nội.
61. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học,
Hà Nội.
62. Mai Thị Hảo Yến (2000), Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (các hành thức
thoại dẫn), Luận án Tiến sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
63. Yule, George (Widdowson H. G., Chủ biên) (1997), Dụng học, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
66. Austin John L. (1965), How to Do Things with Word, Oxford University Press,
New York.
67. Brown Penelope, Levinson Stephen C. (1996), Politeness: Some universals in
language usage, Cambridge University Press, Cambridge.
68. Eemeren Frans H. van, Grootendorst Rob (1984), Speech Acts in Argumentative
Discussions, Foris Publication, Dordrecht.
69. Gass Susan M., Neu Joyce (1996), Speech Acts Across Cultures: Challenges to
Communication in a Second Language, Mouton de Gruyter, Berlin.
70. Geis Michael L. (1995), Speech Acts and Conversational Interaction, Cambridge
University Press, Cambridge
71. Grice Paul H. (1975), “Logic and Conversation”, In Syntax and Semantic 3:
Speech Acts, Edited by P. Cole and J. Morgan, Acadamic Press, New York, pp.41-
58.
72. Halliday M.A.K.(1985), An Introduction to Functional Grammar, Edward Arnold
(Publishers) Ltd., London.
73. Vũ Thị Thanh Hương (1997), Politeness in Modern Vietnamese.Dissertation of
Doctor of Philosophy, Department of Anthropology, University of Toronto.
74. Leech Geoffrey N. (1983), Principles of Pragmatics, Longman Inc., New York.
75. Levinson Stephen C. (1983), Pragmatics, Cambridge University Press, Cambridge.
76. Palmer F.R. (1976), Semantics A New Outline, Cambridge University Press,
London.
77. Siriwong Hongsawan (2006), Speech Act of Denial in Thai and Vietnamese: A
Comparative Study, Asia-Pacific Week Conference, Vietnam Summer School
2006 (29 January-2 February 2006), Australian National University, Canberra.
78. Sophana Srichampa, (2004), Vietnamese and Thai negative and affirmative styles.
The 6
th
Pan-Asiatic International Symposium on Linguistics (25-26 November
2004), University of Social Sciences and Humanities, Hanoi.
79. Searle John R. (1969), Speech Acts, Cambridge University Press, Cambridge.
80. Searle John R., Kiefer Ference, Bierwisch Manfred (1980), Speech Act Theory and
Pragmatics, D. Reidel Publishing Company, Dordrecht.
81. Warnock G. J. (1991), J. L. Austin: The Arguments of the Philosophers. London
and New York, London.
82. Wierzbicka Anna (1987), English Speech Act Verbs, Academic Press Australia.
NSW.
83. Yule George (1998), Pragmatics, Oxford University Press, Oxford.
Tiếng Thái
84. Athaphol Anunthavorasakul (2006), Thai Culture, Pajera Jamkat Publication,
Bangkok. (อรรถพล อนันตวรสกุล (2549), วัฒนธรรมไทย, ส านักพิมพ์ ปาเจรา
จ ากัด, กรุงเทพฯ.)
85. Chatthip Nartsupha (2004), Thai Culture with Social Changing Procession,
Chulalongkorn University Publication, Bangkok. (ฉัตรทิพย์ นาถสุภา (2547),
วัฒนธรรมไทยกับขบวนการเปล่ียนแปลงสังคม ,
ส านักพิมพ์แห่งจุฬาลงกรณ์มหาวิทยาลัย, กรุงเทพฯ.)
86. Kanchana Naksakun (1977), Thai Phonology, Department of Thai, Faculty of
Arts, Chulalongkorn University. (กาญจนา นา คสกุล (2520),
ระบบเสียงภาษาไทย, แผนกวิชา ภาษาไทย , คณะอักษรศาสตร์,
จุฬาลงกรณ์มหาวิทยาลัย.)
87. Klausner William J. (Translated by Khattiya Kannasoot) (1994), Reflection on
Thai Culture 1, Ministry of Education, Bangkok. (คลอสเนอร์ วิลเลียม เจ .
(แปลโดยขัตติยา กรรณสูต ) (2537), สะท้อนวัฒนธรรมไทย 1,
กระทรวงศึกษาธิการ, กรุงเทพฯ.)
88. Klausner William J. (Translated by Siriwat Khamvansa) (1994), Reflection on
Thai Culture 2, Ministry of Education, Bangkok.(คลอสเนอร์ วิลเลียม เจ .
(แปลโดยขัตติยา กรรรสูต) (2537), สะท้อนวัฒนธรรมไทย 2, กระทรวงศึกษาธิการ,
กรุงเทพฯ.)
89. Krisadawan Hongladarom (2001), The studying documents for Pragmatics
Subject, Department of Linguistics, Faculty of Arts, Chulalongkorn University.
(กฤษดาวรรณ หงศ์ลดารมภ์ (2544), เอกสารประกอบการเรียน วิชาภาษาศาสตร์,
ภาควิชาภาษาศาสตร์, คณะอักษรศาสตร์, จุฬาลงกรณ์มหาวิทยาลัย.)
90. Nattaporn Panpothong (1997), “The Three Types of Inferences in Linguistics”,
Thai Language and Literature, 12. (ณัฐพร พานโพธ์ิทอง (2540) “การแนะความ 3
แบบตามทฤษฎีภาษาศาสตร์” วารสารภาษาและวรรณคดีไทย, 12.)
91. Passapong Pewporchai (2002), Responding to Apologies in Thai, Master thesis of
Faculty of Arts, Department of Thai, Chulalongkorn University. (ภาสพงศ์
ผิวพอใช้ (2545), การตอบรับค าขอโทษในภาษาไทย, วิทยานิพนธ์
อักษรศาสตรมหาบัณฑิต, ภาควิชาภาษาไทย, จุฬาลงกรณ์มหาวิทยาลัย.)
92. Pranee Kullavanijaya (1980), “Speaker with negative and affirmative ques
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01479_3699_2008098.pdf