Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài .7

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .9

3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu .9

4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu .10

5. Bố cục của luận văn .11

Chương 1: THỂ TRONG TIẾNG ANH - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠBẢN

1.1. Thể là gì? .12

1.1.1. Thể từ vựng .13

1.1.2. Thể ngữ pháp .14

1.2. Hình thức và ý nghĩa của thể . . .15

1.2.1. Hình thức của thể.15

1.2.2. Ý nghĩa của thể . . .18

1.3. Mối quan hệ giữa thể với các phạm trù khác. .20

1.3.1. Mối quan hệ giữa thể với thì . . .20

1.3.2. Mối quan hệ giữa thể với tình thái . .23

1.3.3. Thể trong mối quan hệ với thức . .25

1.3.4. Mối quan hệ giữa thể và dạng . .27

1.4. Vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt . .28

1.5. Lý thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thể của tiếng Anh sang tiếngViệt.34

Chương 2: THỂ HOÀN THÀNH TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ

CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT5

2.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh. . 40

2.1.1. Hình thức của thể hoàn thành trong tiếng Anh . .40

2.1.1.1. Về mặt hình thái . .40

2.1.1.2. Về mặt cú pháp. .42

2.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh . .49

2.1.2.1. Tính hoàn tất hay không hoàn tất của sự tình. . .49

2.1.2.2. Sự thay đổi trạng thái của sự tình . .52

2.1.2.3. Tính lặp của sự kiện. .53

2.1.2.4. Miêu tả những hoạt động quá khứ gần với hiện tại mà thời gian không xácđịnh .54

2.1.2.5. Ý nghĩa tình thái của thể hoàn thành . .55

2.1.2.6. Chức năng quy chiếu thời gian của thể hoàn thành . .56

2.2. Cách thức chuyển dịch thể hoàn thành của tiếng Anh sang tiếng

Việt .59

2.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đã” của tiếng Việt. .59

2.2.1.1. “Đã” và ý nghĩa của thể hoàn thành . .59

2.2.1.2. Cách thức vận dụng “đã” trong chuyển dịch . .61

2.2.2. Cách thức chuyển dịch sử dụng các kết cấu với “đã” và các phó từ tương

đương với “đã” .64

2.2.2.1. Kết cấu đã rồi .64

2.2.2.2. Kết cấu đã xong/được/hết . .66

2.2.2.3. Kết cấu đã từng . .67

2.2.2.4. Các phó từ tương đương với “đã”: vừa, mới . 69

2.2.3. Các cách chuyển dịch thể hoàn thành-thức phủ định trong tiếng Anh. 71

2.2.4. Những cách chuyển dịch khác . .73

Chương 3: THỂ TIẾP DIỄN TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH

THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. .76

3.1.1. Hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh . .766

3.1.1.1. Về phương diện hình thái học . .76

3.1.1.2. Về phương diện cú pháp học . .78

3.1.2. Ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh . .84

3.1.2.1. Thể tiếp diễn cho biết những hành động đang diễn tiến . .84

3.1.2.2. Thể tiếp diễn không miêu tả những sự kiện trọn vẹn . .87

3.1.2.3. Thể tiếp diễn đánh dấu tính tạm thời của sự kiện . .88

3.1.2.4. Thể tiếp diễn miêu tả những hoạt động thói quen, lặp lại . .90

3.1.2.5. Thể tiếp diễn hàm nghĩa tương lai . 92

3.2. Cách thức chuyển dịch thể tiếp diễn tiếng Anh sang tiếng Việt .95

3.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đang” của tiếng Việt . .95

3.2.1.1. “Đang” và ý nghĩa của thể tiếp diễn . 95

3.2.1.2. Cách sử dụng từ “đang” để chuyển dịch thể tiếp diễn . . .97

3.2.2. Các cách chuyển dịch khác đối với thể tiếp diễn trong tiếng Anh .102

3.2.2.1. Cách chuyển dịch sử dụng đã trong tiếng Việt . .102

3.2.2.2. Cách chuyển dịch ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn trong tiếng Anh.103

3.2.2.3. Cách chuyển dịch sử dụng vẫn, còn trong tiếng Việt . .108

3.3. Hình thức, ý nghĩa của sự kết hợp thể hoàn thành - tiếp diễn và cách

thức chuyển dịch sang tiếng Việt .109

3.3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn . .109

3.3.1.1. Hình thức của thể hoàn thành - tiếp diễn . .110

3.3.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn . 111

3.3.2. Cách chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn sang tiếng Việt . .114

KẾT LUẬN . .116

TÀI LIỆU THAM KHẢO . .119

PHỤ LỤC . .125

pdf18 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC 2 Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- HÀ THỊ BÍCH LIÊN NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC, Ý NGHĨA THỂ CỦA CÂU TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁCH CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN HỒNG CỔN Hà Nội - 2009 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình. Trước hết, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Hồng Cổn, người đã tận tình chỉ bảo, gợi mở, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin được cảm ơn những góp ý chân tình cũng như những tài liệu hữu ích mà bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi sưu tầm để luận văn được hoàn tất theo đúng dự định. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ chồng, chồng và các con tôi, đã ủng hộ cả về tinh thần cũng như vật chất để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Tác giả luận văn Hà Thị Bích Liên 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài...7 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.9 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu...9 4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu..10 5. Bố cục của luận văn....11 Chƣơng 1: THỂ TRONG TIẾNG ANH - MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Thể là gì?...12 1.1.1. Thể từ vựng...13 1.1.2. Thể ngữ pháp........14 1.2. Hình thức và ý nghĩa của thể........15 1.2.1. Hình thức của thể..........................................................................................15 1.2.2. Ý nghĩa của thể ................18 1.3. Mối quan hệ giữa thể với các phạm trù khác............20 1.3.1. Mối quan hệ giữa thể với thì.....20 1.3.2. Mối quan hệ giữa thể với tình thái....23 1.3.3. Thể trong mối quan hệ với thức....25 1.3.4. Mối quan hệ giữa thể và dạng...27 1.4. Vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt............28 1.5. Lý thuyết dịch thuật và vấn đề dịch thể của tiếng Anh sang tiếng Việt........................................................................................................................34 Chƣơng 2: THỂ HOÀN THÀNH TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT 5 2.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh....40 2.1.1. Hình thức của thể hoàn thành trong tiếng Anh.....40 2.1.1.1. Về mặt hình thái.....40 2.1.1.2. Về mặt cú pháp..42 2.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành trong tiếng Anh....49 2.1.2.1. Tính hoàn tất hay không hoàn tất của sự tình....49 2.1.2.2. Sự thay đổi trạng thái của sự tình..52 2.1.2.3. Tính lặp của sự kiện...53 2.1.2.4. Miêu tả những hoạt động quá khứ gần với hiện tại mà thời gian không xác định.....54 2.1.2.5. Ý nghĩa tình thái của thể hoàn thành.....55 2.1.2.6. Chức năng quy chiếu thời gian của thể hoàn thành...56 2.2. Cách thức chuyển dịch thể hoàn thành của tiếng Anh sang tiếng Việt.59 2.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đã” của tiếng Việt....59 2.2.1.1. “Đã” và ý nghĩa của thể hoàn thành...59 2.2.1.2. Cách thức vận dụng “đã” trong chuyển dịch.....61 2.2.2. Cách thức chuyển dịch sử dụng các kết cấu với “đã” và các phó từ tương đương với “đã”...64 2.2.2.1. Kết cấu đãrồi.....64 2.2.2.2. Kết cấu đãxong/được/hết......66 2.2.2.3. Kết cấu đã từng......67 2.2.2.4. Các phó từ tương đương với “đã”: vừa, mới.69 2.2.3. Các cách chuyển dịch thể hoàn thành-thức phủ định trong tiếng Anh.71 2.2.4. Những cách chuyển dịch khác..73 Chƣơng 3: THỂ TIẾP DIỄN TRONG CÂU TIẾNG ANH VÀ CÁCH THỨC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT 3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh.....76 3.1.1. Hình thức của thể tiếp diễn trong tiếng Anh....76 6 3.1.1.1. Về phương diện hình thái học...76 3.1.1.2. Về phương diện cú pháp học.....78 3.1.2. Ý nghĩa của thể tiếp diễn trong tiếng Anh....84 3.1.2.1. Thể tiếp diễn cho biết những hành động đang diễn tiến....84 3.1.2.2. Thể tiếp diễn không miêu tả những sự kiện trọn vẹn.....87 3.1.2.3. Thể tiếp diễn đánh dấu tính tạm thời của sự kiện..88 3.1.2.4. Thể tiếp diễn miêu tả những hoạt động thói quen, lặp lại..90 3.1.2.5. Thể tiếp diễn hàm nghĩa tương lai.92 3.2. Cách thức chuyển dịch thể tiếp diễn tiếng Anh sang tiếng Việt....95 3.2.1. Cách thức chuyển dịch sử dụng “đang” của tiếng Việt ...95 3.2.1.1. “Đang” và ý nghĩa của thể tiếp diễn. 95 3.2.1.2. Cách sử dụng từ “đang” để chuyển dịch thể tiếp diễn...97 3.2.2. Các cách chuyển dịch khác đối với thể tiếp diễn trong tiếng Anh.....102 3.2.2.1. Cách chuyển dịch sử dụng đã trong tiếng Việt....102 3.2.2.2. Cách chuyển dịch ý nghĩa tương lai của thể tiếp diễn trong tiếng Anh...103 3.2.2.3. Cách chuyển dịch sử dụng vẫn, còn trong tiếng Việt..108 3.3. Hình thức, ý nghĩa của sự kết hợp thể hoàn thành - tiếp diễn và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt.......................109 3.3.1. Hình thức và ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn...109 3.3.1.1. Hình thức của thể hoàn thành - tiếp diễn.....110 3.3.1.2. Ý nghĩa của thể hoàn thành - tiếp diễn.111 3.3.2. Cách chuyển dịch thể hoàn thành - tiếp diễn sang tiếng Việt.....114 KẾT LUẬN....116 TÀI LIỆU THAM KHẢO...119 PHỤ LỤC.......125 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Anh là một ngôn ngữ có đặc điểm loại hình khác với tiếng Việt. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, học tập và sử dụng, người Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trên nhiều phương diện. Một trong những khó khăn ấy là cách chuyển dịch các hình thức, ý nghĩa của thể trong tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Trong các sách ngữ pháp nhà trường, câu They have gone out được coi là sử dụng thì hiện tại hoàn thành; hay câu He is working in the garden sử dụng thì hiện tại tiếp diễn. Nhưng thực tế, các nhà ngôn ngữ học, ngữ pháp học lại cho rằng chúng sử dụng thể hoàn thành và thể tiếp diễn. Xét về cấu trúc hình thức, thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh có hình thức khá rõ ràng, nhất quán. Thể hoàn thành luôn được diễn tả bởi cấu trúc động từ have + V-en (như “Have slept). Thể tiếp diễn có kết cấu gồm be + V-ing (trong “I am learning”). Tuy nhiên, động từ tiếng Anh gắn liền với những phạm trù như thời, thức, dạng và tình thái. Do đó, cấu trúc hình thức thể trong tiếng Anh sẽ biến đổi khi kết hợp với những phạm trù ngữ pháp này. Xét về ý nghĩa, thể hoàn thành mang nét nghĩa cơ bản là tính hoàn tất của sự kiện được miêu tả. Thể tiếp diễn chủ yếu cho biết tính diễn tiến (đang trong tiến trình) của sự kiện. Song, khi suy xét các trường hợp cụ thể, còn phải căn cứ vào những yếu tố liên quan khác nữa như: yếu tố vị từ (tĩnh hay động, hữu kết hay vô kết, điểm tính hay thời lượng), yếu tố bổ ngữ, hay trạng ngữ thời gian, v.v... để có thể xác định rõ tính hoàn tất hay chưa hoàn tất của sự kiện. Phạm trù thể trong tiếng Anh có sự phân biệt rạch ròi về hình thức cũng như ý nghĩa đối với hai loại thể trên. Trong tiếng Việt, vấn đề về thể còn gây rất nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các nhà Việt ngữ học đều nhất trí cho rằng trong tiếng Việt không có các dấu hiệu thuần túy chỉ thời hoặc thể, mà chỉ có các từ biểu thị ý nghĩa thời - thể, như đã, đang, sẽ, 8 chưa, từng, mới, vừa mới,... Chính vì tiếng Việt không có phạm trù ngữ pháp thể riêng biệt cho động từ, nên việc lựa chọn phó từ nào để chuyển dịch thể tiếng Anh là một câu hỏi không dễ trả lời đối với người dịch. Chẳng hạn, muốn diễn tả việc viết báo cáo đã xong, người Anh có thể nói: I have finished the report hoặc I had finished the report tuỳ thuộc vào thời điểm quy chiếu đối với sự tình trong câu. Nếu đối chiếu với những câu có hình thức thể tiếng Anh tương tự như trên trong các văn bản song ngữ, chắc chắn nhiều người Việt Nam không khỏi băn khoăn về cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt. Hai câu trên rất có thể sẽ được chuyển dịch như sau: Tôi đã hoàn thành bản báo cáo. Tôi đã viết xong báo cáo. Tôi đã viết báo cáo rồi. Tôi vừa/mới/vừa mới viết báo cáo. Tương tự với một câu sử dụng thể tiếp diễn tiếng Anh như He is crying sẽ có thể nhận được các cách chuyển dịch khác nhau: Nó đang khóc. Nó vẫn đang khóc. Nó còn khóc. Nó đương khóc. Nhưng câu “He is getting married next month” lại được dịch là “Anh ta sẽ cưới vợ vào tháng tới”. Một câu tiếng Việt: Mùa xuân đến rồi có thể được dịch ngược lại tiếng Anh là: The spring has come, hay cũng có thể được dịch là: The spring is coming. Với câu hỏi ở tiếng Việt “Anh đã ăn sáng chưa?” phải được chuyển dịch sang tiếng Anh là “Have you had your breakfast?” chứ không thể hỏi “Did you have breakfast?”. Mặc dù người Việt, khi học và nghiên cứu tiếng Anh, có thể quen với việc sử dụng đã, đang tương đương lần lượt với thể hoàn thành và thể tiếp diễn tiếng Anh, còn sẽ để chỉ ý nghĩa tương lai; song việc vận dụng một số phó từ khác tương đương với đã, đang, sẽ hay thậm chí có trường hợp đã được dùng thay cho đang và ngược lại nhất định sẽ gây không ít khó khăn đối với họ. Và càng khó khăn hơn 9 khi những phó từ như đã, đang, sẽ lại mang ý nghĩa tình thái chứ không phải ý nghĩa thể. Để góp phần giải quyết những khó khăn trên đây, chúng tôi chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. Việc lựa chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt” không ngoài mục đích tìm hiểu những đặc điểm về hình thức và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh; đối chiếu, phát hiện những nét tương đồng và khác biệt trong cách chuyển dịch sang tiếng Việt. Trên cơ sở đó, đánh giá hướng khắc phục những khó khăn giúp việc chuyển dịch chính xác và đạt hiệu quả cao hơn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các cấu trúc hình thức, ý nghĩa của thể hoàn thành và thể tiếp diễn trong tiếng Anh ở cấp độ câu, song song với các câu chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của lý thuyết dịch, việc chuyển dịch một câu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác đôi khi phải dựa vào ngữ cảnh của câu đó. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài có thể được mở rộng sang cấp độ trên câu. Với đề tài trên, việc nghiên cứu sẽ được thực hiện chủ yếu ở hai bình diện: cú pháp và ngữ nghĩa. Bình diện dụng học, đôi khi, cũng được vận dụng kết hợp để làm sáng tỏ ý nghĩa và chức năng của đối tượng nghiên cứu. 3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu Quyết định chọn đề tài “nghiên cứu hình thức, ý nghĩa thể của câu trong tiếng Anh và cách chuyển dịch sang tiếng Việt”, người viết hướng đến những mục đích cụ thể sau: - Thứ nhất, điểm lại tình hình nghiên cứu về thể trong tiếng Anh, xác định các hình thức biểu hiện và ý nghĩa của thể trong tiếng Anh, các dạng thể cơ bản của tiếng Anh, mối quan hệ giữa chúng với các phạm trù khác (như thì, thức, tình thái, dạng), khái niệm thể trong tiếng Việt và một số vấn đề về lý thuyết dịch. Trên 10 cơ sở đó, xây dựng một khung lý thuyết đủ hiệu lực để xem xét, đối chiếu việc chuyển dịch thể tiếng Anh sang tiếng Việt. - Thứ hai, miêu tả một cách có hệ thống các biểu hiện hình thức và phân biệt rõ các ý nghĩa, chức năng của hai dạng thể trong tiếng Anh không tách rời mối liên hệ với những phạm trù ngữ pháp khác. - Thứ ba, dựa vào các kết quả miêu tả, tiến hành nghiên cứu, đối chiếu cách chuyển dịch để làm sáng tỏ những phương tiện chuyển dịch trong tiếng Việt tương đương với hình thức và ý nghĩa thể của tiếng Anh. Nếu thực hiện được những mục tiêu trên đây, luận văn có những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn sau: - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt về hình thức và ý nghĩa thể giữa các câu tiếng Anh và các câu chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt. - Về mặt thực tiễn: Dựa trên những kết quả thu được, luận văn giúp cho người học, người dạy và nghiên cứu tiếng Anh, đặc biệt chuyên về lĩnh vực dịch thuật có những kiến thức nền cần thiết để tránh những lỗi không cần thiết và đạt hiệu quả cao trong công việc. 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu Bên cạnh hai phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp quy nạp và diễn dịch, trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học như: mô tả, thống kê, phân tích cấu trúc, phân tích ngữ nghĩa - chức năng, so sánh đối chiếu. Tư liệu của luận văn bao gồm 420 câu trích dẫn tiếng Anh và tiếng Việt có sử dụng các hình thức biểu thị ý nghĩa thể cũng như các ý nghĩa ngữ pháp khác có liên quan. Trong số 72 câu tiếng Việt bao gồm cả những câu mang ý nghĩa thời - thể, cả những câu biểu thị ý nghĩa tình thái. 348 câu còn lại bao gồm các câu song ngữ và tiếng Anh có sử dụng các hình thức của thể hoàn thành, thể tiếp diễn và hình thức kết hợp của hai thể. Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát tần số xuất hiện 11 “đã” tương đương với thể hoàn thành tiếng Anh qua 68 câu song ngữ Anh - Việt trong cuốn “A Doll’s House” (Ngôi nhà búp bê) của tác giả Henrick Ibsen, nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2006. Đồng thời, luận văn cũng sử dụng một số trích dẫn từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác... 5. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương chính với nội dung cụ thể như sau: Chƣơng I: Thể trong tiếng Anh - tình hình nghiên cứu và một số khái niệm cơ bản Trong chương này, chúng tôi trình bày những luận điểm về nguồn gốc, tình hình nghiên cứu thể trong tiếng Anh, hướng nghiên cứu của luận văn, các khái niệm cơ bản liên quan đến thể trong tiếng Anh và vấn đề khái niệm thể trong tiếng Việt. Chƣơng II: Thể hoàn thành trong câu tiếng Anh và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt Các dạng cấu trúc hình thái của thể hoàn thành tiếng Anh và các ý nghĩa do chúng thể hiện sẽ được miêu tả, phân tích kỹ ở phần chương này. Trên cơ sở đó đối chiếu cách thức chuyển dịch và tìm ra các phương tiện chuyển dịch tương đương trong tiếng Việt. Chƣơng III: Thể tiếp diễn trong câu tiếng Anh và cách thức chuyển dịch sang tiếng Việt Trong chương này, chúng tôi tiếp tục tiến hành miêu tả, phân tích sâu về hình thức cũng như các ý nghĩa thể hiện của thể tiếp diễn trong tiếng Anh. Từ đó khảo sát, đối chiếu các phương tiện chuyển dịch tương đương ở tiếng Việt. Đặc biệt, ở chương này, chúng tôi còn đề cập tới sự kết hợp về hình thức giữa hai loại thể nêu trên trong tiếng Anh và ý nghĩa diễn đạt của hình thức ấy. Đồng thời cũng đánh giá chung về phương tiện chuyển dịch trong tiếng Việt tương đương với hình thức thể kết hợp đó. Ngoài ra, luận văn còn có mục tài liệu tham khảo, tài liệu trích dẫn, mục lục và phụ lục tư liệu. 12 CHƢƠNG 1 THỂ TRONG TIẾNG ANH - MÔṬ SỐ KHÁI NIÊṂ CƠ BẢN 1.1. Thể là gì? Trong cuốn “Conc ise Oxford Companion to the English Language” (Tom McArthur,1998), thể đươc̣ điṇh nghiã như là môṭ phaṃ trù ngữ pháp (đươc̣ thể hiêṇ qua hình thái của đôṇg từ ) diêñ tả cách nhìn nhâṇ thời gian của môṭ sư ̣tình : chẳng haṇ, tính thời lươṇg, tính lặp lại và tính hoàn tất của sự tình . Thể đối lâp̣ với thì, môṭ phaṃ trù quan tâm tới thời gian của sư ̣tình trong mối tương quan với môṭ số thời gian khác như: thời điểm nói hoăc̣ viết. A. Jacobs và George Yule cũng có cách hiểu tương tư ̣ : thể là cái tên chung cho các hình thái của đôṇg từ nhằm biểu thi ̣ những cách thức quan sát hay cảm nhâṇ môṭ biến cố . Môṭ biến cố có thể đươc̣ xem như môṭ tổng thể hoàn tất , như đang diêñ tiến hay đang đươc̣ lăp̣ laị môṭ cách gián đoaṇ . Theo cách hiểu đó , thể chính là sự đánh dấu về ngữ pháp đối với động từ trong cấu trúc thời gian nội tại của một sự tình. Theo định nghĩa trong cuốn từ điển mạng Merriam-Webster , thể là một phạm trù ngữ pháp nói tới đặc điểm của động từ trong mối quan hệ với dòng thời gian của sự kiện hay trạng thái được miêu tả. Về măṭ truyền thống, bản thân thể liên quan đến cái mà Comrie (1976) gọi là “những cách thức quan sát diễn tiến thời gian nội tại của một sự tình” . Có thể ngầm hiểu điṇh nghiã trên của Comrie như sau : trong khi thì liên kết viêc̣ đ ịnh vị thời gian của môṭ sư ̣tình với môṭ vài quy điểm thời gian khác , chẳng haṇ như thời điểm phát ngôn, thì thể liên quan đến những đăc̣ tính cấu trúc của bản thân sư ̣tình. Trong cuốn “Linguistic semantics - An introduction” của John Lyons (do Nguyêñ Văn Hiêp̣ dic̣h ), thể đươc̣ điṇh nghiã môṭ cách khái quát như sau : thể là phạm trù có được do sự ngữ pháp hóa cái thể thức thời tính bên trong của sự tình (hành động, biến cố, tình trạng, v.v...). Điṇh nghiã này cho thấy rõ rằng thể là một phạm trù ngữ pháp chứ không phải là một phạm trù từ vựng. 13 DANH MUC̣ TÀI LIÊỤ THAM KHẢO SÁCH TIẾNG VIỆT 1. Nguyêñ Hồng Cổn . Dạng bị động và vấn đề câu bị động trong tiế ng Viêṭ . Ngôn ngữ số 7/2004. 2. Nguyễn Hồng Cổn. Về vấn đề tương đương trong dịch thuật. Ngôn ngữ số 11/2001. 3. Nguyễn Đức Dương. Nghĩa của “đều”, “cũng” và “vẫn”. Ngôn ngữ số 2/2000. 4. Đinh Văn Đức. 2001. Ngữ pháp tiếng Viêṭ về từ loaị. Nxb ĐHQG Hà Nội. 5. Nguyêñ Thiêṇ Giáp. 2005. Dâñ luâṇ ngôn ngữ hoc̣. Nxb Giáo duc̣. 6. Cao Xuân Haọ . 1991. Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng . Nxb Khoa học Xã hội. 7. Cao Xuân Haọ . Về ý nghiã “ thì” và “thể ” trong tiếng Viêṭ . Ngôn ngữ số 5/1998. 8. Cao Xuân Haọ . 1999. Tiếng Viêṭ - Mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp - ngữ nghĩa. Nxb Giáo Dục. 9. Nguyêñ Văn Hiêp̣. 2007. Cơ sở ngữ nghiã phân tích cú pháp. Nxb Giáo dục. 10. Nguyêñ Chí Hòa. 2004. Ngữ pháp tiếng Viêṭ thưc̣ hành. Nxb ĐHQG Hà Nôị. 11. Nguyêñ Quốc Hùng, M.A. 2007. Hướng Dâñ Kỹ Thuâṭ Biên Dic̣h Anh -Viêṭ, Viêṭ - Anh. Nxb Văn hóa Sài Gòn. 12. Jeremy Munday, 2009. Nhập môn nghiên cứu dịch thuật. Nxb Tri thức. 13. Lyons, John. 1995. Ngữ nghiã hoc̣ . Nguyêñ Văn Hiêp̣ dic̣h . Cambridge University Press. 14. Halliday, Mak. 2004. Dâñ luâṇ ngữ pháp chức năng . Hoàng Văn Vân dịch . Nxb ĐHQGHN. 15. V.X. Panfilof. Các cấp thể và các chỉ tố tình thái - thể trong tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1979. 16. Hoàng Phê. 2008. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. 17. Hoàng Trọng Phiến. 2003. Cách dùng hư từ tiếng Việt. Nxb Nghệ An. 14 18. Trần Kim Phươṇg . 2008. Ngữ pháp tiếng Viêṭ - Những vấn đề về thời , thể. Nxb Giáo duc̣. 19. Nguyêñ Kim Thản. 1977. Động từ tiếng Việt. Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Thành. Hệ thống các từ chỉ thời-thể và phạm trù ngữ pháp của các cấu trúc thời-thể của động từ tiếng Việt. Ngôn ngữ số 2/1992. 21. Trịnh Xuân Thành . 1981. Bàn thêm về các từ ĐÃ , ĐANG, SẼ. Trong “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ ”(t.2) KHXH. H. 22. Lê Quang Thiêm. 2008. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. Nxb ĐHQG Hà Nội. 23. Huỳnh Văn Thông . Mấy nhâṇ xét về vi ̣từ t ình thái và ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Viêṭ. Ngôn ngữ số 8/2000. 24. Huỳnh Văn Thông . Mấy nhâṇ xét về vi ̣từ tình thái v à ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Viêṭ. Ngôn ngữ số 10/2000. 25. Nguyêñ Minh Thuyết . Các tiền phó từ chỉ thời - thể trong tiếng Viêṭ . Ngôn ngữ số 2/1995. 26. Nguyêñ Minh Thuyết và Nguyêñ Văn Hiêp̣ . 2004. Thành phần câu tiếng Viêṭ. Nxb Giáo Dục. 27. Hoàng Tuệ. 1988. Nhâṇ xét về thời , thể, và tình thái trong tiếng Việt . Trong “Tiếng Viêṭ và các ngôn ngữ Đông Nam Á”. Nxb KHXH. H. 28. Vị từ tình thái tiếng Việt . Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bô.̣ Đại học Đà Lạt, 2001. 29. Vị từ và vị từ trạng thái trong tiếng Việt . Thông báo khoa hoc̣ . Đaị hoc̣ Đà Lạt, 1995. 15 SÁCH TIẾNG ANH 30. Frank Palmer. 2004. English modality in perspective: genre analysis and contrastive studies. Peter Lang. 31. Yule, George. 1998. Explaining English Grammar. Oxford University Press. 32. Gerald P. Delahunty and James J. Garvey. 1994. Language, Grammar And Communication - A Course for Teachers of English. McGRAW-HILL, INC. 33. Givón, T. 1984. Syntax: A Functional - Typological Introduction. John Benjamins Publishing House. 34. Horner, W.B. 1990. Harbrace College Handbook. Harcourt Brace College Publishers. 35. Jacobs, R. A. 1993. English syntax: A grammar for English language professionals. Library of Congress Cataloging-in-Publication Data. 36. Leech, G. 1989. An A-Z English Grammar and Usage. Great Britain. 37. Lewis, M. 1986. The English verb: an exploration of structure and meaning. Hove. 38. Quirk, R and Greenbaum, S. 1973. A University English Grammar. Longman. Essex. 39. Ramsay, Orrington C. 1972. English Grammar: structures and processes. California. 39. A.J. Thomson. 1996. Văn phạm Anh ngữ thực hành. Nxb Trẻ. 16 NGUỒN TƢ LIÊỤ TRÍCH DẪN TƢ LIÊỤ TIẾNG ANH 1. ALG L.G. Alexander. 1971. New Concept English. Longman Group Ltd. 2. GPD Gerald P. Delahunty and James J. Garvey. 1994. Language, Grammar and Communication - A Course for Teachers of English. McGRAW-HILL, INC. 3. GY George Yule. 1998. Explaining English Grammar. Oxford University Press. 4. JA Jane Austen. 1999. Pride and Prejudice. Great Britain. Clays Ltd, St Ives plc. 5. QR Quirk, R and Greenbaum, S. 1973. A University English Grammar. Longman. Essex. 6. RAJ Roderick A. Jacobs. 1993. English syntax: A grammar for English language professionals 7. RM Raymond Murphy. 2003. English Grammar In Use. Nxb Thống Kê. 8. RM Raymond Murphy. 2000. English Grammar In Use. Nxb Trẻ. 9. AJT A.J. Thomson. 1996. Văn phạm Anh ngữ thực hành. Nxb Trẻ. 17 TƢ LIÊỤ TIẾNG VIÊṬ 10. LNC Lê Nguyêñ Cẩn . 2006. Tác gia tác phẩm văn học trong nhà trường - Anh em Grimm. Nxb ĐHSP. 11. ĐVĐ Đinh Văn Đức. 2001. Ngữ pháp tiếng Viêṭ về từ loaị. Nxb ĐHQG Hà Nội. 12. CXH Cao Xuân Haọ. 1998. Về ý nghiã “thì” và “thể” trong tiếng Viêṭ. “Ngôn ngữ ”, số 5. 13. NTH Nguyễn Trí Huân. 2007. Chim én bay. Nxb Văn học. 14. TL Thạch Lam. 2008. Hai đứa trẻ. Nxb Văn hoc̣. 15. NL Nhất Linh. 2001. Đoaṇ tuyêṭ. Nxb Văn hoc̣. 16. PTL Phan Trọng Luận (tổng chủ biên). 2009. Ngữ văn 11 (tập 1). Nxb Giáo dục. 17. PTL Phan Trọng Luận (tổng chủ biên). 2009. Ngữ văn 11 (tập 2). Nxb Giáo dục. 18. NTG Nhiều tác giả. 2008. Hạt giống tâm hồn - Những câu chuyêṇ cuôc̣ sống. Nxb Tổng hơp̣ TP. HCM. 19. HP Hoàng Phê. 2008. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. 20. HTP Hoàn Trọng Phiến. 2003. Cách dùng hư từ tiếng Việt. Nxb Nghệ An. 21. TTP Trịnh Thanh Phong. 2007. Ma làng (tiểu thuyết). Nxb Văn hoc̣. 22. VTP Vũ Trọng Phụng. 2001. Số đỏ. Nxb Đồng Nai. 23. TKP Trần Kim Phươṇg . 2008. Ngữ pháp tiếng Viêṭ - Những vấn đề về thời, thể. Nxb Giáo duc̣. 24. HVT Huỳnh Văn Thông. Mấy nhâṇ xét về vi ̣từ tình thái và ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Viêṭ. Ngôn ngữ số 8/2000. 25. HVT Huỳnh Văn Thông. Mấy nhâṇ xét về vi ̣từ t ình thái và ý nghĩa thể (aspect) trong tiếng Viêṭ. Ngôn ngữ số 10/2000. 26. QT Quỳnh Trang - Lê Hà (tuyển soạn). 2006. 101 truyện mẹ kể con nghe. Nxb Văn hóa - Thông tin. 18 TƢ LIÊỤ SONG NGƢ̃ 27. LTG Lê Thu Giang (biên tâp̣ ). 4Today English February 2008. Nxb Tổng hơp̣ TP. HCM. 28. NTH Nguyêñ Thuần Hâụ. 2002. 109 bài luyện dịch Việt - Anh. Nxb Trẻ TP HCM. 29. HI Henrik Ibsen. 2006. Peer Gynt. Nxb Thế giới. 30. MT Minh Thu, Nguyêñ Hòa . 2006. Luyêṇ dic̣h Viêṭ - Anh. Nxb ĐH QGHN. 31. HLA L.A.Hill. 2007. Nụ cười nước Anh. Nxb Từ Điển Bách Khoa. 32. NQH Nguyễn Quốc Hùng. 2007. Hướng dẫn kỹ thuật biên dịch Anh- Việt, Việt-Anh. Nxb Văn hóa Sài Gòn. 33. LH Lan Hương , Quốc Ánh , Thu Hà và Hương Lan (Nhóm EIL - HANOI). 2006. Learn English through fairy tale (Học tiếng Anh qua truyêṇ cổ tích). Nxb Thanh Niên. 34. JA Jane Austen. 1999. Pride and Prejudice. Great Britain. Clays Ltd, St Ives plc. 35. KH Knut Hamsun. 2006. Growth of the Soil (Sư ̣sinh trưởng của đất). Thế giới Publishers. 36. NAN Nguyễn Thị Ái Nguyệt. 2009. 20 truyện ngắn trọn lọc Anh-Việt. Nxb Tổng hợp TP HCM. 37. BN Bảo Ninh. 2005. The sorrow of war (Nỗi buồn chiến tranh). Nxb Phụ nữ. 38. LVS Lê Văn Sư ̣. 2003. Cẩm nang luyêṇ dic̣h và ngữ pháp tiếng Anh . Nxb Văn hóa Thông tin. 39. ĐTT Đào Tuyết Thảo . 2001. A selectio

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_hinh_thuc_y_nghia_the_cua_cau_trong_tieng_anh_va_cach_chuyen_dich_sang_tieng_viet_ha_thi.pdf
Tài liệu liên quan