PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
3.3.1.Phân tích EFA lần 1 cho biến độc lập
Kết quả ma trận xoay Varimax trong phân tích EFA cho thấy
có một số thay đổi về biến quan sát giữa các yếu tố đánh giá sự thỏa
mãn của nhân viên đối với công việc ban đầu.
• Nhân tố số 1 bao gồm 5 biến DT1, DT2, DT3, DT4, DT5.
Nhìn chung, đây hầu hết là những biến thuộc yếu tố Đào tạo thăng
tiến. Do đó, nhân tố này được đặt tên là Đào tạo thăng tiến
• Nhân tố số 1 bao gồm 3 biến PL1, PL2, PL3 . Nhìn chung,
đây hầu hết là những biến thuộc yếu tố Phúc lợi . Do đó, nhân tố này
được đặt tên là Phúc lợi
• Nhân tố số 3 bao gồm bảy biến LD1, LD2, LD3, LD4, DN1,
DN2, DN3. Biến thuộc yếu tố Lãnh đạo và Đồng nhiệp. Do đó, nhân
tố này được đặt tên là Lãnh đạo và Đồng nghiệp (LDDN)
• Nhân tố số 4 bao gồm năm biến TL1, TL2. TL3, TL4, TL5.
Đây là năm biến thuộc thành phần Tiền Lư ng (TL).
• Nhân tố số 5 bao gồm năm biến CV1, CV2, CV3, CV4,
CV5. Đây là năm biến thuộc yếu tố Đặc điểm Công việc (DDCV).
• Nhân tố số 6 bao gồm bốn biến DK1, DK2, DK3, DK4. Đây
là bốn biến thuộc yếu tố Điều kiện làm việc (DDLV)
Kiểm định KMO và Bartlett`s trong phân tích nhân tố cho thấy
hệ số KMO = 0.936 (>0.5), phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu. Và kiểm định Bartlett Test có giá trị Sig =0.000 (<0.05)
cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp để sử dụng.
Kết quả phân tích cho thấy 29 biến quan sát của 7 thành phần
lúc đầu được nhóm lại thành 6 nhân tố. Kết quả xoay Varimax nhân
tố cho thấy có 6 nhân tố hình thành với điểm dừng trích ở nhân tố
thứ 6 có Eigenvalue = 1.289 > 1 và phương sai trích là 82.009%
(>50%). Phương sai trích đạt 82.009% thể hiện 6 nhân tố giải thích
được 82.009% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra chấp15
nhận được. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy không có bất kỳ biến
quan sát nào có hệ số tải yếu (nhỏ hơn 0.5). Vì vậy có thể khẳng định
rằng không cần thiết phải loại biến và các biến quan sát của thang đo
này đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo.
Kết quả phân tích cho thấy KMO = 0.722 > 0.5, kiểm định
Bartlett có Sig. = 0.000 <0.05, giá trị Eigenvalue = 2.225 > 1,
phương sai trích bằng 74.174% > 50 %. Ba biến quan sát đều tải vào
một nhân tố duy nhất. Vì vậy sử dụng phân tích khám phá EFA nhân
tố “thỏa mãn công việc “ là phù hợp
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu sự thỏa mãn của nhân viên tại công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc chủ
yếu phản ánh mức độ một cá nhân yêu thích công việc của mình.
Higgins (1998), sự thỏa mãn nhân viên được cảm thông qua
phạm vi công việc, những thái độ tích cực với môi trường làm việc.
- Mức độ thỏa mãn với các thành phần công việc:
Luddy (2005) cho rằng sự thỏa mãn công việc là phản ứng về
mặt tình cảm, cảm xúc với khía cạnh khác nhau của công việc.
Clark (1997) lập luận nếu nhân viên không thỏa mãn với nhiệm
vụ được giao, họ không chắc chắn về các yếu tố như quyền lợi của
họ, điều kiện làm việc không an toàn, đồng nghiệp không hợp tác,
người giám sát không cho họ sự tôn trọng và họ không được xem xét
quá trình ra quyết định; khiến họ cảm thấy tách biệt với tổ chức.
Theo Smith, Kendal và Hulin (1969), mức độ thỏa mãn với các
thành phần là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các
khía cạnh khác nhau ở công việc (bản chất công việc, cơ hội đào tạo
và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương) của họ.
1.2. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC THỎA MÃN CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN
1.2.1. Lợi ích của việc thỏa mãn công việc của nhân viên
1.2.2. Lợi ích của việc đ nh gi sự thỏa mãn của nhân viên
5
trong công việc
1.3. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VỀ SỰ THỎA MÃN
1.3.1 Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943)
Nói đến sự thỏa mãn nói chung người ta thường nhắc đến lý
thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow (1943). Theo ông nhu cầu của
con người chia làm năm cấp bậc tăng dần: sinh lý, an toàn, xã hội, tự
trọng và tự thể hiện. Sau khi một nhu cầu nào đó đã được thỏa mãn
thì nhu cầu ở cấp bậc cao hơn kế tiếp sẽ xuất hiện.
1.3.2 Thuyết ERG của Alderfer (1969)
Lý thuyết này giống thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow, tuy
có một số khác biệt: thứ nhất, số lượng nhu cầu được rút gọn còn ba
thay vì năm, đó là nhu cầu tồn tại (existence need), nhu cầu liên đới
(relatedness need) và nhu cầu phát triển (growth need); thứ hai,
Alderfer cho rằng, có thể có nhiều nhu cầu xuất hiện trong cùng một
thời điểm; thứ ba, là yếu tố bù đắp giữa các nhu cầu, một nhu cầu
không được đáp ứng có thể được bù đắp bởi nhu cầu khác.
1.3.3. Thuyết thành tựu của McClelland (1988)
David Mc. Clelland (dẫn theo Robbins, 2002) cho rằng con
người có ba nhu cầu cơ bản là: nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh
và nhu cầu quyền lực. Trong đó: (1) Nhu cầu thành tựu, (2) Nhu cầu
liên minh, (3) Nhu cầu quyền lực.
1.3.4. Thuyết hai yếu tố của F. Herberg (1959)
Thuyết này chia các yếu tố làm hai khía cạnh ảnh hưởng đến
sự thỏa mãn của người lao động bao gồm các yếu tố động viên và
các yếu tố duy trì. Yếu tố động viên tác động theo xu hướng tích cực
và yếu tố duy trì tác động theo xu hướng tiêu cực.
1.3.5. Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)
Lý thuyết kỳ vọng của Vroom đánh giá để thỏa mãn công việc
dựa trên những mong đợi về kết quả công việc của bản thân. Thuyết
kỳ vọng của Vroom được xây dựng theo công thức:
6
Kỳ vọng X Phương tiện X Hấp lực = Động lực
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THỎA MÃN ĐỐI VỚI
CÔNG VIỆC
Nghiên cứu sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên ngày
càng thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà quản trị trên thế giới.
Cho đến nay đã có rất nhiều các bài báo quốc tế viết xoay quanh các
khía cạnh khác nhau về vấn đề này. Phần dưới đây là một số nghiên
cứu điển hình về sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại
doanh nghiệp trên thế giới với các vấn đề và kết quả nghiên cứu phù
hợp với phạm vi nghiên cứu của luận văn này.
Đầu tiên là nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Smith, Kendall
và Hulin (1969) của trường đại học Cornell đã xây dựng các chỉ số
mô tả công việc JDI với 72 mục đo lường để đánh giá mức độ thỏa
mãn đối với công việc của một người thông qua 5 yếu tố đó là (1)
bản chất công việc, (2) cơ hội đào tạo thăng tiến, (3) lãnh đạo, (4)
đồng nghiệp, (5) tiền lương.
Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI để nghiên
cứu sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Viện y tế
công cộng ở Western Cape, Nam Phi
Nghiên cứu của Rast, S., & Tourani, A. (2012) cũng góp phần
khẳng định lại sự tin cậy của mô hình chỉ số công việc JDI. Các yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc là giám sát, mối
quan hệ với đồng nghiệp, lương hiện tại, bản chất công việc và cơ
hội thăng tiến.
Mới đây nhất, Theodosis Tasios, M.S, and Vaitsa Giannouli,
Ph.D (2017) đã nghiên cứu sự tin cậy và hiệu lực của mô hình chỉ số
công việc JDI tại Hy Lạp. Và kết quả khả quan cho cả độ tin cậy và
hiệu lực với mô hình JDI ở Hy lạp.
Một nghiên cứu khác đóng góp một giá trị không nhỏ của
Spector cho thấy các mô hình trước JSS được áp dụng cho các doanh
7
nghiệp sản xuất đều cho kết quả khá thấp, chính vì thế Spector
(1997) đã xây dựng mô hình riêng cho các nhân viên trong lĩnh vực
dịch vụ, gồm 9 yếu tố đánh giá mức độ thỏa mãn và thái độ như
lương, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự giám sát, đồng
nghiệp, yêu thích công việc, giao tiếp thông tin, phần thưởng bất
ngờ, phúc lợi.
Nghiên cứu của Ali Mohammed Mosadegh Rad & Ailson De
Moraes (2009 ), thực hiện nghiên cứu sự thỏa mãn công việc ở 12
bệnh viện ở Isfahan, Iran dựa trên thang đo của JSS. Hay Gordana
Stankovska & cộng sự (2017) sử dụng JSS để đo lường sự thỏa mãn
của các nhân viên ở trường đại học.
Các nhà nghiên cứu Weiss và đồng nghiệp của trường Đại
học Minnesota (1967) đã xây dựng mô hình MSQ đưa ra các tiêu
chí đo lường sự thỏa mãn công việc thông qua Bảng câu hỏi thỏa
mãn Minnesota như sau: (a) Các nhân tố thỏa mãn thuộc bản chất
bên trong; (b) Các nhân tố thỏa mãn thuộc bản chất bên ngoài. (c)
Ngoài ra, đưa ra tiêu chí chung để đo lường mức thỏa mãn của nhân
viên. Bảng câu hỏi gồm 20 yếu tố đánh giá mức độ thỏa mãn chung
về mỗi khía cạnh
Tại Việt Nam, Trần Kim Dung (2005) đã thực hiện nghiên cứu
đo lường mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam
bằng cách sử dụng Chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith và đồng
nghiệp. Tuy nhiên, ngoài 5 nhân tố được đề nghị trong JDI, tác giả
đã đưa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi công ty và điều kiện làm
việc để phù hợp với tình hình Việt Nam.
Bài viết “Nâng cao sự thỏa mãn trong công việc tại công ty Cổ
Phần điện nước An Giang” của Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn
Nghiệm (Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, ĐH Quốc Gia
HCM –2015). Nghiên cứu dựa trên mô hình JDI và thuyết hai nhân
tố của Herzberg.
8
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN
CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC
Như các nghiên cứu được đề cập ở mục 1.3, ta thấy chỉ số công
việc (JDI) đã được sử dụng phổ biến trong việc tìm hiểu sự thỏa mãn
công việc của nhân viên ở các lĩnh vực, quốc giá khác nhau. Điều
này cũng nói lên rằng, sự thỏa mãn công việc của nhân viên phụ
thuộc vào năm nhân tố chính là tiền lư ng, đào tạo thăng tiến, lãnh
đạo, đồng nghiệp và đặc điểm công việc.
Ngoài năm nhân tố trong thang đo JDI và kết hợp với tham
khảo các nghiên cứu tại Việt Nam. Hai nhân tố được xem xét là
“Phúc Lợi” và “Điều kiện làm việc”
1.4.1. Đào tạo thăng tiến
1.4.2. Lãnh đạo
1.4.3. Đồng nghiệp
1.4.4. Đặc điểm công việc
1.4.5. Tiền Lư ng
1.4.6. Phúc lợi
1.4.7. Điều kiện làm việc
9
CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG
ĐÔ THỊ QUẢNG NGÃI
2.1.2. Tổng quan về Công ty
2.1.2. Thực trạng nguồn lực của công ty
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên cơ sở lý
thuyết về sự thỏa mãn công việc ở chương 1 và dựa trên các thành
phần của sự thỏa mãn công việc ở mục 1.4. Trên cơ sở 5 khía cạnh
của mô hình JDI của Smith, Kendall và Hullin (1969): Đặc điểm
công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền
lương và bổ sung thêm hai thành phần: Phúc lợi từ nghiên cứu của
nghiên cứu của Spector (1997), Ali Mohammed Mosadegh Rad &
Ailson De Moraes (2009), Gordana Stankovska và cộng sự (2017),
Trần Kim Dung (2005), Điều kiện làm việc Weiss (1967), Trần Kim
Dung (2005) và Huỳnh Thanh Tú và Trương Văn Nghiệm (2015)..
Vậy mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố: tiền lương, đào tạo thăng
tiến, Lãnh đạo, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc,
phúc lợi
Đặc điểm công việc
Đào tạo thăng tiến
Lãnh đạo
đồng nghiệp
Tiền lương
SỰ THỎA
MÃN CỦA
NHÂN
VIÊN
Phúc lợi
Điều kiện làm việc
10
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
H1: Đặc điểm công việc được nhân viên đánh giá ảnh hưởng
tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
H2: : Đào tạo và thăng tiến được nhân viên đánh giá ảnh
hưởng tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
H3: Tiền lương được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực
đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
H4: Lãnh đạo được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực
đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
H5: Đồng nghiệp được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực
đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
H6: Phúc lợi được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến
mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
H7: Điều kiện làm việc được nhân viên đánh giá ảnh hưởng
tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
2.3. XÂY DỰNG THANG ĐO
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu sơ bộ, tác giả tổng hợp thang
đo các biến dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây của các học giả
trên thế giới, đồng thời tác giả cũng có những điều chỉnh, bổ sung
sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và yêu cầu
nghiên cứu của đề tài. Tác giả xây dựng bộ thang đo sơ bộ xác định
được 31 biến quan sát thuộc 7 nhân tố làm cơ sở để thiết kế bảng
câu hỏi.
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.5. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
2.5.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.5.2 Thu Thập và phân tích dữ liệu
2.5.3. Kết quả nghiên cứu định tính
Qua nghiên cứu sơ bộ, kết qủa cho thấy có 2 nhân tố xác định ở
thang đo này bị loại bỏ. Kết qủa của lần khảo sát này cho thấy 7
11
nhóm tiêu chí chính thức với 29 biến quan sát
Thành
Phần
Biến
Quan sát
Chỉ b o
Tiền
lư ng
TL1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc
TL2 Yên tâm với mức lương hiên tại
TL3
Tiền lương đủ để đáp ứng các nhu cầu của
cuộc sống
TL4 Trả lương công bằng giữa các nhân viên
TL5 Các khoản phụ cấp đảm bảo hợp lý
Đặc
điểm
công
việc
CV 1 Công việc thể hiện vị trí xã hội
CV 2
Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực
cá nhân
CV 3
Công việc phù hợp với học vấn và trình độ
chuyên môn
CV 4
Công việc tạo điều kiện cải thiện kỹ năng và
kiến thức
CV 5 Áp lực công việc
Lãnh
đạo
LĐ 1 Lãnh đạo dễ dàng giao tiếp
LĐ 2 Lãnh đạo đối xử công bằng
LĐ 3 Lãnh đạo quan tâm đến ý kiến của nhân viên
LĐ 4 Lãnh đạo có năng lực
Đồng
nghiệp
DN 1
Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ khi cần
thiết
DN 2 Đồng nghiệp đáng tin cậy
DN 3 Đồng nghiệp gần gũi, thân thiện
Phúc
lợi
PL1 Chính sách phúc lợi rõ ràng và được thực hiện
đầy đủ
PL2 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu
đáo đến nhân viên
PL3 Chính sách phúc lợi hữu ích và hấp dẫn
Đào
tạo
thăng
DT 1
Nhân viên được đào tạo cho công việc và phát
triển nghề nghiệp
DT 2 Nhân viên được hỗ trợ về thời gian và chi phí đi
12
Thành
Phần
Biến
Quan sát
Chỉ b o
tiến học nâng cao trình độ
DT 3 Nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên
DT 4 Cơ hội thăng tiến công bằng cho các nhân viên
DT 5 Chính sách thăng tiến của Công ty rõ ràng
Điều
kiện
làm
việc
DK 1 Giờ làm việc hợp lý
DK 2 Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt
DK 3 Địa điểm làm việc thuận tiện
DK 4
Môi trường làm việc sạch sẽ, hiện đại, và với
các trang thiết bị phù hợp
Sự
thỏa
mãn
chung
HL 1 Anh (chị) thỏa mãn với công việc hiện tại
HL 2 Anh (chị) sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty
HL 3 Anh (chị) yêu thích công việc hiện tại
2.6. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
2.6.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.6.2 Thu thập và phân tích dữ liệu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
Khảo sát thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát
b. Mẫu nghiên cứu
Kích thước mẫu: kích thước mẫu tối thiểu cần điều tra phải
được đảm bảo theo công thức n >= 5m. Tức là số mẫu cần thiết tối
thiểu là n >= 29*5= 145. Để đảm bảo việc phân tích hồi quy được
thực hiện tốt tác giả chọn kích thước mẫu n=200.
c. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Thống kế mô tả
- Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố EFA
- Phân tích hồi quy tuyến tính
13
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
3.1. MÔ TẢ MẪU
- Giới tính Kết quả thống kê cho thấy trong 200 phiếu khảo
sát hợp lệ, Nam có 85 phiếu chiếm tỷ lệ 42,5%, Nữ có 115 phiếu
chiếm tỷ lệ 57,5%.
- Thời gian làm việc thời gian làm việc dưới 3 năm có tần suất
là 11 chiếm tỷ lệ 5.5%, thời gian làm việc từ 3 đến 5 năm có tần suất
là 58 chiếm tỷ lệ 29%, và cuối cùng thời gian làm việc từ 8 năm trở
lên có 53 phiếu, chiếm tỷ lệ 53%.
- Bộ phận làm việc Bộ phận văn phòng có 31 phiếu chiếm
15%, đội môi trường có 72 phiếu chiếm 36%, Đội cây xanh, thoát
nước, đội chiếu sáng CC có 55 phiếu chiếm 27.5% và còn lại 42
phiếu thuộc bộ phận khác chiếm 21.5%
- Thu nhập Thu nhập dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ 4.5%, từ 3 – 4.5
triệu chiếm tỷ lệ 60%, từ 4.5 – 6 triệu chiếm tỷ lệ 26.5% và thu nhập
trên 6 triệu chiếm tỷ lệ 18%.
- Trình độ chuyên môn Trình độ Lao động phổ thông chiếm
tỷ lệ cao 49.5% là 99 phiếu, trình độ trung cấp có 61 phiếu chiếm
30,5%, trình độ cao đẳng, đại học lần lượt chiếm 7% và 13%.
3.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA
Kết quả phân tích Cronback’s Alpha cho thấy tất cả các thành
phần của mô hình có Cronbach’s Alpha khá lớn >0.8 (hệ số
Cronbach’s Alpha > 0.6), tức là thang đo có thể chấp nhận được về
mặt độ tin cậy. Thêm vào đó, hệ số tương quan tổng biến của các
biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, tất cả 29 biến quan sát của mô
hình đều thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố (EFA)
14
3.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
3.3.1.Phân tích EFA lần 1 cho biến độc lập
Kết quả ma trận xoay Varimax trong phân tích EFA cho thấy
có một số thay đổi về biến quan sát giữa các yếu tố đánh giá sự thỏa
mãn của nhân viên đối với công việc ban đầu.
• Nhân tố số 1 bao gồm 5 biến DT1, DT2, DT3, DT4, DT5.
Nhìn chung, đây hầu hết là những biến thuộc yếu tố Đào tạo thăng
tiến. Do đó, nhân tố này được đặt tên là Đào tạo thăng tiến
• Nhân tố số 1 bao gồm 3 biến PL1, PL2, PL3 . Nhìn chung,
đây hầu hết là những biến thuộc yếu tố Phúc lợi . Do đó, nhân tố này
được đặt tên là Phúc lợi
• Nhân tố số 3 bao gồm bảy biến LD1, LD2, LD3, LD4, DN1,
DN2, DN3. Biến thuộc yếu tố Lãnh đạo và Đồng nhiệp. Do đó, nhân
tố này được đặt tên là Lãnh đạo và Đồng nghiệp (LDDN)
• Nhân tố số 4 bao gồm năm biến TL1, TL2. TL3, TL4, TL5.
Đây là năm biến thuộc thành phần Tiền Lư ng (TL).
• Nhân tố số 5 bao gồm năm biến CV1, CV2, CV3, CV4,
CV5. Đây là năm biến thuộc yếu tố Đặc điểm Công việc (DDCV).
• Nhân tố số 6 bao gồm bốn biến DK1, DK2, DK3, DK4. Đây
là bốn biến thuộc yếu tố Điều kiện làm việc (DDLV)
Kiểm định KMO và Bartlett`s trong phân tích nhân tố cho thấy
hệ số KMO = 0.936 (>0.5), phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu. Và kiểm định Bartlett Test có giá trị Sig =0.000 (<0.05)
cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp để sử dụng.
Kết quả phân tích cho thấy 29 biến quan sát của 7 thành phần
lúc đầu được nhóm lại thành 6 nhân tố. Kết quả xoay Varimax nhân
tố cho thấy có 6 nhân tố hình thành với điểm dừng trích ở nhân tố
thứ 6 có Eigenvalue = 1.289 > 1 và phương sai trích là 82.009%
(>50%). Phương sai trích đạt 82.009% thể hiện 6 nhân tố giải thích
được 82.009% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra chấp
15
nhận được. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy không có bất kỳ biến
quan sát nào có hệ số tải yếu (nhỏ hơn 0.5). Vì vậy có thể khẳng định
rằng không cần thiết phải loại biến và các biến quan sát của thang đo
này đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo.
Kết quả phân tích cho thấy KMO = 0.722 > 0.5, kiểm định
Bartlett có Sig. = 0.000 1,
phương sai trích bằng 74.174% > 50 %. Ba biến quan sát đều tải vào
một nhân tố duy nhất. Vì vậy sử dụng phân tích khám phá EFA nhân
tố “thỏa mãn công việc “ là phù hợp.
3.4. HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Theo kết quả phân tích EFA phần trên, mô hình nghiên cứu sẽ
được hiệu chỉnh lại cho phù hợp như sau
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Các giải thuyết của mô hình hiệu chỉnh như sau:
X1: Đào tạo và thăng tiến được nhân viên đánh giá ảnh hưởng
tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
X2: Phúc lợi được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực đến
mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
Đào tạo thăng tiến
Phúc lợi
Lãnh đạo đồng nghiệp
Tiền lương
Đặc điểm công việc
SỰ THỎA
MÃN CỦA
NHÂN
VIÊN
Điều kiện làm việc
16
X3: Lãnh đạo đồng nghiệp được nhân viên đánh giá ảnh hưởng
tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
X4: Tiền lương được nhân viên đánh giá ảnh hưởng tích cực
đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
X5: Đặc điểm công việc được nhân viên đánh giá ảnh hưởng
tích cực đến mức độ thỏa mãn của nhân viên và ngược lại
X6: Điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương
quan cùng chiều với mức độ thỏa mãn của nhân viên
3.5. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phân tích tư ng quan
Theo ma trận tương quan cho thấy các biến độc lập Đặc điểm
công việc, Điều kiện làm việc, Tiền lư ng, Đào tạo thăng tiến,
Phúc lợi, Lãnh đạo và Đồng nghiệp có sự tương quan chặt chẽ với
biến thỏa mãn với mức ý nghĩa 5%. Do chỉ số Pearson trương đối
cao và sig. Giữa từng biến độc lập và biến phụ thuộc đều bằng 0.000
<0.05. Cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tương quan cao với
biến phụ thuộc do đó tất cả các biến độc lập đều có thể đưa vào mô
hình hồi quy.
3.5.2. Mối quan hệ giữa c c biến chính trong mô hình
Kết quả nhận thấy giá trị Durbin - Waston = 1.776, giá trị này
càng gần 2 thì càng không có hiện tượng tự tương quan xảy ra. Vì
vậy có thể kết luận là không có hiện tượng tự tương quan xảy ra.
Kiểm định ANOVA là một phép kiểm định về độ phù hợp của
mô hình tuyến tính tổng thể. Giá trị thống kê F được tính từ giá trị
R2 của mô hình kết quả là 229.084, giá trị Sig. là 0.000 < 0.05 cho
thấy rằng mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra là phù hợp và có thể sử
dụng được.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả các biến độc lập đều
có giá trị Sig. < 0.05 có nghĩa là các biến này có sự tác động có ý
nghĩa đến sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên Công ty với
17
mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy 95%).
hệ số VIF của các biến độc lập có giá trị từ 1.604 đến 3.013 (tất
cả đều nhỏ hơn 10). Hệ số độ chấp nhận (Tolerance) của các biến
đều nhỏ hơn 1. Vì vậy có thể Kết luận, mô hình không xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến.
Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa sự thỏa mãn
HL = -0.120 + 0.216DTTT + 0.178PL + 0.281LDDN +
0.235DDCV + 0.143DKLV + 0.149TL
Kết quả hồi quy cho thấy thành phần Lãnh đạo và đồng nghiệp
có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thỏa mãn của nhân viên (có hệ
số lớn nhất), kế đến lần lượt là Đặc điểm công việc, Đào tạo thăng
tiến, Phúc lợi, Điều kiện làm việc, Tiền lương.
3.5.3. Kiểm định c c giả thuyết của mô hình
- Giả thuyết X1: Kết quả phân tích hồi quy ta cho thấy nhân
tố Đào tạo thăng tiến có hệ số Beta = 0.216 > 0 giá trị t = 5.682 và
Sig = 0.000 < 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X1.
- Giả thuyết X2: Kết quả phân tích hồi quy ta cho thấy nhân
tố Phúc lợi có hệ số Beta = 0.178 > 0, giá trị t = 5.527 và Sig =
0.000 < 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X2.
- Giả thuyết X3: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố
Lãnh đạo và đồng nghiệp có chỉ số Beta = 0.281 > 0, giá trị t = 6.103
và Sig = 0.000 < 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X2.
- Giả thuyết X4: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố
Tiền lương có hệ số Beta = 0.149 > 0, giá trị t = 5.431 và Sig. =0
.000 < 0.05 nên có thể chấp nhận giả thuyết X3.
- Giả thuyết X5: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố
Đặc điểm công việc có hệ số Beta = 0.235 > 0, giá trị t = 7.032 và
Sig. = 0 .000 < 0.05. Nên giả thuyết X4 được chấp nhận.
- Giả thuyết X6: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy nhân tố
Điều kiện làm việc có hệ số Beta = 0.143 > 0, giá trị t = 4.903 và Sig.
18
= 0.000 > 0.05 nên chấp nhận giả thuyết X5.
3.6. KẾT QUẢ THỐNG KÊ VỀ SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN
VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔ THỊ MÔI TRƯỜNG ĐÀ
NẴNG
3.6.1. Kết quả thống kê về sự thỏa mãn chung
Kết quả bảng trên cho thấy, nhìn chung các thành phần trong
mô hình nghiên cứu sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên
Công ty được đánh giá mức trung bình. Giá trị điểm trung bình
không quá cao, kết quả từ đồ thị cho thấy giá trị trung bình nằm
trong khoảng từ 2.9450 đến 3.4414. Trong các thành phần trên thì
“Lãnh đạo và đồng nghiệp” được đánh giá là tốt nhất với điểm trung
bình đạt 3.4414, tiếp đến là “Điều kiện làm việc” (3.1412), tạo thăng
tiến (3.0744), “phúc lợi” (3.0652), “Đặc điểm công việc” (3.0410),
cuối cùng là “Tiền lương” (2.9450). Đối với sự thỏa mãn đối với
công việc của nhân viên mức trung bình đánh giá là 3.1117
3.6.2. Kết quả thỏa mãn theo nhóm c c nhân tố
19
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
4.1.1. Kết Luận nghiên cứu
- Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 7 nhân tố ảnh
hưởng đến sự thỏa mãn đối với nhân viên, gồm: Lãnh đạo, Đồng
nghiệp, Điều kiện làm việc, Phúc lợi, Đặc điểm công việc, Tiền
lương, Đào tạo thăng tiến với 29 biến quan sát.
- Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân
tố, kết quả các biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố, gồm:
Lãnh đạo và đồng nghiệp, Điều kiện làm việc, phúc lợi, đặc điểm
công việc, tiền lương, đào tạo và phúc lợi. Sau đó đưa vào phân tích
hồi quy.
- Kết quả phân tích hồi quy đã xác định sự thỏa mãn đối với
nhân viên chịu sự ảnh hưởng bời 5 nhân tố, đó là: Lãnh đạo và
đồng nghiệp, Điều kiện làm việc, tiền lương, đào tạo và phúc lợi,
đặc điểm công việc. Trong đó, thành phần “Lãnh đạo và đồng
nghiệp” ảnh hưởng quan trọng nhất, tiếp đến là “Đặc điểm công
việc”, “Đào tạo và phúc lợi”, “Điều kiện làm việc”, cuối cùng là
“Tiền lương”. Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định 5
nhân tố trên đều tác động dương đến sự thỏa mãn đối với công việc.
4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.2.1. Lãnh đạo và đồng nghiệp
Lãnh đạo
Trong nhân tố Lãnh đạo, “Lãnh đạo dễ dàng giao tiếp” là yếu
tố quan trọng. Vì vậy, để tăng sự thỏa mãn trong công việc của nhân
viên, người lãnh đạo biết lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của người
lao động cũng như hòa đồng, cởi mỡ, tạo môi trường giao tiếp thân
thiện giữa cấp trên- cấp dưới, xóa bỏ khoảng cách này nhã để tạo
cảm giác thân thiện gần gũi với người lao động. Đối với mỗi thành
20
tích đạt được của người lao động, các nhà lãnh đạo cần có những lời
khen thưởng kịp thời, đúng lúc. Người lãnh đạo cũng phải đối xử
công bằng, không phân biệt giữa các nhân viên.
Đồng nghiệp
Đồng nghiệp là nhân tố thứ hai trong Lãnh đạo và đồng nghiệp
ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên Công ty. Vì vậy, Công ty
cần tạo môi trường làm việc để nhân viên cảm thấy sự thoải mái,
thân thiện, tin tưởng và gắn kết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Để
đạt được môi trường đó, ngoài yếu tố cá nhân của nhân viên thì yếu
tố lãnh đạo cùng rất quan trọng trong việc gìn giữ và nâng cao tinh
thần đoàn kết nội bộ. Lãnh đạo Công ty có thể tổ chức các cuộc họp
định kỳ và họp đột xuất khi có vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến đa số
nhân viên. Từ đó ban lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng thể về vấn đề,
hướng giải quyết cùng như những góp ý để giúp nhân viên có tinh
thần làm việc được tốt hơn.
4.2.2. Đặc điểm công việc
Đặc điểm công việc là nhân tố ảnh hưởng thứ hai đến sự thỏa
mãn trong công việc của nhân viên Công ty. Trong nhân tố này,
Công việc cho phép sử dụng tối đa năng lực cá nhân và công việc
phù hợp với trình độ học vấn, chuyên môn tác động mạnh mẽ nhất
đến sự thỏa mãn của nhân viên Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải
giao cho nhân viên làm những công việc rõ ràng và phù hợp với năng
lực của người nhân viên, giúp cho nhân viên hiểu rõ về tầm quan
trọng công việc họ đang làm
4.2.3. Đào tạo thăng tiến
Trong nhân tố này, chính sách thăng tiến của Công ty là công
bằng được đánh giá thấp nhất trong nhóm. Vì việc thăng tiến ở Công
ty trong giai đoạn hiện nay chủ yếu dựa vào thâm niên công tác. Một
số ít trường hợp ở cấp bậc tổ lao động trực tiếp thì căn cứ theo năng
lực làm việc của nhân viên để xác định tổ trưởng và tổ phó. Yếu tố
21
năng lực làm việc nhìn chung toàn Công ty chưa được xem trọng
đúng mức. Vì vậy, công ty cần mạnh dạn xây dựng chế độ thăng tiến
nhanh cho những nhân viên giỏi, có thành tích xuất sắc và đem lại
nhiều lợi nhuận cho đơn vị
Thông qua đào tạo công ty có thể khai thác tối đa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nghien_cuu_su_thoa_man_cua_nhan_vien_tai_co.pdf