Luận văn Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ an tỉnh Bình Dương

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI

THIẾU NIÊN. 5

1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề. 5

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài. 5

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước . 9

1.2. Quan hệ và quan hệ cha mẹ với con . 13

1.2.1. Khái niệm quan hệ . 13

1.2.2. Quan hệ cha mẹ với con. 16

1.3. Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên . 19

1.3.1. Đặc trưng quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên. 19

1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên 23

1.3.2.1. Những yếu tố thuộc về học sinh . 23

1.3.2.2. Những yếu tố thuộc về cha mẹ . 30

1.3.3. Các kiểu quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên. 33

1.4. Những tình huống biểu hiện quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên. 49

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 51

Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHA MẸ VỚI CON TUỔI

THIẾU NIÊN. 52

2.1. Mẫu nghiên cứu . 52

2.1.1. Đôi nét về trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản . 52

2.1.2. Mẫu nghiên cứu . 53

pdf194 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ cha mẹ với con tuổi thiếu niên thị xã Dĩ an tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thứ hai. Hầu hết các em cho rằng quan hệ với bạn bè thuộc phạm vi quan hệ cá nhân riêng tư và các em có quyền giao tiếp với bạn bè và bảo vệ quyền đó. Thế nên, nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng kiểu QH cha mẹ - trẻ nhỏ như là can thiệp, khắc khe, áp đặt con trong vấn đề giao lưu kết bạn của con sẽ ít nhiều dẫn đến xung đột giữa cha mẹ và con. Hoặc nếu trong giai đoạn lứa tuổi này, cha mẹ vẫn cho rằng các em là con nít, còn nhỏ nên cha mẹ thường dễ dãi, để con tự do, muốn làm gì thì làm, cha mẹ ít quan tâm và vẫn giữ thái độ nuông chiều theo ý thích của các em trong việc chơi với bạn cũng có thể dẫn những hậu quả xấu. Bởi vì, chính nhu cầu giao tiếp với bạn rất cao mà đã có không ít trẻ không thể tránh khỏi việc kết thân với những người bạn, nhóm bạn không tốt, làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân cách đang được hình thành của các em. Thế nên, đối với quan hệ bạn bè của con, CMHS càng phải nên thường xuyên sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn với con hơn để có thể tạo mọi điều kiện giúp các con thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với bạn một cách có chọn lọc và nếu trẻ có chơi với bạn bè không tốt, cha mẹ cũng nên nhẹ nhàng tìm cách khuyên bảo và không nên cấm đoán trẻ một cách nghiêm khắc cứng nhắc. Bởi vì, theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Diệu Hồng, khi bị cha mẹ cấm chơi chung với một số người bạn của trẻ mà cha mẹ cho là không tốt thì biểu hiện của trẻ là: Vâng lời và không 72 chơi với các bạn ấy nữa (32,67%); “Vâng, dạ” cho qua chuyện nhưng vẫn lén chơi cùng các bạn ấy (9%); Cố gắng giải thích với cha mẹ đó là những người bạn tốt (49,67%); Cãi lại và quyết bảo vệ bạn mình (4,33%); Tức giận và bỏ đi chơi vì cho rằng cha mẹ không tôn trọng mình (4,33%).[21, tr.50]. Như vậy, trong 100 trẻ khi bị cấm đoán trong việc chơi với bạn, chỉ có khoảng 32 trẻ sẽ vâng lời và không chơi với các bạn ấy nữa, còn lại 68 trẻ vẫn muốn tiếp tục chơi với những người bạn mà các em đã chọn. Do vậy, đối với quan hệ bạn bè của trẻ, cha mẹ cũng cần cởi mở, chan hòa với các bạn của con như với bạn của chính mình, như vậy mới có được sự tiếp xúc tâm tình thực sự giữa cha mẹ và các con và chỉ khi có được điều đó thì mọi tác động của cha mẹ với con mới trở nên hiệu quả. Về quan hệ bạn bè của con, một điều cũng rất đáng được lưu ý trong quan hệ bạn bè của con là CMHS nên tránh có sự mâu thuẫn với trẻ trong việc chọn bạn của các em. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy những ảnh hưởng về phía HS sau khi xảy ra mâu thuẫn về chọn bạn với cha mẹ theo thứ tự từ cao đến thấp: Sức khỏe bản thân giảm sút; Ngày càng rời xa bạn bè; Hay lảng tránh cha mẹ; Gia đình ấm êm hơn; Bầu không khí gia đình nặng nề; Khó gần gũi cha mẹ hơn; Tinh thần căng thẳng mệt mỏi; Thấy gần gũi với mọi thành viên trong gia đình; Thấy thoải mái hơn khi gần cha mẹ; Gia đình không có thay đổi gì cả, Thấy mối quan hệ của em với cha mẹ tốt hơn trước; Em thấy hiểu cha mẹ nhiều hơn; Em chăm chỉ học hành hơn trước; Em dành nhiều thời gian cho việc học hơn.[Nghiên cứu Tìm hiểu mâu thuẫn giữa cha mẹ và con về nhu cầu chọn bạn của học sinh lớp 8, 9 tại Quận 10 Tp. HCM của tác giả Nguyễn Văn Khoa (2003), tr.112]. Như vậy, sau khi xảy ra mâu thuẫn với cha mẹ trong việc chọn bạn của trẻ thì trẻ thường có biểu hiện tiêu cực là sức khỏe bản thân giảm sút, ngày càng rời xa bạn bè, hay lảng tránh cha mẹ, bầu không khí gia đình nặng nề, khó gần gũi cha mẹ hơn, tinh thần căng thẳng 73 mệt mỏi. Tất cả những ảnh hưởng này đều không tốt đối với trẻ và cha mẹ của trẻ. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho rằng nguyên nhân khiến các em rơi vào nhóm bạn xấu thường bắt nguồn từ gia đình. Một trong những sai lầm của cha mẹ là quá nghiêm khắc, cứng nhắc đối với con. Điều này làm chia rẽ cha mẹ với con và làm tăng độ nhạy cảm của trẻ đối với các tác động tiêu cực từ bạn bè (Fuligni và Eccles, 1993). Một thái cực khác là bố mẹ có thể quá thờ ơ với con, coi nhẹ sự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của chúng (Barber và đồng nghiệp, 1994; Brown và đồng nghiệp, 1993; Dishion và đồng nghiệp, 1995) [dẫn theo 12] Bảng 2.7d: Cách ƯX của cha mẹ đối với những vấn đề thuộc tâm tư, tình cảm của con Một số tình huống ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN HS CMHS Mức ý nghĩa N % N % 12. Khi biết con viết nhật ký, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Con muốn làm gì thì làm 94 29,4 38 11,3 0,000* 2.Không cho phép con có chuyện riêng tư 3.Tôn trọng sự riêng tư của con 226 70,6 298 88,7 13. Khi con buồn, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Cho rằng vui buồn là chuyện thường ngày 128 40,0 38 11,3 0,000* 2.Cho rằng con còn nhỏ, không có việc gì phải buồn 3.Chia sẻ và lắng nghe con tâm sự 192 60,0 298 88,7 14. Cha (mẹ) thường dùng cách nào để tìm hiểu tâm tư và suy nghĩ của con? 1.Hỏi để con trả lời nhưng con không thích nói thì thôi không tìm hiểu nữa 94 29,4 36 10,7 0,000* 2.Bắt buộc con phải nói ra hết những suy nghĩ của con 3.Quan sát, theo dõi thái độ của con 226 70,6 300 89,3 * Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 74 Bảng 2.7d cho thấy, đối với đời sống tình cảm của các em tuổi TN, đa số cha mẹ vẫn thường xuyên sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn, được thể hiện qua cách ƯX như: Khi biết con viết nhật ký, ƯX của cha (mẹ) thường là tôn trọng sự riêng tư của con (88,7%); Khi con buồn, ƯX của cha (mẹ) thường là chia sẻ và lắng nghe con tâm sự (88,7%) và đặc biệt là cha (mẹ) thường dùng cách quan sát, theo dõi thái độ của con để tìm hiểu tâm tư và suy nghĩ của con (89,3%). Như vậy, chỉ có khoảng 12% CMHS cho rằng họ đã sử dụng kiểu QH cha mẹ - trẻ nhỏ với con. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của trẻ, trung bình có đến hơn 32% HS cho rằng trong vấn đề tâm tư, tình cảm của các em, cha mẹ đã hoặc nghiêm khắc – cứng nhắc hoặc bàng quan – xa cách trong ƯX với các em. Cụ thể như sau: có đến 29,4% HS cho rằng khi biết con viết nhật ký, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc con muốn làm gì thì làm hoặc không cho phép con có chuyện riêng tư; 40,0% HS khẳng định khi con buồn, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc là cho rằng vui buồn là chuyện thường ngày hoặc là cho rằng con còn nhỏ, không có việc gì phải buồn; 29,4% HS trả lời để tìm hiểu tâm tư và suy nghĩ của con, cha (mẹ) thường dùng cách hoặc hỏi để con trả lời nhưng con không thích nói thì thôi không tìm hiểu nữa hoặc bắt buộc con phải nói ra hết những suy nghĩ của con. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn sâu HS và CMHS về việc trẻ viết nhật ký. Một bạn HS nữ, học lớp 8 đã tâm sự: “Em bắt đầu viết nhật ký vào năm lớp 6. Lúc mới vào rường cấp II, em còn bỡ ngỡ nhiều thứ lắm, mấy bạn học hồi tiểu học không có ai học chung nên em cũng không biết nói chuyện với ai trong lớp cả. Từ đó, em đã viết nhật ký. Lên lớp 7, em cũng có kết thân với một số bạn trong lớp và đôi lúc cũng hay xảy ra cãi vã giữa em và các bạn ấy. Những lúc như thế em buồn lắm. Những khi ấy, em hay viết vào nhật ký những bực bội, ấm ức đó. Mỗi lần viết xong là em thường nhét quyển nhật ký 75 vào trong hốc kệt của kệ tủ vì em sợ mẹ lén đọc nhật ký của em. Bởi vì mẹ hay vào phòng riêng của em để dọn dẹp, có lúc còn lấy vở và bài kiểm tra của em ra xem điểm nữa. Em không thích mẹ lấy đồ vật của em mà không xin ý kiến của em.” Một HS nữ khác, học lớp 9 cũng chia sẻ: “Học lớp 9 căng thẳng và áp lực lắm chị ạ. Lúc nào mẹ cũng bắt em học, chỉ cần em ngồi không chút xíu là mẹ lại kêu em học bài. Hồi đó em cũng hay bắt chước các bạn viết nhật ký. Nhưng từ khi bị mẹ phát hiện, rồi mẹ lại đọc nội dung trong cuốn nhật ký đó chho cả nhà nghe, em quê quá nên từ đó không viết nhật ký nữa. Những khi buồn em chỉ thích nghe nhạc của Đông Nhi hoặc Bảo Thi. Em cũng muốn tâm sự với mẹ lắm, mặc dù mẹ cũng chịu nghe em nói nhưng rồi cuối cùng mẹ lại hay nói câu là: con nít, buồn chút rồi thôi, chứ có gì đâu. Em hơi bị sốc đó chị”. Từ nội dung trả lời phỏng vấn của hai em HS, chúng ta nhận thấy, ở lứa tuổi này, cha mẹ rất hay lo sợ con mắc sai lầm trong cuộc sống. Nên theo một số CMHS, một trong những cách để hiểu thêm về tâm tư tình cảm của con là phải tìm đọc cho bằng được nhật ký của các em. Có CMHS đã đọc lén nhật lý của con nhưng không để con biết và âm thầm, tế nhị quan sát, theo dõi các em. Đây là điều rất đáng cảm thông cho các bậc làm cha làm mẹ mặc dù đã có sự xúc phạm đến sự riêng tư của trẻ. Tuy nhiên cũng có những CMHS vẫn xem các em như trẻ nhỏ nên hoặc không cho phép con có chuyện riêng tư nên đã cấm không cho con viết nhật ký mà phải nói với cha mẹ mọi điều hoặc công khai nội dung trong cuốn nhật ký đó ra cho cả nhà biết. Đây là điều cha mẹ nên tránh. Thực ra, giữa CMHS và trẻ ở độ tuổi này đang tồn tại một khoảng cách, và khoảng cách ấy rất dễ bị đẩy xa hơn nếu cha mẹ và con không cố gắng gần gũi nhau, xem nhau như những người bạn thật sự. Những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, sự cố trong gia đình nếu được 76 chia sẻ thì mọi việc việc sẽ ổn thỏa. Một tình cảm mới lạ, một nỗi buồn hay lo lắng nếu được bộc bạch, được tâm sự thì chắc chắn giữa cha mẹ và con sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Điều mà các em thường làm là các em hay thủ thế, các em cứ cho rằng người lớn không chịu hiểu, không chấp nhận những chuyện đang xảy ra đang xảy ra với các em Do vậy, giải pháp thủ thế, giải pháp ngăn cản cha mẹ tìm hiểu, quan tâm và chia sẻ không phải là giải pháp hữu hiệu, điều quan trọng là các em phải đặt mình vào vị trí của cha mẹ để thấu hiểu và cảm thông cho cha mẹ, phải giải quyết mọi việc bằng cách tạo niềm tin cho cha mẹ về bản thân mình. Đối với những vấn đề thường gặp ở trẻ, bảng 2.7e cũng cho thấy, phần lớn cha mẹ đã có sự tôn trọng các em, bằng chứng là Khi cấm con điều gì, ƯX của cha (mẹ) thường là giải thích rõ lý do cho con hiểu (93,5%); Khi con có thái độ thiếu tôn trọng người lớn, ƯX của cha (mẹ) thường là đặt con vào tình huống cụ thể để khuyên dạy con (73,2%); Trong chỗ đông người, con làm sai việc gì, ƯX của cha (mẹ) thường là khéo léo nhắc nhở, chứ không la rầy con trước mặt nhiều người (94%). Ngoài ra, cha mẹ cũng cho phép các em có những quyền hạn nhất định trong những vấn đề có liên quan các em gia đình, đơn cử những tình huống như: Khi giao việc cho con, ƯX của cha (mẹ) thường là trao đổi và bàn bạc với con (85,7%); Khi đưa ra quyết định có liên quan đến con, ƯX của cha (mẹ) thường là hỏi ý kiến con (95,8%). Hơn thế nữa, điều đáng mừng trong ƯX của cha mẹ với con trong các tình huống này là Khi con gặp chuyện không hay, ƯX của cha (mẹ) thường là tìm hiểu nguyên nhân sự việc và hướng dẫn con cách giải quyết (97,6%). Bởi vì, mặc dù, trong ƯX hàng ngày, cha mẹ đã thể hiện sự tôn trọng con và cho con có những quyền độc lập và tự chủ nhưng không vì thế mà cha mẹ để con hoàn toàn chịu trách nhiệm với suy nghĩ, hành động của mình và gạt bỏ hoàn toàn sự hướng dẫn và theo dõi con trong sinh hoạt. Bởi vì trẻ tuổi TN không còn là 77 trẻ con nữa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là người lớn nên các em rất cần sự hướng dẫn thường xuyên và đúng đắn của cha mẹ về mọi mặt. Thông qua một số tình huống trên chứng tỏ phần lớn cha mẹ sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn khi ƯX với trẻ. Tuy nhiên, cũng với những tình huống đó, số trẻ có suy nghĩ cha mẹ sẽ ƯX với trẻ theo kiểu QH trên vẫn ít hơn hơn với số cha mẹ đã ƯX theo kiểu QH đó. Bằng chứng là số CMHS sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn với con dao động từ 73,2% đến 97,6%. Trong khi đó, số HS cho rằng cha mẹ sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn trong ƯX với các em dao động từ khoảng 51,9% đến 83,8%. Sự không tương đồng trong kết quả nghiên cứu này rất đáng để chúng ta lưu tâm. Bởi vì, một trong những đặc trưng quan trọng tâm lý của các em là hình thành năng lực tự ý trong sự phát triển nhân cách của trẻ tuổi TN, khi đó, các em biết tự nhận thức – tự đánh giá, hình thành sự tự đánh giá và hành động ý chí với những kế hoạch cụ thể. Trên cơ sở tự nhận thức, tự đánh giá và tự giáo dục bản thân, các em mới có khả năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động của bản thân cho phù hợp với yêu cầu khách quan, mới giữ được quan hệ, giữ được vị trí xứng đáng trong xã hội, trong lớp học, trong nhóm bạn. Các em rất nhạy cảm với lời đánh giá của xã hội, của người lớn. Do vậy, nếu như cách ƯX của cha mẹ với các em không khéo léo, tế nhị, luôn ƯX với trẻ một cách hoặc nghiêm khắc – cứng nhắc hoặc bàng quan – xa cách thì sẽ là hoàn toàn không phù phù hợp với nguyện vọng của trẻ tuổi ở lứa tuổi này. Ví dụ điển hình về cách ƯX này như sau: Khi giao việc cho con, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc bắt con làm và không được có ý kiến hoặc con không thích làm cũng không sao; Khi đưa ra quyết định có liên quan đến con, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc không cho con có ý kiến hoặc tùy ý con muốn sao cũng được; Khi con có thái độ thiếu tôn trọng người lớn, ƯX của cha (mẹ) thường là hoặc trách phạt nghiêm khắc hoặc lờ đi (Bảng 2.7e) 78 Bảng 2.7e: Cách ƯX của cha mẹ đối với những vấn đề thường gặp của con Một số tình huống Ứng xử của cha mẹ đối với con tuổi TN HS CMHS Mức ý nghĩa N % N % 15. Khi giao việc cho con, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Con không thích làm cũng không sao 138 43,1 48 14,3 0,000* 2.Bắt con làm và không được có ý kiến 3.Trao đổi và bàn bạc với con 182 56,9 288 85,7 16. Khi đưa ra quyết định có liên quan đến con, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Tùy ý con muốn sao cũng được 52 16,3 14 4,2 0,000* 2.Không cho con có ý kiến 3.Hỏi ý kiến con 268 83,8 322 95,8 17. Khi cấm con điều gì, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Nếu con không thích thì thôi không cấm nữa 62 19,4 22 6,5 0,000* 2.Không bao giờ giải thích lý do 3.Giải thích rõ lý do cho con hiểu 258 80,6 314 93,5 18. Khi con có thái độ thiếu tôn trọng người lớn, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Lờ đi 154 48,1 90 26,8 0,000* 2.Trách phạt nghiêm khắc 3.Đặt con vào tình huống cụ thể để khuyên dạy con 166 51,9 246 73,2 19.Trong chỗ đông người, con làm sai việc gì, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Im lặng, xem như không có gì 70 21,9 20 6,0 0,000* 2.La rầy con ngay lập tức 3.Khéo léo nhắc nhở, chứ không la rầy con trước mặt nhiều người 250 78,1 316 94,0 20. Khi con gặp chuyện không hay, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Luôn bênh vực con 70 21,9 8 2,4 0,000* 2.Trách phạt con 3.Tìm hiểu nguyên nhân sự việc và hướng dẫn con cách giải quyết 250 78,1 328 97,6 * Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 79 Để hiểu đúng về trẻ, một trong cách hữu hiệu là cha mẹ phải thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Thế nhưng, kết quả trình bày ở bảng 2,7f cho thấy, có 11,9% CMHS đã thường hoặc là không có gì để nói hoặc là nhắc nhở, la rầy con nhưng có đến 38,1% HS đã nghĩ như thế về cha mẹ của mình. Bảng 2.7f: Cách ƯX của cha mẹ trong các cuộc trò chuyện với con Một số tình huống ƯX của cha mẹ đối với con tuổi TN HS CMHS Mức ý nghĩa N % N % Trong các cuộc trò chuyện giữa con và cha mẹ, ƯX của cha (mẹ) thường là: 1.Không có gì để nói 122 38,1 40 11,9 0,000* 2.Nhắc nhở, la rầy con 3.Khuyến khích con nói ra những điều con nghĩ 198 61,9 296 88,1 * Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, mẹ của một HS lớp 7 đã trả lời câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi như sau: “Con tôi đang có nhiều sự thay đổi quá. Càng ngày nó càng bướng bỉnh, tôi nói mà nó chẳng chịu nghe, cứ làm theo những gì nó thích. Lúc nào tôi cũng la rầy nhắc nhở nó từ việc học đến việc vui chơi bè bạn. Tôi cứ tranh thủ lúc nó vui vẻ, không học bài, tôi đến dặn dò, nhắc nhở nó phải lo học hành.” Trả lời câu hỏi “Trong các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con, chị và con thường nói về vấn đề gì?” của chúng tôi, mẹ của một em HS lớp 8 đã chia sẻ: “Chị luôn dành thời gian trò chuyện với con vào những khi con rãnh rỗi. Vì chị có nghe đài Bình Dương và được các chuyên gia tư vấn khuyên nên thường xuyên gần gũi trò chuyện với con. Nhưng khổ một nỗi là chị và con không thể trò chuyện lâu được. Nó nói tới đâu là chị lại muốn phát điên đến đấy vì những câu chuyện của nó, nhưng chị vẫn cố kềm chế cảm xúc và cuối 80 cùng chị và con đành phải dừng cuộc nói chuyện. Chị không thể hiểu được mấy đứa trẻ bây giờ nó có suy nghĩ sao sao đó. Con chị là con gái, chỉ mới có học lớp 8 thôi mà lại nói về những chuyện tình yêu, tình dục của bạn bè nó rồi còn “chat sex”, “cứu net” gì đó, thật tình là chị cũng hiểu nghĩa của những từ đó là gì, khi hỏi kỹ lại con, nó giải thích thì chị mới té ngửa.Chị cũng không rành về mạng miết gì đó nên khi con đề cập đến chị cũng bó tay, đâu biết nói với con ra sao. Cuối cùng chị đành phải nhắc nhở, la rầy con không được bắt chước như các bạn thì nó lại tỏ vẻ không vui, mặt xị xuống, bỏ đi không thèm nói chuyện nữa”. Rõ ràng, cha mẹ cũng cần có sự tìm hiểu nhất định về những gì trẻ đang quan tâm để có thể trò chuyện, trao đổi cùng với trẻ đến nơi đến chốn. Sự hiểu biết về thế giới của các em sẽ giúp cha mẹ giữ được sự bình tĩnh, bình thường trong những câu chuyện của trẻ và khi đó cha mẹ mới có thể khuyến khích trẻ nói hết những điều trẻ nghĩ và cũng để tránh được thái độ chê trách, phê phán dẫn đến cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con hoặc là không có gì để nói hoặc là chỉ toàn những lời nhắc nhở và la rầy. Từ số liệu nghiên cứu và nội dung trả phỏng vấn mẹ của HS, chúng ta có thể nhận thấy, trên thực tế cha mẹ và trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhau. Nội dung và cách thức của các cuộc tiếp xúc rất khác nhau tùy theo mỗi gia đình. Một số cha mẹ và trẻ có gặp gỡ, có phát biểu với nhau nhưng chưa tạo ra một cuộc trò chuyện thực sự. Do một số thói quen chi phối, các bậc cha mẹ khi tiếp xúc với trẻ thường chuyển cuộc đối thoại thành buổi độc thoại cho con nghe – cha mẹ thuyết giảng trước con: khuyên bảo, la rầy, nhắc nhở, chỉ trích, lên lớp, tra hỏi, đánh giá, dò xét Trong các buổi trò chuyện như vậy, cha mẹ thường thể hiện những vai trò như Tổng tư lệnh (cha mẹ tự cho mình là người có quyền kiểm soát mọi thứ ở trẻ và đòi hỏi trẻ phải tuân phục theo những “khuôn phép” bằng thái độ mệnh lệnh, chỉ huy, dọa nạt); Nhà đạo 81 đức (cha mẹ thường thuyết giáo trước trẻ “con phải thế này, con nên thế kia” và quan tâm, đến việc làm sao để trẻ luôn có thái độ đúng đắn); Nhà bác học (cha mẹ hoặc cố tỏ ra cho con biết rằng người lớn đã từng trải và tích lũy nhiều kinh nghiệm mà trẻ cần phải học hỏi hoặc lên lớp, khuyên nhủ, kêu gọi trẻ phải nể trọng và cố tỏ ra mình siêu phàm); Quan tòa (cha mẹ chú trọng vào việc phán xét tội lỗi của con và luôn chứng tỏ mình đúng, còn trẻ lúc nào cũng sai); Nhà phê bình (giống như “quan tòa, nhà đạo đức, nhà bác học”, cha mẹ luôn cho rằng mình đúng, đồng thời dựa vào sự nhạo báng, chỉ trích, đùa giỡn để dìm đứa trẻ xuống); Nhà tâm lý (cha mẹ cố gắng phân tích, chất vấn, lý giải để giải quyết vấn đề để giải quyết vấn đề cho con); Người nhũ mẫu (cha mẹ thường trấn an, xoa dịu, coi nhẹ cảm giác của trẻ, cố ý đơn giản hóa mọi vấn đề con gặp phải). Nếu cha mẹ thường xuyên có những biểu hiện như vậy, trẻ sẽ khép kín các suy nghĩ của mình hoặc những điều trẻ nói ra chỉ là theo ý muốn của cha mẹ, chứ trẻ không dám nói thật với suy nghĩ của mình. Như vậy, cuộc tiếp xúc đó thật ra không có những dấu hiệu của cuộc trò chuyện. [dẫn theo 19, tr. 34, 35] Những phân tích trên cho thấy, đa số CMHS đã thường xuyên sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn với trẻ, tuy nhiên, vẫn còn không ít HS cho rằng cha mẹ vẫn sử dụng kiểu QH cha mẹ - trẻ nhỏ với các em. Vậy, nguyên nhân của sự khác biệt trên là do đâu? Theo chúng tôi, về phía HS, có thể trong tâm lý của trẻ tuổi TN, khi tương tác với người lớn, các em có xu hướng “cường điệu hóa”, “kịch hóa” các tác động của người lớn trong ƯX hàng ngày. Với cùng một tác động, các em phản ứng khác so với học sinh nhỏ và người trưởng thành. Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường điệu hóa quá mức tầm quan trọng của các tác động đó, đặc biệt là các tác động liên quan đến danh dự và lòng tự trọng của các em. Vì vậy, chỉ cần một sự tác động không khéo léo của người lớn sẽ khiến cho các em có suy nghĩ không đúng về cha 82 mẹ của mình. Về phía CMHS, mặc dù trong nhận thức, hầu hết cha mẹ đều mong muốn có QH tốt đẹp, cách ƯX phù hợp với mong đợi của con mình thế nhưng việc thể hiện ra bằng thái độ, hành vi và cử chỉ còn phụ thuộc vào kỹ năng, sự khéo léo và tinh tế của mỗi ông bố bà mẹ. Trên đây là nhìn nhận của HS về cách cha (mẹ) ƯX trong quan QHCM-C, liệu rằng cách suy nghĩ đó có bị chi phối bởi yếu tố giới tính hay hay từng độ tuổi khác nhau không? Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy, có 76% HS nam cho rằng cha mẹ của em sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn, trong khi đó có đến 84,6% HS nữ cho rằng cha mẹ của em có kiểu QH như thế với mình. Thực tế trên cho thấy, xét về tổng thể, HS nam và HS nữ có sự nhất trí với nhau trong việc nhìn nhận kiểu QHCM-C và không có sự khác biệt có nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,077 > 0,05). Bảng 2.8: Kiểu quan QH cha mẹ với con (So sánh theo giới tính của HS) Kiểu quan hệ cha mẹ với con tuổi TN HS nam HS nữ N % N % Quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ 32 23,2 28 15,4 Quan hệ cha mẹ - người bạn 106 76,8 154 84,6 Kiểm định chi bình phương Mức ý nghĩa = 0,077 Tuy nhiên, khi xem xét cụ thể các tình huống, PL2 [bảng 13] cho thấy, trong 21 tình huống ƯX chúng tôi đưa ra, số HS nữ được cha mẹ sử dụng kiểu QH cha mẹ - người bạn nhiều hơn số HS nam được cha mẹ sử dụng kiểu QH nhu thế, và chỉ có 4 tình huống mà sự chênh lệch đó có sự khác biệt có ý 83 nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) như: Khi con hỏi về những điều khó hiểu trong bài học; Con xin tiền mua sách vở học tập; Con đi học về trễ; Khi con buồn. Riêng các khối lớp, qua số liệu trình bày ở bảng 2.9 chúng ta nhận thấy, có khoảng 87% HS lớp 7 cho rằng cha mẹ của em sử dụng kiểu QH kiểu cha mẹ - người bạn, trong khi đó có 79% HS lớp 8 và 78,3% HS lớp 9 cho rằng cha mẹ của em có kiểu QH như thế đối với mình. Bảng 2.9 cũng cho thấy, có sự thống nhất giữa HS các khối lớp 7, lớp 8 và lớp 9 trong việc nhìn nhận kiểu QHCM-C và không có sự khác biệt có nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa = 0,205 > 0,05). Bảng 2.9: Kiểu QH cha mẹ với con (So sánh theo khối lớp của HS) Kiểu quan hệ cha mẹ với con tuổi TN HS lớp 7 HS lớp 8 HS lớp 9 N % N % N % Quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ 13 13,0 21 21,0 26 21,7 Quan hệ cha mẹ - người bạn 87 87,0 79 79,0 94 78,3 Kiểm định chi bình phương Mức ý nghĩa = 0,205 Tìm hiểu chi tiết ở PL2 [bảng 14] cho thấy, nhìn chung, trong 21 tình huống ƯX chúng tôi đưa ra, xét ở từng tình huống cụ thể, tỷ lệ HS của các khối lớp có sự nhìn nhận không giống nhau (lớp 7 cao hơn lớp 8 và lớp 9) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) được thể hiện ở một số tình huống như: Khi con bị giáo viên phàn nàn về việc học; Khi biết con có một buổi nghỉ học không phép; Khi đưa ra quyết định có liên quan đến con; Khi thấy con có ý muốn đua đòi cho bằng bạn bè; Con đi học về trễ, Con bị 84 điểm kém; Khi cấm con điều gì; Khi con buồn; Khi con có thái độ thiếu tôn trọng người lớn; Trong các cuộc trò chuyện giữa con và cha mẹ. Như vậy, nhìn chung, cách nhìn nhận của HS về cha mẹ của chúng trong QHCM-C ít bị chi phối bởi giới tính và độ tuổi của trẻ. Và theo kết quả khảo sát, kiểu QHCM-C mà cha mẹ sử dụng với con của mình cũng không bị ảnh hưởng bởi yếu tố là cha của HS hay là mẹ của HS (Bảng 2.10). Nhưng khi xét từng tình huống cụ thể, vẫn có một số tình huống CMHS chưa có sự nhất trí về cách ƯX trong QHCM-C, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Mức ý nghĩa < 0,05) ở một số tình huống: Con xin tiền mua sách vở học tập; Khi thấy con có ý muốn đua đòi cho bằng bạn bè. [PL2, bảng 15] Bảng 2.10: Kiểu QH cha mẹ với con (So sánh theo quan hệ của cha mẹ với con) Các kiểu quan hệ Cha của HS Mẹ của HS N % N % Quan hệ cha mẹ - trẻ nhỏ 5 4,2 6 2,8 Quan hệ cha mẹ - người bạn 115 95,8 210 97,2 Kiểm định chi bình phương Mức ý nghĩa = 0,493 Về phía CMHS, mặc dù cha của HS và mẹ của HS đề có sự nhất trí với nhau về cách ƯX trong QHCM-C tuổi TN, nhưng cũng với những tình huống đó, xét về CMHS có con trai và CMHS có con gái (Bảng 2.11), CMHS có con học lớp 7, lớp 8 hay lớp 9 nhau (Bảng 2.12) thì các bậc cha mẹ vẫn chưa có sự nhất trí cách ƯX với con trong QHCM-C tuổi TN. Sự chưa nhất trí trong việc sử dụng kiểu QH của được thể hiện rõ qua những tình huống cụ thể ở PL2 [bảng 16 và bảng 17]. 85 Bảng 2.11: Kiểu QH cha mẹ với con (So sánh theo CMHS có con trai hay con gái) Kiểu quan hệ cha mẹ với con tuổi TN CMHS có con trai CMHS có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_22_9339376536_4221_1871092.pdf
Tài liệu liên quan