Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi - những người nghiên
cứu khoa học rất tâm huyết với công tác Dân số/KHHGĐ- nhận thấy cần phải có
trách nhiệm góp phần vào việc nghiên cứu và kiến nghị tìm giải pháp để thực hiện
công tác Dân số/KHHGĐ tốt hơn. Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi chọn đề
tài là “Những yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh con thứ ba trở lên của người
dân huyện Gia Lâm”. Với mong muốn từ kết quả thu được không chỉ có ý nghĩa
khảo sát thực tiễn mà còn giúp những người làm công tác dân số – KHHGĐ nhận
thức được những yếu tố tâm lý thực sự tác động đến người dân trong việc quyết
định sinh thêm con thứ ba trở lên, từ đó đề ra được những kiến nghị về giải pháp
nhằm hạn chế được mức sinh con thứ ba trở lên cao trên cơ sở tác động tích cực
vào những yếu tố tâm lý đó. Ngoài ra, chúng tôi còn hy vọng qua nghiên cứu này
góp phần bổ xung cơ sở lý luận của một hướng nghiên cứu mới cho phân ngành
tâm lý học dân số.
13 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Những yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh con thứ ba trở lên của người dân huyện Gia Lâm - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----***-----
NGUYỄN THỊ NGỌC PHƢƠNG
NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SINH CON THỨ BA TRỞ
LÊN
CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN GIA LÂM - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân số và sự gia tăng dân số từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng
dân số nhanh. Các vấn đề thuộc về dân số luôn đi liền với các vấn đề về phát triển
bền vững của các quốc gia, tương lai của dân tộc phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm
và sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Việt Nam sẽ sống trong nghèo đói hay phồn vinh,
trong bất công hay bình đẳng, trong bệnh tật hay khỏe mạnh, trong môi trường suy
thoái, cạn kiệt hay môi trường mà con người và thiên nhiên được sống trong sự
phát triển bền vững điều đó liên quan chặt chẽ đến sự quan tâm của chúng ta tới
công tác dân số/KHHGĐ. Như một nhà hiền triết đã từng nói “Trái đất này không
phải chúng ta thừa hưởng của các bậc tiền bối mà chúng ta mượn trước của thế hệ
mai sau, làm tốt công tác dân số có nghĩa là chúng ta để lại cho con cháu chúng ta
một trái đất xanh tươi, nơi mà con người và thiên nhiên phát triển một cách hài
hòa và cân đối”.
Việt Nam hiện là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới với mật độ dân số
gấp 1,8 lần Trung Quốc, gấp 10 lần các nước đang phát triển và gấp 5 lần mật độ
dân số thế giới. Theo Liên hợp quốc, để cuộc sống thuận lợi bình quân trên 1km2
chỉ nên có từ 35 – 40 người, mật độ dân số của Việt Nam là 254 người/km2, gấp 7
lần mật độ chuẩn, mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 3.490 người/km2, gấp
100 lần mật độ chuẩn. Hàng năm Việt Nam có thêm 1,6 triệu trẻ em ra đời và mức
sinh vẫn tiếp tục tăng, số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cũng đang không ngừng
tăng lên. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc trực tiếp vào những việc chúng ta làm
nhằm hạn chế sự gia tăng dân số. Ý thức được tầm quan trọng của công tác Dân số
- kế hoạch hóa gia đình nên ngay từ năm 1993 Đảng ta đã nhận định: Dân số là
một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn
đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống
(3).
Sinh con là điều mong muốn của tất cả các cặp vợ chồng, tuy nhiên việc
quyết định sinh bao nhiêu con đặc biệt việc sinh nhiều lại là vấn đề quan tâm của
toàn xã hội. Thời gian vừa qua, việc sinh con thứ ba trở lên đang trở thành vấn đề
“nóng” ở Việt Nam nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng, nó không chỉ gây ảnh
hưởng rất lớn đến hạnh phúc mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng đến chất lợng cuộc
sống của toàn xã hội.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề sinh con thứ ba trở lên bởi sự tăng
mạnh như vậy trong thời gian qua không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
xã hội nói chung và chính sách sinh đẻ của Nhà nước ta nói riêng mà còn gây nên
biến động mạnh về quy mô dân số và ảnh hưởng chung đến tình hình kinh tế, văn
hoá xã hội. Từ năm 2003 đến nay, huyện Gia Lâm cũng không tránh khỏi tình
trạng chung của cả nước, tỷ lệ sinh con thứ ba tăng đột biến và có nhiều trường
hợp là cán bộ công chức, giáo viên, đảng viên. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của
thực trạng đó, Pháp lệnh dân số ra đời là nguyên nhân chính hay chỉ là cái cớ cho
sự gia tăng dân số đột biến này? Ngay cả các nhà Dân số học đã thừa nhận không
thể cắt nghĩa được các xu thế hiện đại của dân số chỉ bằng các nhân tố lịch sử, kinh
tế xã hội và nhân khẩu, hay coi đó là kết quả của của một chính sách dân số nào
đó, vấn đề gia tăng dân số nói chung và hành vi sinh đẻ nói riêng còn chịu tác động
trực tiếp của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội.
Qua việc tìm hiểu các tài liệu và các nghiên cứu có liên quan, chúng ta thấy
những vấn đề các yếu tố tác động đến hành vi sinh đẻ, đến mức sinh và đến sự gia
tăng dân số được nghiên cứu khá nhiều ở nhiều góc độ: dân số học, xã hội học,
kinh tế học và tâm lý học. Tuy nhiên, nghiên cứu về các yếu tố tâm lý tác động
đến việc người dân quyết định sinh con thứ ba trở lên thì chưa có một nghiên cứu
cụ thể nào.
Xuất phát từ những vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi - những người nghiên
cứu khoa học rất tâm huyết với công tác Dân số/KHHGĐ- nhận thấy cần phải có
trách nhiệm góp phần vào việc nghiên cứu và kiến nghị tìm giải pháp để thực hiện
công tác Dân số/KHHGĐ tốt hơn. Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi chọn đề
tài là “Những yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh con thứ ba trở lên của người
dân huyện Gia Lâm”. Với mong muốn từ kết quả thu được không chỉ có ý nghĩa
khảo sát thực tiễn mà còn giúp những người làm công tác dân số – KHHGĐ nhận
thức được những yếu tố tâm lý thực sự tác động đến người dân trong việc quyết
định sinh thêm con thứ ba trở lên, từ đó đề ra được những kiến nghị về giải pháp
nhằm hạn chế được mức sinh con thứ ba trở lên cao trên cơ sở tác động tích cực
vào những yếu tố tâm lý đó. Ngoài ra, chúng tôi còn hy vọng qua nghiên cứu này
góp phần bổ xung cơ sở lý luận của một hướng nghiên cứu mới cho phân ngành
tâm lý học dân số.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những yếu tố tâm lý: nhận thức, thái độ và hành vi
sinh con thứ ba trở lên của người dân huyện Gia Lâm, đề tài đề xuất một số kiến
nghị và giải pháp nhằm góp phần làm giảm và hạn chế việc sinh con thứ ba trở lên
trên địa bàn huyện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đề tài đưa ra những nhiệm vụ sau:
3.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản (các khái niệm nhận thức,
thái độ, hành vi sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con thứ ba trở lên).
3.2. Tiến hành khảo sát thực tiễn để tìm hiểu về những yếu tố nhận thức, thái
độ tác động đến hành vi sinh con thứ ba trở lên của người dân huyện Gia Lâm.
3.3. Đề xuất một số kiến nghị góp phần vào việc xây dựng các giải pháp làm
giảm và hạn chế việc sinh con thứ ba trở lên.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tâm lý tác động đến hành vi sinh con thứ ba trở lên của người
dân huyện Gia Lâm (Hà Nội).
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 150 người dân đã sinh con thứ ba trở lên, trong độ tuổi từ 25-49 tuổi trên
địa bàn huyện Gia Lâm .
- 10 cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ cấp xã, cấp huyện, thành phố.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Về nội dung nghiên cứu
Có nhiều yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh con thứ ba trở lên nhưng đề
tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố tâm lý như : Nhận thức, thái độ và hành
vi.
5.2. Về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tại các xã, thị trấn khác nhau trên địa bàn huyện Gia Lâm với
các đặc trưng:
+ Thị trấn (đại diện là Thị trấn Trâu Quỳ).
+ Làng nghề (đại diện là xã Ninh Hiệp).
+ Làng thuần nông (đại diện là xã Dương Quang).
5.3. Về khách thể nghiên cứu
150 người đã sinh con thứ ba trở lên trong độ tuổi sinh đẻ (từ 25 đến 49
tuổi).
6. Giả thuyết khoa học
6.1. Các yếu tố nhận thức, thái độ là những yếu tố tâm lý tác động đến hành
vi sinh con thứ ba trở lên của ngời dân huyện Gia Lâm tuy nhiên trên thực tế có
nhiều trường hợp giữa nhận thức, thái độ và hành vi có khoảng cách nhất định
(nhận thức tốt, thái độ tốt nhưng vẫn sinh con thứ ba trở lên).
6.2. Nếu chúng ta có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục về nhận thức
cho người dân một cách phù hợp về những ảnh hưởng tiêu cực của việc sinh con
thứ ba trở lên và có chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm thì có thể
góp phần đáng kể vào việc thực hiện tốt chính sách dân số – kế hoạch hoá gia đình
trên địa bàn huyện.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi đề ra các phương pháp cụ
thể bao gồm:
7.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket).
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
7.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
7.6. Phương pháp thống kê toán học.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sinh đẻ là yếu tố chính cho sự thay thế sinh học để duy trì xã hội loài người.
Việc dân số được thay thế thông qua hành vi sinh đẻ là một quá trình phức tạp và
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, do vậy có rất nhiều các nghiên cứu khoa học
ở các lĩnh vực khác nhau hướng đến việc lý giải tại sao con người không ngừng gia
tăng hành vi sinh đẻ hoặc vào sự hạn chế số lượng con cái, kể cả việc khước từ
hoàn toàn việc sinh đẻ. Những kết luận mà các nhà khoa học đưa ra là rất khác
nhau.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến hành vi
sinh sản và mức sinh được đề cập đến khá nhiều.
Nhà dân số học Ronald Freedman đã đưa ra lược đồ phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến mức sinh, ông chia ra thành 3 nhóm yếu tố: yếu tố tác động trực tiếp
đến khả năng sinh đẻ (việc chấp nhận hay không chấp nhận sử dụng các biện pháp
tránh thai, tỷ lệ kết hôn), yếu tố trung gian (chuẩn mực xã hội về quy mô gia
đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng, quan niệm xã hội về hôn nhân),
yếu tố hạ tầng (mức độ chết, điều kiện kinh tế xã hội).Theo ông, ba nhóm yếu tố
này có quan hệ mật thiết với nhau và thông thường nhóm yếu tố hạ tầng tác động
lên nhóm yếu tố trung gian rồi cùng tác động lên nhóm yếu tố trực tiếp và cuối
cùng tác động đến mức sinh (18).
Dựa trên luận điểm của Kingsley Davis và Judith Blake, John Bongaarts đã
xác lập những yếu tố quyết định đến mức sinh như: Hiệu quả sử dụng các biện
pháp tránh thai, tỷ trọng người phụ nữ đã kết hôn, mức độ nạo hút thai tự nguyện,
mức độ vô sinh sau đẻ, khả năng sinh đẻ
Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, Kingsley Davis và Judith Blake qua các
nghiên cứu của mình lại đưa ra mô hình có 11 biến trung gian (chia thành 3 nhóm)
ảnh hưởng đến mức sinh. Các yếu tố xã hội sẽ thông qua các biến này để tác động
đến tất cả các giai đoạn của quá trình sinh sản: yếu tố ảnh hưởng đến giao hợp, yếu
tố ảnh hưởng đến thụ thai, yếu tố ảnh hưởng đến thai nghén và sinh đẻ (18).
Với cách tiếp cận kinh tế, các nghiên cứu đều khẳng định mối tương quan
nghịch giữa mức sống và sinh đẻ. Các nhà nhân khẩu học đã chứng minh rằng: đời
sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại. A. Smith cũng đưa ra một kết luận
tương tự “ Nghèo đói tạo khả năng cho sự sinh đẻ”. Còn K.Marx, khi nghiên cứu
mối quan hệ giữa thu nhập và sinh đẻ cũng khẳng định “số sinh tỷ lệ nghịch với
quy mô của cải mà người dân có” (7).
Theo quan điểm kinh tế đơn thuần, trẻ em không phải là một lĩnh vực đầu tư
tốt, chi phí nuôi dưỡng cao mà lợi ích kinh tế thấp, trong đó xã hội ngày càng phát
triển thì lương và trợ cấp cho người già đảm bảo và họ không cần đến con. Vì vậy,
David đã khẳng định “ Nếu kinh tế là quyết định thì có lẽ không có một ai trong xã
hội hiện đại sẽ có con nữa”. Tuy nhiên, với lý thuyết động lực kinh tế, Liebenstein
cho rằng “cha mẹ sẽ tính toán lợi ích và chi phí sinh con sau đó sẽ quyết định số
con mà họ muốn có” (38).
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên không thể cắt nghĩa được các xu thế hiện đại
của dân số chỉ bằng các nhân tố lịch sử, xã hội, kinh tế và nhân khẩu. Chủ thể và
khách thể của hành vi sinh đẻ là con người – một thực thể có ý thức và ý chí, có
những đặc điểm tâm lý nhất định, sống trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định
cho nên các nhân tố tâm lý như ý thức, nhu cầu, động cơ, thuộc tính nhân cách ảnh
hưởng rất lớn đến hành vi sinh đẻ của con người.
J.T. Fawceet (1970) khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh đẻ đã
chỉ ra các giá trị và phong cách sống của cá nhân, các chức năng của trẻ con đối
với con người ở các trình độ khác nhau của xã hội, các động cơ sinh đẻ và nhu cầu
về con cái (24, tr 25).
K.Lungwitz (CHDC Đức) đã liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sinh
đẻ bao gồm: sự không thỏa mãn về các điều kiện nhà ở, phạm vi sinh hoạt làm tăng
thêm sự sử dụng một cách có ý thức các phương pháp tránh thai, sự mâu thuẫn
giữa các quyền lợi xã hội và cá nhân về dân số những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ
sinh đẻ không mang tính chất nhân khẩu (24, tr 21).
Nhà nghiên cứu người Hungari R.Andoocka coi giáo dục và tôn giáo thuộc
những hiện tượng tâm lý xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ (28).
E.Xabađi (Hungari) chỉ ra tâm thế sinh đẻ, các động cơ điều chỉnh tỷ lệ sinh
sản.
L.Pakhlơ chỉ ra sự phụ thuộc của các động cơ, của chính sách dân số vào
trạng thái của các quá trình dân số.
M.Masura đã coi sự ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế xã hội và văn hoá
của cha mẹ đến tỷ lệ sinh đẻ, sự phức tạp của cấu trúc gia đình (24, tr 23).
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Vấn đề mức sinh, một trong những vấn đề cụ thể của công tác dân số, đóng
vai trò chính trong việc tăng hay giảm quy mô dân số, đã rất được chú ý trong thời
gian qua.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến mức sinh chủ yếu được tiếp cận
từ góc độ nhân khẩu học, xã hội học và kinh tế học.
Lý giải nguyên nhân làm dân số tăng nhanh, phân tích nhân khẩu học cho
biết: khi mức sinh giảm gần sát mục tiêu, tiệm cận mức sinh thay thể (2.1 con)
trong khi kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện thì nhu cầu sinh thêm
con có xu hướng tăng lên. Trong nghiên cứu của mình, Đinh Công Thoan đã đưa ra
các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó một trong những nguyên nhân
khách quan tác động mạnh đến việc sinh con thứ ba trở lên đó là nhận thức của
nhân dân chưa thay đổi căn bản, tâm lý muốn đông con, phải có con trai còn nặng
nề (22).
Với đề tài “ Chuyển đổi mức sinh và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm
sinh” các tác giả đã chỉ ra việc sinh con thứ ba trở lên chỉ phụ thuộc vào các đặc
trưng về khu vực cư trú và trình độ học vấn của mẹ, các yếu tố về điều kiện kinh tế
gia đình và chương trình kế hoạch hoá gia đình đều không có ảnh hưởng (32).
Vận dụng các quan điểm của các nhà dân số học nước ngoài vào tình hình cụ
thể của địa phương, các tác giả Lê Phước Lộc và Nguyễn Thị Minh Huệ đã có
những đánh giá sự tác động của các yếu tố tâm lý đến mức sinh qua đề tài “Các
yếu tố chủ yếu tác động lên mức sinh ở các xã nông thôn, vùng sâu, xa của tỉnh
Cần Thơ”. Tác giả của đề tài rất chú trọng đến phụ nữ và các đặc trưng có ảnh
hưởng đến tâm lý người phụ nữ trong việc quyết định sinh con, đó là: nghề nghiệp,
trình độ học vấn, tình hình tham gia sinh hoạt đoàn thể, tình hình đọc báo của phụ
nữ(16).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Nguyên Anh (2007), Xã hội học dân số, NXB KHXH, Hà Nội.
2. B.S.Bloom và cộng sự (1975), “Hệ phân loại mục tiêu sư phạm, lĩnh vực nhận thức” Tạp chí Đại học
(10).
3. Ban chấp hành trung ương Đảng (1993), Nghị quyết Trung ương 4 Khoá VII ngày 14/01/1993 về chính
sách Dân số & KHHGĐ.
4. Trần Bình (2002), “Một số vấn đề về số con trong các gia đình dân tộc ít người”, Tạp chí Dân số và
phát triển (9) tr. 24-28.
5. Trần Anh Châu (2005), “Một số yếu tố tâm lý tác động đến việc sinh con”, Tạp chí tâm lý học (7)
6. Chính phủ (2003) Nghị định 104/2003/NĐ- CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh Dân số
7. Phạm Đại Đồng (2002), “Một số phân tích về ảnh hưởng phát triển kinh tế đến mức sinh” Tạp chí Dân
số và phát triển (10), tr. 27-29.
8. PGS.TS Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Hoàng Xuân Dung, Đỗ Hoàng (2006), Định kiến và phân biệt
đối xử theo giới: lý thuyết và thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội.
9. Lê Văn Định,Vũ Mạnh Lợi (2002), Khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở một số xã
thuộc vùng công giáo huyện Kim Sơn.
10. Phạm Minh Hạc (1999), Tâm lý học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Giáo trình tâm lý học, NXB giáo dục, Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (chủ biên) Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2001), Tâm lý
học đại cương, NXB ĐHQG HN.
13. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, NXB Chính trị quốc gia.
14. Dương Thị Minh Hiền (1998), Nghiên cứu mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh tỉnh Cao
Bằng, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục chuyên ngành địa lý – giáo dục dân số.
15. Vũ Tuấn Huy(1998), Biến đổi cơ cấu gia đình và vai trò phụ nữ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
16. Lê Phước Lộc, Nguyễn Thị Minh Huệ (2000), Các yếu tố chủ yếu tác động lên mức sinh ở các xã
nông thôn, vùng sâu, xa của tỉnh Cần Thơ.
17. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1996), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học
sinh phổ thông, Đề tài KX07-08, HN.
18. Nguyễn Văn Phẩm (Chủ nhiệm đề tài) (1998), Đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tới mức sinh ở
Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Uỷ ban QG DS – KHHGĐ và Tổng cục thống kê, Hà Nội.
19. Phan Tân (chủ biên) (1997), Các yếu tố tác động đến mức sinh ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu dư
luận xã hội và truyền thông dân số, Phân viện báo chí và tuyên truyền, HN.
20. Lan Thảo (2002), “Những ảnh hưởng của tâm lý truyền thống đến công tác dân số” Tạp chí Dân số và
phát triển (11), tr. 15 -17.
21. Lê Thi (2004), “Tác động của những yếu tố tâm lý đến sự gia tăng mức sinh hiện nay”, Tạp chí Dân
số và phát triển (12), tr. 6–9.
22. Đinh Công Thoan (2004), “Nguyên nhân làm dân số tăng nhanh trở lại”, Tạp chí Dân số và phát triển
(10) tr. 17-20.
23. Trần Trọng Thuỷ (2003), “Một số đặc điểm nhận thức của người lớn”, Tạp chí Giáo dục (9).
24. Trần Trọng Thủy(2008), Tâm lý học Dân số, NXB ĐHQG HN
25. Hà Thị Phương Tiến (2003), “ Một vài đặc điểm về chất lượng dân số của phụ nữ nông thôn trong độ
tuổi sinh đẻ”, Tạp chí khoa học về phụ nữ (3).
26. Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh và L.M Xuân Bích (1998), Hôn nhân và kitô giáo, NXB Thuận Hoá.
27. Nguyễn Quốc Triệu (1995), Sự tác động của Phong tục tập quán đến mức sinh và giải pháp nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác DS – KHHGĐ ở Hà Nội, Luận án PTS KH Triết học
28. R.Andoocka (1969), Những nhân tố kinh tế và xã hội quy định những khác biệt theo khu vực về tỉ lệ
thai nghén ở Hungari, Những phương pháp nghiên cứu Dân số học, Matxcơva.
29. Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm (1999-2008), Báo cáo tổng kết công tác dân số – kế hoạch hoá gia
đình huyện Gia Lâm.
30. Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá XI (2003) Pháp lệnh dân số .
31. Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá XII (2008) Pháp lệnh dân số sửa đổi.
32. Uỷ ban quốc gia dân số – kế hoạch hoá gia đình (2000), Chuyển đổi mức sinh và yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình giảm sinh, NXB thống kê, Hà Nội.
33. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, NXB Tiến bộ Matxcơva
34. Nguyễn Khắc Viện (2001) Từ điển Tâm lý học, NXB Thế giới, Hà Nội.
35. Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo quản lý, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
36. Corsini, Raymond J., Auerbach, Alan J. (1996), Concise encyclopedia of psychology, John Wiley and
Sons, USA.
37. Feldman, Robert S. (1997), Essentials of Understanding psychology, The McGraw Hill Companies,
Inc, USA.
38. Liebenstein (1957), Economic Backwardness and economic growth: Studies in the Theory of
Economic Development.
39. Các website điện tử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01490_699_2008114.pdf