Tóm tắt Luận văn Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cà phê tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. vi

MỤC LỤC. vii

PHẦN I. MỞ ĐẦU .1

1.Tính cấp thiết của đề tài .1

2.Câu hỏi nghiên cứu .3

3.Mục tiêu nghiên cứu.3

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

5.Phương pháp nghiên cứu.5

6.Giới hạn của luận văn.5

7.Cấu trúc luận văn .6

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .7

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM.7

1.1.Một số khái niệm cơ bản.7

1.1.1.Khái niệm chuỗi giá trị.7

1.1.2.Chuỗi giá trị của mặt hàng cà phê [15] .14

1.1.3.Tác nhân .15

1.1.4.Chuỗi cung và quản lý chuỗi cung.15

1.1.5.Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm cà phê .16

1.1.6.Bản đồ chuỗi giá trị .18

1.1.7.Người vận hành chuỗi giá trị.18

1.2.Phân tích chuỗi giá trị .19

1.2.1.Bản chất của việc phân tích chuỗi giá trị .19

1.2.2.Nội dung của phân tích chuỗi giá trị .20

1.2.3.Lợi ích của việc phân tích chuỗi giá trị.28

1.2.4.Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị sản phẩm.29

1.3.Cơ sở thực tiễn phân tích chuỗi giá trị sản phẩm.30

1.3.1.Kinh nghiệm phân tích chuỗi giá trị của các nước và Việt Nam .30

1.3.2.Phân tích chuỗi giá trị của Việt Nam .41

1.3.3.Bài học kinh nghiệm được rút ra.42

CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÀ PHÊ TẠI

HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ.44

2.1Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu .44

2.1.1Điều kiện tự nhiên.44

2.1.2Điều kiện kinh tế xã hội .45

2.2Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Cà phê tại huyện Hướng Hóa,

tỉnh Quảng Trị .46

2.2.1Sản xuất.46

2.2.2Chế biến và tiêu thụ.50

2.2.3Giá cả.51

2.3Thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm cà phê tại huyện Hướng Hóa,

tỉnh Quảng Trị .53

2.3.1Xuất phát điểm của chuỗi.53

2.3.2Sơ đồ chuỗi giá trị .54

2.3.3Phân tích kinh tế chuỗi.62

2.3.4Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị cà phê tại

Hướng Hóa. .68

2.4Cơ hội và thách thức đối với sản phẩm cà phê tại Hướng Hóa .69

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM

CÀ PHÊ TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA,TỈNH QUẢNG TRỊ .71

3.1Giải pháp chung cho sự liên kết trong toàn chuỗi.71

3.2Giải pháp cho các tác nhân hộ sản xuất .72

Trường Đại học Kinh tế Huếix

3.3Giải pháp cho các tác nhân khâu thu gom .73

3.4Giải pháp cho các tác nhân khâu chế biến/xuất khẩu .74

3.5Giải pháp trong khâu tiêu thụ sản phẩm .75

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.77

1. Kết luận .77

2. Kiến nghị.78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.81

PHỤ LỤC.83

pdf105 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cà phê tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư hầu hết các nước sản xuất cà phê khác, Brazil cũng chiếm thị phần khá hạn chế về xuất khẩu cà phê hoà tan, mặc dù Chính phủ Brazil và các tổ chức điều phối ngành cà phê đã có nhiều chính sách phát triển công nghiệp chế biến cũng như thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào công nghiệp chế biến của Brazil. Bên cạnh các lợi thế tự nhiên trong sản xuất cà phê, vị trí của Brazil trên thị trường cà phê thế giới đạt được một phần là nhờ nước này có hệ thống điều phối ngành cà phê rất hiệu quả. Nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị phê của Brazil Thứ nhất, ngành cà phê Brazil đã nhận được sự điều tiết và hỗ trợ của Chính phủ: Các thành tựu về khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, thông tin giám sát và dự báo hiệu quả mà Brazil đạt được trong thời gian qua phần lớn là nhờ xây dựng và phát triển tốt hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê, hoạt động chuyên nghiệp và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhóm lợi ích tham gia trong ngành. Ngành cà phê Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 33 của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: (i) Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã); (ii) Tổ chức của các nhà rang xay; (iii) Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan; và (iv) Tổ chức của các nhà xuất khẩu. Sơ đồ 0-1 Mô hình ngành cà phê Brazil Nguồn: Sylvia Saes, năm 2009. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm lợi ích khác nhau, tham gia vào quá trình (i) Thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) Xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các Xuất khẩu 200 DN Lượng XK: 25 triệu bao Sản xuất cà phê 221 ngàn trang trại (70% nhỏ hơn 10 ha) 70 hợp tác xã Sản lượng trung bình: 35 triệu bao (1 bao = 60kg) Cà phê rang xay 150 DN. Cà phê hòa tan 9 DN Công suất: 3,5 triệu bao Thị trường nội địa Tiêu thụ: 16 triệu bao Thị trường nước ngoài XK: 25 triệu bao và 3 triệu bao cà phê hòa tan (quy đổi) Thị phần: 30% Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 34 vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch. Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Hợp tác xã có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê và buôn bán trực tiếp. Hợp tác xã có khoảng 60 chuyên gia nông nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khoảng 200 - 250 hộ. Như vậy, mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết. Hiệp hội Ngành Công nghiệp cà phê Brazil đã phụ trách công tác giám sát thị trường cà phê trong và ngoài nước. Với sự giám sát của ABIC, Brazil ngày càng sản xuất nhiều loại cà phê chất lượng cao hơn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của nước này. Thứ hai, ngành cà phê Brazil thực hiện điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường, thực hiện chiến lược chế biến sâu cà phê để xuất khẩu, cụ thể là tăng nhanh sản lượng cà phê hoà tan để xuất khẩu. Theo Hiệp hội những nhà rang xay cà phê Brazil, trung bình mỗi héc ta trồng cà phê chỉ thu hoạch được 25 bao cà phê thì từ 1 héc ta trồng loại cà phê Robusta Conillon có thể thu hoạch được 100 bao hoặc nhiều hơn. Vì vậy, để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, Hiệp hội các nhà sản xuất cà phê hoà tan Brazil dự định sẽ sản xuất nhiều cà phê Conillon hơn, chiếm 70% lượng cà phê sử dụng trong cà phê hoà tan, phục vụ nhu cầu các thị trường tiêu thụ cà phê như Tây Ban Nha và Pháp, nơi người tiêu dùng ưa thích loại cà phê thành phẩm có tỷ lệ cà phê Robussta cao hơn. Chính phủ Brazil đã hỗ trợ một phần kinh phí cho Hiệp hội xuất khẩu cà phê Braxin để thực hiện kế hoạch gia tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến (cà phê tan, cà phê bột, cà phê rang xay). Thứ ba, Brazil chú trọng tới chất lượng cà phê và chủng loại cà phê đặc biệt ngay từ khâu sản xuất. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 35 Năm 2006, Hiệp hội cà phê đặc sản Brazil đã mở chiến dịch tiếp thị cho “10 loại cà phê ngon nhất” trên Internet trong “Cuộc thi cà phê tự nhiên cuối vụ thu hoạch”. Cà phê tự nhiên cuối vụ thu hoạch là những loại cà phê được phơi khô bằng ánh nắng mặt trời, quá trình này cho phép hàm lượng đường trong vỏ quả chuyển hết vào bên trong hạt. Từ đó tạo ra hương vị cà phê thơm ngon thường được ưa dùng trong các sản phẩm cà phê đặc sản. Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhưng chỉ mới gần đây mới giành được danh tiếng về chất lượng. Thứ tư, Brazil, cũng như một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác, sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu dùng cà phê trong nước. Brazil không chỉ là nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới mà còn xếp thứ 2 sau Mỹ trong việc tiêu thụ cà phê. Ngành cà phê Brazil đã đặt mục tiêu tăng lượng tiêu thụ nội địa lên 1,5 triệu bao mỗi năm thông qua các chương trình quảng cáo và khuyến mãi, đẩy mức tiêu thụ bình quân lên 5,3 kg/người và có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Hiệp hội cà phê Brazil nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ cà phê thông qua các chương trình nâng cao chất lượng cà phê và an toàn sức khoẻ. Những sáng kiến như “Vòng tròn khép kín cà phê chất lượng cao” và “Chương trình phát triển cà phê bền vững” đã cho thấy những kết quả tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ cà phê tại nước này. Ngoài ra, Brazil xác định phát triển thị trường tiêu thụ trong nước vững chắc, tạo cơ sở để thâm nhập, mở rộng thị trường nước ngoài bằng việc lập các cơ sở chế biến cà phê chất lượng cao và các đại lý tiêu thụ tại thị trường tiêu thụ theo thị hiếu ở đó. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Columbia[9] Thực trạng cung cầu - Tình hình sản xuất Cà phê được trồng ở Columbia từ những năm 1730 khi các linh mục mang những hạt giống cây cà phê đầu tiên vào nước này. Đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sản xuất cà phê của Columbia đã phát triển rất mạnh, sản lượng cà phê đã Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 36 tăng từ 60.000 bao lên gần 600.000 bao. Trong giai đoạn từ thế kỷ 19 đến thể kỷ 20, cuộc khủng hoảng cà phê lớn trên thế giới đã tác động làm chuyển biến mạnh mẽ ngành công nghiệp cà phê của nước này, làm tăng số lượng các nhà sản xuất cà phê nhỏ và sự xuất hiện của mô hình xuất khẩu cà phê dựa trên nền tảng của một nền kinh tế nông nghiệp. Theo số liệu của Hiệp hội những người trồng cà phê Columbia (NFC), Columbia là quốc gia có diện tích trồng cà phê là 3.319.183 ha, 877.713 ha sản xuất cà phê, với khoảng 20 tỉnh có diện tích trồng cà phê, trong đó Antioquia là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất với khoảng 126.866 ha và 88.151 nhà sản xuất; tiếp đến là tỉnh Tolima với 104.307 ha và 51.560 nhà sản xuất; các tỉnh Huila và Caldas với diện tích tương ứng là 98.122 ha và 87.741 ha. Hiện tại, Columbia có tới 511.993 hộ sản xuất và kinh doanh cà phê, 94% của các hộ có quy mô từ 1-5 ha. Sản lượng cà phê của Columbia năm 2008 đạt 12,6 triệu bao, năm 2010 đạt 8,92 triệu bao và năm 2011 chỉ đạt 7,81 triệu bao, giảm 12% so với năm 2010 và là mức thấp nhất kể từ năm 1976. Sản xuất cà phê ở Columbia có thể được chia thành 4 nhóm nhà sản xuất với quy mô khác nhau, nhóm 1 có quy mô nhỏ hơn 1 ha (nhóm này chiếm tới 54,4% tổng số các nhà sản xuất và chiếm 12,1% tổng sản lượng sản xuất); nhóm 2 có quy mô từ 1-5 ha (nhóm này chiếm 40% tổng số các nhà sản xuất và chiếm 49,8% tổng sản lượng sản xuất); nhóm 3 có quy mô trung bình từ 5,1-10ha (nhóm này chiếm 3,9% tổng số các nhà sản xuất và chiếm 15,5% tổng sản lượng sản xuất); cuối cùng là nhóm 4 có quy mô lớn trên 10ha (nhóm này chỉ chiếm 1,7% tổng số các nhà sản xuất nhưng chiếm tới 22,6% tổng sản lượng sản xuất). Có khoảng 640.000 người trực tiếp làm việc trong ngành công nghiệp cà phê - chiếm tới 29,5% tổng lao động đang làm việc cho ngành nông nghiệp nước này. Ngành công nghiệp cà phê ở Columbia đã phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây, năm 2004 Columbia đã có 94 máy đập cà phê và đã tăng lên tới 132 máy vào năm 2008, tăng 43% trong vòng 5 năm qua. Tổng số nhà rang xay cà phê của Columbia cũng đã tăng từ 148 nhà máy năm 2004 lên 196 nhà máy năm 2008, tăng 32% trong vòng 5 năm qua. Columbia hiện đang sở hữu 6 nhà máy chế biến cà phê hoà tan: Colcafé, Aliadas Fábricas, Buen Dia, Foodex, Nestlé và 1 nhà máy khác trong khu vực tự do Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 37 thuế của Cartagena. Columbia là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ ba trên thế giới sau Brazil và Việt Nam. Trong suốt thời gian từ năm 2002 đến năm 2008, sản lượng cà phê sản xuất của Columbia chiếm khoảng trên dưới 10% tổng sản lượng sản xuất của thế giới. Khối lượng cà phê xuất khẩu của Columbia tăng từ 579,1 ngàn tấn năm 2002 lên 617,3 ngàn tấn năm 2005, sau đó giảm xuống còn 413,5 ngàn tấn năm 2010 và 437,2 ngàn tấn năm 2011. Tuy nhiên, bắt đầu tư năm 2009 đến nay, Đức vươn lên và vượt qua Columbia trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 trên thế giới. Các công ty chế biến cà phê của Columbia đã có những nỗ lực tuyệt vời để nâng cao năng lực cạnh tranh của họ trong những năm gần đây. Columbia chủ yếu sản xuất cà phê rang, với 56% cho ngành công nghiệp rang xay, 11% cho chế biến cà phê hoà tan và 33% còn lại để xuất khẩu. - Thực trạng tiêu dùng Tiêu thụ cà phê tại Columbia không có biến động lớn trong những năm gần đây, giảm từ 1,4 triệu bao năm 2001 xuống còn 1,19 triệu trong năm 2007 và đạt 1,3 triệu bao năm 2011. Tiêu thụ cà phê trong nước hàng năm tại Columbia chỉ chiếm khoảng 10% sản xuất của quốc gia này. Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Columbia là 1,9 kg, so với tiêu thụ trong sản xuất cà phê khác quốc gia là 5,3 kg ở Brazil, 5,4 kg ở Costa Rica, 2,5 kg ở Đô-mi-ni-ca, 1,9 kg ở Hôn-đu-rát và 0,8 kg ở Mê-hi-cô. Tình hình xuất khẩu Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Columbia, năm 1991 xuất khẩu cà phê chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp nước này. Xét về cơ cấu xuất khẩu cà phê theo chủng loại thì giá trị xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử caffeine (mã 090111) là chủ yếu (chiếm 98,4% tổng giá trị xuất khẩu năm 2010) trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Columbia. Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Columbia là Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Ca-na-đa, Đức, Hàn Quốc,... trong đó Mỹ là nhà nhập khẩu chính với giá trị nhập Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 38 khẩu lên tới 760,8 triệu USD vào năm 2010, tiếp đến là Nhật Bản (372,5 triệu USD), Bỉ (150,1 triệu USD), Ca-na-đa (148,8 triệu USD),... Bên cạnh các lợi thế về tự nhiên trong sản xuất cà phê, Columbia cũng đã đạt được vị trí cao trong xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới. Nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê ở Columbia Thứ nhất, những người trồng cà phê ở Columbia đã gắn kết và chia sẻ những thông tin cho nhau như một tập thể. Ở Columbia, người trồng chủ yếu là bán cà phê thu hoạch vào hợp tác xã, các công ty đa quốc gia và các công ty xuất khẩu cà phê trong nước. Khi cà phê được bán cho hợp tác xã, Quỹ cà phê quốc gia lần lượt thu mua cà phê từ hộ nông dân với mức giá được xác định dựa vào điều kiện thị trường quốc tế và được lưu trữ trong kho của Alamacafé. Thông thường, có tới 50% lượng cà phê được mua bởi các hợp tác xã và 50% được mua lại bởi người mua khác. Thứ hai, vai trò quan trọng của Liên đoàn những người trồng cà phê Columbia (NFC) trong việc hỗ trợ nông dân, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và xuất khẩu cà phê của nước này. Hầu hết, các giao dịch cà phê trong và ngoài nước của Columbia được được NFC đảm nhận. Đồng thời, NFC còn là cơ quan quản lý nhà nước về chính sách phát triển ngành cà phê của nước này (NFC có 566.000 thành viên). NFC đang hoạt động ở tất cả các quận, huyện, thông qua các hợp tác xã - là điểm tiếp xúc giữa người trồng cà phê và NFC. Ngoài việc thu mua sản phẩm, NFC còn hỗ trợ cho vay vốn, tư vấn về công nghệ mới, đào tạo để nâng cao chất lượng cà phê. Bên cạnh đó, NFC cũng đảm bảo rằng những người trồng cà phê sẽ nhận được giá bán cao trên thị trường thế giới và giá trị gia tăng cao hơn so với giá trị gia tăng ở các quốc gia trồng cà phê khác. Thứ ba, nâng cao vai trò của những nhà chế biến, rang xay và xuất khẩu cà phê chính ở Columbia như SA Colcafé, Nestlé, Casa Luker và Torre Café Aguila Roja trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê. Các công ty như Colcafé có sản phẩm rất nổi tiếng giống như cà phê Sello Rojo và Sello Dorado - đây sẽ là những người mở rộng thị phần và nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê Columbia trên thị trường thế giới. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 39 Thứ tư, xây dựng khuôn khổ thể chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp cà phê. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp cà phê (2008-2011) đã được Uỷ ban Quốc gia người trồng cà phê Columbia phê duyệt. Có thể nói, đây là một trong những tham vọng nhất trong lịch sử của ngành công nghiệp cà phê nước này nhằm giúp ngành công nghiệp cà phê vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thông qua thoả thuận, ngành công nghiệp cà phê sẽ nhận được khoản viện trợ trị giá 1,4 ngàn tỷ peso Columbia, gấp đôi so với Chiến lược trước đây (2002 - 2007). Một thoả thuận mới nhất đã đạt được đó là đảm bảo mức thu nhập ổn định cho nông dân được gọi là "Giá hợp đồng bảo vệ". Mức giá đảm bảo được cố định ở mức 474.000 peso Columbia (tương đương 199,22 USD) cho mỗi túi cà phê 125 kg cho người trồng cà phê. Chính phủ Columbia rất quan tâm và coi trọng ngành công nghiệp cà phê, coi đây như là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển đất nước và là trọng tâm của chính sách nông nghiệp, an ninh, dân chủ và công bằng xã hội. Thứ năm, Nhà nước Columbia tham gia vào các hoạt động trong ngành công nghiệp cà phê, thực hiện điều chỉnh giá thông qua Quỹ cà phê Quốc gia, chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng xuất khẩu cũng như thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực cà phê. Chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng cho ngành công nghiệp cà phê Columbia thông qua cơ chế ổn định giá cà phê. Quỹ bình ổn cà phê Columbia được thành lập nhằm bù đắp những thiệt hại cho người nông dân khi có những biến động xấu về giá cà phê. Quỹ này được quản lý bởi NFC, thực hiện chức năng bình ổn giá cà phê trong nước thông qua việc thu mua tạm trữ khi giá thấp hoặc bán cà phê ra khi giá cao. Thứ sáu, tích cực hội nhập kinh tế và tăng cường mở rộng thị trường. Columbia đã rất tích cực trong công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu và đã đạt được thành tích khá cao - tăng từ thứ hạng 47 trong bảng xếp hạng của các nước xuất khẩu cà phê vào năm 1979 lên vị trí thứ 15 năm 1990. Cà phê Columbia tiếp tục được biết đến nhiều hơn và được thị trường thế giới công nhận không chỉ nhờ chất lượng mà còn nhờ vào chiến lược phát triển thương hiệu rất tốt (Reina et al 2008). Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 40 Thứ bảy, chiến lược phát triển các loại cà phê đặc biệt nhằm nâng cao giá trị gia tăng và quảng bá thương hiệu cà phê nổi tiếng cho Columbia. Chiến lược này được xây dựng vào năm 2002, trong đó tìm cách tận dụng lợi thế về địa lý, xã hội và môi trường cụ thể của ngành công nghiệp cà phê Columbia. Có ba chủng loại cà phê đặc biệt đó là: cà phê xuất xứ (là loại cà phê có nguồn gốc xuất xứ tại một vùng hoặc một tổ chức nhất định mà không bị pha trộn với cà phê xuất xứ từ nơi khác), cà phê bền vững (là loại cà phê sản xuất với mức cam kết cao về môi trường và nhấn mạnh lợi ích của người sản xuất ra chúng) và cà phê hỗn hợp (là các sản phẩm được chế biến từ bột ngũ cốc pha với cà phê). Thứ tám, tăng cường sự tham gia của Columbia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Mô hình đơn giản về sự tham gia của Columbia trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu bao gồm: giai đoạn đầu tiên gồm các quá trình trồng, phát triển cây cà phê, sau đó thu hoạch, sấy khô, rửa và làm sạch hạt cà phê. Quá trình này đòi hỏi sự chú ý liên tục của người nông dân, đặc biệt là việc đảm bảo chất lượng của cà phê. Nhóm các cá nhân, hợp tác xã ở các địa phương liên kết với nhau nhằm cải thiện khả năng thương lượng, đàm phán giữa họ. Sau khi cà phê được thu hoạch, tách vỏ và kiểm soát chất lượng, cà phê được bán cho NFC hoặc bán cho các công ty rang xay địa phương. NFC hoặc bán trực tiếp cho các nhà rang xay và sản xuất cà phê hoà tan hoặc gián tiếp bán cho các nhà xuất khẩu. Việc nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê của Columbia còn được thực hiện thông qua nước sản xuất thứ ba hoặc thông qua việc tiếp cận trực tiếp thị trường bên ngoài với một thương hiệu riêng. Bên cạnh đó, kênh xuất khẩu cà phê của Columbia được thực hiện không chỉ thông qua các nhà sản xuất và rang xay cà phê hoà tan, các nhà kinh doanh quốc tế hoặc các nhà trung gian, các công ty môi giới khác mà còn trực tiếp cho các nhà bán lẻ. Việc thực hiện bán cà phê cho người tiêu dùng cuối cùng trong nước và nước ngoài được thực hiện thông qua các nhà phân phối bán lẻ trực tiếp.Trư ờn Đạ i họ Kin h tế Hu ế 41 Sơ đồ 0-2 Sự tham gia vào chuỗi giá trị cà phê của Columbia Nguồn: NFC, 2009. 1.3.2. Phân tích chuỗi giá trị của Việt Nam Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức về chuỗi giá trị sản phẩm nông sản nói chung và của ngành hàng cà phê nói riêng. - Chuỗi giá trị cà phê tỉnh Đắc Lăk được nghiên cứu và áp dụng bởi Cơ Thị trường tiêu thụ Columbia Người tiêu dùng Nhà bán lẻ Nhà rang xay Nhà thương mại quốc tế Môi giới trung gian Xuất khẩu Các nhà rang xay trong nước Phân loại bằng tay Quán cà phê Người trồng và chăm sóc cà phê Tiêu dùng trong nước Cửa hàng bán lẻ Liên đoàn cà phê quốc gia Các hợp tác xã Phơi, rửa và đánh bóng Kiểm tra chất lượng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 42 quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ). Qua thực hiện chuỗi giá trị tại Đắc Lăk, đã đào tạo rất nhiều khóa học về kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê theo đúng quy trình, thu hái cà phê đúng kỹ thuật nhằm tối đa hóa sản xuất và đảm bảo sản xuất cà phê bền vững. Xây dựng điểm chế biến cà phê ướt và sản xuất phân bón hữu cơ từ vỏ cà phê. Những người nông dân, các đại lý thu gom và công ty đã tham gia vào dự án, sản xuất được 800 tấn cà phê 4C được đăng ký. - Ngoài ra, các công trình nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị nông sản khác như: Phân tích chuỗi giá trị Bơ Đắc Lăk được thực hiện bởi Chương trình phát triển MPI-GTZ SME; phân tích chuỗi giá trị sản phẩm Táo – Nho – Tỏi tỉnh Ninh Thuận của TS. Nguyễn Phú Son thực hiện vào tháng 6 năm 2012. Các nghiên cứu này cũng nhằm vào mục đích nâng cấp chuỗi giá trị gia tăng cho sản phẩm, đặc biệt là nâng cao giá trị gia tăng cho người nghèo. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm được rút ra Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Brazil, Columbia và Hôn-đu-rát, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê như sau: Trong khâu sản xuất - Trong khâu sản xuất: cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn, đặc biệt là hệ thống đường giao thông từ các khu sản xuất đến cơ sở chế biến, nâng cao hiệu quả của các tổ chức hỗ trợ trong chuỗi giá trị. - Nghiên cứu đưa ra nhiều loại giống mới có năng suất, chất lượng cao, các kỹ thuật xén tỉa cây mới, tiếp cận thông tin tốt hơn trong đó có ứng dụng các kết quả nghiên cứu. - Xây dựng mô hình tổ chức ngành cà phê phù hợp nhằm tăng cường liên kết theo ngành dọc và quản lý chuỗi ngành hàng cà phê một cách chặt chẽ. - Xây dựng chương trình áp dụng các bộ tiêu chuẩn 4C, UTZ, VietGAP nhằm nâng cao chất lượng cà phê một cách đồng bộ. - Kêu gọi các tổ chức xã hội tăng cường hơn nữa trong việc tham gia vào chuỗi giá trị cà phê. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 43 - Điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường, thực hiện chiến lược chế biến sâu cà phê để xuất khẩu. Trong khâu thu gom chế biến - Thành lập Quỹ hỗ trợ cà phê nhằm thực hiện hỗ trợ chi phí, thu hoạch, tạm trữ, xúc tiến thương mại, nghiên cứu, quảng cáo, phát triển thị trường... một cách có tổ chức. - Tăng cường công tác giám sát chất lượng cà phê, hướng dẫn người sản xuất chú trọng các yêu cầu của thị trường về chất lượng sản phẩm. Trong khâu tiêu thụ - Khai thác tối đa thị trường trong nước. Sự phát triển tiêu dùng cà phê nội địa ở các nước xuất khẩu cà phê đã trở thành một trong những ưu thế trong việc nghiên cứu sự cân bằng cung cầu của thị trường cà phê. Thực hiện tốt các chương trình xúc tiến thương mại, đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. - Tham gia vào chuỗi giá trị cà phê thông qua tiếp nhận đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. - Xây dựng hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, trên cơ sở đó, đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác và công bố rộng rãi. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÀ PHÊ TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 10 đơn vị hành chính của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam và Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp với huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trong đó 20 xã và 02 thị trấn (Khe Sanh và Lao Bảo) (trong đó có 13 xã đặc biệt khó khăn; 11 xã giáp biên với Lào), có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Mianma và Khu vực Miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156km tiếp giáp với 3 huyện bạn Lào. Diện tích tự nhiên toàn huyện là: 1.150,86km2, dân số đến cuối năm 2012 là: 79.646 người, Có 03 dân tộc sinh sống chủ yếu là: Pa Kô, Vân Kiều và Kinh [11].  Khí hậu thời tiết Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22oC, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Có thể chia ra 3 tiểu vùng khí hậu mạng những sắc thái khác nhau: Tiểu vùng khí hậu Đông Trường Sơn: gồm các xã nằm phía Bắc của huyện (Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh), đây là vùng chịu ảnh hưởng rỏ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao (24,9oC ). Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp (giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc, thị trấn Khe Sanh). Là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái á nhiệt đới, nhiệt độ bình quân cả năm là 22 oC . Đặc biệt, thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Tr- ường Sơn nên có khí hậu khá lý tưởng, là lợi thế cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây nam của huyện. Là vùng Trư ờng Đại ọc Kin h tế Hu ế 45 chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 25,3oC . Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện H- ướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn. Điều kiện thời tiết ở huyện Hướng Hóa rất thuận lợi cho việc trồng cà phê vì có mưa vào tháng 4 hàng năm, đây là thời điểm mà cây cà phê bắt đầu trổ hoa, người dân không cần phải tưới nước cho cây trồng này. Một đặc điểm của cây cà phê là trồng ở những nơi càng cao so với mực nước biển thì chất lượng sản phẩm càng cao. Do đó, Hướng Hóa có đủ điều kiện để phát triển cà phê vì ở đây vùng trồng có độ cao từ 250 đến 500 m (xem thêm Phụ lục 1). 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội Với quyết tâm luôn nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái và phát huy truyền thống anh hùng, phấn đấu để đời sống nhân dân luôn được ấm no, hạnh phúc, sau bao nhiêu năm vượt qua những khó khăn, thử thách, Đảng bộ và nhân dân Hướng Hoá đã nổ lực phát huy và xây dựng huyện nhà khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ biết khai thác và phát triển phù hợp với tiềm năng kinh tế - văn hoá, đến nay huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 16% (xem thêm Phụ lục 2).  Sản xuất nông nghiệp: Hướng Hoá đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến; chăn nuôi phát triển cả số lượng lẫn chủng loại. Cây cà phê được xác định là một trong những loại cây chủ lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_chuoi_gia_tri_san_pham_ca_phe_tai_huyen_huong_hoa_tinh_quang_tri_9172_1912270.pdf
Tài liệu liên quan