MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP
LUẬT KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG
CÁO GÂY NHẦM LẪN6
1.1. Khái quát về quảng cáo và quảng cáo gây nhầm lẫn 6
1.1.1. Khái niệm quảng cáo 6
1.1.2. Chức năng và những đặc trưng cơ bản của quảng cáo 8
1.2. Quảng cáo gây nhầm lẫn 10
1.3. Pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn 17
1.3.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gâynhầm lẫn17
1.3.2. Lịch sử phát triển pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo
gây nhầm lẫn21
1.3.3. Đặc điểm và vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi
quảng cáo gây nhầm lẫn26
1.4. Kinh nghiệm pháp luật về kiểm soát hành vi cạnh tranh
không lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn nói riêng ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới28
1.4.1. Nhật Bản 29
1.4.2. Cộng hòa Liên bang Đức 34
1.4.3. Đài Loan 37
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM46
2.1. Thực trạng quảng cáo gây nhầm lẫn ở Việt Nam 46
2.1.1. Hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây
nhầm lẫn cho khách hàng48
2.1.2. Hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về
giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng
loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ
hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công,
nơi gia công52
2.1.3. Hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về
cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành59
2.2. Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn tại Việt Nam61
2.2.1. Các quy định pháp luật mang tính nguyên tắc cơ bản 61
2.2.2. Các quy định pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể 66
2.3. Thiết chế thi hành pháp luật về cạnh tranh và pháp luật
về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn69
2.3.1. Cục Quản lý cạnh tranh 70
2.3.2. Hội đồng Cạnh tranh 79
2.4. Nhận xét về các quy định pháp luật kiểm soát hành vi
quảng cáo gây nhầm lẫn81
2.4.1. Dưới góc độ pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh 81
2.4.2. Dưới góc độ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 87
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
HIỆU LỰC THI HÀNH PHÁP LUẬT KIỂM
SOÁT HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM
LẪN Ở VIỆT NAM91
3.1. Định hướng chính trị, cơ sở lý luận 91
3.2. Một số giải pháp cơ bản 99
3.2.1. Trong hoạt động xây dựng pháp luật 100
3.2.2. Thực thi pháp luật 101
KẾT LUẬN 1065 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
14 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p luật kiểm soát hành vi quảng
cáo gây nhầm lẫn
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực thi hành pháp
luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn ở Việt Nam.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT
HÀNH VI QUẢNG CÁO GÂY NHẦM LẪN
1.1. Khái quát về quảng cáo và quảng cáo gây nhầm lẫn
1.1.1. Khái niệm quảng cáo
Luật cạnh tranh không đưa ra quy phạm định nghĩa "quảng cáo" để từ
đó tạo cơ sở cho việc hiểu thế nào là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh
không lành mạnh. Do vậy, chỉ có thể hiểu được khái niệm này qua việc vận
dụng các quy định trong một số lĩnh vực khác có liên quan. Nhiều văn bản
pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo đã được ban hành, trong đó có Pháp
lệnh Quảng cáo năm 2001, Luật Thương mại năm 2005.
Theo quy định của Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, quảng cáo là hoạt
động "giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá,
dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích
sinh lời" (Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Quảng cáo). Trong khi đó, Luật Thương
mại năm 2005 đưa ra khái niệm "quảng cáo thương mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình" (Điều 102 Luật Thương mại).
Như vậy, hiện đang tồn tại hai khái niệm quảng cáo, đó là "quảng cáo"
và "quảng cáo thương mại". Tuy nhiên, với các quy định của Luật cạnh tranh
thì quảng cáo trong cạnh tranh gần và cần được hiểu theo hướng mà Luật
Thương mại đã định nghĩa.
1.1.2. Chức năng và những đặc trưng cơ bản của quảng cáo
Quảng cáo thực hiện hai chức năng: Chức năng thông tin và chức năng
kích thích khách hàng mua hàng, hay còn gọi là chức năng giới thiệu và
chức năng mời chào mua hàng.
Những đặc trưng cơ bản của quảng cáo:
Thứ nhất, quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền
Thứ hai, bên trả phí quảng cáo là một tác nhân được xác định
Thứ ba, nội dung quảng cáo tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, nhằm
thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào đối tượng
Thứ tư, quảng cáo được chuyển đến đối tượng bằng nhiều phương tiện
truyền thông khác nhau
Thứ năm, quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận đối tượng khách hàng
tiềm năng.
Thứ sáu, quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể.
1.2. Quảng cáo gây nhầm lẫn
Theo pháp luật Việt Nam, quảng cáo gây nhầm lẫn là việc chủ thể thực
hiện quảng cáo đưa ra các thông tin có thể không hoàn toàn sai lệch so với
thực tế nhưng lại không đầy đủ, không rõ ràng làm cho người tiêu dùng hiểu
nhầm về hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, người quảng cáo có thể không cố ý làm khách hàng
hay người tiêu dùng hiểu sai nhưng nội dung quảng cáo vẫn gây ảnh hưởng
tiêu cực và cần phải được pháp luật điều chỉnh.
Ranh giới giữa quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo thông thường là
không thật sự rõ ràng. Quảng cáo nói chung đều nhằm đến mục đích đưa
những thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trong khi đó, các quảng cáo gây nhầm lẫn thường cung cấp những thông tin
mập mờ, không đầy đủ, không rõ ràng, làm cho người tiêu dùng có những
hiểu nhầm về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Những thông tin này
thường được các doanh nghiệp "ngụy trang" bằng những hình thức tinh vi,
phức tạp. Và với những nhận thức thông thường của mình về sản phẩm, dịch
13 14
vụ, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là những thông tin chính
xác, đâu là những thông tin gây hiểu nhầm.
1.3. Pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
1.3.1. Khái niệm pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
Pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là tổng thể các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các hành vi
quảng cáo gây nhầm lẫn; trách nhiệm pháp lý của những chủ thể thực hiện hành
vi này; trình tự thủ tục xử lý vụ việc cũng như các biện pháp chế tài được áp
dụng, với mục đích chống lại các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh, thiết lập và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn là
những quy tắc xử sự chung, được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận qua
việc thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật, quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của những chủ thể thực hiện
đối với các hành vi vi phạm đều cần được pháp luật kiểm soát hành vi quảng
cáo gây nhầm lẫn điều chỉnh.
1.3.2. Lịch sử phát triển pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn
Lịch sử phát triển của pháp luật kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm
lẫn tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử phát triển pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh. Tuy bối cảnh và thời điểm ra đời khác nhau tại
từng quốc gia nhưng phần lớn hệ thống pháp luật các nước trên thế giới đều đưa
ra những quy định điều chỉnh loại hành vi quảng cáo không lành mạnh này.
Có thể nói, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh gắn liền với
sự ra đời của thương mại tự do tại Châu Âu thế kỷ 19, mà theo một số nhà
nghiên cứu, khởi đầu từ Cách mạng Pháp năm 1791. Nước Pháp - quê hương
của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, mặc dù không ban hành
đạo luật riêng về lĩnh vực này nhưng trong Bộ luật Dân sự đã dành Điều 1382
và Điều 1383 để quy định về vấn đề này. Ngày nay, chúng là cơ sở pháp lý
căn bản và cùng một số văn bản pháp luật đơn hành tạo thành chế định pháp
luật chống cạnh tranh không lành mạnh tại quốc gia này.
Italia cũng luật hoá các quy định của lĩnh vực này trong các quy định tại
Điều 1151 và Điều 1152 của Bộ luật Dân sự năm 1865. Tuy nhiên, ở nước
này, các ý tưởng về chống cạnh tranh không lành mạnh trong các điều luật
trên đã được giải thích cụ thể hơn và được quy định thành những nguyên tắc
chung. Chúng được ghi nhận trong các Điều 2598 đến Điều 2601 của Bộ
luật Dân sự mới năm 1942.
1.3.3. Đặc điểm và vai trò của pháp luật về kiểm soát hành vi quảng
cáo gây nhầm lẫn
Pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn có hai đặc điểm
nổi bật sau:
Một là, dấu hiệu về hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành hành vi vi phạm.
Hai là, hoạt động xử lý các vụ việc quảng cáo gây nhầm lẫn được tiến
hành theo thủ tục tố tụng cạnh tranh.
Việc quy định và xử lý các hành vi gây nhầm lẫn theo pháp luật chống
cạnh tranh không lành mạnh có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo hộ các nhãn
hiệu hàng hoá nổi tiếng, tên thương mại nhằm chống lại các hành vi sử dụng
trái phép nhãn hiệu nổi tiếng của những hàng hoá, dịch vụ, cũng như hành vi
sử dụng trái phép các chỉ dẫn thương mại của các cơ sở kinh doanh. Tương
tự như vậy, thông qua việc thực hiện các quy định về kiểm soát hành vi
quảng cáo gây nhầm lẫn, các quy định ngăn cấm của pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh cũng phát huy tác dụng trong hoạt động xử lý việc sử
dụng kiểu dáng sản phẩm gây nhầm lẫn hoặc tạo sự lừa dối người tiêu dùng
về nguồn gốc thương mại của sản phẩm hàng hoá.
1.4. Kinh nghiệm pháp luật về kiểm soát hành vi cạnh tranh không
lành mạnh nói chung và hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng ở
một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
1.4.1. Nhật Bản
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Nhật được quy định chủ
yếu trong Luật Cạnh tranh, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh, Luật về
các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình
15 16
tháp. Ngoài ra, liên quan đến các quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, có rất
nhiều bộ luật khác tại Nhật có liên quan, ví dụ như Luật Thương hiệu, Luật
tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản
1.4.2. Cộng hòa Liên bang Đức
Luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Đức bao gồm
5 chương và 22 phần: các quy định chung (phần 1 đến phần 7); các biện
pháp khắc phục (phần 8 đến phần 11); trình tự thực thi (phần 12 đến phần 15);
các quy định hình sự (phần 16 đến phần 19) và các điều khoản cuối cùng
(phần 20 đến phần 22).
Luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh hướng vào việc
bảo vệ người tham gia cạnh tranh, người tiêu dùng, những người tham gia
thị trường khác và lợi ích của công chúng nói chung, đảm bảo công bằng
trong cạnh tranh.
1.4.3. Đài Loan
Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan được dự thảo từ những năm đầu
của thập niên 80 của thế kỷ 20, cùng với quá trình thực thi các chính sách
phát triển của chính phủ nhằm toàn cầu hóa và tự do hóa nền kinh tế Đài
Loan, với mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế Đài Loan
thành nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Sau 10 năm (5 năm hoàn thành bản
dự thảo và 5 năm chỉnh sửa), Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan đã được
ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 04/2/1991. Luật Thương mại lành
mạnh Đài Loan đã được sửa đổi, bổ sung 02 lần vào các năm 1999 và 2000.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI QUẢNG
CÁO GÂY NHẦM LẪN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng quảng cáo gây nhầm lẫn ở Việt Nam
2.1.1. Hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm
lẫn cho khách hàng
Với hình thức quảng cáo này, các doanh nghiệp vi phạm đã ngẫu nhiên
"lợi dụng" được tên tuổi những sản phẩm của các doanh nghiệp khác xuất
hiện trên thị trường, để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Do vậy,
những mẫu quảng cáo bị bắt chước thông thường đều là những sản phẩm đã
có thương hiệu trên thị trường hoặc đã tạo lập được uy tín, gây dựng được
niềm tin nhất định đối với người tiêu dùng.
Khái niệm về "sản phẩm quảng cáo" không được quy định cụ thể trong
Luật cạnh tranh. Theo Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 thì "Sản phẩm quảng
cáo là sản phầm thể hiện nội dung quảng cáo, hình thức quảng cáo" (Khoản 3
Điều 4). Trong khi đó, theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 thì
"Sản phẩm quảng cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành
động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa
đựng nội dung quảng cáo thương mại" (Điều 105). Như vậy, tuy hai khái
niệm trên không hoàn toàn trùng khít nhau nhưng qua đó có thể thấy "sản
phẩm quảng cáo" là một sản phẩm bao gồm hai yếu tố: yếu tố hình thức và
yếu tố nội dung, trong đó chứa đựng các thông tin có thể thể hiện dưới dạng
hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh
sáng. Vậy có thể hiểu việc bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác là hành
vi của doanh nghiệp cố ý làm giống, tương tự một hoặc một vài yếu tố nêu
trên của sản phẩm quảng cáo khác của đối thủ cạnh tranh. Hệ quả của hành
vi này là làm cho người tiêu dùng không phân biệt được hoặc khó phân biệt
được đến mức có thể nhầm lẫn với sản phẩm quảng cáo khác của đối thủ
cạnh tranh. Từ việc nhầm lẫn về sản phẩm quảng cáo, rồi đến là nhầm lẫn
hàng hoá, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh được thể hiện trong sản phẩm
quảng cáo đó.
2.1.2. Hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số
lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản
xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất,
người gia công, nơi gia công
Đây là hành vi cố ý tạo ra những sản phẩm quảng cáo chứa đựng các
thông tin không đúng hoặc có tính chất mập mờ về một hoặc các yếu tố như:
giá, số lượng, chất lượng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất,
Đây là những hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của người
17 18
tiêu dùng. Thông tin chứa đựng các yếu tố này là dữ liệu liên quan đến hàng
hoá, dịch vụ để phân biệt với hàng hoá, dịch vụ cùng loại khác trên thị
trường. Trong trường hợp này, do bị nhầm lẫn về thông tin nên người tiêu
dùng không có cơ hội đánh giá đúng đối tượng quảng cáo và đặc biệt là đúng
với vị trí của nó trong bảng xếp hạng mang tính chất khách quan của các sản
phẩm, dịch vụ cùng loại. Từ đó, các quyết định tiêu dùng của họ sẽ trở nên
bất hợp lý, thậm chí sai lầm, dẫn đến lãng phí, thiệt hại, đồng thời xâm phạm
đến quyền và lợi ích của họ.
2.1.3. Hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về cách
thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành
Trường hợp này được coi là gây nhầm lẫn về những thông tin cung ứng
đối với khách hàng về dịch vụ hậu mãi, do vậy nó ảnh hưởng đến tâm lý và
mức độ thoả mãn của người tiêu dùng về việc sử dụng sản phẩm. Trong nền
kinh tế thị trường, việc đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng là một
trong những điều kiện và yêu cầu tiên quyết để phát triển thương hiệu, đồng
thời, nó cũng là nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng đã được pháp luật
quy định và thể chế hoá trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2.2. Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi quảng cáo gây nhầm
lẫn tại Việt Nam
2.2.1. Các quy định pháp luật mang tính nguyên tắc cơ bản
Trên cở sở chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng
và bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, các quy định
pháp luật điều chỉnh quảng cáo và hoạt động quảng cáo đã được cụ thể hoá
trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, bao gồm cả các văn bản pháp
luật chuyên ngành và văn bản pháp luật liên quan.
Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, điều chỉnh hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn thuộc nhóm chế định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Do vậy, việc điều chỉnh pháp luật đối với hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
trước hết được cụ thể hoá bằng những quy định trong Luật cạnh tranh năm
2005. Chương III của Luật với các quy định từ Điều 39 đến Điều 48, điều
chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh được cụ thể hoá tại Điều 45, với quy định cấm
doanh nghiệp thực hiện một số hành vi quảng cáo, trong đó có hành vi "đưa
thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng".
Hành vi quảng cáo này cũng được thể chế hoá bằng các quy định trong
Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH ngày 16 tháng 11 năm 2001
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Mặc dù trong 8 Khoản Điều 5 của Pháp
lệnh này (quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng
cáo), các nhà làm luật không liệt kê dạng hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn,
nhưng tại Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo, hành vi quảng cáo
gây nhầm lẫn đã được cụ thể hoá trong văn bản quy phạm pháp luật là hành
vi bị cấm thực hiện. Theo đó, Điều 3 của Nghị định số 24 đã cụ thể hoá một
số hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trong hoạt động quảng cáo quy định tại
Điều 5 của Pháp lệnh quảng cáo. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác
liên quan đến hoạt động dịch vụ quảng cáo như Luật báo chí, Luật xuất bản,
Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, cùng nhiều Thông tư, Nghị định khác
được ban hành nhằm điều chỉnh vấn đề này.
Đối với chế tài áp dụng cho hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không
lành mạnh, theo quy định của Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày
30/9/2005 của Chính phủ "Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cạnh tranh", thì hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị
xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các dạng
hành vi vi phạm về quảng cáo so sánh trực tiếp, quảng cáo bắt chước, quảng
cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng,... Riêng đối với một số
trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định số
120/2005/NĐ-CP thì mức xử phạt có thể áp dụng là từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng. Bên cạnh đó, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm còn có thể
phải chịu một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả: Tịch
thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao
gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi
vi phạm; hoặc buộc cải chính công khai.
19 20
2.2.2. Các quy định pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể
Hoạt động quảng cáo ngoài chịu sự điều chỉnh của các quy định mang
tính chất chung nêu trên còn chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ và chi tiết trong
từng lĩnh vực cụ thể. Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm
2011 có nhiều quy định nghiêm cấm các hành vi thông tin, quảng cáo sai sự
thật và các hành vi khác nhằm lừa dối người tiêu dùng.
Điều chỉnh quảng cáo về chất lượng hàng hóa, Khoản 2 điều 9 Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy định nghiêm cấm hành vi
"Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt
động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật". Điều chỉnh
về quảng cáo giá cả, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 28 Pháp lệnh giá năm 2002
quy định cấm các hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá
hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; nghiêm cấm
hành vi định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác
sản xuất, kinh doanh với mình.
Trong khi đó, điều chỉnh về quảng cáo trong lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm, khoản 2 điểm a Điều 10 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định
nghiêm cấm hành vi thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi
hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
bên mua bảo hiểm. Trong lĩnh vực dược phẩm, khoản 5 Điều 9 Luật dược
năm 2005 cũng có quy định nghiêm cấm hành vi thông tin, quảng cáo thuốc
sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Điều 26 Nghị định 37/2006/NĐ-CP cũng quy định, trong
hoạt động quảng cáo thương mại đối với hàng hoá thuộc diện phải áp
dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hoá, thì doanh
nghiệp chỉ được phép quảng cáo đối với hàng hoá loại này sau khi hàng
hoá đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ
thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu
chuẩn chất lượng.
2.3. Thiết chế thi hành pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về
kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn
2.3.1. Cục Quản lý cạnh tranh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn, Cục
Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) có
chức năng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá,
chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu
vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh
nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong
thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện
pháp tự vệ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Quản lý cạnh tranh được quy định tại Nghị định 06/2006/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 09/01/2006.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ
Công Thương có các chức năng chính như sau: i) Kiểm soát quá trình tập
trung kinh tế theo quy định của Luật này; ii) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng
miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; iii) Điều tra các vụ việc cạnh tranh
liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành
mạnh; iv) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh; v) Các nhiệm
vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.3.2. Hội đồng Cạnh tranh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, đối với các hành vi hạn chế cạnh
tranh, Cục Quản lý cạnh tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm
kiếm thông tin, chứng cứ có liên quan đến một vụ việc; còn việc xét xử, xử
lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh
tranh thì do Hội đồng cạnh tranh đảm nhận.
Hội đồng cạnh tranh do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành
viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc cho Hội
đồng cạnh tranh là Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ra quyết định thành lập.
21 22
Hội đồng cạnh tranh hoạt động theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Công
Thương quyết định phê duyệt về nội dung và Hội đồng cạnh tranh ban hành.
2.4. Nhận xét về các quy định pháp luật kiểm soát hành vi quảng
cáo gây nhầm lẫn
2.4.1. Dưới góc độ pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Trong những năm gần đây, hai trong số những hành vi được các doanh
nghiệp chủ yếu sử dụng để thực hiện cạnh tranh không lành mạnh là hành vi
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và hành vi bán hàng đa cấp bất
chính. Trong đó, nhóm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh nói chung và quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng thuộc nhóm hành vi
được phát hiện và xử lý nhiều nhất thời gian qua.
Đứng trước thực trạng hoạt động quảng cáo sản phẩm - dịch vụ của
doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật cạnh tranh xuất hiện ngày càng
nhiều trên thị trường thời gian qua, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công
Thương đã đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý những vụ việc liên quan đến
hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, trong đó phần lớn các
vụ việc bị phát hiện và xử lý thuộc lĩnh vực quảng cáo gây nhầm lẫn.
Qua các nghiên cứu và phân tích ở trên, có thể rút ra một số nhận xét
chung về thực trạng pháp luật quy định về cạnh tranh không lành mạnh, từ
đó đưa ra những nhận xét về các quy định pháp luật kiểm soát hành vi quảng
cáo gây nhầm lẫn tại Việt Nam như sau:
* Những điểm đã đạt được:
Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh Việt Nam nói chung cũng như
pháp luật về kiểm soát hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng đã được
xây dựng theo đúng khuôn mẫu chung về cạnh tranh không lành mạnh của
cộng đồng quốc tế, đã thực hiện tiếp thu có chọn lọc và theo tinh thần phù
hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Từ khái niệm hành vi cạnh tranh
không lành mạnh đến việc quy định các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn,
Luật đã có sự tiếp thu những quy định về chế định này trong Công ước Paris
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đến các quy định về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong pháp luật của nhiều nước có hệ thống pháp luật cạnh
tranh phát triển như Hoa Kỳ, Canađa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
Dự án xây dựng Luật cạnh tranh đã được bắt đầu triển khai từ năm
2000, Luật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2005, quá trình 5 năm chuẩn bị đã
cho sự ra đời một đạo luật tiến bộ, hiện đại và có chất lượng, về cơ bản phù
hợp với thông lệ quốc tế cũng như các quy định pháp luật có liên quan của
Việt Nam.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng chung của thế giới, pháp luật cạnh tranh
không lành mạnh của Việt Nam nói chung cũng như pháp luật về kiểm soát
các hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu,
bổ sung, hoàn thiện các quy định trong đó tập trung vào các quy định mà sự
hiệu quả, khả thi trong thực hiện đã được khẳng định cùng với việc bổ sung
các quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh
của đất nước trong tương lai.
* Những điểm cần khắc phục:
Dù là một đạo luật hiện đại và tiến bộ, tuy nhiên những quy định về
cạnh tranh không lành mạnh nói chung và kiểm soát hành vi quảng cáo gây
nhầm lẫn nói riêng vẫn bộc lộ những bất cập không tránh khỏi.
Thứ nhất, một số thuật ngữ về cạnh tranh không lành mạnh trong Luật
cạnh tranh, trong đó có thuật ngữ về quảng cáo gây nhầm lẫn chưa được
định nghĩa cụ thể, điều này dẫn tới khó khăn trong việc diễn giải các quy
định của pháp luật và gặp trở ngại khi áp dụng các quy định này vào thực tế
do các thuật ngữ chưa được định nghĩa có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác
nhau. Chẳng hạn như thuật ngữ "khái niệm hành vi cạnh tranh không lành
mạnh". Đối với khái niệm này, dựa trên định nghĩa tại Điều 10bis Công ước
Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, nhiều nước đã cố gắng xây dựng khái
niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh và định danh các hành vi cụ thể.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có được sự thống nhất giữa các học giả về
cạnh tranh trên thế giới về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, quy định về chế tài xử lý còn nhẹ, mức xử phạt hành chính
đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung và các hành vi
23 24
vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo gây nhầm lẫn nói riêng còn thấp, dẫn
tới tính răn đe không cao, khó ngăn được các doanh nghiệp tái phạm hành vi
vi phạm.
Cần lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh có thể đem lại cho doanh nghiệp những khoản lợi tức thời rất lớn.
Vì vậy, nếu mức xử phạt đối với hành vi vi phạm không đủ cao, không đủ
nghiêm khắc, không đủ tính răn đe thì sẽ không khiến các doanh nghiệp đắn
đo khi thực hiện các hành vi vi phạm.
Thứ ba, học hỏi từ phần kinh nghiệm quốc tế, các quốc gia như Hoa Kỳ,
Đài Loan, Nhật Bản đều có những quy định rất chi tiết và cụ thể về mỗi hành
vi cạnh tranh không lành mạnh, và luôn kèm theo các văn bản hướng dẫn chi
tiết các loại hành vi này. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật cạnh tranh Việt
Nam, các hành vi cạnh tranh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lkt_nguyen_phuong_anh_phap_luat_ve_kiem_soat_hanh_vi_quang_cao_gay_nham_lan_tai_viet_nam_1443_194686.pdf