Tóm tắt Luận văn Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (qua khảo sát một số trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc)

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương 1. Giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề và vai trò của nó đối

với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 8

1.1. Khái niệm và đặc điểm của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề

trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay 8

1.2. Vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề với sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 39

Chương 2. Thực trạng phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp

- Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc 53

2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 53

2.2. Thực trạng của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở VĩnhPhúc 65

Chương 3. Quan điểm chỉ đạo và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của

giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy ở ở tỉnh Vĩnh Phúc 88

3.1. Quan điểm chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên

nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc 88

3.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên

nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc 202

Kết luận 120

Danh mục tài liệu tham khảo 123

pdf16 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (qua khảo sát một số trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN ĐỨC KHIÊM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP - DẠY NGHỀ VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP - DẠY NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC) LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2009 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NGUYỄN ĐỨC KHIÊM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP - DẠY NGHỀ VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP - DẠY NGHỀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC) Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn khoa học học: PGS, TS. NGÔ NGỌC THẮNG HÀ NỘI - 2009 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Ngô Ngọc Thắng. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2009. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Khiêm 4 MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương 1. Giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề và vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 8 1.1. Khái niệm và đặc điểm của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay 8 1.2. Vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 39 Chương 2. Thực trạng phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc 53 2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 53 2.2. Thực trạng của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở Vĩnh Phúc 65 Chương 3. Quan điểm chỉ đạo và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy ở ở tỉnh Vĩnh Phúc 88 3.1. Quan điểm chỉ đạo nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc 88 3.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc 202 Kết luận 120 Danh mục tài liệu tham khảo 123 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao chất lượng nguồn lực con người là một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, dường như bất cứ quốc gia nào cũng đều nhận thức rõ nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mình. Các nhà kinh tế hiện nay đều khẳng định: đầu tư cho nguồn lực con người thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, được xem là hoạt động đầu tư có hiệu quả và đóng vai trò quyết định tới khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã có các chính sách khác nhau để nâng cao chất lượng nguồn lực con người phục vụ sự nghiệp phát triển con người và nguồn lực con người, phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là chính sách giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề (giáo dục nghề nghiệp) được coi là một trong những chính sách quan trọng. Cùng với nền giáo dục quốc dân, giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề (THCN - DN) góp phần làm tăng giá trị toàn diện của con người và những năng lực nghề nghiệp, giúp cho mỗi con người phát triển và tự khẳng định mình trong cuộc sống. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự phân công lao động xã hội trong khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt hơn, vũ khí có hiệu quả nhất trong cuộc cạnh tranh này là phát huy tối đa nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Bởi vậy, chỉ có nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo thì mới có thể tận dụng được tối đa những cơ hội của toàn cầu hoá để phát triển đất nước một cách toàn diện. Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, thúc đẩy sự hình thành một nền kinh tế mới - kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó, tri thức trở thành một nhân tố sản xuất quan trọng, là nguồn nguyên liệu đầu vào của mọi quá trình sản xuất, đóng vai trò quan trọng vào sự tăng 6 trưởng và phát triển của mỗi quốc gia thì giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục THCN - DN nói riêng ngày càng giữa vai trò đặc biệt quan trọng. Ở nước ta hiện nay, vấn đề phát huy vai trò của giáo dục THCN - DN, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn lao động có tay nghề, có kỹ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước đã và đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong Chiến lược phát triển giáo dục nói chung, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới nói riêng, nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực qua đào tạo được Đảng và Nhà nước ta xác định là nguồn lực quan trọng nhất. Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 với nguồn lực con người là vốn quý nhất, có vai trò quyết định trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước khi mà nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Trong Chiến lược phát triển con người và nguồn lực con người, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, chú trọng tới phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục THCN - DN, coi đó là một trong những nhân tố căn bản để phát triển nhanh và bền vững, là biện pháp, là công cụ cơ bản trong sự phát triển xã hội, là “quốc sách hàng đầu”. Giáo dục THCN - DN có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nó vừa là nơi cùng với giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học đào tạo ra những con người có trình độ chuyên môn cao, vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có lương tâm, có trách nhiệm với công việc. Đồng thời, cũng là nơi đào tạo ra những kỹ thuật viên, công nhân lành nghề, bán lành nghề đủ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Bởi vậy, giáo dục THCN - DN có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở giai đoạn hiện nay, khi khoa học, công nghệ đã có những tiến bộ vượt bậc, hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng, trở thành xu thế tất yếu. Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - Tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh, đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao với một nền tảng học vấn vững chắc thì mới bắt kịp với nền kinh tế tri thức, kinh tế ứng dụng. 7 Giáo dục THCN - DN ở nước ta nói chung, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, nhìn chung còn nhiều yếu kém, bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước nói chung, của tỉnh nói riêng và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Những biểu hiện cụ thể của sự yếu kém, bất cập của giáo dục THCN - DN hiện nay như: Chất lượng đào tạo thấp, học chưa gắn với hành, nhân lực được đào tạo yếu về năng lực, phẩm chất; Mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ chức quá trình đào tạo chậm đổi mới hoặc không đồng bộ; Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý vừa thiếu lại vừa yếu; Thiếu nghiêm trọng đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và thiết kế chiến lược, chính sách cho giáo dục THCN - DN; Mạng lưới các trường THCN - DN không chỉ bị tách rời với các viện nghiên cứu, mà còn tách biệt hẳn với các khu công nghiệp, khu chế xuất và nhà tuyển dụng. Cơ chế, chính sách và năng lực thực hiện bất cập, thêm vào đó là tâm lý, thái độ của xã hội đối với vấn đề giáo dục THCN - DN. Các bậc phụ huynh, nói rộng hơn là toàn xã hội chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về giáo dục THCN - DN cũng như vai trò của nó trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ Chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX chỉ rõ: “Tiếp tục triển khai trong thực tiễn quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,... Tập trung chỉ đạo quyết liệt và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực [16, tr.127]. Nghị quyết Đại hội Đảng X một lần nữa nhấn mạnh: “Đa dạng hoá các loại hình nghề nghiệp, phát triển nhanh hình thức đào tạo nghề dài hạn theo hướng hiện đại. Tăng nhanh tỷ lệ lao động được qua đào tạo nghề. Mục tiêu đề ra là: trong 5 năm tới dạy nghề cho 7,5 đến 8 triệu lao động (trong đó, 27% đến 30% dài hạn). Tăng số dạy nghề dài hạn 15%/ năm. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40% tổng lao động xã hội” [18, tr.151-152]. Từ ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn như đã nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Phát huy vai trò của giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề đối với sự 8 nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” (Qua khảo sát một số trường THCN - DN ở tỉnh Vĩnh Phúc) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục và đào tạo và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà quản lý, giới lý luận trong và ngoài nước. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được công bố, điển hình như: tác giả Phạm Quang Sáng với bài “Chính sách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học của Việt Nam” đăng trên Tạp chí Phát triển Giáo dục, số 5/ 2002; PGS.TS Trần Kiều với bài “Chiến lược phát triển giáo dục và vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam” (Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 93/2003); GS.TSKH Vũ Ngọc Hải với bài “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam” (Tạp chí Giáo dục, số 6/ 2004); tác giả Võ Tòng Xuân với bài viết “Vai trò của giáo dục Việt Nam trước hội nhập toàn cầu thay đổi cơ bản và toàn diện”(Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 08/06/2003); tác giả Nguyễn Thị Lan Hương với bài viết “Tác động của cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin đến lực lượng sản xuất - nhìn từ góc độ triết học”(Tạp chí Triết học, số 9/2006); GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn với bài“Làm sao để giáo dục Đại học Việt Nam phát triển nhanh quy mô và vẫn đảm bảo chất lượng” (Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 12/2008); GS. Hoàng Tuỵ với bài: “Cần một tư duy giáo dục mới” (Báo Tuổi trẻ, ra ngày thứ 7 ngày 4/9/2004)... Nhìn chung, tuy khai thác ở những khía cạnh, những mảng khác nhau song các tác giả đều khẳng định: Giáo dục và đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Mặc dù vậy, những bài viết, những công trình nghiên cứu đó mới chủ yếu tập trung vào khai thác vai trò của giáo dục và đào tạo ở bậc giáo dục đại học và cao đẳng, trong khi đó, việc phát 9 triển kinh tế - xã hội gắn giáo dục với sử dụng nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở giáo dục đại học và cao đẳng, mà còn bao hàm cả giáo dục THCN - DN. Vấn đề giáo dục THCN - DN cũng đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu được đăng tải trên các sách, báo và tạp chí khoa học khác nhau: PGS.TS Phạm Đức với bài: “Một số suy nghĩ về vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực”(Tạp chí Triết học, số 6/2000); GS.TSKH Trần Văn Nhung và TS.Trần Khánh Đức với bài:“Vấn đề phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin” (Tạp chí Cộng sản, số 11/04/2002); tác giả Linh Đan với bài “Hướng ra cho trường nghề” (Tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 35/2007); ThS Vương Tiến Dũng với bài viết“Mối liên hệ giữa công tác đào tạo của nhà trường với việc sử dụng nguồn nhân lực ở cơ sở sản xuất kinh doanh” (Tạp chí Giáo dục, số 111/2005); PGS, TS Nguyễn Viết Sự với bài: “Phát triển giáo dục học nghề nghiệp đáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta” (Tạp chí Giáo dục, số 17/2001); Tác giả Nguyễn Quang Huỳnh với cuốn sách“Cơ sở kinh tế - xã hội và một số vấn đề giáo dục đại học và chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; GS Phạm Thế Trường với bài:“Mối quan hệ giữa hệ thống giáo dục quốc dân với phát triển thị trường lao động Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội 2004); TS Hoàng Hoa Cương với bài:“Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu phát triển đội ngũ lao động kỹ thuật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới” (Đặc san Đào tạo nghề, năm 2003); tác giả Lan Hương với bài:“Việt Nam đang thiếu nhân lực có chất lượng cao” (Dân trí. Com.vn/7/2008); tác giả Đức Bình với bài:“Vòng luẩn quẩn của đào tạo nghề” (Báo Lao động, ra thứ Hai, ngày 07/10/08, số 231); GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn với bài: “Giáo dục Việt Nam tầm nhìn 2020” (Giáo dục và Thời đại, số 15, ra ngày 3/2/2009),... Những công trình, những bài viết nêu trên chỉ đưa ra những nét khái quát về giáo dục THCN - DN như một phác thảo chung, chưa đi sâu nghiên cứu cơ bản và có hệ thống về giáo dục THCN - DN, cũng như vai trò của nó đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. Đặc biệt, chưa có một 10 bài viết hoặc một công trình nghiên cứu nào làm rõ vai trò của giáo dục THCN - DN trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH trong phạm vi cụ thể của một tỉnh, thành hoặc một khu vực ở nước ta. Trong khi đó, vấn đề này đang đòi hỏi phải được giải đáp thoả đáng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn + Trên cơ sở làm rõ vai trò của giáo dục THCN - DN với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta, từ đó đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả vai trò của giáo dục THCN - DN trong giai đoạn hiện nay. + Làm rõ khái niệm và vai trò của giáo dục THCN - DN đối với việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay. + Đánh giá thực trạng của giáo dục THCN - DN đối với sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc. + Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục THCN - DN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn + Luận văn đi sâu nghiên cứu vai trò và thực trạng của giáo dục THCN - DN đối với sự nghiệp CNH, HĐH của nước ta mà cụ thể là ở tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở khảo sát một số trường THCN - DN ở tỉnh Vĩnh Phúc. + Tác giả luận văn đi khảo sát tình hình thực tế giáo dục, điều tra, lấy số liệu công tác giáo dục THCN - DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (từ năm 1997 đến tháng 6 năm 2008), đồng thời tham khảo số liệu của các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến vấn đề này. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về Giáo dục và Đào tạo, đồng thời tiếp thu kết quả của 11 các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài. Luận văn sử dụng một số phương pháp như: Phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, lôgíc và lịch sử, thống kê và hệ thống hoá. 6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn + Làm rõ vai trò của giáo dục THCN-DN với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay nói chung, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. + Đề xuất được một hệ thống các giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục THCN- DN với sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta và ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. + Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị trong các nhà trường. Đồng thời, luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác quản lý và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết: Chương 1: Giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề và vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Chương 2: Thực trạng phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 2: Quan điểm chỉ đạo và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy ở ở tỉnh Vĩnh Phúc. 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thi Anh (2005), Tìm hiểu những quy định mới về giáo dục, Nxb. Lao động, 2. Đức Bình (2008), “Vòng luẩn quẩn của đào tạo nghề”, Báo Lao động, (231). 3. Vũ Ngọc Diệp, Đinh Trọng Minh & Trần Ngọc Hùng (1997), APEC những thách thức và cơ hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Kim Dung, Trọng Thắng (2007), Chính sách đối với nhà giáo, Nxb. Lao động, Hà Nội. 5. Vương Tiến Dũng (2005), “Mối liên hệ giữa công tác đào tạo của nhà trường với việc sử dụng nguồn nhân lực ở các cơ sở sản xuất kinh doanh”, Tạp chí Giáo dục, (111). 6. Lê Duyên (2006), “Vĩnh Phúc công tác giáo dục nghề nghiệp luôn được quan tâm phát triển”, Báo Vĩnh Phúc, (14). 7. Linh Đan (2007), “Hướng ra cho trường nghề”, Tạp chí Giáo dục và Thời đại, (35). 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 - Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 - Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 - Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13 14. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2000), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 - Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. 19. Lê Xuân Đăng (2008), “Đào tạo lao động kỹ thuật cao cho doanh nghiệp”, Báo Vĩnh Phúc, (17). 20. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Phạm Văn Đức (2002), “Mấy suy nghĩ về vai trò của giáo dục Đại học với phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Triết học, (06). 22. Nguyễn Văn Đễ (Chủ tịch hội đồng biên soạn - 2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001 - 2010, Nxb. Hà Nội. 23. Lê Văn Giang (2005), “Giáo dục có phải là hàng hoá đem ra mua bán trên thị trường”, Báo Tiền phong Chủ nhật, (23). 24. Vũ Ngọc Hải (2004), “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để đẩy mạnh CNH, HĐH và xây dựng nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Giáo dục, (06). 25. Phạm Minh Hạc (chủ biên - 1996),Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn lực con người và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, (01). 14 27. Nguyễn Quang Huỳnh (chủ biên - 2003), Cơ sở kinh tế - xã hội và một số vấn đề giáo dục Đại học và chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 28. Lan Hương (2008), “Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao”, Dân trí. com.vn. 29. Nguyễn Thị Lan Hương (2006), “Tác động của cuộc cách mạng công nghệ thông tin đến lực lượng sản xuất - Nhìn từ góc độ triết học”, Tạp chí Triết học, (09). 30. Đặng Hữu (2005), “Đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (04). 31. Phạm Thị Khanh (2007), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (232). 32. Vũ Như Khôi (chủ biên - 2006), Đảng cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 33. Nguyễn Quang Kính (chủ biên - 2005), Giáo dục Việt Nam (1945 - 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Trần Kiều (2003), “Chiến lược phát triển giáo dục và vấn đề phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, (93). 35. Nguyễn Văn Lịch - Phạm Quang Thao (chủ biên - 2005), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại. 36. Nguyễn Văn Lại (2008), “Vĩnh Phúc trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (17). 37. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 38. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 37, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 38, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Luật Dạy nghề (2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Luật Giáo dục (1998), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15 42. Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc (2007), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Mác - Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Mác - Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Mác - Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 16, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Mác - Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Phan Văn Nhân (2002), “Nhận diện nguồn nhân lực, cơ sở xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (10). 53. Trần Văn Nhung và Trần Khánh Đức (2002), “Vấn đề phát triển nhân lực công nghệ thông tin”, Tạp chí Cộng sản, (11). 54. Phạm Thành Nghị (2004), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực giáo dục - đào tạo”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (10). 55. Ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX ( 2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 56. Vũ Oanh (2005), “Đâu là mâu thuẫn chủ yếu trong thực trạng giáo dục hiện nay”, Tạp chí Dạy và Học ngaỳ nay, (05). 57. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên - 2007), Lịch sử đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1930 - 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Nguyễn Viết Sự (chủ biên - 2005), Giáo dục nghề nghiệp những vấn đề và giải pháp, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 59. Nguyễn Viết Sự (2001), “Phát triển giáo dục học nghề nghiệp đáp ứng quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục, (17). 16 60. Nguyễn Thanh (chủ biên - 2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội và hội nghị Trung ương (2003), Nxb. Lao Động, Hà Nội 62. Nguyễn Ngọc Thắng (2003), “Một số giải pháp gắn đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đã qua đào tạo ở nước ta”, Tạp chí Phát triển Giáo dục, (03). 63. Nguyễn Cảnh Toàn (2005), “Suy nghĩa về chiến lược Giáo dục ở Việt Nam”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, (1+2). 64. Trần Văn Tùng (chủ biên - 2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 65. Nguyễn Minh Thuyết (2005), “Giáo dục Việt Nam: Hiện trạng và yêu cầu đổi mới”, Tạp chí Giáo dục, (109). 66. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên - 2002), Phát triển kinh tế tri thức thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Minh Tiến, Đào Thanh Hải (Sưu tầm, tuyển chọn - 2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục, Nxb. Lao động, Hà Nội. 68. Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfp_4209_2008008.pdf
Tài liệu liên quan