NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1. Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực.
Cơ cấu nguồn nhân lực là một khái niệm kinh tế, phản ánh
thành phần, tỷ lệ các bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác5
giữa các bộ phận ấy trong tổng thể.
Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực tức là phải xác định thành
phần, tỉ lệ, vai trò của các bộ phận hợp thành nguồn nhân lực đó.
Cơ cấu nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông)
được xác định và phân theo các tiêu chí:
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo cấp học.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo chuyên ngành đào tạo.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, dân tộc.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm tuổi
1.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn
nhân lực
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là tổng thể kiến thức, kĩ năng
đã tiếp thu được trong quá trình học tập rèn luyện trong một chuyên
ngành, một nghề nghiệp nhất định và được thể hiện bằng kết quả
tham gia hoạt động thực tế trong nghành đó.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực
có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
trong lao động.
Để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân
lực ta cần dựa vào 2 tiêu chí sau:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng loại lao động
- Tỷ lệ % của từng loại lao động có cấp, bậc, trình độ đào tạo
trong tổng số lao động đã qua đào tạo.
26 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1 Một số khái niệm
a. Nhân lực
Nhân lực là sức lực của con người, làm cho con người hoạt
động và phát triển, sức lực đó ngày càng phát triển và khi đến một
mức độ nào đó, con người sẽ tham gia vào các hoạt động sản xuất,
kinh tế.
b. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực của con người, là tổng thể số
lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực,
thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà
bản thân con người và xã hội.
c. Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển các mặt số
lượng, chất lượng, cơ cấu, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
kỹ năng nghề nghiệp, ý thức làm việc, tâm lý làm việc và sức khỏe
nguồn nhân lực.
1.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành giáo dục
a. Là một bộ phận nguồn nhân lực có trình độ học vấn cao,
hầu hết được đào tạo cơ bản, hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng lao
động được quy định về trình độ tối thiểu đối với giáo viên tiểu học.
Trình độ tối thiểu đối với giáo viên trung học cơ sở và một bộ phận
giáo viên tiểu học. Trình độ đối với giáo viên trung học phổ thông và
một bộ phận giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học. Trình độ
4
đối với một bộ phận giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung
học cơ sở và giáo viên tiểu học.
b. Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục quyết định đến chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung của đất nước
Việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho một quốc gia
hoặc địa phương, một nền kinh tế, một tổ chức chỉ có thể thực
hiện bởi đội ngũ nhân lực giáo dục nói chung và đội ngũ nhân lực
giáo viên dạy bậc phổ thông nói riêng.
c. Hoạt động nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc
phổ thông là một hoạt động phụ thuộc vào môi trường xã hội
Sản phẩm của nó tạo ra có đáp ứng được những yêu cầu đòi
hỏi của xã hội hay không, điều đó phụ thuộc vào môi trường xã hội.
Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động
của nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông.
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục
- Thúc đẩy một nền kinh tế phát triển, khẳng định vị thế cạnh
tranh của mình với các nước trong và ngoài khu vực.
- Tạo điều kiện nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, nâng cao kỹ năng, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên
- Có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đội ngũ giáo
viên, điều đó đặt ra những yêu cầu cao đối với nguồn nhân lực cả về
thể lực, trí lực và phẩm chất tâm lý.
- Tạo tính chuyên nghiệp cho giáo viên, giúp đội ngũ giáo viên
có cái nhìn mới, cách tư duy mới trong công việc.
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.1. Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực.
Cơ cấu nguồn nhân lực là một khái niệm kinh tế, phản ánh
thành phần, tỷ lệ các bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương tác
5
giữa các bộ phận ấy trong tổng thể.
Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực tức là phải xác định thành
phần, tỉ lệ, vai trò của các bộ phận hợp thành nguồn nhân lực đó.
Cơ cấu nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông)
được xác định và phân theo các tiêu chí:
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo cấp học.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo chuyên ngành đào tạo.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính, dân tộc.
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm tuổi
1.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn
nhân lực
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là tổng thể kiến thức, kĩ năng
đã tiếp thu được trong quá trình học tập rèn luyện trong một chuyên
ngành, một nghề nghiệp nhất định và được thể hiện bằng kết quả
tham gia hoạt động thực tế trong nghành đó.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực
có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
trong lao động.
Để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân
lực ta cần dựa vào 2 tiêu chí sau:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng loại lao động
- Tỷ lệ % của từng loại lao động có cấp, bậc, trình độ đào tạo
trong tổng số lao động đã qua đào tạo.
1.2.3. Nâng cao kĩ năng nguồn nhân lực
Kỹ năng của nguồn nhân lực là sự khéo léo, thuần thục, nhuần
nhuyễn được sử dụng để giải quyết tình huống hay áp dụng vào quá
trình sản xuất.
6
Nâng cao kĩ năng nguồn nhân lực là làm gia tăng sự khéo léo,
sự thuần thục, nhuần nhuyễn, nâng cao khả năng của nguồn nhân lực
trên nhiều khía cạnh.
Các tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp đối với nguồn nhân
lực là:
- Trình độ các kỹ năng mà người lao động tích lũy được.
- Khả năng vận dụng kiến thức vào thao tác.
- Khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý.
- Kỹ năng ứng xử, giao tiếp: Sự thành thạo, khả năng xử lý tình
huống.
1.2.4. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực.
Nâng cao trình độ nhận thức là một quá trình đi từ trình độ
nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ
nhận thức thông tin đến trình độ nhận thức khoa học...
Tiêu chí để đánh giá trình độ nhận thức là:
- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác.
- Trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, năng ñộng trong
công việc.
- Các mối quan hệ xã hội, thái độ trong giao tiếp, ứng xử trong
công việc, trong cuộc sống.
1.2.5. Nâng cao động cơ thúc đẩy nguồn nhân lực
Nâng cao động cơ thúc đẩy là tổng thể các chính sách, biện
pháp, công cụ, nghệ thuật quản lý tác động lên người lao động
Tiêu chí đánh giá động cơ thúc đẩy nguồn nhân lực:
+ Yếu tố về vật chất ( thu nhập)
+ Yếu tố tinh thần
+ Sự thăng tiến trong công việc
+ Môi trường làm việc
7
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC
1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên
1.3.2. Nhân tố về điều kiện kinh tế- xã hội
1.3.3. Những nhân tố về ngành giáo dục
a. Chính sách phát triển giáo dục quốc gia
b. Đầu tư cho giáo dục
c. Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực
giáo dục
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
GIÁO DỤC TỈNH KON TUM
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ
HỘI TỈNH KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa – xã hội
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu nguồn nhân lực
a. Cơ cấu nguồn nhân lực theo cấp học
Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông có sự thay đổi qua
các năm
Những năm gần đây số lượng giáo viên dạy bậc phổ thông có
xu hướng giảm. Theo đó tỉ lệ giáo viên tiểu học có xu hướng giảm, tỉ
lệ giáo viên THCS và THPT có xu hướng tăng.
Cùng với việc tăng quy mô đào tạo, nguồn nhân lực là đội ngũ
giáo viên dạy bậc phổ thông của tỉnh cũng tăng lên khá nhanh, cơ
cấu đội ngũ giáo viên giữa các cấp học cũng thay đổi đáng kể.
9
Bảng 2.8. Số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ
thông theo cấp học trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ năm 2011-2016
Cấp
học
2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016
SL
(ng)
Tỉ lệ
(%)
SL
( ng)
Tỉ lệ
(%)
SL
( ng)
Tỉ lệ
(%)
SL
( ng)
Tỉ lệ
(%)
SL
(ng)
Tỉ lệ
(%)
Tổng số 6.807 100 7.180 100 7.402 100 7.339 100 7.334 100
Tiểu
học
3.279 48,17 3.504 48,80 3.656 49,39 3.617 49,28 3.611 49,24
THCS 2.516 36,96 2.641 36,78 2.675 36,14 2.640 35,97 2.646 36,08
THPT 1.012 14,87 1.035 14,42 1.071 14.47 1.082 14,74 1.077 14,49
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
So sánh với quy định của bộ giáo dục và đào tạo thì tỷ lệ GV/
lớp ở các cấp học trong những năm qua là tương đối phù hợp, tình
trạng thừa giáo viên xảy ra ở cả 3 cấp.
Chỉ số GV/lớp ở ba cấp học đều có sự biến động, tuy nhiên
vẫn chưa đạt chuẩn theo quy định cuả bộ GD-ĐT.
Bảng 2.9. Tỷ lệ giáo viên/lớp bậc phổ thông tỉnh Kon Tum
qua các năm
Cấp học
2013-2014 2014-2015 2015-2016
Tổng
số lớp
(lớp)
Tổng
số giáo
viên
(ng)
Tỉ lệ
GV/
lớp
Tổng
số lớp
(lớp)
Tổng
số giáo
viên
(ng)
Tỉ lệ
GV/
lớp
Tổng
số lớp
(lớp)
Tổng
số giáo
viên
(ng)
Tỉ lệ
GV/
lớp
Tiểu
học
2.557 3.656 1,43 2.577 3.617 1,40 2.538 3.611 1,42
THCS 1.148 2.675 2,33 1.180 2.640 2,24 1.168 2.646 2,27
THPT 375 1.071 2,86 384 1.082 2,82 384 1.077 2,80
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
10
b. Cơ cấu nguồn nhân lực theo chuyên ngành đào tạo.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Kon Tum
đang có sự mất cân đối giữa các chuyên ngành đào tạo của giáo viên
(môn học)
Bảng 2.10. Số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông
tỉnh Kon Tum theo chuyên môn (môn học) năm học 2015-2016
TT Môn học
Sốlƣợng
(ngƣời)
Tỉ lệ
(%)
Thừa
(ngƣời)
Thiếu
( ngƣời)
1 Văn hóa 3.165 43,16 0 120
2 Ngoại ngữ( tiếng anh) 512 6,98 0 38
3 Thể dục 318 4,34 0 36
4 Tin học 202 2,75 0 35
5 Mỹ thuật 168 2,29 0 42
6 Âm nhạc 211 2,88 0 21
7 Toán học 555 7,57 5 1
8 Vật lý 270 3,68 9 0
9 Hóa học 239 3,26 3 1
10 Sinh học 266 3,63 3 0
11 Công nghệ 87 1,19 0 4
12 Ngữ văn 578 7,88 4 0
13 Lịch sử 204 2,78 6 0
14 Địa lý 245 3,34 6 0
15 GDCD 86 1,17 0 6
16 KTNN 2 0,03 0 1
17 KTCN 11 0,15 0 0
18 GDQP 16 0,22 0 4
19 Khác 199 2,71 0 4
20 Tổng 7.334 100 36 313
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
11
Tình trạng thừa thiếu giáo viên cũng xảy ra, nguyên nhân là do
một số ngành được phụ huynh và học sinh đầu tư, quan tâm như toán
học, vậy lý, hóa họchiện đã có số lượng giáo viên nhiều, nhưng
vẫn tiếp tục tuyển, trong khi đó các môn như địa lý, lịch sửcó số
lượng giáo viên thiếu, nhưng nguồn tuyển lại ít.
c. Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác
Thành phố và các huyện có điều kiện thuận lợi, kinh tế xã hội
phát triển như: Tp Kon Tum, huyện ĐăkHà, huyện Sa Thầycó đội
ngũ giáo viên đông đảo, chiếm tỷ lệ lớn và vẫn đang tiếp tục bổ
sung. Trong khi đó, các huyện kém phát triển, dân tộc thiểu số nhiều
như huyện Tu Mơ Rông, huyện Kon Rẫycó đội ngũ giáo viên hạn
chế, thiếu hụt nhiều.
Bảng 2.11. Số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên giảng dạy
bậc phổ thông của tỉnh Kon Tum phân theo địa bàn
HUYỆN, TP
2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016
SL
(người)
Tỉ lệ
(%)
SL
(người)
Tỉ lệ
(%)
SL
(người)
Tỉ lệ
(%)
SL
(người)
Tỉ lệ
(%)
Thành phố
Kon Tum 2.133 29,71 2.141 28,92 2.012 27,42 2.076 28,31
Huyện ĐắkGlei 682 9,50 668 9,02 675 9,20 667 9,09
Huyện Đắk Tô 631 8,79 635 8,58 750 10,22 642 8,75
Huyện Tu
Mơ Rông 492 6,85 514 6,94 525 7,15 620 8,45
Huyện Đắk Hà 927 12,91 934 12,62 938 12,78 978 13,34
Huyện Kon Rẫy 478 6,66 507 6,85 469 6,39 413 5,63
Huyện Kon Plông 485 6,75 528 7,13 533 7,26 530 7,23
Huyện Ngọc Hồi 597 8,31 689 9,31 658 8,97 669 9,12
Huyện Sa Thầy 755 10,52 786 10,62 779 10,61 657 8,96
Huyện Ia H’Drai 82 1,12
Tổng 7.180 100 7.402 100 7.339 100 7.334 100
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
12
Trong giai đoạn 2012-2016, cơ cấu giáo viên phổ thông giữa
các huyện không có sự thay đổi lớn, tuy nhiên, ngành giáo dục tỉnh
đang tiến hành điều tiết cũng như tạo sự cân đối về cơ cấu giáo viên
giữa các huyện.
Ta thấy tỷ lệ học sinh/giáo viên giữa các huyện trên địa bàn
tỉnh Kon Tum cũng có sự chênh lệch, tp Kon Tum có tỉ lệ học
sinh/giáo viên cao nhất là 16,8, và huyện IaHrai có tỉ lệ học sinh/giáo
viên thấp nhất là 8,3.
Bảng 2.12. Tỷ lệ giáo viên/học sinh của tỉnh Kon Tum
theo địa bàn năm 2015-2016
HUYỆN, TP
Năm 2015-2016
Số lượnggiáo viên
(giáo viên)
Số lượnghọc sinh
(học sinh)
Tỉ lệ Hs/GV
Thành phố Kon Tum 2.076 34.966 16,8
Huyện ĐắkGlei 667 9.210 13,8
Huyện Đắk Tô 642 9.526 14,8
Huyện Tu Mơ Rông 620 5.517 8,9
Huyện Đắk Hà 978 16.145 16,5
Huyện Kon Rẫy 413 5.380 13,0
Huyện Kon Plông 530 4.958 9,4
Huyện Ngọc Hồi 669 10.865 16,2
Huyện Sa Thầy 657 9.711 14,8
Huyện Ia H’Drai 82 678 8,3
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
Cơ cấu theo nhóm tuổi cho thấy đội ngũ giáo viên bậc phổ
thông tỉnh Kon Tum tương đối trẻ, tỉ trọng giáo viên dưới 45 tuổi
chiếm 86,53%.Tỷ trọng giáo viên trong độ tuổi 30-45 là cao nhất
13
(chiếm 66,05%) và độ tuổi trên 45 chiếm 13,47%.
Bảng 2.13. Số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên bậc
phổ thông năm học 2015- 2016 theo nhóm tuổi
Cấp học
2015-2016
Tổng
Dưới 30 Từ 30- 45 Trên 45
sl(ng) Tl(%) sl(ng) Tl(%) sl(ng) Tl(%)
Tiểu học 3.611 828 22,93 2.047 56,69 736 20,38
THCS 2.646 485 18,33 1.956 73,92 205 7,75
THPT 1.077 189 17,55 841 78,09 47 4,36
Tổng 7.334 1.502 20,48 4.844 66,05 988 13,47
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
Theo bảng 2.13 ta thấy tỷ lệ giáo viên dạy tiểu học dưới 45
tuổi chiếm 79,62% với 2.875 người, tỷ lệ giáo viên dạy THCS dưới
45 tuổi chiếm 93,25% với 2.441 người và tỷ lệ giáo viên dạy THPT
dưới 45 tuổi chiếm 95,64% với 1.030 người, cao nhất trong cả 3 cấp
học.
2.2.2. Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của nguồn nhân lực ngành giáo dục
Để đáp ứng được mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục tỉnh
Kon Tum đã không ngừng gia tăng về số lượng và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông của tỉnh
trong những năm qua.
Cơ cấu trình độ chuyên môn có chuyển biến khá tích cực, tỉ
trọng giáo viên có trình độ thạc sĩ và đại học tăng, và tỷ trọng giáo
viên có trình độ cao đẳng và trung cấp giảm qua các năm.
14
Bảng 2.14. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo
viên bậc phổ thông tỉnh Kon Tum qua các năm
Tiêu chí
Năm 2013-2014 Năm 2014-2015 2015-2016 So sánh
15-16/13-
14
(%)
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
SL
(người)
TL
(%)
Tổng số 7.402 100 7.339 100 7.334 100 99,93
Tiến sĩ 0 0 0 0 0 0 0
Thạc sĩ 123 1,66 129 1,76 135 1,84 104,65
Đại học 4606 62,23 4628 63,06 4637 63,23 100,19
Cao đẳng 1778 24,02 1749 23,83 1745 23,79 99,77
Trung cấp 875 11,82 824 11,23 813 11,09 98,67
Còn lại 20 0,27 9 0,12 4 0,05 44,44
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
Kiến thức phụ trợ về QLNN chỉ có 1 người ở bậc THPT, kiến
thức phụ trợ về QLGD chỉ có 15 người, kiến thức phụ trợ về QPAN
có 576 người, phụ trợ kiến thức tin học có tỷ lệ cao nhất với 4.298
người. Tỷ lệ giáo viên phụ trợ kiến thức ngoại ngữ có tỷ lệ khá cáo
với 2.280 người.
Bảng 2.15. Trình trạng kiến thức phụ trợ khác của đội ngũ giáo
viên bậc phổ thông tỉnh Kon Tum năm 2015-2016
Tiếu chí
Năm 2015- 2016
TỔNG TIỂU HỌC THCS THPT
Sl
(người)
Tle
(%)
Sl
(người)
Tle
(%)
Sl
(người)
Tle
(%)
Sl
(người)
Tle
(%)
Tổng 7.334 100 3.611 100 2.646 100 1077 100
QLNN 1 0,01 0 0,00 0 0,00 1 0,09
QLGD 15 0,20 3 0,08 12 0,45 0 0,00
QPAN 576 7,85 283 7,84 197 7,45 96 8,91
Tin học 4.298 58,60 2.147 59,46 1.545 58,39 606 56,27
Ngoại ngữ 2.280 31,09 1.132 31,35 839 31,71 309 28,69
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
15
2.2.3. Thực trạng nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực
Đội ngũ giáo viên bậc phổ thông tỉnh Kon Tum có kỹ năng
tương đối tốt, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt công
tác giảng dạy ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, kỹ năng
nghiên cứu khoa học của giáo viên bậc phổ thông còn kém và chất
lượng về mặt công tác còn chưa cao.
Bảng 2.17. Thực trạng về kỹ năng của đội ngũ giáo viên bậc
phổ thông tỉnh Kon Tum
Kỹ năng
Người
được
hỏi
(người)
Mức độ
Không
Thành thạo
Ít thành
thạo
Thành
thạo
Rất thành
thạo
Sl
(ng)
TL
(%)
Sl
(ng)
TL
(%)
Sl
(ng)
TL
(%)
Sl
(ng)
TL
(%)
1. Sư phạm, giảng
dạy
356 2 1 34 10 232 65 88 24
2. Ngiên cứu khoa
học
356 99 28 127 36 87 24 43 12
3. Soạn bài giảng,
giáo án
356 29 8 67 19 219 62 41 12
4 Xử lý tình
huống
356 37 10 103 29 143 40 73 21
5. Giao tiếp ứng
xử
356 23 6 75 21 168 47 90 25
6. Sử dụng thiết
bị, công cụ dạy
học
356 40 11 70 20 157 44 89 25
7. Sử dụng tin học 356 52 15 101 28 130 37 73 21
8. Sử dụng ngoại
ngữ
356 184 52 81 23 76 20 15 4
9. Sử dụng tiếng
dân tộc
356 101 28 128 36 94 26 33 9
16
2.2.4. Thực trạng nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực
Kết quả khảo sát cho thấy 93% đội ngũ giáo viên cho rằng các
chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai kịp thời; 100%
đội ngũ giáo viên đều chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính
sách của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục; 55% giáo viên cho rằng các
quy định của ngành giáo dục đều phát huy tốt hiệu quả, 84% đội ngũ
giáo viên có ý thức trách nhiệm cao với công việc được giao, 93%
đội ngũ giáo viên nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, 97% đội
ngũ giáo viên đều có những ý kiến tham gia đóng góp trên tinh thần
xây dựng, 87% quan tâm đến công tác giảng dạy và 100% đội ngũ
giáo viên luôn hy vọng về sự phát triển ngành giáo dục. Như vậy,
phần lớn các giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Kon Tum đều có nhận
thức đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng đối với sự nghiệp
giáo dục, nhận thức đúng đắn về tinh thần trách nhiệm của cá nhân
đối với trường học và với ngành giáo dục.
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra cho thấy vẫn còn 45% đội ngũ
giáo viên cho rằng quy định của ngành đều chưa phát huy tác dụng,
43% đội ngũ giáo viên cho rằng các ý kiến tham gia xây dựng ngành
đều chưa được tiếp thu và phản hồi kịp thời quy định, 37 % đội ngũ
giáo viên cho rằng đa phần giáo viên chưa có sự phối hợp trong hoạt
động công tác, 45% đội ngũ giáo viên chưa quan tâm đến việc xây
dựng văn hóa Trường học, 13% giáo viên hay than phiền những khó
khăn trong công việc. Điều đó cho thấy nhận thức chưa cao, chưa có
sự nhận thức đúng đăn về các tiêu chí này của một bộ phận đội ngũ
giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Kon Tum.
2.2.5. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân
lực
Qua các năm, thu nhập bình quân/người/tháng của giáo viên
17
tỉnh Kon Tum đều tăng, từ 3.198.000đ/người/tháng vào năm học
2013-2014 tăng lên 4.089.vào năm học 2015-2016. So với năm
2013-2014 thì năm 2015-2016 đội ngũ giáo viên của tỉnh có mức thu
nhập bình quân tăng 28% cho thấy cuộc sống dần được cải thiện và
ổn định hơn.
Bảng 2.19. Thực trạng thu nhập bình quân của đội ngũ giáo viên
dạy bậc phổ thông tỉnh Kon Tum qua các năm
Cấp học
Năm 2013-
2014
(1000đ)
Năm 2014-
2015
(1000đ)
Năm 2015-
2016
(1000đ)
So sánh
15-16/13-14
1. Tiếu học 2.979 3.367 3.929 129
2. THCS 3.213 3.608 4.108 128
3. THPT 3.382 3.795 4.323 128
4. Bình quân
chung
3.198 3.591 4.089 128
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum)
Về yếu tố tinh thần, có 202/356 người (chiếm 57%) mong
muốn được khen thưởng kịp thời. 100% giáo viên mong muốn được
khẳng định cá nhân và nghề nghiệp, 278/356 người (chiếm 78%)
muốn được mọi người tôn trọng và 322/356 người( chiếm 91%)
muốn được nhận sự quan tâm chia sẻ kịp thời từ mọi người.
Về môi trường làm việc: 100% giáo viên đều muốn có môi
trường làm việc thuận lợi.
Về yếu tố thăng tiến: Có 255/356 người (chiếm 72%) làm
việc vì muốn có sự thăng tiến trong công việc, 343/356 người(chiếm
96%) muốn có cơ hội phát triển nghề nghiệp, quản lý giáo dục, và
334/356 người (chiếm 93%) muốn có cơ hội phát triển học vấn của
mình.
18
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH KON TUM
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Chất lượng nguồn nhân lực giáo dục cũng cải thiện một cách
đáng kể.Đa số các kỹ năng của đội ngũ giáo viên có mức thành thạo
trở lên chiếm tỷ lệ khá cao.
Những năm qua, ngành giáo dục tỉnh đã tập trung xây dựng và
ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo
điều kiện thuận lợi để các địa phương và các cơ sở giáo dục thực
hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết đều tận tuỵ với
nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và
quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực’
Mức lương trung bình ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu
cầu về cuộc sống, việc trả lương cho cán bộ công nhân viên được
thực hiện theo quy định của nhà nước.
2.3.2. Những hạn chế
Cơ sở vật chất của ngành giáo dục tỉnh Kon Tum vẫn còn
nghèo nàn, lạc hậu. Trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng
dạy và học tập còn thiếu thốn.
Vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu
đội ngũ ở các địa bàn khác nhau , theo môn học và theo ngành nghề
đào tạo.
Kỹ năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên dạy bậc
phổ thông đạt mức thành thạo trở lên còn thấp
Một số lượng giáo viên nhất định chưa ứng dụng thành thạo
công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy
Công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt, luân chuyển, bổ nhiệm
19
của đội ngũ giáo viên vẫn còn tồn tại nhiều tiêu cực.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
Do kinh tế- xã hội tỉnh còn chậm phát triển.
Đội ngũ giáo viên không có động lực cũng như thiếu hụt kinh
phí để nghiên cứu, điều kiện kinh tế của nhiều giáo viên còn rất
nhiều khó khăn. Tỉ lệ chi cho giảng dạy, bồi dưỡng nhân lực còn ít.
Vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực
sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ.
Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp chậm được
khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn.
Chưa có các chính sách phát triển thỏa đáng nguồn nhân lực
một cách hợp lý.
Lương của giáo viên được tính theo quy định của Nhà nước, vì
vậy không dễ để điều chỉnh tăng lên.
20
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH KON TUM
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển ngành giáo dục tỉnh
Kon Tum
a, Định hướng mục tiêu phát triển ngành giáo dục
b, Định hướng mục tiêu phát triển ngành giáo dục tỉnh Kon
Tum
3.1.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực
ngành giáo dục tỉnh Kon Tum
3.1.3. Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN
ĐẾN.
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực ngành
giáo dục của tỉnh dài hạn 5-10 năm, cần phải khuyến khích con em
dân tộc tham gia học tập hoặc cử đi học theo hình thức cử tuyển để
về phục vụ tại địa phương.
Thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020: Rà
soát, sàng lọc, bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm của từng
vùng, địa phương hoặc khu vực để có kế hoạch cho từng năm hoặc
nhiều năm hay từng giai
Tăng cường phối hợp trong xây dựng kế hoạch, chương trình,
kế hoạch phát triển cơ cấu nguồn nhân lực cho ngành giáo dục tỉnh
Kon Tum.
21
3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn
nhân lực
Thứ nhất Xác định mục tiêu đào tạo là nhắm đến là cái đích
cuối cùng cần đạt được của đối tượng cần đào tạo.
Thứ hai Xác định đối tượng, thời gian và định hướng nội dung
đào tạo đội ngũ gióa viên.
Thứ ba Tỉnh cần phải có cơ chế, chính sách đào tạo bồi dưỡng
và sử dụng đội ngũ nhân lực giáo dục cho phù hợp với tình hình mới
của nền kinh tế thị trường.
Thứ tư Đào tạo trong công việc.
Thứ năm Đổi mới công tác đào tạo sẽ phát triển và làm thay
đổi cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
3.2.3. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực
Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kĩ năng cho đội ngũ giáo
viên bậc phổ thông của tỉnh.
Trong thời kì hội nhập, cùng với sự phát triển của khao học
công nghệ, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ
giáo viên tỉnh.
Ban giám hiệu các đơn vị lập kế hoạch và phương án cụ thể để
bắt buộc giáo viên phải sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên về phương pháp
nghiên cứu khoa học. Chú trọng đến kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
3.2.4. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực
Thứ nhất Tỉnh Kon Tum cần xây dựng quy chế thực hiện tích
cực cuộc vận động của Bộ giáo dục với phương châm “ Mỗi thầy cô
là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
Thứ hai Tỉnh Kon Tum cần phải triển khai cụ thể đề án: “ Phát
triển nguồn nhân lực giáo dục thời kì 2015-2020”.
22
Thứ ba Bồi dưỡng một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Đảng, các văn bản về
đường lối chủ trương, chính sách của nhà nước, các chủ trương của
ngành.
Thứ tư Xây dựng hình thức hỗ trợ trong việc nâng cao ý thức
của nguồn nhân lực thông qua các chương trình tập huấn chuyên
môn hay tập huấn theo dự án.
Thứ năm Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất
đạo đức, uy tín, tâm huyết với nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên.
Thứ sáu Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ,
xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa chính quyền với các tổ
chức đoàn thể trong các đơn vị sự nghiệp ngành giáo dục.
3.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực
Chế độ lương, phụ cấp
Hoàn thành định mức lao động, ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_giao_duc_ti.pdf